Trắc nghiệm Chuyển động thẳng biến đổi đều có đáp án – Vật lí lớp 10

Bộ 25 bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 Bài 3 Chuyển động thẳng biến đổi đều có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 3.

1 70,028 29/03/2022
Tải về


Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều

Bài giảng Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều

Câu 1. Một vật chuyển động trên đoạn thẳng, tại một thời điểm vật có vận tốc v và gia tốc a. Chuyển động có

A. gia tốc a âm là chuyển động chậm dần đều.                

B. gia tốc a dương là chuyển động nhanh dần đều.

C. a.v < 0 là chuyển động chậm dần đều.                        

D. vận tốc v âm là chuyển động nhanh dần đều.

Đáp án: C

Giải thích:

Trả lời

Dấu hiệu nhận biết chuyển động chậm dần đều là a. v  < 0

Dấu hiệu nhận biết chuyển động nhanh dần đều là a. v > 0

Câu 2. Gia tốc là một đại lượng

A. đại số, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của chuyển động.

B. đại số, đặc trung cho tính không đổi của vận tốc.

C. vectơ, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của thời gian.

D. vectơ, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc.

Đáp án: D

Giải thích:

Gia tốc là một đại lượng vectơ, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc.

Câu 3. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều

A. có phương vuông góc với vectơ vận tốc.           

B. có độ lón không đổi.

C. cùng hướng với vectơ vận tốc.                                   

D. ngược hướng với vectơ vận tốc.

Đáp án: B

Giải thích:

Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lón không đổi.

Câu 4. Chọn ý sai. Chuyển động thẳng nhanh dần đều có

A. vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.              

B. vận tốc tức thời là hàm số bậc nhất của thời gian.

C. tọa độ là hàm số bậc hai của thời gian.                       

D. gia tốc có độ lớn không đổi theo thời gian

Đáp án: A

Giải thích:

Chuyển động thẳng nhanh dần đều là chuyển động thẳng biến đổi đều nên có đặc điểm:

+ vận tốc tức thời là hàm số bậc nhất của thời gian.

+ tọa độ là hàm số bậc hai của thời gian.                         

+ gia tốc có độ lớn không đổi theo thời gian.

Câu 5. Công thức tính quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều là:

A. s=v0t+at22 (a và v0 cùng dấu).

B. s=v0t+at22 (a và v0 trái dấu).

C. s=x0+v0t+at22 (a và v0 cùng dấu).

D. x=x0+v0t+at22 (a và v0 trái dấu).

Đáp án: A

Giải thích:

Công thức tính quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều là:s=v0t+at22(a và v0 cùng dấu).

Câu 6. Gọi v0 là vận tốc ban đầu của chuyển động. Công thức liên hệ giữa vận tốc v, gia tốc a và quãng đường s vật đi được trong chuyển động thẳng biến đổi đều là: 

A.v+v0=2as 

B. vv0=2as

C. v2+v02=2as 

D.v2v02=2as

Đáp án: D

Giải thích:

Gọi v0 là vận tốc ban đầu của chuyển động. Công thức liên hệ giữa vận tốc v, gia tốc a và quãng đường s vật đi được trong chuyển động thẳng biến đổi đều là:v2v02=2as

Câu 7. Đồ thị vận tốc theo thời gian của chuyển động thẳng như hình vẽ. Vật chuyển động thẳng nhanh dần đều là trên đoạn nào?

A. MN.

B. NO. 

C. OP.

D. PQ.

Trắc nghiệm Chuyển động thẳng biến đổi đều có đáp án – Vật lý lớp 10 (ảnh 1)

Đáp án: D

Giải thích:

A – chuyển động thẳng đều

B - chuyển động thẳng chậm dần đều

C - chuyển động thẳng đều

D - chuyển động thẳng nhanh dần đều

Câu 8. Để đặc trưng cho chuyển động về sự nhanh, chậm và về phương chiều của chuyển động người ta đưa ra khái niệm

A. vectơ gia tốc tức thời.

B. vectơ gia tốc trung bình.

C. vectơ vận tốc tức thời.

D. vectơ vận tốc trung bình.

Đáp án: C

Giải thích:

Để đặc trưng cho chuyển động về sự nhanh, chậm và về phương chiều của chuyển động người ta đưa ra khái niệm vectơ vận tốc tức thời.

Câu 9. Chọn phát biểu sai:

A. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau thì bằng nhau.

B. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.

C. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với vectơ vận tốc.

D. Vận tốc tức thời của chuyển động thắng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian.

Đáp án: A

Giải thích:

A – sai, trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau là khác nhau.

B – đúng

C – đúng

D – đúng

Câu 10. Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều

v = v0 + at, thì

A. v luôn dương.                                                  

B. a luôn dương.

C. tích a. v luôn dương.                                        

D. tích a. v luôn âm.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều

v = v0 + at, thì tích a. v luôn dương.

Câu 11. Phương trình chuyển động của vật có dạng: x = 10 + 5t − 4t2 (m; s). Biểu thức vận tốc tức thời của vật theo thời gian là:

A. v = −8t + 5 (m/s).

B. v = 8t − 5 (m/s).

C. v = −4t + 5 (m/s).

D. v =−4t − 5 (m/s).

Đáp án: A

Giải thích:

Phương trình chuyển động của vật có dạng: x = 10 + 5t − 4t2 (m; s).

ứng với phương trình chuyển động của vật dạng tổng quát:

x=x0+v0.t+12at2

Ta có: x0 = 10 (m); v0 = 5 (m/s); a = - 8 (m/s2)

Như vậy ta có phương trình vận tốc: v = −8t + 5 (m/s).    

Câu 12. Một chất điểm chuyển động của một chất điếm dọc theo trục Ox có phương trình chuvển động là x = − 2t2 + 5t + 10 (x tính bằng m ; t tính bằng s) thì chất điểm chuyển động

A. nhanh dần đều với vận tốc đầu v0 = 10 m/s.                

B. nhanh dần đều với gia tốc là a = 2 m/s2.

C. chậm dần đều với gia tốc a = − 2 m/s2.                       

D. chậm dần đều với vận tốc đầu là v0 = 5 m/s.

Đáp án: D

Giải thích:

Phương trình chuvển động là x = − 2t2 + 5t + 10 (m; s)

ứng với phương trình chuyển động của vật dạng tổng quát:

x=x0+v0.t+12at2

Ta có: x0 = 10 (m); v0 = 5 (m/s); a = - 4 (m/s2)

=> a.v0 < 0 chuyển động chậm dần đều

Câu 13. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, tính chất nào sau đây sai?

A. Tích số a.v không đổi

B. Gia tốc a không đổi

C. Phương trình vận tốc v là hàm số bậc nhất theo thời gian

D. Phương trình chuyển động là hàm số bậc 2 theo thời gian

Đáp án: A

Giải thích:

A – sai, tích số a.v có thể nhỏ hơn 0, lớn hơn 0.

B – đúng

C – đúng

D – đúng

Câu 14. Nhận xét nào sau đây không đúng với một chất điểm chuyển động thẳng theo một chiều với gia tốc a = 4 m/s2

A. Lúc đầu vận tốc bằng 0 thì 1 s sau vận tốc của nó bằng 4 m/s.

B. Lúc vận tốc bằng 2 m/s thì 1 s sau vận tốc của nó bằng 6 m/s.

C. Lúc vận tốc bằng 2 m/s thì 2 s sau vận tốc của nó bằng 8 m/s.

D. Lúc vận tốc bằng 4 m/s thì 2 s sau vận tốc của nó bằng 12 m/s.

Đáp án: C

Giải thích:

Phương trình vận tốc: v = v0 + a.t; a = 4 m/s2

A. v0 = 0 => sau 1s thì v = 4 m/s

B. v0 = 2 m/s => sau 1s thì v = 2 + 4.1 = 6 m/s

C. v0 = 2 m/s => sau 2s thì v = 2 + 4.2 = 10 m/s

D. v0 = 4 m/s => sau 2s thì v = 4 + 4.2 = 12 m/s

Câu 15: Một đoàn tàu đang chuyển động với vận tốc 72km/h thì vào ga Huế và hãm phanh chuyển động chậm dần đều, sau 10 giây còn lại 54km/h. Xác định quãng đường đoàn tàu đi được cho đến lúc dừng lại.

A. 400m

B. 200m

C. 300m

D. 100m

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có công thức tính: v = v0 + a.t

Theo bài ra có:

v0 = 72km/h = 20m/s sau t = 10s thì v = 54km/h = 15m/s

=>a=vv0t

=152010=0,5m/s2

 Áp dụng công thức:

v32v02=2.a.SS=v32v022.a=022022.(0,5)=400m

Câu 16. Một ôtô đang chạy trên đường cao tốc với vận tốc không đổi 72km/h thì người lái xe thấy chướng ngại vật và bắt đầu hãm phanh cho ôtô chạy chậm dần đều.Sau khi chạy được 50m thì vận tốc ôtô còn là 36km/h. Hãy tính gia tốc của ôtô và khoảng thời gian để ôtô chạy thêm được 60m kể từ khi bắt đầu hãm phanh.

A. – 3m/s2; 4,56s

B. 2m/s2; 4s

C. – 4m/s2; 2,36s

D. – 5m/s; 5,46s

Đáp án: A

Giải thích:

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của ô tô, gốc tọa độ tại vị trí hãm phanh, gốc thời gian là lúc hãm phanh.

Ta có:

v0=723,6=20m/s;v1=36km/h=10m/s   

Mà v12v02=2as

a=v12v022s=1022022.50=3(m/s2)

Áp dụng công thức:

v22v02=2asv2=2as+v02=2.(3).60+202=210(m/s)

Mặt khác ta có v2=v0+at2

t2=v2v0a=210203=4,56s

Câu 17. Một người đi xe đạp chuyển động nhanh dần đều đi được S = 24m, S2 = 64m trong 2 khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau là 4s. Xác định vận tốc ban đầu và gia tốc của xe đạp.

A. 2m/s; 2,5m/s2 

B. 1m/s; 2,5m/s2 

C. 3m/s; 2,5m/s2

D. 1,5m/s; 1,5m/s2

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có:S=v0t+12at2  

Với quãng đường thứ nhất:

S1=v01t1+12a.t1224=v014+8a(1)

Với quãng đường thứ hai:

S2=v02t2+12a.t2264=v024+8a (2)

Mà v02=v01+at2=v01+4a (3)

Giải hệ phương trình (1), (2), (3) ta được :

v01=1m/s;  a=2,5m/s2  

Câu 18. Một ô tô đang chạy với vận tốc 15m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ô tô chuyển động nhanh dần đều. Sau 10s xe đạt đến vận tốc 20m/s. Tính gia tốc và vận tốc của xe ôtô sau 20s kể từ lúc tăng ga?

A. 0,3m/s2; 23m/s

B. 0,5m/s2; 25m/s

C. 0,4m/s2; 24m/s 

D. 0,2m/s2; 22m/s

Đáp án: B

Giải thích:

Áp dụng công thức

v1=v0+ata=v1v0t=201510=0,5(m/s2)

Vận tốc của ô tô sau khi đi được 20s:  

v2=v0+at2v2=15+0,5.20=25m/s

Câu 19. Một xe ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc đầu 18km/h. Trong giây thứ tư kể từ lúc bắt đầu chuyển động nhanh dần, xe đi được 12m. Hãy tính quãng đường đi được sau 10s?

A. 120m

B. 130m 

C. 140m

D. 150m

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có v0=18km/h=5(m/s)

Quãng đường chuyển động

 S=v0t+12at2

Trong 4s đầu:

S4=5.4+12.a.42=20+8a  

Trong 3s đầu

S3=5.3+12.a.32=15+4,5a  

Trong giây thứ tư kể từ lúc bắt đầu chuyển động nhanh dần, xe đi được 12m nên

12=S4S320+8a154,5a=125+3,5a=12a=2(m/s2)

Quãng đường đi được sau 10s :

S10=5.10+12.2.102=150m

Câu 20. Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều không vận tốc đầu và đi được quãng đường S mất 3s. Tìm thời gian vật đi được 8/9 đoạn đường cuối.

A. 2s

B. 3s

C. 4s

D. 5s

Đáp án: A

Giải thích:

Vì vật chuyển động biến đổi đều không vận tốc ban đầu nên v0=0(m/s)

Áp dụng công thức :

S=12at2=12a.32=4,5a 

Gọi t1 là thời gian vật đi trong 1/9 quãng đường đầu.

Ta có:S/=12at12

S9=12at12=4,5a9t1=1s

Thời gian vật đi trong 8/9 quãng đường cuối:

t2=tt1=31=2s  

Câu 21. Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều với phương trình chuyển động là:   x = 20 + 4t + t2  ( m;s ). Hãy viết phương trình đường đi và phương trình vận tốc của vật ?

A. S = 4t + t2; v = 4 + 2t 

B. S = t + t2; v = 4 + 2t

C. S = 1t + t2; v = 3 + 2t

D. S = 4t + t2; v = 2t

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có phương trình quãng đường:

s=v0t+12at2  

Theo bài ra: x = 20 + 4t + t2( m;s )

12a=1a=2m/s2,

v0=4(m/s)

 Vậy phương trình đường đi S=4t+t2(m; s)

 Phương trình vận tốc:

v=v0+at=4+2t(m/s; s)

Câu 22. Một ô tô chuyển động theo phương trình: x = 0,2t2 + 20t + 10(m; s). Tính vận tốc của ô tô lúc t = 3s.

A. 21,2 m/s

B. 12,21 m/s

C. 13,20 m/s

D. 14,2 m/s

Đáp án: A

Giải thích:

Vận tốc của vật lúc t = 3s.

v=v0+at=20+0,4.3=21,2m/s

Câu 23. Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều có:

- Khi t1 = 2s thì x1 = 5cm và v1 = 4cm/s

- Khi t2 = 5s thì  v2 = 16cm/s.

Viết phương trình chuyển động của vật.

A. x=54t+2t2cm;t

B.x=4t+2t2cm;t 

C.x=44t+2t2cm;t

D.x=54t+t2cm;t

Đáp án: A

Giải thích:

Phương trình chuyển động và phương trình vận tốc:

x=x0+v0t+12at2;v=v0+at

Khi t1 = 2s thì x1 = 5cm và v1 = 4cm/s ta có:

5=x0+v0.2+2a(1)

4=v0+2a(2)

Khi t2 = 5s thì v2 = 16cm/s thì:

16=v0+a.5(3)

Từ (1), (2) và (3) ta có hệ :

5=x0+v0.2+2a4=v0+2a16=v0+5aa=4cm/s2v0=4cm/sx0=5cm

Vậy phương trình chuyển động

x=54t+2t2 (cm;t)

Câu 24. Trong một thí nghiệm cho hai địa điểm A và B cách nhau 300m, lấy hai vật cho chuyển động. Khi vật 1 đi qua A với vận tốc 20m/s, chuyển động chậm dần đều về phía B với gia tốc 1 m/s2 thì vật 2 bắt đầu chuyển động đều từ B về A với vận tốc 8 m/s. Chọn gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian là lúc vật 1 qua A. Khi vật thứ 2 đến A thì vật 1 đang ở đâu?

A. Cách A 200m, cách B 100m

B. Cách A 300m, cách B 100m

C. Cách A 100m, cách B 200m

D. Cách A 150m, cách B 100m

Đáp án: A

Giải thích:

Chọn gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian là lúc vật 1 qua A.

Phương trình chuyển động của vật 2 là: x2 = 300 – 8t

Khi vật 2 đến A ta có:

x2=03008t=0t=37,5s

Phương trình chuyển động của vật 1 là: x1 = 20t – 0,5t2

Phương trình vận tốc của vật 1 là : v = 20 - t

Vật 1 dừng lại khi:

v=020t=0t=20s

Tọa độ của vật 1 khi đó là:

x1=20.2012.202=200m

Vậy khi vật 2 đến A thì vật một cách A là 200 m, cách B là 100m

1 70,028 29/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: