TOP 10 mẫu Lập dàn ý nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ (2024) SIÊU HAY

Lập dàn ý nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ lớp 10 Chân trời sáng tạo gồm dàn ý và 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 10 hay hơn.

1 31,206 07/10/2024


Lập dàn ý nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ

Đề bài: Lập dàn ý cho đề bài: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ và theo bạn là có giá trị về chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật.

Lập dàn ý nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ (mẫu 1)

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nội dung chính của bài viết: Thiên nhiên và con người trong Cảnh khuya (Hồ Chí Minh).

Cảnh khuya - Hồ Chí Minh

2. Thân bài

Giới thiệu và trích dẫn lần lượt các câu thơ để phân tích, đánh giá.

- Hai câu thơ đầu tiên: miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

+ Hình ảnh “tiếng suối”: Vào ban đêm, chỉ với ánh trăng mà nhà thơ cũng có thể thấy được sự trong veo của nước suối.

+ Ánh trăng đêm quả thật rất đẹp, rất sáng. Ánh trăng còn nổi bật hơn ở hình ảnh “trăng lồng cổ thụ” ánh trăng sáng bao quát cả một cây đại thụ lớn kết hợp với tiếng tiếng suối thanh trong như điệu nhạc êm, hát mãi không ngừng.

+ Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa

=> Hình ảnh ánh trăng làm bừng sáng thiên nhiên nơi chiến khi Việt Bắc. Một không gian thiên nhiên huyền ảo vừa có ánh sáng, vừa có âm thanh.

- Câu thơ thứ 3: Khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình.

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ

+ Cảnh đêm trăng tuyệt đẹp như bức họa thế kia thì làm sao mà ngủ được. Phải chăng Người đang thao thức về một đêm trăng sáng với âm thanh vang vọng trong trẻo của núi rừng.

+ Biện pháp tu từ: So sánh.

- Câu thơ thứ 4: Bài thơ kết thúc bằng một lời giải thích ngắn gọn, thẳng thắn nhưng lại rất đáng quý và trân trọng.

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

+ Câu thơ cuối càng làm nổi rõ hơn nguyên nhân không ngủ được của Bác đó là “lo nỗi nước nhà”

+ Sự độc đáo của thơ Hồ Chí Minh là bài thơ kết thúc với một lời giải thích, vô cùng thẳng thắn và ngắn gọn nhưng cũng rất đáng quý trọng. à chân thực, giản dị.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của chủ đề.

Lập dàn ý nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ (mẫu 2)

Mở bài:

– Giới thiệu sơ lược về tác giả: tên tuổi, bút danh, vị trí trong nền văn học, chủ đề sáng tác, phong cách sáng tác, những đóng góp của tác giả đối với phong trào văn học, giai đoạn văn học và nền văn học dân tộc.

– Giới thiệu tổng quát về bài thơ: hoàn cảnh xuất xứ, đại ý, nội dung chính của đoạn thơ/bài thơ. Dẫn vào đoạn thơ, bài thơ cần phân tích: trích lại bài thơ (nếu ngắn) còn khổ thơ thì phải ghi lại tất cả.

Thân bài:

– Khái quát về vị trí trích đoạn hoặc bố cục, mạch cảm xúc chủ đạo của khổ thơ, bài thơ.

– Giới thiệu vấn đề nghị luận và phương hướng nghị luận.

– Phân tích bài thơ/đoạn thơ: trích thơ rồi lần lượt phân tích những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, v.v…. trong từng câu thơ, giải mã đúng từ ngữ, hình ảnh đó để giúp người đọc cảm thấy được những cái hay, cái đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

Lưu ý: Nên phân tích từ nghệ thuật đến nội dung, khi phân tích phải dựa vào từ ngữ có trong bài thơ, hoàn cảnh ra đời, phong cách sáng tác của tác giả để tránh suy diễn miên man, không chính xác.

Cảm nhận 14 câu thơ đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

* Cụ thể:

Phân tích khổ thơ thứ nhất:

+ Nêu nội dung chính của khổ thơ thứ nhất:

(Trích thơ…)

+ Áp dụng các thủ pháp phân tích thơ để phân tích những hình ảnh, từ ngữ, biện pháp nghệ thuật tu từ, nhịp điệu, v.v… trong từng câu thơ; giải mã những từ ngữ, hình ảnh đó có ý nghĩa gì, nó hay, đặc sắc ở chỗ nào?

+ Liên hệ, so sánh với những bài thơ cùng chủ dề.

+ Đoạn dẫn chuyển ý sang khổ thứ hai.

– Phân tích khổ thơ thứ hai:

+ Cách làm bốn bước tương tự khổ thứ nhất.

+ Rồi cứ tiếp tục như thế đến hết bài.

(Lưu ý: đôi khi có thể phân tích hai khổ thơ cùng một lúc nếu hai khổ thơ cùng một ý nghĩa)

– Nhận xét đánh giá bài thơ:

+ Đánh giá về nội dung, tư tưởng của bài thơ. (Nét đặc sắc về nội dung của bài thơ là gì? Thành công/hạn chế?)

+ Đánh giá về nghệ thuật biểu hiện đặc sắc (Thành công/hạn chế?)

+ Đánh giá về phong cách tác giả. (Qua bài thơ em thấy tác giả là người như thế nào; có thể nói thêm những đặc điểm về phong cách nghệ thuật và đóng góp của nhà thơ trên văn đàn lúc bấy giờ).

Kết bài:

+ Khẳng định lại toàn bộ gia trị về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

+ Liên hệ bản thân và cuộc sống (nếu có).

Lập dàn ý nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ (mẫu 3)

Hướng dẫn lập dàn ý: Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”, thơ của bà là tiếng nói bênh vực cho quyền sông của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Bài nghị luận này các em cần chú ý đưa ra lời nhận xét đánh giá của bản thân em về nội dung và nghệ thuật của bài thơ dựa trên sự phân tích, đánh giá của em và các nhà nghiên cứu.

VHNT: Nữ sĩ Hồ Xuân Hương

– Giới thiệu bài thơ, ý nghĩa khái quát của bài thơ.

– Mượn hình ảnh quả cau và miếng trầu, Hồ Xuân Hương bộc lộ một tâm sự sâu kín về thân phận nhỏ bé, hèn mọn của người phụ nữ.

– Qua cách mời trầu, thể hiện cái tôi cá nhân đầy trịnh thượng, đề cao vai trò của người phụ nữ, lòng khao khát hạnh phúc lứa đôi trong xã hội phong kiến.

– Vận dụng tài tình thành ngữ dân gian trong việc diễn đạt và thể hiện cảm xúc.

Bài thơ là một sáng tạo mới mẻ của Hồ Xuân Hương trong việc đòi quyền sông, quyền hạnh phúc cho người phụ nữ. Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn ngủi nhưng chứa đựng một tâm sự tinh tế và sâu sắc.

Lập dàn ý nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ (mẫu 4)

Hướng dẫn lập dàn ý

a. Mở bài

– Trăng là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao nhiêu thi nhân từ xưa cho đên nay, ánh trăng như người bạn tri kỉ.

– Hồ Chí Minh tìm đến trăng như một nguồn cảm hứng để tạm quên đi những vất vả. Bài thơ Cảnh Khuya là một bức tranh thiên nhiên đẹp.

Xem thêm: Phương Trình Hóa Học Chương Nitơ Photpho, Bài Tập Chuỗi Phản Ứng

Xem thêm: Cách Tính Mật Độ Xây Dựng Nhà Ở, Quy Định Về Mật Độ Xây Dựng 2020 Như Thế Nào

(Học sinh trích nguyên văn bài thơ)

b. Thân bài

– Hai câu thơ đầu: Khắc họa một không gian tĩnh lặng, một đêm khuya trong khu rừng ở chiến khu Việt Bắc.

– Dưới cái nhìn của thi sĩ, thiên nhiên hiện lên như một bức tranh phong cảnh thật đẹp, chìm đắm say sưa trong khung cảnh của đất trời.

– Cảnh vật, âm thanh được khắc họa:

+ Tiếng suối rì rầm như tiếng hát nhẹ nhàng trong trẻo, ngân vang khắp núi rừng.

+ Ánh trăng vàng; ánh trăng sắng chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh.

-> Sự hòa quyện, kết hợp của hai hình ảnh tạo nên bức tranh lấp loá, lúc ẩn lúc hiện. Hoa lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cây cổ thụ, trăng tràn vào hoa.

-> Một bức tranh thiên nhiên độc đáo tràn đầy sức sống.

– Nghệ thuật lấy động tả tĩnh, lấy tiếng suối để gợi tả sự yên tĩnh, vắng lặng của đêm khuya ở chiến khu Việt Bắc.

– Hai câu thơ cuối: Một tâm hồn đang trằn trọc “chưa ngủ” vì một lẽ rất cao cả “lo nỗi nước nha’:

– Hai câu thơ cuối giúp ta thấy rõ hơn con người của Bác. Một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng lại luôn lo cho sự nghiệp của đất nước.

-> Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của thi nhân, của vị lãnh tụ.

– Lo cho nước nhưng vẫn luôn hướng tới thiên nhiên: Thiên nhiên chính là người bạn giúp Người khuây khoả.

-> Người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên. Và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao.

c. Kết bài

– Bài thơ đã vẽ nên một bức tranh phong cảnh thiên nhiên tươi mát, sông động bằng những hình ảnh thơ độc đáo, giàu sức sáng tạo.

– Bài thơ là sự kết hợp giữa cảm hứng trữ tình lãng mạn và cảm hứng cách mạng, một phong cách thơ quen thuộc của Hồ Chí Minh.

Lập dàn ý nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ (mẫu 5)

A. MỞ BÀI

Thường theo cách gián tiếp và thường gồm hai bước:

Bước 1: Có thể theo thao tác diễn dịch, quy nạp hoặc so sánh...

- Nếu dùng thao tác diễn dịch thì có thể dẫn vào đề theo ba cách sau:

Giới thiệu khái quát về thân thế, sự nghiệp của tác giả, về tác phẩm hoặc chỉ iới thiệu tác phẩm, giá trị của tác phẩm.

Giới thiệu hoàn cảnh lịch sử, xã hội, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

Giới thiệu xuất xứ của tác phẩm (hoặc đoạn trích)

Bước 2: Chép nguyên văn tác phẩm hay đoạn trích (nếu ngắn) hoặc chép câu đầu, câu cuối, ở giữa hai câu này có một hàng dấu chấm lửng (nếu là tác phẩm, đoạn trích khá dài) hoặc giới thiệu nhân vật, khía cạnh phân tích (nếu đề ra yêu cầu phân tích một nhân vật hay một khía cạnh về nội dung nghệ thuật của tác phẩm).

B. THÂN BÀI

Đây là phần phân tích chi tiết tác phẩm. Có thể phân tích theo một trong ba cách đã nói ở trên.

- Cách cắt ngang'. thường áp dụng cho một bài thơ ngắn hoặc tác phẩm có bố cục, đoạn mạch rõ ràng.

- Cách bổ dọc. thường áp dụng cho tác phẩm tự sự.

- Cách kết hợp cắt ngang với bổ dọc. thường áp dụng cho tác phẩm mà nhiều ý tưởng đan xen vào nhau khó tách bạch thành từng đoạn mạch theo ý được.

Lưu ý:

* Nếu phân tích tác phẩm trữ tình phần thân bài có thè vận dụng cách sau:

- Nêu chủ đề tác phẩm.

- Phân tích giá trị nội dung của tác phẩm.

- Phân tích giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

- Đánh giá, nhận xét chung.

* Nếu phân tích tác phẩm tự sự phần thân bài có thể vận dụng cách sau:

- Khái quát chủ đề tác phẩm.

- Phân tích đoạn mạch chủ yếu của tác phẩm (trên cơ sở chủ đề, có thể tìm ý trong bài thơ để phân tích. Có thể phân tích theo ý nhỏ, có thể phân tích theo khổ thơ. Khi phân tích nên đi từ việc phát hiện từ ngữ, hình ảnh thơ, những biện pháp nghệ thuật để đến cái đích là bộc lộ nội dung tác phẩm. Những ý nhỏ trong phần phân tích này bao giờ cũng được sắp xếp mạch lạc, hợp lí góp phần bộc lộ chủ đề.)

- Nhận xét đánh giá.

* Dạng tổng quát phần thân bài của kiểu bài phân tích tác phẩm văn học như sau:

(I) Phân tích tác phẩm (hoặc đoạn trích)

(1). Nêu chủ đề và phân tích ý nghĩa của chủ đề (nhận xét khái quát bước đầu)

(2). Phân tích các khía cạnh (ý) của chủ đề:

a) Khía cạnh 1:

- Nêu ý

- Phân tích các chi tiết biểu hiện theo hướng kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật.

- Tiểu kết, bình giá, chuyển ý.

b) Khía cạnh 2:

- Nêu ý

- Phân tích các chi tiết biểu hiện theo hướng kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật.

- Tiểu kết, bình giá, chuyển ý.

c) Khía cạnh 3:

- Nêu ý

- Phân tích các chi tiết biểu hiện theo hướng kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật.

- Tiểu kết, bình giá, chuyển ý.

(3) Tổng hợp các khía cạnh đã phân tích ớ trên.

(II) Đánh giá tác phẩm (hoặc đoạn trích)

(1) Nêu giá trị của tác phẩm:

(a) Giá trị nội dung.

(b) Giá trị nghệ thuật.

(c) Giá trị của đoạn trích trong việc biểu hiện tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm).

(2) Nêu giá trị của tác phẩm lúc ra đời và hiện nay.

- Đối với cuộc sống.

- Đối với sự phát triển văn học.

(3). Chỉ ra hạn chế về nội dung, nghệ thuật (nếu có).

C. KẾT BÀI

- Tóm tắt những thành công và hạn chế (nếu có) của tác phẩm để đánh giá chung.

- Phát biểu cảm nghĩ, ấn tượng sâu sắc nhất của bản thân về tác phẩm.

- Rút ra bài học tư tưởng, tình cảm... đối với bản thân.

Lập dàn ý nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ (mẫu 6)

Dàn ý phân tích 8 câu thơ đầu trong bài Việt Bắc

1. Mở Bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu và tác phẩm Việt Bắc.

- Giới thiệu nhận định cần chứng minh

Thân Bài

a. Giải thích ý kiến đánh giá

- Giọng thơ tâm tình ngọt ngào.

- Nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc.

- Dù viết về đề tài chính trị gắn với sự kiện lịch sử tháng 10 năm 1954 nhưng bài thơ Việt Bắc nói chung và tám câu thơ đầu tiên vẫn hiện lên chất chứa cảm xúc của sự ngọt ngào, tha thiết.

b. Phân tích, bình luận về giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc trong 8 câu thơ đầu

- Bốn câu thơ đầu: là lời của những người ở lại - nhân dân Việt Bắc.

Điệp cấu trúc câu: "Mình về mình có nhớ ta?", "Mình về mình có nhớ không?".

Sự láy đi láy lại của câu hỏi tu từ đã xoáy sâu vào nỗi nhớ và sự day dứt khôn nguôi.

"Mười lăm năm ấy" gợi tháng ngày đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi.

Những hình ảnh "cây", "núi", "sông", "nguồn" quen thuộc gợi nhắc lối sống ân nghĩa thủy chung.

→ Giọng điệu tâm tình, thủ thỉ tràn đầy cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến của đồng bào Việt Bắc.

- Bốn câu thơ sau là lời của người đi - các cán bộ chiến sĩ cách mạng.

Đại từ "ai" ngân vang cùng sự "tha thiết" đã nhấn mạnh vào tình cảm, cảm xúc đặc biệt.

Những tính từ miêu tả cảm xúc như "bâng khuâng", "bồn chồn".

Tất cả mọi cảm xúc dường như nén lại: "Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay".

- Giọng điệu tâm tình được tạo nên bởi nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc

Sử dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo và linh hoạt thể thơ lục bát - thể thơ dân tộc.

Kết cấu bài thơ được kiến tạo theo lối đối đáp giao duyên qua cặp đại từ "mình - ta"

c. Đánh giá về giọng thơ và nghệ thuật trong thơ Tố Hữu

- Giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết quyện hòa và gắn bó chặt chẽ với nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc.

- Góp phần thể hiện đặc trưng trữ tình - chính trị trong phong cách thơ Tố Hữu.

- Tạo nên giá trị đặc sắc của tác phẩm Việt Bắc.

3. Kết Bài

Đánh giá về tính trữ tình - chính trị trong thơ Tố Hữu

Lập dàn ý nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ (mẫu 7)

Dàn ý phân tích bài thơ Trao duyên

I. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều: Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc danh nhân văn hóa thế giới, Truyện Kiều được xem là kiệt tác của nền văn học được dịch ra nhiều thứ tiếng.

Giới thiệu đoạn trích Trao duyên: Vị trí, nội dung

II. Thân bài

1. Lời nhờ cậy và thuyết phục Thúy Vân của Thúy Kiều (12 câu thơ đầu)

a. Hai câu đầu: Lời nhờ cậy của Thúy Kiều

* Lời lẽ trao duyên

- Cậy: + Là một thanh trắc với âm điệu nặng nề, gợi sự quằn quại, đau đớn, khó nói >< nhờ, mong (thanh bằng)

+ Cũng mang hàm nghĩa là trông mong, giúp đỡ nhưng cậy còn mang thêm sắc thái hàm ý về sự hi vọng tha thiết, sự gửi gắm đầy tin tưởng

- Chịu: Nài ép, bắt buộc, không thể không nhận >< nhận: mang tính tự nguyện

* Cử chỉ trao duyên

- Lạy, thưa:

Là thái độ kính cẩn, trang trọng với người bề trên hoặc với người mình hàm ơn.

Hành động của Kiều tạo ra sự trang nghiêm, thiêng liêng cho điều sắp nói ra

→ Qua cách nói thể hiện sự thông minh, khéo léo của Thúy Kiều

→ Sự tài tình trong cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du

b. Mười câu tiếp: Lí lẽ trao duyên của Kiều.

* 4 câu thơ tiếp: Kể về mối tình với chàng Kim

- Thành ngữ: “ Giữa đường đắt gánh tương tư”

- Hình ảnh: “Mối tơ thừa”

- Hành động: “ Quạt ước, chén thề”

→ Bằng những thành ngữ, những điển tích, những ngôn ngữ giàu hình ảnh đã vẽ nên một mối tình nồng thắm nhưng mong manh, dang dở và đầy bất hạnh của Kim - Kiều

* 6 câu thơ sau: Những lí do khiến Kiều trao duyên cho em.

- Gia đình Kiều gặp biến cố lớn “sóng gió bất kì”

- Kiều buộc phải chọn 1 trong 2 con đường là “hiếu” và “tình”, Kiều đành chọn hi sinh tình.

→ Kiều đã gợi ra tình cảnh ngang trái, khó xử của mình để Vân thấu hiểu.

- “Ngày xuân em hãy còn dài”

→ Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước

- “Xót tình máu mủ thay lời nước non”

→ Kiều thuyết phục em bằng tình cảm ruột thịt.

- Thành ngữ “Thịt nát xương mòn” và “ Ngậm cười chín suối”: nói về cái chết đầy mãn nguyện của Kiều

→ Kiều viện đến cả cái chết để thể hiện sự cảm kích thật sự của mình khi Vân nhận lời

⇒ Cách lập luận hết sức chặt chẽ, thấu tình cho thấy Thúy Kiều là người sắc sảo tinh tế, có đức hi sinh, một người con hiếu thảo, trọng tình nghĩa.

- Nội dung: 12 câu thơ đầu là diễn biến tâm trạng phức tạp của Kiều trong lúc nói lời trao duyên

- Nghệ thuật: Sử dụng các điển tích, điển cố, các thành ngữ dân gian, ngôn ngữ tinh tế, chính xác giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.

Lập dàn ý nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ (mẫu 8)

Kiều trao kỉ vật và dặn dò Vân (14 câu thơ tiếp theo)

a. Sáu câu đầu: Kiều trao kỉ vật

- Kỉ vật; Chiếc vành, bức tờ mây

→ Kỉ vật đơn sơ mà thiêng liêng, gợi quá khứ hạnh phúc.

- Từ “giữ - của chung – của tin”

“Của chung” là của Kim, Kiều nay là cả của Vân nữa

“Của tin” là những vật gắn bó gợi tình yêu thiêng liêng của Kim – Kiều: mảnh hương, tiếng đàn

→ Thể hiện sự giằng xé trong tâm trạng Thúy Kiều. Kiều chỉ có thể gửi gắm mối duyên dang dở cho Vân chứ không thể trao hết tình yêu mặn nồng xưa kia giữa nàng và Kim Trọng.

b. Tám câu thơ tiếp: Lời dặn dò của Kiều

* Kiều dự cảm về cái chết

- Hàng loạt các từ ngữ, hình ảnh gợi về cái chết: hiu hiu gió, hồn, nát thân bồ liễu, dạ đài, người thác oan

→ Dự cảm không lành về tương lai, sự tuyệt vọng tột cùng. Kiều tưởng tượng ra cảnh mình chết oan, chết hận. Hồn không sao siêu thoát được bởi trong lòng đang nặng lời thề ước với Kim Trọng

→ Ta thấy được sự đau đớn, đầy tuyệt vọng của Kiều, đồng thời thể hiện tấm lòng thủy chung một lòng hướng về Kim trọng của Kiều

* Thúy Kiều dặn dò Thúy Vân

- “Đền nghì trúc mai”: Đền ơn đáp nghĩa.

- “Rưới xin giọt nước”: Tẩy oan cho chị.

→ Nỗi bứt rứt, dằn vặt trong lòng Kiều. Lúc này, Kiều như càng nhớ, càng thương Kim Trọng hơn bao giờ hết.

Tóm lại: Nội dung: 14 câu thơ tiếp là một khối mâu thuẫn lớn trong tâm trạng Thúy Kiều: trao kỉ vật cho em mà lời gửi trao chất chứa bao đau đớn, giằng xé và chua chát.

- Nghệ thuật: Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm, độc thoại nội tâm.

Lập dàn ý nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ (mẫu 9)

Tám câu thơ cuối: Kiều trở về thực tại đau xót khi nhớ tới Kim Trọng

- Hình thức: Lời thơ chuyển từ đối thoại sang độc thoại

- Tâm trạng: Nàng ý thức rõ về cái hiện hữu của mình: “trâm gãy gương tan”, “tơ duyên ngắn ngủi”, “phận bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi lỡ làng”

→ Hình ảnh gợi tả số phận đầy đau khổ, dở dang, bạc bẽo, lênh đênh trôi nổi

- Nghệ thuật đối lập: quá khứ >< hiện tại

→ Khắc sâu nỗi đau của Kiều trong hiện tại.

- Các hành động

Nhận mình là "người phụ bạc"

Lạy: cái lạy tạ lỗi, vĩnh biệt khác với cái lạy nhờ cậy lúc đầu

Hai lần gọi tên Kim Trọng: tức tưởi, nghẹn ngào, đau đớn đến mê sảng.

→ Kiều quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến người khác, đó chính là đức hy sinh cao quý

♦ Tiểu kết

- Nội dung: Tâm trạng đau đớn đến cùng cực của Thúy Kiều khi hường về tình yêu của mình và Kim Trọng.

- Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ biểu cảm, thành ngữ, câu cảm thán, các điệp từ.

III. Kết bài

Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích

Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân: Đây là trích đoạn hay và cảm động nhất của Truyện Kiều, đem lại nhiều xúc cảm nơi người đọc.

Lập dàn ý nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ (mẫu 10)

Dàn ý phân tích bài thơ Đây mùa thu tới (Xuân Diệu).

1. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm.

- Mùa thu là mùa của thi ca và cũng là mùa của bất kì loại hình nghệ thuật nào. Với văn chương, mùa thu cũng là mảnh đất riêng của thơ.

- Đây mùa thu tới là bài thơ hay viết về đề tài mùa thu.

- Bài thơ không những thành công trong việc diễn tả được bức tranh thu sinh động, ấn tượng mà còn thể hiện được tài năng về nghệ thuật thơ đỉnh cao của tác giả Xuân Diệu.

2. Thân bài: Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ:

* Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình:

(Chủ đề, mạch cảm xúc, hình ảnh, điểm nhìn…)

- Đây mùa thu tới” được rút từ tập “Thơ thơ” xuất bản 1938, là một đại diện tiêu biểu cho nền thơ ca trước Cách mạng. Bài thơ chính là khung cảnh đất trời với “hơi thở” man mác buồn cùng với đó là nỗi bâng khuâng của người thiếu nữ khi mùa thu về.

- Âm hưởng chung của bài thơ là vừa diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng, thầm vui khi thu về, đồng thời bộc lộ nỗi buồn man mác trước sự đổi thay của đất trời, của cái đẹp chợt đến đã vội tàn.

- Bài thơ được chia làm bốn khổ, mỗi khổ đều có một hình ảnh trung tâm và cũng đều bộc lộ sự tinh tế của Xuân Diệu khi cảm nhận sự thay đổi của vạn vật trong từng khoảnh khắc thời gian. Do vậy, khi tiếp cận bài thơ, chúng ta có thể cảm nhận theo từng khổ thơ thpoong qua các hình ảnh trung tâm và chú ý tới đặc tính thời gian của bài thơ.

* Phân tích đánh giá sự phát triển của hình tượng chính và tính độc đáo của các phương diện ngôn từ.

- Nhan đề bài thơ "Đây mùa thu tới"

+ Bước đi một đi không trở lại của thời gian, mùa thu như hiện hữu ngay trước mắt người đọc với sự chuyển động hữu hình

+ Tâm hồn của nhà thơ nắm lấy từng khoảnh khắc để rồi hồn thơ bắt gặp hồn thu...

* Sự phát triển của hình tượng chính

- Hình ảnh mở đầu: "Rặng liễu... ngàn hàng":

+ Cảm quan nghệ thuật mới mẻ của nhà thơ, lấy con người làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của thiên nhiên

+ Nỗi buồn của thi nhân thấm vào cảnh vật

- Hồn thu hiện lên với những nét hao gầy và rơi rụng qua hình ảnh "Với lá mơ phai... vàng" => Gợi sự tàn phai trong vẻ đẹp rực rỡ

+ "Áo mơ phai": Là hình ảnh cho thấy sự cảm nhận tinh tế của tác giả về sắc màu
=> Bước đi vô hình và nhẹ nhàng của thời gian cũng như sự đổi thay linh diệu của đất trời khi thu sang hiển hiện qua từng sắc lá, dáng cây

- Xuân Diệu mở rộng biên độ của tâm hồn và vận dụng mọi giác quan để nắm bắt lấy những ý niệm vô hình, biến chúng thành hữu hình:

"Những luồng... mỏng manh"

+ Bắt trọn từng khoảnh khắc để bắt lấy sự đổi khác và cái cựa mình của thiên nhiên

+ Sử dụng phụ âm "r" trong "run rẩy rung rinh" => tạo giá trị thẩm mĩ và chứa những ý niệm về sự tinh tế

+ "Đã nghe... trong gió": Động từ "luồn" kết hợp với biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được vận dụng tài tình để cụ thể hóa cái rét.

- Tô điểm cho mùa thu một nỗi buồn từ bên trong:

+ Hình ảnh đầy thi vị: "nàng trăng ngẩn ngơ", "uất hận chia tay", "thiếu nữ buồn không nói"

+ Mùa thu với hai nét vẽ: Thu trên bầu trời như "nàng trăng tự ngẩn ngơ", thu dưới mặt đất như "người thiếu nữ buồn không nói"

=> Phong vị buồn man mác và mang đậm màu sắc chia li, tiễn biệt.

* Tính độc đáo của các phương diện ngôn từ:

- Việc vận dụng các từ láy độc đáo: đìu hiu, rung rinh, mỏng manh, ngẩn ngơ.

- Cách diễn đạt câu mới lạ: Hơn một loài hoa -> chú ý đến nhiều loại chứ không phải một loại…

- Sử dụng các giác quan để cảm nhận mùa thu: Thị giác, thính giác, xúc giác…

- Cách sử dụng từ ngữ mới lạ và độc đáo: …

* Phân tích, đánh giá nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác khác cùng đề tài, chủ đề, thể loại

- Cũng viết về đề tài mùa thu – một đề tài quen thuộc của thơ ca Việt Nam. Nhưng cái thu trong bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu không giống với cảnh thu, trời thu, sắc thu truyền thống trong chùm thơ Thu của Nguyễn Khuyến.

- Với “Đây mùa thu tới”, nhà thơ Xuân Diệu đã cho độc giả thấy cảm quan cực kì xuất sắc trong việc quan sát, miêu tả cảnh vật khi mùa thu tới.

- Bài thơ không những có đầy đủ hình ảnh, cảnh sắc mà còn chất chứa tình thu.

3. Kết bài: Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ.

- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

- Nêu cảm nghĩ của bản thân về những cảm nhận tinh tế của Xuân Diệu trước thiên nhiên trong Đây mùa thu tới.

1 31,206 07/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: