TOP 5 mẫu Phân tích Xã trưởng, Mẹ Đốp (2024) SIÊU HAY

Phân tích Xã trưởng, Mẹ Đốp lớp 10 Chân trời sáng tạo gồm dàn ý và 5 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 10 hay hơn.

1 2,887 07/10/2024
Tải về


Phân tích Xã trưởng, Mẹ Đốp

Đề bài: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của màn kịch Xã trưởng – Mẹ Đốp (trích Quan Âm Thị Kính).

Soạn bài Xã Trưởng – Mẹ Đốp | Hay nhất Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo

Phân tích Xã trưởng, Mẹ Đốp (mẫu 1)

Nghệ thuật khi sinh ra đã hình thành mối quan hệ mật thiết với đời sống, nó luôn vận động và phát triển trong sự ràng buộc tự nhiên với hiện thực. Nhờ phản ánh trung thành hiện thực ấy mà nghệ thuật thực sự tham dự vào sự phát triển của tiến trình lịch sự như một thứ vũ khí sáng tạo và khám phá mảnh đất hiện thực của thời đại mình.

Dám chĩa thẳng vào hiện thực, đoạn trích “Xã Trưởng-Mẹ Đốp” trong tác phẩm chèo “Quan Âm Thị Kính” đã nói lên sự thật bất công trong xã hội phong kiến giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.

Được trích từ vở chèo: “Quan âm Thị Kính”. “Xã Trưởng-Mẹ Đốp” là một vở chèo cổ mẫu mực nhất của nền nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam. Trong trích đoạn biểu hiện rõ hai giai cấp: giai cấp thống trị là Xã Trường, đại diện cho chính quyền làng xã thời kỳ phong kiến, tộc quyền Việt Nam và Mẹ Đốp chuyên đi đánh mõ và báo cáo các việc cho dân làng, đại diện cho tầng lớp nhân dân thời kỳ bấy giờ, được xem là tầng lớp hạ lưu của xã hội.

“Xã Trưởng-Mẹ Đốp”là trích đoạn hài đặc trưng của sân khấu chèo về hề áo ngắn và hề áo dài. Các loại hình nhân vật phổ biến của chèo bao gồm kép, đào, hề, mụ, lão. Kép thường là các sĩ tử chân chính, hiếu học; đào (nữ chính) bao gồm đào thương, đào lệch hay còn gọi là đào lẳng, đào pha; hề; mụ lão. Nhân vật trong chèo thường mang tính ước lệ với tính cách không thay đổi. Trong đó nhân vật hề là khá phổ biến.

Trong “Xã Trưởng-Mẹ Đốp” Hề áo ngắn là Mẹ Đốp, đại diện cho tầng lớp nhân dân bị trị luôn luôn tìm cách đả kích, châm chọc, chửi khéo giai cấp thống trị là Xã Trưởng, gây tiếng cười hóm hỉnh, sâu cay, chua chát, sảng khoái , hể hả qua những việc làm ngu dốt, vô nhân đạo của chúng diễn ra hàng ngày.

Nhân vật thứ hai là hề áo dài, cụ thể là Xã Trưởng, một chức quan mua tại hương thôn, ngu dốt nhưng lại háo sắc, tham lam, dối trên gạt dưới, hà hiếp dân lành, thường bị người nông dân chơi sỏ. Nhân vật hề áo dài trên sân khấu chèo truyền thống, bản thân nhân vật không làm hài nhưng qua phong cách biểu diễn thể hiện, nhân vật tự bộc lộ cái hai rất thâm thúy, gây tiếng cười chua chát, cười ra nước mắt.

Vốn là đại diện cho giai cấp thống trị, Xã Trưởng không dứt khỏi cái bản chất thối nát của xã hội phong kiến bấy giờ. Một tên quan lại mang trong mình hết thảy những đặc điểm xấu xa của phần “con” trong con người. Chẳng há mà hắn có thể thốt lên ngay những câu đầu tiên:

“Xã Trưởng:

Tại dân vi tổng lí Quốc pháp hữu công hầu
Ơn dân xã thuận bầu Tôi đứng đầu hàng xã
Nay cơ chừng động mả Thị Mầu đã hoang thai
Chiểu lệ làng ngả vạ không sai
Bắt khoán cứ một trăm quan quý”

Cái giọng điệu gắt gỏng, bố đời, doạ nạt được thét ra. Chẳng mấy làm lạ khi hắn vốn là quan mua, tự mãn khi mình được chọn làm lí trưởng, cho mình đứng trên tất cả mọi người. Hắn tự cho mình cái quyền chà đạp người dân chân chất, thật thà và cái quyền khinh bỉ thân phận của người khác.

Ngược với xã trưởng thì tác giả vở chèo cũng đã tạo ra cho chúng ta một nhân vật Mẹ Đốp – là đại diện cho giai cấp bị trị, bị chà đạp, vùi dập nhưng Mẹ Đốp đã khéo léo làm bẽ mặt, hạ nhục kẻ tham quan háo sắc khi nhắm thẳng vào cái ngu dốt của Xã Trưởng.

Trong xã hội nhan nhản những điều dơ bẩn, quan lại ức hiếp, nhũng loạn, bóc lột người dân thấp cổ bé họng thì sự căm ghét của nhân dân đối với vua quan lại càng thêm sâu sắc, xung đột giữa hai giai cấp bị trị và thống trị lại càng trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Vì thế chẳng có lí do gì mà có dịp người dân lại không châm biếm quan lại.

Xã Trưởng hẳn là người kém chữ, lại chẳng viết văn thơ khi mà mẹ đốp nói câu nào cũng chẳng hiểu, ấy thế mà vẫn diễu võ dương oai ta đây là nhất: “Con này mày láo”

Suốt cả cuộc thoại Mẹ Đốp như nắm dây cương xoay cho Xã Trưởng điên đảo đến ngớ người. Hết cái này chẳng hiểu lại đến cái kia chẳng hiểu. Đường đường là xã trưởng nhưng đầu óc hạn hẹp, ngu dốt nên bị Mẹ Đốp-người dân nhưng hiểu biết hơn nữa lại được sự tín nhiệm của nhân dân châm chọc cho một vố lại chẳng hấn gì? Há chẳng phải hắn chẳng hiểu gì mà tin theo lời Mẹ Đốp hay sao.

Cái ánh mắt láo liêng, chớp nháy cùng cái vẻ cười gian tà hiện lên qua những câu thoại cũng đã đủ để ta hình dung ra một kẻ tham quan, háo sắc. Đứng trước sự sàm sỡ của Xã Trưởng, Mẹ Đốp đủ tỉnh táo, mạnh mẽ cũng như khéo léo mà kêu mà nói khiến hắn chột dạ thấy sợ mà đánh trống lảng.Sau một hồi bộc lộ đủ mọi tính xấu thì Xã Trưởng cũng phải đành mà kêu Mẹ Đốp đi rao mõ: “Thôi đi rao mõ đi!

Hành động bốc mồm Xã Trưởng chính là chi tiết châm biếm đả kích mạnh mẽ. Trong xã hội xưa người ta thường quan niệm phụ nữa là thấp hèn cho nên dải yếm thả trước của phụ nữ cũng được gán cho cái sự dơ bẩn. Khi Mẹ Đốp bốc mồm cũng là lúc mỉa mai những lời thốt ra từ miệng hắn vốn cũng chẳng tốt đẹp gì.

Khi nhận ra mình bị mụ đàn bà chơi cho vố đau thì Xã Trưởng cậy đà bắt nạt, hoạnh hoẹ. Đây cũng chính là cái đặc trưng cho giai cấp thống trị lúc bấy giờ. Thế nhưng, trong xã hội không phải ai cũng vậy, có nhan nhản nhưng không phải toàn bộ. Cũng là kẻ dối trên lừa dưới, ngu ngục, bù nhìn thì hắn cũng biết sợ mang thêm tiếng “xấu” cho bản thân vốn đã chẳng đẹp đẽ gì:

Mẹ Đốp: Ối bố Đốp ơi là bố Đốp ơi! Đi đâu để thầy Xã thầy ấy ăn hiếp tôi đây này.

Xã Trưởng:Thôi, thôi! Lọt tai làng sang tai họ bây giờ! Nín đi! Thôi tao xin mày! Rồi tao đến cho thúng thóc! Đi rao đi! Nhớ vào mời bằng được cụ Đồ Điếc, nhớ đấy nghe không?”

Thông qua tình huống này ta thấy “đồng tiền” là thước đo đong đếm mọi giá trị vật chất lẫn cả tinh thần. Xã Trưởng thì dùng của cải vật chất để bịt miệng bất công, bịt miệng sự thật. Người dân lành cũng vì vật chất mà từ bỏ đấu tranh.

Là vở chèo tiêu biểu biểu cho thái độ châm biếm của nhân dân với giai cấp thống trị đồng thời mang lại tiếng cười sảng khoái cho khán giả. Cùng với những câu thoại biểu cảm, giọng điệu uyển chuyển phù hợp với tính cách nhân vật giúp lột tả hết được hình ảnh mang tính đại diên như Xã Trưởng và Mẹ Đốp. Hơn hết vở chèo vẫn hết sức giản đơn, gần gũi với người dân Việt Nam.

Vốn là Chèo cổ cho nên chèo thường xoay quanh vấn đề giáo dục cách sống, cách ứng xử giữa người với người theo quan điểm đạo lí dân gian hoặc theo tư tưởng Nho giáo. Và ở “Xã Trưởng-Mẹ Đốp” luôn toát lên những tinh thần ấy.

Phân tích Xã trưởng, Mẹ Đốp (mẫu 2)

Khi nhắc đến chèo, ta không thể không nhắc tới vở chèo kinh điển “Quan Âm Thị Kính”. Trong đó, “Xã trưởng – Mẹ Đốp” là trích đoạn đặc sắc, mang đến cho người đọc những tiếng cười trào phúng, sâu cay. Thông qua nhân vật mẹ Đốp, tác giả dân gian đã khéo léo bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của mình về giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến xưa.

Nếu như xã trưởng đại diện cho tầng lớp cai trị thì mẹ Đốp lại biểu trưng cho tầng lớp nhân dân. Mẹ Đốp là vợ của người gõ mõ làng. Chính vì vậy, mẹ Đốp có xuất thân thấp hèn, có thể xếp vào loại cùng đinh, thấp kém trong con mắt của bọn lí dịch, cường hào. Mặc dù không được mọi người coi trọng nhưng mẹ Đốp vẫn luôn tự hào về công việc của chồng và bản thân qua lời tự giới thiệu:

“Chẳng giấu gì mẹ Đốp là tôi
Tuy hình dung miệng nói dằng cò
Khách đến nhà, Đốp mới bò ra
Miệng chào khách những câu như cắt
Ngày hôm nay xướng ca lạc đạc
Dựng mõ lên cung phụng làm trò.”

Trong hình dung của mọi người, mẹ Đốp là người ăn nói gay gắt. Nhưng thực tế, mỗi khi có khách, thị đều đon đả, nhanh nhảu mời chào.

Ngày hôm nay, xã trưởng đến nhà, mẹ Đốp được thời thưa thớt đây đó. Câu nói “dựng mõ lên cung phụng làm trò” phần nào thể hiện được thái độ dè bỉu, chế nhạo tên xã trưởng. Biết được hắn không phải người đứng đắn, đàng hoàng nên mẹ Đốp cũng phải “kẻ tung người hứng”, phục vụ, bày trò mua vui. Đặc biệt, mẹ Đốp còn nhận mình là người có tài ăn nói “Nghề ăn nói tôi vào trang đúng mực”. Dẫu bị xã trưởng coi thường, mẹ Đốp vẫn luôn hãnh diện về chức vị của mình:

“Bất phận danh nhi tài túc
Vô chế lệnh nhi dân tòng
Một mình tôi cả xã ngóng trông
Điều phải trái tôi nay trước bảo!”

Thị ý thức được bản thân, gia đình trước nay không có địa vị, tài năng, quyền thế. Thế nhưng, mẹ Đốp lại tự tin lời nói của mình khiến người khác nghe theo, được cả xã chờ mong, trông ngóng. Nếu mẹ Đốp chưa ra thì việc làng chưa chắc sẽ thành “Một mình tôi cả xã ngóng trông”. Từ những lời xưng danh, ta phần nào thấy được sự khôn khéo, nhanh nhẹn của nhân vật mẹ Đốp.

Càng về sau, mẹ Đốp càng khiến người đọc phải trầm trồ thán phục trước tài ứng xử linh hoạt và trí thông minh, sắc sảo trong đoạn hội thoại với tên xã trưởng.

Thị cố tình nói “Điều phải trái tôi nay trước bảo” nhằm lấn lướt, qua mặt xã trưởng. Thấy hắn tức giận, thị liền tỏ ý phân bua “Nó là thế này: Làng có việc gì, thầy sai con đi rao mõ, thời chẳng phải là lên trước bảo là gì?”. Song, mẹ Đốp vẫn không quên móc mỉa xã trưởng và đặt mình vào vị trí quan trọng “Từ việc hỉ cho chí việc hảo/ Giấy quan về là phải báo với tôi/ Tôi chưa ra là làng chửa được ngồi”. Những lời nói này khiến hắn nổi khùng “Cái con mẹ Đốp này! Nhật nhật đa hĩ, lộng giả thành chân./ Mày chưa ra thì làng chưa được ngồi thời mày là bà tiên chỉ làng này à?”.

Sự căng thẳng ngày càng bị đẩy lên cao làm cho người đọc cảm tưởng có sự không lành. Thế nhưng, mẹ Đốp nhanh trí gỡ rối, xoa dịu xã trưởng bằng lí lẽ hết sức thuyết phục “Dạ, nó là thế này: Con chưa ra trải chiếu thì làng ngồi xuống đất hay sao?”. Lúc này, hắn không thể chối cãi được điều gì ngoài cách công nhận lời của mẹ Đốp “Ờ con mẹ Đốp nó nói thế mà có lí!”.

Mặc dù tên xã trưởng ở vị trí cao hơn nhưng chưa bao giờ ta thấy mẹ Đốp chịu khuất phục, nhún nhường. Thị sử dụng trí thông minh của mình để đối đáp, cạnh khóe, đồng thời, đặt mình ngang hàng với xã trưởng. Điều này thể hiện rõ nhất qua bài thơ:

“Mõ tôi cả tiếng lại dài hơi
Một xã cử bầu chẳng phải chơi
Mộc đạc vang lừng hòa cả xã
Kim thanh dóng dả khắp đòi nơi
Gần xa chốn chốn đều nghe hiệu
Làng nước ai ai cũng quý nhời
Muôn việc sửa sang quyền cắt đặt
Một mình một chiếu thảnh thơi ngồi”

Tên xã trưởng tự cao tự đại nói mình được dân bầu thì nay mẹ Đốp cũng không hề nhận thua. Nhờ tiếng mõ vừa lớn vừa dài nên mọi người trong làng ai ai cũng yêu thích. Dù chỉ là người đi rao mõ nhưng thị cũng có quyền “sửa sang cắt đặt”, ngồi một mình một chiếu thảnh thơi như các quan.

Bài thơ ẩn chứa nhiều ý nghĩa nhưng tên xã trưởng kém chữ lại không hề nhận ra. Thậm chí, còn dành lời khen “thơ hay đấy nhỉ.”. Thuận đà, thị tiếp tục chọc tức tên xã trưởng bằng cách hỏi hắn “có mang giấy bút đi không?”. Câu nói “Thầy khen thơ hay thì chép lấy đem về nhà mà treo” chính là yếu tố hài hước, gây cười, khiến cho người đọc nhận ra bản chất ngu dốt, ít học của tên xã trưởng.

Chỉ chờ xã trưởng sơ hở là thị ta đưa hắn vào tròng “Nhà cháu đi trước đánh mõ, thầy đi sau rao hộ nhà cháu”. Câu nói ấy làm xã trưởng tức điên “Thế ra tao làm đầy tớ mõ à? Láo nào”. Trong con mắt của mẹ Đốp, xã trưởng cũng chỉ thuộc hàng làm đầy tớ mõ mà thôi!

Chi tiết phô diễn sự hoạt ngôn, sắc sảo của mẹ Đốp chính là cảnh mẹ Đốp lấy dải yếm hứng lời rao của xã trưởng. Hành động này là một sự đả kích, châm biếm mạnh mẽ. Trong xã hội xưa, khi phụ nữ không được đề cao thì dải yếm thả trước cũng được gán cho cái thiếu trong sạch. Thị bốc mồm xã trưởng thả vào dải yếm chẳng khác nào thể hiện những lời nói của tên xã trưởng cũng thuộc hàng dơ bẩn.

Không chỉ lanh lợi, hoạt bát, mẹ Đốp còn là người vợ chung thủy, đề cao chồng. Khi xã trưởng dè bỉu, chế nhạo chồng, thị liền lên tiếng giải thích cặn kẽ “Dạ, bố cháu cắp tráp theo hầu cụ Bá lên tỉnh lĩnh bằng rồi ạ!”. Thị rất thương chồng, vì “thương chồng nên phải lầm than”. Nghe thấy lời gạ gẫm, tán tỉnh của xã trưởng, mẹ Đốp chối khéo “Bố cháu đứng ngoài kia nó nghe thấy rồi nó lại ghen!”.

Chưa một lần nào, thị đi quá giới hạn, luôn cử xử chừng mực, giữ mình trước tên quan háo sắc. Hành động đánh mẹ Đốp của tên xã trưởng cũng là lúc mọi việc đi quá giới hạn. Thị ta không ngần ngại hô hoán, la lối cho dân làng cùng nghe. Việc làm này vừa để bảo toàn danh dự của bản thân vừa khiến tên quan một phen bẽ mặt, xấu hổ.

Bằng việc xây dựng nhân vật thông qua lời nói và hành động, tác giả dân gian đã miêu tả rõ nét nhân vật mẹ Đốp – một người thông minh, sắc sảo, chung thủy. Từ đó, đề cao, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ. Ngoài ra, tác giả dân gian cũng bóc trần sự suy đồi, tha hóa của những tên quan trong bộ máy cai trị.

Có thể nói, nhân vật mẹ Đốp đại diện cho những vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam. Đứng trước cái dung tục, tầm thường, thị luôn biết giữ mình, coi trọng các chuẩn mực đạo đức.

Phân tích Xã trưởng, Mẹ Đốp (mẫu 3)

Vở chèo “Quan Âm Thị Kính” là một trong bảy vở chèo nổi tiếng của chèo cổ Việt Nam. Bên cạnh trích đoạn tiêu biểu như “Thị Mầu lên chùa”, “Xã trưởng – Mẹ Đốp” cũng là một lớp chèo nổi bật, thu hút được sự chú ý của mọi người. Bằng nghệ thuật châm biếm sắc sảo, tác giả dân gian đã phơi bày bộ mặt thối nát của tên xã trưởng – kẻ đại diện cho giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến.

Chẳng cần phải sử dụng đến bất cứ lời phán xét nào, tác giả vẫn khiến cho người đọc nhận ra được bản chất đê hèn của tên xã trưởng bằng cách để cho nhân vật tự giới thiệu về bản thân mình:

“Tại dân vi tổng lí
Quốc pháp hữu công hầu
Ơn dân xã thuận bầu
Tôi đứng đầu hàng xã
Nay cơ chừng động mả
Thị Mầu đã hoang thai
Chiểu lệ làng ngả vạ không sai
Bắt khoán cứ một trăm quan quý”

Hắn đạo mạo, huênh hoang nói rằng dân phải có xã trưởng cai quản, cũng như nước có quan điều hành. Vì nhận được sự tín nhiệm của người dân nên hắn có cơ hội đứng đầu một xã. Thị Mầu không chồng mà chửa được mọi người trong làng coi là “động mả”. Bởi lẽ ấy, tên xã trưởng mới bắt Thị Mầu phải nộp “một trăm quan quý”, chiểu theo lệ làng.

Hắn không những coi mình là nhất mà còn khinh thường người khác. Khi mẹ Đốp nói chồng mình đang lên tỉnh lĩnh bằng, xã trưởng liền lên giọng dè bỉu “Làm cái thứ mõ thì bằng với sắc cái gì?”. Chỉ đến lúc mẹ Đốp trả lời “Dạ, bố cháu cắp tráp theo hầu cụ Bá lên tỉnh lĩnh bằng rồi ạ” thì hắn mới thôi “Có chăng thì thế!”.

Mặc dù làm quan nhưng tên xã trưởng lại có phần ngu muội, thường bị mẹ Đốp chơi xỏ, nói móc. Dẫu vậy, hắn vẫn cố diễu võ dương oai: “Con này láo! Mày vất tao đi mà trước bảo dân tao à?”.

Tên xã trưởng luôn rơi vào tình thế bị động, ban đầu thì lớn tiếng dọa nạt, sau nghe lời phân bua, giải thích của mẹ Đốp lại thấy hợp tình, hợp lí mà dịu giọng trở lại “Ờ con mẹ Đốp nó nói thế mà có lí!”, “Kìa, có nhấc cao cái dải yếm lên không, uế tạp hết mồm tao còn gì?”. Chắc hẳn, tên xã trưởng còn là người kém chữ bởi mẹ Đốp đọc bài thơ mõ, hắn cũng cho đó là thơ hay.

Sống trong xã hội phong kiến mục ruỗng, thối nát, tên xã trưởng cũng trở thành kẻ ô lại. Cái tính háo sắc thể hiện rõ qua từng lời xã trưởng nói ra. Hắn chẳng ngại ngần tán tỉnh, khen ngợi mẹ Đốp: “Nhà Đốp lớp này xem ra bảnh gái dễ coi lắm nhỉ?”. Thậm chí còn nhân cơ hội gạ gẫm chuyện trai gái, trăng hoa “Tốt nái gớm nhỉ! Này, nhà Đốp! Hôm nào mát giời, tao sang gửi mày một đứa nhá!”. Đây thật là một tên quan thiếu đứng đắn làm sao!

Khi nhận ra mình bị mụ đàn bà chơi một vố đau, hắn cậy đà, bắt nạt, đánh mẹ Đốp. Giống như mọi tên quan lúc bấy giờ, hắn cũng sợ bản thân bị mang tiếng “xấu”. Chính vì vậy, ngay khi mẹ Đốp vừa kêu làng, hắn liền van xin, lạy lục “Thôi, thôi! Lọt tai làng sang tai họ bây giờ! Nín đi!”. Không còn vẻ hợm hĩnh, lên mặt, tên xã trưởng trở nên rúm ró lạ thường, để lộ ra bản chất nhu nhược, hèn nhát.

Để bịt mồm, bịt miệng mẹ Đốp, hắn đành phải dùng chiêu đút lót “Thôi, tao xin mày! Rồi tao đền cho thúng thóc! Đi rao đi!/ Nhớ vào mờ bằng được cụ Đồ Điếc, nhớ đấy nghe không?”.

Như vậy, bằng lời nói và hành động, tác giả dân gian đã khắc họa nhân vật một cách rõ nét và chân thực. Tên xã trưởng hiện lên với đầy đủ sự xấu xa, thô lỗ. Thông qua nhân vật, tác giả dân gian muốn đả kích, châm biếm những tên quan háo sắc, thiếu đứng đắn trong xã hội.

Có thể nói, bên cạnh nhân vật mẹ Đốp, nhân vật xã trưởng cũng là nhân vật chính của toàn bộ đoạn trích “Xã trưởng – Mẹ Đốp”. Từ những gì mà nhân vật thể hiện, ta càng hiểu thêm bản chất của một bộ phận quan lại trong thời kì phong kiến. Qua đó, đồng cảm với nỗi niềm của người dân.

NSND Thúy Mùi: Danh tiếng Mẹ Đốp vận vào thân...

Phân tích Xã trưởng, Mẹ Đốp (mẫu 4)

Nghệ thuật khi sinh ra đã hình thành mối quan hệ mật thiết với đời sống, nó luôn vận động và phát triển trong sự ràng buộc tự nhiên với hiện thực. Nhờ phản ánh trung thành hiện thực ấy mà nghệ thuật thực sự tham dự vào sự phát triển của tiến trình lịch sự như một thứ vũ khí sáng tạo và khám phá mảnh đất hiện thực của thời đại mình. Dám chĩa thẳng vào hiện thực, đoạn trích “Xã Trưởng-Mẹ Đốp” trong tác phẩm chèo “Quan Âm Thị Kính” đã nói lên sự thật bất công trong xã hội phong kiến giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.

Là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, kết hợp hài hoà nhiều chất liệu: dân ca, múa dân gian và các loại hình nghệ thuật dân gian khác ở vùng Đông bằng Bắc Bộ. Chèo được xem là một hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng (không có người kể chuyện như trong truyện). Cũng như kịch nói chung, kịch bản chèo tập trung thể hiện hành động, dẫn đắt xung đột qua ngôn ngữ của nhân vật. Tích truyện là chất liệu xây dựng nên cốt truyện của chèo. Thường là các nhân vật, hành động, sự việc có sẵn trong kho tàng truyện cổ dân gian hoặc trong dã sử được khai thác và tổ chức lại theo nguyên tắc kịch hay xung đột. Từ các tích truyện này, các tác giả kịch bản – thường là giới nho sĩ – viết thành kịch bản chèo để truyền bá những tín điều của tư tưởng Nho giáo. Tuy nhiên, qua quá trình ứng tác, biểu diễn, nhiều chủ đề truyền thống bị làm mờ đi, nhường chỗ cho những khát vọng nhân bản hơn, vượt ra ngoài giáo lí Nho học truyền thống.

Được trích từ vở chèo: “Quan âm Thị Kính”. “Xã Trưởng-Mẹ Đốp” là một vở chèo cổ mẫu mực nhất của nền nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam. Trong trích đoạn biểu hiện rõ hai giai cấp: giai cấp thống trị là Xã Trường, đại diện cho chính quyền làng xã thời kỳ phong kiến, tộc quyền Việt Nam và Mẹ Đốp chuyên đi đánh mõ và báo cáo các việc cho dân làng, đại diện cho tầng lớp nhân dân thời kỳ bấy giờ, được xem là tầng lớp hạ lưu của xã hội.

“Xã Trưởng-Mẹ Đốp”là trích đoạn hài đặc trưng của sân khấu chèo về hề áo ngắn và hề áo dài. Các loại hình nhân vật phổ biến của chèo bao gồm kép, đào, hề, mụ, lão. Kép thường là các sĩ tử chân chính, hiếu học; đào (nữ chính) bao gồm đào thương, đào lệch hay còn gọi là đào lẳng, đào pha; hề; mụ lão. Nhân vật trong chèo thường mang tính ước lệ với tính cách không thay đổi. Trong đó nhân vật hề là khá phổ biến. Trong “Xã Trưởng-Mẹ Đốp” Hề áo ngắn là Mẹ Đốp, đại diện cho tầng lớp nhân dân bị trị luôn luôn tìm cách đả kích, châm chọc, chửi khéo giai cấp thống trị là Xã Trưởng, gây tiếng cười hóm hỉnh, sâu cay, chua chát, sảng khoái , hể hả qua những việc làm ngu dốt, vô nhân đạo của chúng diễn ra hàng ngày. Nhân vật thứ hai là hề áo dài, cụ thể là Xã Trưởng, một chức quan mua tại hương thôn, ngu dốt nhưng lại háo sắc, tham lam, dối trên gạt dưới, hà hiếp dân lành, thường bị người nông dân chơi sỏ. Nhân vật hề áo dài trên sân khấu chèo truyền thống, bản thân nhân vật không làm hài nhưng qua phong cách biểu diễn thể hiện, nhân vật tự bộc lộ cái hai rất thâm thúy, gây tiếng cười chua chát, cười ra nước mắt.

Vốn là đại diện cho giai cấp thống trị, Xã Trưởng không dứt khỏi cái bản chất thối nát của xã hội phong kiến bấy giờ. Một tên quan lại mang trong mình hết thảy những đặc điểm xấu xa của phần “con” trong con người. Chẳng há mà hắn có thể thốt lên ngay những câu đầu tiên:

“Xã Trưởng:

Tại dân vi tổng lí Quốc pháp hữu công hầu

Ơn dân xã thuận bầu Tôi đứng đầu hàng xã

Nay cơ chừng động mả Thị Mầu đã hoang thai

Chiểu lệ làng ngả vạ không sai

Bắt khoán cứ một trăm quan quý”

Cái giọng điệu gắt gỏng, bố đời, doạ nạt được thét ra. Chẳng mấy làm lạ khi hắn vốn là quan mua, tự mãn khi mình được chọn làm lí trưởng, cho mình đứng trên tất cả mọi người. Hắn tự cho mình cái quyền chà đạp người dân chân chất, thật thà và cái quyền khinh bỉ thân phận của người khác. Hắn lên giọng:

Một giọng đáp phụ nữ cất lên sao mà đanh mà sắc thế. Ra là Mẹ Đốp khi chồng vắng nhà:

“Mẹ Đốp: Đứa nào Đốp chát gì ngoài ấy?

Xã Trưởng: Tao đây! Thầy xã đây! Ra ngay có việc cần nhá!”

Người chồng Mẹ Đốp là mõ làng, song do đau yếu nên Mẹ Đốp thông minh hóm hỉnh lại hay chữ lắm tài, nhưng dù thế nào đi nữa Mẹ Đốp phải thay chồng đi lo việc làng nước:

“Thương chồng nên phải lầm than Phép đâu có bắt việc quan đàn bà.”

Tác giả vở chèo đã tạo ra cho chúng ta một nhân vật Mẹ Đốp vẫn bị bọn lí dịch địa phương coi là đứa hèn hạ nhất làng. Công việc của Mẹ Đốp đúng như nhân vật tự khẳng định là ra cắt đặt công việc cho làng, nếu Mẹ Đốp chưa ra thì việc làng chắc sẽ không thành. Ý tưởng này đã được nói rõ hơn trong bài thơ Thằng mõ tương truyền là của vua Lê Thánh Tông:

“Mõ này cả tiếng lại dài hơi Làng nước ưng bầu chẳng phải chơi.

Mộc đạc vang lừng trong bốn cõi, Kim thanh uyển chuyển khắp đòi nơi. Trẻ già chốn chốn đều nghe hiệu Làng nước đâu đâu cũng cứ lời. Trên dưới quyền hành tay cắt đặt, Một mình một cỗ thảnh thơi ngồi”

Vốn thông minh, tháo vát nên Mẹ Đốp đã có màn đả kích và chọc tức Xã Trưởng:

“Mẹ Đốp:

Ô rằng vậy:

Chẳng giấu gì mẹ đình đám là tôi

Nghề ăn nói tôi vào trang đúng mực Bất phận danh nhi tài túc

Vô chế lệnh nhi dân tòng Một mình tôi cả xã ngóng trông

Điều phải trái tôi nay trước báo!

Xã Trưởng: Con này láo! Mày vất tao đi mà trước bảo dân tao à?

Mẹ Đốp:

Nó là thế này: Làng có việc gì, thầy sai còn đi rao mõ, thời chẳng phải là lên trước bảo là gì?

Từ việc hỉ cho chí việc hảo!

Giấy quan về là phải báo với tôi

Tôi chưa ra là làng chửa được ngồi

Xã Trưởng: Cái con mẹ Đốp này! Nhật nhật đa hĩ, lộng giả thành chân. Mày chưa ra thì làng chưa được ngồi thời mày là bà tiên chi làng này à?

Mẹ Đốp: Dạ, nó là thế này : con chưa ra trải chiếu thì làng ngồi xuống đất hay sao?

Xã Trưởng: Ờ con mẹ Đốp nó nói thế mà có lí”

Là đại diện cho giai cấp bị trị, bị chà đạp, vùi dập Mẹ Đốp đã khéo léo làm bẽ mặt, hạ nhục kẻ tham quan háo sắc khi nhắm thẳng vào cái ngu dốt của Xã Trưởng. Trong xã hội nhan nhản những điều dơ bẩn, quan lại ức hiếp, nhũng loạn, bóc lột người dân thấp cổ bé họng thì sự căm ghét của nhân dân đối với vua quan lại càng thêm sâu sắc, xung đột giữa hai giai cấp bị trị và thống trị lại càng trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Vì thế chẳng có lí do gì mà có dịp người dân lại không châm biếm quan lại. Xã Trưởng hẳn là người kém chữ, lại chẳng viết văn thơ khi mà mẹ đốp nói câu nào cũng chẳng hiểu, ấy thế mà vẫn diễu võ dương oai ta đây là nhất: “Con này mày láo”

Suốt cả cuộc thoại Mẹ Đốp như nắm dây cương xoay cho Xã Trưởng điên đảo đến ngớ người. Hết cái này chẳng hiểu lại đến cái kia chẳng hiểu. Đường đường là xã trưởng nhưng đầu óc hạn hẹp, ngu dốt nên bị Mẹ Đốp-người dân nhưng hiểu biết hơn nữa lại được sự tín nhiệm của nhân dân châm chọc cho một vố lại chẳng hấn gì? Há chẳng phải hắn chẳng hiểu gì mà tin theo lời Mẹ Đốp hay sao.

Nếu nói ngu dốt là một trong những bản chất thối nát của tham quan thì hống hách, kiêu căng khinh bỉ người dân là cái tánh nổi bật:

“Mẹ Đốp:

Có thơ rằng:

Mõ tôi cả tiếng lại dài hơi

Một xã cứ bầu chẳng phải chơi

Mộc đạc vang lừng hoà cả xã

Kim thanh dòng dả khắp đòi nơi

Gần xa chốn chốn đều nghe hiệu

Làng nước ai ai cũng quý nhời

Muôn việc sửa sang quyền cắt đặt Một mình một chiếu thảnh thơi ngồi

Xã Trưởng: Thơ hay đấy nhỉ.

Mẹ Đốp : Thầy có mang giấy bút đi không?

Xã Trưởng: Giấy bút để làm gì?

Mẹ Đốp: Thầy hay thơ hay thì chép lấy đem về nhà mà treo!

Xã Trưởng: Hay là hay với cánh mõ nhà mày, chứ xã trưởng lại treo thơ mõ à?”

Vốn chẳng biết gì được dịp Mẹ Đốp cho mở mang thơ chữ lại tỏ vẻ khinh thường, miệt thị ngành nghề và thân phận của người thấp bé hơn. Mẹ Đốp cũng chẳng vừa khi nói móc Xã Trưởng đem thơ mõ về treo. Như một lời đã kích mạnh mẽ khiến khán giả thoả mãn, hả dạ. Khi nói bóng nói gió chức quan của hắn là bù nhìn rỗng tuếch.

Trong mình mang cái bản chất ô uế của xã hội phong kiến thối nát, mang danh quan lại nên cái tính háo sắc, thiếu đứng đắn của hắn cũng không lặn mất:

“Mẹ Đốp: Sao thầy lại cứ nhìn tôi thế vậy?

Xã Trưởng:

Nhà Đốp lớp này xem ra bảnh gái dễ coi lắm nhỉ?

Bụng mày độ này coi to đấy. Mày đã mấy con rồi?

Mẹ Đốp: Thưa thầy, con còn hiền lắm ạ! Mới được có mười cháu thôi ạ,

Xã Trưởng: Tốt nái gớm nhỉ! Này, nhà Đốp! Hôm nào mát giời, tao sang gửi mày một đứa nhá!

Mẹ Đốp: Thầy chớ nói vậy! Bố cháu đứng ngoài kia no nghe thấy rồi nó lại ghen!

Xã Trưởng: Ghen cái gì? Thấy mày mát tay nên tao định đưa sang gửi mày nuôi hộ vài đứa chứ tao lại thèm… thèm… ấy à? Dở hồn! Sao cũng có ngày đấy!”

Cái ánh mắt láo liêng, chớp nháy cùng cái vẻ cười gian tà hiện lên qua những câu thoại cũng đã đủ để ta hình dung ra một kẻ tham quan, háo sắc. Đứng trước sự sàm sỡ của Xã Trưởng, Mẹ Đốp đủ tỉnh táo, mạnh mẽ cũng như khéo léo mà kêu mà nói khiến hắn chột dạ thấy sợ mà đánh trống lảng.

Sau một hồi bộc lộ đủ mọi tính xấu thì Xã Trưởng cũng phải đành mà kêu Mẹ Đốp đi rao mõ: “Thôi đi rao mõ đi!

“Mẹ Đốp: Thầy bảo rao thế nào ạ?

Xã Trưởng:

Nghe đây này Trịnh làng trình chan

Thương hạ tây đông

Con gái phú ông

Tên là Mẫu Thị

Tư tình ngoại ý

Mãn nguyện có thai

Mời già trẻ gái trai

Ra đình mà ăn khoán.

Còn ông Đồ Điếc không nghe thấy thì phải vào tận nhà nghe chưa?”

Chẳng mấy khi được chơi hùa với quan dởm, Mẹ Đốp chưa ngừng lại việc đem lại tiếng cười sảng khoái cho khán giả khi cố ý chơi xỏ Xã Trưởng:

“Mẹ Đốp: Thầy nói một mạch thế thì con nhớ làm sao được. Hay là thế này vậy: Nhà cháu đi trước đánh mõ, thầy đi sau rao hộ nhà cháu.

Xã Trưởng:

Thế ra tao làm đầy tớ mõ à?

Láo nào!

Mẹ Đốp: Vậy thầy thủng thẳng nói lại để nhà cháu nhập tâm vậy! (Bốc miệng xã trưởng bỏ vào dải yến)

Xã Trưởng: Kìa sao mày lại bốc mồm tao bỏ vào đấy, hả?

Mẹ Đốp: Không bỏ vào đây thì nhà cháu không nhớ được ạ!

Xã Trưởng: Kìa, có nhấc cao cái dải yến lên không, uế tạp hết mồm tao còn gì?

Mẹ Đốp: Cao lắm rồi! Ừ, ừ. Giẫy này, đi này!

Thế là xong tất, xong hết!

Xã Trưởng: Sao không rao lên, kìa?

Mẹ Đốp: Xong tất cả rồi đấy ạ!

Xã Trưởng: Tao bảo mày đi rao cơ mà.

Mẹ Đốp: Dạ, người ta bảo “Gửi lời thì nói, gửi gói thì mở”. Nhà cháu mở tung cả ra đấy thôi. “

Hành động bốc mồm Xã Trưởng chính là chi tiết châm biếm đả kích mạnh mẽ. Trong xã hội xưa người ta thường quan niệm phụ nữa là thấp hèn cho nên dải yếm thả trước của phụ nữ cũng được gán cho cái sự dơ bẩn. Khi Mẹ Đốp bốc mồm cũng là lúc mỉa mai những lời thốt ra từ miệng hắn vốn cũng chẳng tốt đẹp gì.

Khi nhận ra mình bị mụ đàn bà chơi cho vố đau thì Xã Trưởng cậy đà bắt nạt, hoạnh hoẹ. Đây cũng chính là cái đặc trưng cho giai cấp thống trị lúc bấy giờ. Thế nhưng, trong xã hội không phải ai cũng vậy, có nhan nhản nhưng không phải toàn bộ. Cũng là kẻ dối trên lừa dưới, ngu ngục, bù nhìn thì hắn cũng biết sợ mang thêm tiếng “xấu” cho bản thân vốn đã chẳng đẹp đẽ gì:

Mẹ Đốp: Ối bố Đốp ơi là bố Đốp ơi! Đi đâu để thầy Xã thầy ấy ăn hiếp tôi đây này.

Xã Trưởng: Thôi, thôi! Lọt tai làng sang tai họ bây giờ! Nín đi! Thôi tao xin mày! Rồi tao đến cho thúng thóc! Đi rao đi! Nhớ vào mời bằng được cụ Đồ Điếc, nhớ đấy nghe không?”

Thông qua tình huống này ta thấy “đồng tiền” là thước đo đong đếm mọi giá trị vật chất lẫn cả tinh thần mà như Balzac từng nói: “đồng tiền lăn tròn trên đáy mọi lương tâm. Xã Trưởng thì dùng của cải vật chất để bịt miệng bất công, bịt miệng sự thật. Người dân lành cũng vì vật chất mà từ bỏ đấu tranh.

Là vở chèo tiêu biểu biểu cho thái độ châm biếm của nhân dân với giai cấp thống trị đồng thời mang lại tiếng cười sảng khoái cho khán giả. Cùng với những câu thoại biểu cảm, giọng điệu uyển chuyển phù hợp với tính cách nhân vật giúp lột tả hết được hình ảnh mang tính đại diên như Xã Trưởng và Mẹ Đốp. Hơn hết vở chèo vẫn hết sức giản đơn, gần gũi với người dân Việt Nam. Vốn là Chèo cổ cho nên chèo thường xoay quanh vấn đề giáo dục cách sống, cách ứng xử giữa người với người theo quan điểm đạo lí dân gian hoặc theo tư tưởng Nho giáo. Và ở “Xã Trưởng-Mẹ Đốp” luôn toát lên những tinh thần ấy.

Nghệ thuật nào cũng vậy, cũng mang theo những giá trị nhân văn, tốt đẹp đến cho đời sống con người. Nghệ thuật dạy ta biết yêu, biết ghét, biết trân trọng cái đẹp, biết bài trừ cái ác, biết nuôi dưỡng điều thiện, biết tránh xa điều xấu. Là một tác phẩm nghệ thuật như thế “Xã Trưởng-Mẹ Đốp” xứng đáng là tác phẩm nghệ thuật chân chính sống mãi trong lòng của chúng ta.

Phân tích Xã trưởng, Mẹ Đốp (mẫu 5)

Chèo cổ, một biểu diễn nghệ thuật dân gian độc đáo của Việt Nam, đã thể hiện tinh thần dân tộc và những bức tranh xã hội phong kiến qua vở chèo “Quan âm Thị Kính,” một trong bảy vở chèo kinh điển. Trong đoạn trích “Xã trưởng – Mẹ Đốp,” tác giả dân gian vô cùng sắc sảo trong việc tố cáo bản chất xấu xa và bệnh hoạn của các quan lại trong xã hội phong kiến.

Khởi đầu bằng việc xã trưởng đến thăm nhà mẹ Đốp để yêu cầu bố Đốp đi rao mõ, bố cáo với toàn thể dân làng về việc chửa hoang của Thị Mầu, người không có chồng nhưng mang thai. Ngay từ lúc này, xã trưởng tự hào và tỏ ra khinh người, cho thấy sự kiêng nhẫn của hắn và tự cao vị mình khi hỏi một cách mỉa mai: “Làm cái thứ mõ thì bằng với sắc cái gì?”.Mẹ Đốp thể hiện sự can đảm và thông minh khi đáp lại xã trưởng bằng lời giải thích thông minh: “Dạ bố cháu cắp tráp theo hầu cụ Bá lên tỉnh lĩnh bằng rồi ạ!”. Bằng cách này, cô ấy không chỉ đối đầu với xã trưởng mà còn bảo vệ danh dự của gia đình mình.

Khi xã trưởng yêu cầu mẹ Đốp đi rao mõ thay cho chồng, mẹ Đốp không chịu thua, luôn sử dụng lời lẽ đanh thép để đánh đối xã trưởng. Điều này tạo nên một cuộc đấu khẩu gay gắt giữa họ. Cuối cùng, xã trưởng cố gắng tán tỉnh mẹ Đốp và gạ gẫm, nhưng mẹ Đốp vẫn khôn khéo từ chối và tạo ra tình huống hài hước khi nói rằng bố Đốp sẽ ghen nếu biết điều này. Tất cả những diễn biến này không chỉ tạo ra một tác phẩm nghệ thuật hài hước và châm biếm mà còn chứng minh tài năng nghệ thuật của tác giả dân gian trong việc thể hiện xã hội phong kiến và con người trong nó. Đoạn trích này bắt đầu bằng việc xã trưởng tự giới thiệu mình, sử dụng lời xưng danh, để người đọc có cái nhìn ban đầu về tên tuổi và vị trí xã trưởng trong xã hội. Bởi vì hắn là một quan trên, hắn tỏ ra khinh người và tự đặt mình lên trên người khác.

Khi mẹ Đốp nêu ra lý do cho sự vắng mặt của chồng mình – rằng ông đã đi lên tỉnh để làm việc và lấy bằng, xã trưởng lập tức lấy lời chế nhạo và châm biếm: “Làm cái thứ mõ thì bằng với sắc cái gì?”. Tuy nhiên, mẹ Đốp không để bản thân bị đè bẹp. Bằng cách nhanh nhạy và thông minh, cô ấy đã giải thích một cách thấm thía: “Dạ bố cháu cắp tráp theo hầu cụ Bá lên tỉnh lĩnh bằng rồi ạ.” Trong câu trả lời này, mẹ Đốp không chỉ làm rõ tình huống của chồng mình mà còn tạo ra một tình huống ngang bằng giữa bà và xã trưởng. Cách cô ấy thể hiện sự thông minh và bản lĩnh trong cuộc đấu khẩu, không để cho xã trưởng có cơ hội coi thường hay làm nhục gia đình mình. Điều này làm nổi bật sự kiên định và tự trọng của mẹ Đốp trong việc bảo vệ danh dự của gia đình và xã hội trước sự châm biếm và sự tự phụ của xã trưởng. Đồng thời, đoạn trích này cũng thể hiện sự tài năng nghệ thuật của tác giả dân gian trong việc tái hiện xã hội phong kiến và con người trong đó thông qua những tình huống và cuộc đấu khẩu sắc sảo.

Khi bố Đốp vắng nhà, xã trưởng đã buộc phải yêu cầu mẹ Đốp thay thế để thực hiện công việc rao mõ. Mẹ Đốp, trong khi đó, không chịu yếu đuối. Bằng cách xưng danh và thể hiện bản thân thông qua bài thơ, cô ấy tỏ ra hãnh diện và tự tin, khiến người ta phải lắng nghe và tôn trọng. Mẹ Đốp đầu tiên xưng danh và tạo ấn tượng mạnh mẽ về bản thân: “Chẳng giấu gì mẹ Đốp là tôi Tuy hình dung miệng nói dằng cò Khách đến nhà, Đốp mới bò ra Miệng chào khách những câu như cắt Ngày hôm nay xướng ca lạc đạo Dựng mõ lên cung phụng làm trò.” Từ những lời này, ta thấy mẹ Đốp tự hào về công việc của mình, dù bị xem thường bởi xã trưởng và người khác. Cô ấy biết rằng công việc của mình đóng vai trò quan trọng trong làng, và bằng cách này, cô ấy thể hiện sự kiêng nhẫn và sự tự tin trong cuộc đấu tranh. Mẹ Đốp cũng thông minh khi đáp trả xã trưởng bằng cách giải thích tình huống của chồng mình: “Dạ bố cháu cắp tráp theo hầu cụ Bá lên tỉnh lĩnh bằng rồi ạ.” Với cách này, cô ấy không chỉ tỏ ra thông minh và thông thạo trong việc quản lý gia đình mình mà còn đối đầu với xã trưởng một cách mạnh mẽ. Cô ấy chứng minh rằng người phụ nữ không chỉ có thể thể hiện sự kiên định và tự trọng của mình mà còn có khả năng ứng biến thông minh trong cuộc sống hàng ngày.

Tại cuộc đối đầu với xã trưởng, mẹ Đốp không chỉ tỏ ra kiên định và tự hào, mà còn chế nhạo, chọc tức hắn: “Điều phải trái tôi nay trước bảo!” “Dạ, nó là thế này: Con chưa ra trải chiếu thì làng ngồi xuống đất hay sao?”. Từng câu, từng chữ của cô ấy tỏ ra thông minh và sắc bén, khiến xã trưởng trở nên tức giận và không biết phản đối như thế nào. Cuối cùng, mẹ Đốp đọc bài thơ, kết hợp việc giới thiệu công việc của mình và châm biếm xã trưởng: “Thầy khen thơ hay thì chép lấy đem về nhà mà treo!”. Mẹ Đốp không chỉ xưng danh mình mà còn thể hiện sự thông minh và sự đánh đấm thông qua từng chi tiết trong cuộc đối đầu với xã trưởng.

Thị ta là một người phụ nữ mạnh mẽ, tự tin, và thông minh, và đoạn trích này thể hiện sự thăng hoa của bà trong tình huống này. Mẹ Đốp đặt câu hỏi, “Sao thầy lại cứ nhìn tôi thế vậy?”, khiến xã trưởng lợi dụng tình huống để gạ gẫm và tán tỉnh, nói rằng “Nhà Đốp lớp này xem ra bảnh gái dễ coi lắm nhỉ?”, và đề nghị gửi con cho mẹ Đốp. Mẹ Đốp thông minh khi phản đối và nói rằng bố Đốp sẽ ghen. Xã trưởng, nhận ra mình rơi vào tình huống khó xử, đáp lại bằng cách nói “Thấy mày mát tay nên tao định sang gửi mày nuôi hộ vài đứa chứ tao lại thèm…thèm…ấy à? Dở hồn!”. Hắn sau đó yêu cầu mẹ Đốp đi rao mõ.

Khi mẹ Đốp hỏi về cách rao, cô vẫn tiếp tục chọc tức xã trưởng bằng cách đề xuất “Nhà cháu đi trước đánh mõ, thầy đi sau rao hộ nhà cháu,” khiến xã trưởng tức giận. Hành động của xã trưởng bỏ miệng vào dải yếm của mẹ Đốp là một chi tiết châm biếm và đánh đối mạnh mẽ.

Trong xã hội phong kiến, vai trò của phụ nữ thường bị đánh giá thấp, và việc làm của mẹ Đốp bị xã trưởng xem như dơ bẩn và ô uế. Xã trưởng tức giận vì mẹ Đốp chơi xỏ, và anh đã đánh cô. Tưởng rằng mẹ Đốp dễ bắt nạt, nhưng thị lại thể hiện sự thông minh và sắc bén bằng cách la lớn và tố cáo xã trưởng trước cả làng xóm. Hành động này của mẹ Đốp không chỉ bảo vệ danh dự của mình mà còn tiết lộ bản chất đê tiện của xã trưởng.

Trong đoạn trích này, nhân vật mẹ Đốp và xã trưởng đại diện cho hai giai cấp khác nhau trong xã hội phong kiến. Tác giả sử dụng giọng điệu hài hước, châm biếm và mỉa mai, cùng với ngôn từ đơn giản và gần gũi với cuộc sống hàng ngày để lên án và đánh đối với bộ phận quan lại xấu xa và thống trị. Đoạn trích “Xã trưởng – Mẹ Đốp” thể hiện sự thông minh và bản lĩnh của người phụ nữ trong việc bảo vệ danh dự của mình và đối đầu với quyền thế thống trị của xã trưởng.

1 2,887 07/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: