Trắc nghiệm Chuyển động cơ học có đáp án – Vật lí lớp 10

Bộ 22 bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 Bài Chuyển động cơ học có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật Lí 10 .

1 7,508 29/03/2022
Tải về


Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 1: Chuyển động cơ học

Bài giảng Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 1: Chuyển động cơ học

Câu 1. Một người ngồi trên xe đi từ TP HCM ra Đà Nẵng, nếu lấy vật làm mốc là tài xế đang lái xe thì vật chuyển động là:

A. Xe ô tô.

B. Cột đèn bên đường.

C. Bóng đèn trên xe.

D. Hành khách đang ngồi trên xe.

Đáp án: B

Giải thích:

Một người ngồi trên xe đi từ TP HCM ra Đà Nẵng, nếu lấy vật làm mốc là tài xế đang lái xe thì vật chuyển động là cột đèn bên đường.

Câu 2. Một vật được coi là chất điểm khi vật có:

A. Kích thước rất nhỏ so với các vật khác.

B. Kích thước rất nhỏ so với chiều dài đường đi của vật.

C. Khối lượng rất nhỏ.

D. Kích thước rất nhỏ so với chiều dài của vật.

Đáp án: B

Giải thích:

Một vật được coi là chất điểm khi vật có kích thước rất nhỏ so với chiều dài đường đi của vật.

Câu 3. Chọn đáp án đúng.

A. Quỹ đạo là một đường thẳng mà trên đó chất điểm chuyển động.

B. Một đường cong mà trên đó chất điểm chuyển động gọi là quỹ đạo.

C. Quỹ đạo là một đường mà chất điểm vạch ra trong không gian khi nó chuyển động.

D. Một đường vạch sẵn trong không gian trên đó chất điểm chuyển động gọi là quỹ đạo.

Đáp án: C

Giải thích:

A – sai

B – sai

C – đúng

D – sai

Câu 4. Khi chọn Trái Đất làm vật mốc thì câu nói nào sau đây đúng?

A. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.

B. Mặt Trời quay quanh Trái Đất.

C. Mặt Trời đứng yên còn Trái Đất chuyển động.

D. Cả Mặt Trời và Trái Đất đều chuyển động.

Đáp án: B

Giải thích:

Khi chọn Trái Đất làm vật mốc thì Mặt Trời quay quanh Trái Đất.

Câu 5. Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào đúng?

A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước.

B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước.

C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông.

D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền.

Đáp án: A

Giải thích:

Trả lời:

A – đúng

B – sai

C – sai, người lái đò chuyển động so với bờ sông.

D – sai, người lái đò đứng yên so với chiếc thuyền.

Câu 6. Trong trường hợp nào dưới đây quỹ đạo của vật là đường thẳng?

A. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.

B. Chuyển động của con thoi trong rãnh khung cửi.

C. Chuyển động của đầu kim đồng hồ.

D. Chuyển động của một vật được ném theo phương nằm ngang.

Đáp án: B

Giải thích:

A – chuyển động cong

B – chuyển động thẳng

C – chuyển động tròn

D – chuyển động cong

Câu 7. Một người được xem là chất điểm khi người đó

A. chạy trên quãng đường dài 100 m.

B. đứng yên.

C. đi bộ trên một cây cầu dài 3 m.

D. đang bước lên xe buýt có độ cao 0,75 m.

Đáp án: A

Giải thích:

Một người được xem là chất điểm khi người đó chạy trên quãng đường dài 100 m.

Câu 8. Tọa độ của vật chuyển động tại mỗi thời điểm phụ thuộc vào

A. tốc độ của vật.

B. kích thước của vật.

C. quỹ đạo của vật.

D. hệ trục tọa độ.

Đáp án: D

Giải thích:

A – không phụ thuộc

B – không phụ thuộc

C – không phụ thuộc

D – phụ thuộc

Câu 9. Trường hợp nào dưới đây quỹ đạo chuyển động của vật là đường thẳng?

A. Chiếc lá rơi từ cành cây.

B. Xe lửa chạy trên tuyến đường Bắc − Nam.

C. Viên bi sắt rơi tự do.

D. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

Đáp án: C

Giải thích:

A – chuyển động cong

B - chuyển động cong

C - chuyển động thẳng

D - chuyển động cong

Câu 10. Trong trường hợp nào sau đây không thể coi vật chuyển động là chất điểm?

A. Viên đạn chuyển động trong không khí.

B. Trái Đất trong chuyển động quay quanh Mặt Trời.

C. Viên bi trong sự rơi từ tầng thứ năm của một tòa nhà xuống đất.

D. Trái Đất trong chuyển động tự quay của nó.

Đáp án: D

Giải thích:

A – Trong trường hợp này, viên đạn được coi là chất điểm

B – Trong trường hợp này, Trái Đất được coi là chất điểm

C – Trong trường hợp này, viên bi được coi là chất điểm

D – Trong trường hợp này, Trái Đất không được coi là chất điểm

Câu 11. Một người có thể coi máy bay là một chất điểm khi người đó

A. ở trong máy bay.

B. là phi công đang lái máy bay đó.

C. đứng dưới đất nhìn máy bay đang bay trên trời.

D. là tài xế lái ô tô dẫn đường máy bay vào chỗ đỗ.

Đáp án: C

Giải thích:

Một người có thể coi máy bay là một chất điểm khi người đó đứng dưới đất nhìn máy bay đang bay trên trời.   

Câu 12. “Lúc 10 giờ, xe chúng tôi đang chạy trên quốc lộ 1, cách Hà Nội 10 km. Việc xác định vị trí của ô tô như trên còn thiếu yếu tố gì?

A. Vật làm mốc.

B. Mốc thời gian.

C. Thước đo và đồng hồ.                                      

D. Chiều chuyển động.

Đáp án: D

Giải thích:

A – vật làm mốc đã chọn là cột mốc

B -  mốc thời gian đã chọn là 10 giờ

C – phải sử dụng thước đo và đồng hồ mới có được vật mốc và mốc thời gian.

D – chưa được xác định trong câu nói.

Câu 13. Để xác định hành trình một tàu trên biển, người ta cần dùng đến thông tin nào dưới đây?

A. Kinh độ của con tàu tại mỗi điểm

B. Vĩ độ của con tàu tại mỗi điểm

C. Hướng đi của con tàu tại mỗi điểm

D. cả 3 yếu tố trên

Đáp án: D

Giải thích:

A – cần dùng

B – cần dùng

C – cần dùng

Câu 14. Trường hợp nào dưới đây, trường hợp nào có thời điểm mà ta xét trùng với khoảng thời gian trôi?

A. Một trận bóng đá diễn ra từ 9 giờ đến 10 giờ 45 phút.

B. Lúc 8 giờ một xe ô tô khởi hành từ Thành phố Hồ Chí Minh, sau 3 giờ chạy thì xe đến Vũng Tàu.

C. Một đoàn tàu xuất phát từ Hà Nội lúc 0 giờ, đến 8 giờ thì đoàn tàu đến Hải Phòng.

D. Một bộ phim chiếu từ lúc 20 giờ đến 22 giờ.

Đáp án: C

Giải thích:

A – thời điểm là 10h45 phút, khoảng thời gian trôi là 1 tiếng 45 phút.

B – thời điểm là 11 giờ, khoảng thời gian trôi là 3 giờ.

C – thời điểm là 8 giờ, khoảng thời gian trôi là 8 giờ.

D – thời điểm là 22 giờ, khoảng thời gian trôi là 2 giờ.

Câu 15. Các chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động cơ học?

A. Sự di chuyển của máy bay trên bầu trời 

B. Sự rơi của viên bi

C. Sự truyền của ánh sáng 

D. Sự chuyền đi chuyền lại của quả bóng bàn

Đáp án: C

Giải thích:

A – chuyển động cơ học

B – chuyển động cơ học

C – liên quan tới quang học

D - chuyển động cơ học

Câu 16. Trường hợp nào sau đây vật không thể coi là chất điểm?

A. Ô tô chuyển động từ Hà Nội đi Hà Nam 

B. Một học sinh di chuyển từ nhà đến trường

C. Hà Nội trên bản đồ Việt Nam

D. Học sinh chạy trong lớp

Đáp án: D

Giải thích:

A – ô tô được coi là chất điểm

B – học sinh được coi là chất điểm

C – Hà Nội được coi là chất điểm

D – Học sinh không được coi là chất điểm

Câu 17. Phát biểu nào sau đây là chính xác nhất?

A. Chuyển động cơ học là sự thay đổi khoảng cách của vật chuyển động so với vật mốc

B. Quỹ đạo là đường thẳng mà vật chuyển động vạch ra trong không gian.

C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc.

D. Khi khoảng cách từ vật đến vật làm mốc là không đổi thì vật đứng yên.

Đáp án: C

Giải thích:

A – sai, chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật chuyển động so với vật mốc.

B – sai, quỹ đạo là tập hợp tất cả các vị trí mà vật chuyển động vạch ra trong không gian.

C – đúng

D – sai, khi khoảng cách từ vật đến vật làm mốc là không đổi thì vật vẫn có thể chuyển động quanh tâm, như vậy sẽ được coi là vật chuyển động.

Câu 18. Phát biểu nào sau đây là chính xác nhất?

Trong đội hình đi đều bước của các anh bộ đội. Một người ngoài cùng sẽ:

A. Chuyển động chậm hơn người đi phía trước

B. Chuyển động nhanh hơn người đi phía trước

C. Đứng yên so với người thứ 2 cùng hàng

D. Có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn người đi trước mặt tùy việc chọn vật làm mốc.

Đáp án: C

Giải thích:

Vì đội hình bước đều nên tất cả mọi người sẽ chuyển động nhanh như nhau.

A – sai

B – sai

C – đúng

D – sai

Câu 19. Tìm phát biểu sai?

A. Mốc thời gian (t = 0) luôn được chọn lúc vật bắt đầu chuyển động.

B. Một thời điểm có thể có giá trị dương (t > 0) hay âm(t < 0)

C. Khoảng thời gian trôi qua luôn là số dương

D. Đơn vị thời gian của hệ SI là giây (s)

Đáp án: A

Giải thích:

A – mốc thời gian tùy thuộc vào cách chọn của mỗi người.

B – đúng

C – đúng

D – đúng

Câu 20: Một ôtô chạy trên đoạn đường thẳng từ A đến B phải mất khoảng thời gian t. Trong nửa đầu của khoảng thời gian này ô tô có tốc độ là 60km/h. Trong nửa khoảng thời gian cuối ô tô có tốc độ là 40km/h. Tính tốc độ trung bình trên cả đoạn AB?

A. vtb = 20 km/h

B. vtb = 30 km/h

C. vtb = 40 km/h

D. vtb = 50 km/h

Đáp án: D

Giải thích:

+ Trong nửa thời gian đầu quãng đường ô tô chạy là:

S1=v1.t1=60.t2=30t

+ Trong nửa thời gian cuối quãng đường ô tô chạy là:

S2=v2.t2=40.t2=20t

Tốc độ trung bình trên cả đoạn AB:

vtb=St=S1+S2t1+t2=30t+20tt=50km/h

Câu 21: Một người đua xe đạp đi trên 1/3 quãng đường đầu với 25km/h. Tính vận tốc của người đó đi trên đoạn đường còn lại? Biết rằng vtb = 20km/h.

A. 18,182 km/h

B. 52,32 km/h

C. 23,12 km/h

D. 41,82 km/h

Đáp án: A

Giải thích:

+ Người đua xe đạp đi trên 1/3 quãng đường đầu với 25km/h

S1=v1.t1t1=S1v1=S75

+ Người đua xe đạp đi trên 2/3 quãng đường sau

S2=v2.t2t2=S2v2=2S3v2

+ Theo bài ra ta có:

vtb=St=St1+t2=20km/hSS75+2S3v2=20km/h75v2=20v2+1000v2=18,182km/h

Câu 22. Có một vật coi như chất điểm chuyển động trên đường thẳng (D). Vật làm mốc có thể chọn để khảo sát chuyển động này phải là vật như thế nào?

A. Vật nằm yên

B. Vật ở trên đường thẳng (D)

C. Vật bất kì

D. Vật có các tính chất A và B.

Đáp án: C

Giải thích:

Vật mốc có thể là chọn bất kì vật nào, nằm yên hay chuyển động.

Các câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 10 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Chuyển động thẳng đều có đáp án

Trắc nghiệm Chuyển động thẳng biến đổi đều có đáp án

Trắc nghiệm Sự rơi tự do có đáp án

Trắc nghiệm Chuyển động tròn đều có đáp án

Trắc nghiệm Tính tương đối của chuyển động có đáp án

1 7,508 29/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: