TOP 5 mẫu Nghị luận phân tích Thần Mưa (2024) SIÊU HAY

Nghị luận phân tích Thần Mưa lớp 10 Chân trời sáng tạo gồm dàn ý và các bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 10 hay hơn.

1 11,299 07/10/2024
Tải về


Nghị luận phân tích Thần Mưa

Đề bài: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm truyện Thần Mưa.

Nghị luận phân tích Thần Mưa (mẫu 1)

Trong nền văn hóa của dân tộc Việt Nam, từ bao đời nay, ông cha ta luôn lưu truyền những câu chuyện thần thoại kỳ ảo huyền bí để có thể giải thích cho sự hình thành quê hương đất tổ. giải thích được cho con cháu đời sau về sự hình thành của trời đất, của nước non hùng vĩ. Trong hệ thống thần thoại đó, ông cha ta đã giải thích về việc sáng lập vũ trụ. Và tác phẩm Thần Trụ Trời là mở đầu, tiếp theo là một loại các thần thoại khác như Thần Mưa, Thần Biển, Thần Mặt Trời, Mặt Trăng lần lượt ra đời. Tiếp chân của những thần thoại khai phá ra vũ trụ kia là các thần thoại về các vị thần sáng tạo ra muôn loài….

Viết bài văn phân tích, đánh giá truyện Thần Mưa - Phân tích tác phẩm Thần  Mưa

Qua tác phẩm Thần Trụ Trời, ta có thể biết được để tách biệt trời đất như ngày nay. Thần trụ trời đã phải đào đất, khiêng đá đắp thành cột để chống trời, từ đó mới hình thành ra các vị thần khác cùng thần trụ trời cai quản. và một trong các vị thần cùng cai quản và nối tiếp cho khoảng vũ trụ được hình thành đó có sự sống thì phải kể đến vị Thần Mưa - vị thần tạo ra sự sinh thái cân bằng cho trời đất, là tiền đề duy trì sự sống cho muôn loài do các vị thần sáng tạo ra muôn loài tạo lên.

Đầu tác phẩm, tác giả đã giải thích vị Thần Mưa có hình rồng, thường bay lượn xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời để tạo ra mưa. Qua lời giải thích đó, ta có thể biết được vị thần có hình dáng là một con rồng, được Trời giao phó là hút nước dưới trần thế để tạo ra mưa cho loài người cày cấy, sinh hoạt. Cho cây cỏ sinh sôi và phát triển, muôn thú có nước để duy trì hệ sinh thái của mình. Đây là một công việc vô cùng quan trọng, ấy nhưng vị thần này lại có tính hay quên, có vùng đất cả năm không ghé mặt để phân phát nước khiến nhiều vùng bị hạn hán nghiêm trọng. Muôn thú, cỏ cây khó có thể duy trì sự sống. Điều đó được tác giả nói rõ “Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán ở hạ giới, có vùng lại đến luôn, làm thành lụt lội. Do đó mà có lần ở hạ giới phải lên kiện trời vì Thần Mưa vắng mặt lâu ngày”. Qua đó ta có thể thấy rõ vị Thần này đãng trí đến nỗi khiến Muôn loài ở các vùng đất hạn hán đó bất mãn đến mức nào, khiến họ phải kiện đến cả trời xanh. Điều này được thể hiện khá rõ tại tác phẩm “cóc kiện Trời”, bởi sự trễ nải này mà khiến cỏ cây héo úa, muôn thú khát khô cả cổ chỉ vì sự vắng mặt lâu ngày của Thần Mưa.

Nhưng tiếp đó, tác phẩm cũng đã giải thích một phần lí do sự trễ nải này của thần Mưa “Công việc phân phối nước cho khắp mặt đất rất nặng nề, một mình thần Mưa có khi không làm hết”. Một phần vì tính hay quên của Thần, một phần vì trời đất bao la rộng lớn quá, công việc nặng nhọc này cũng chỉ có mỗi Thần đảm nhiệm nên nhất thời lo không xuể. Chính vì lo không hết khiến công việc quá tải, muôn loài oán than. Vì để giảm bớt gánh nặng cho Thần Mưa, cũng như xoa dịu được sự nóng giận của muôn loài dưới hạ dưới, nên Trời đã mở cuộc thi chọn loài giúp sức cho công việc của Thần Mưa qua việc mở cuộc thi chọn giống loài thủy tộc có tài năng để giúp Rồng hút nước tạo mưa. Cuộc thi được Nhà Trời chọn địa điểm là ở cửa Vũ (Vũ Môn) thuộc tỉnh Hà Tĩnh ngày nay để có thể lên Thần hóa rồng trợ giúp Nhà Trời và Thần Mưa tạo mưa cho muôn loài.

Mồng ba cá đi ăn thề,
Mồng bốn cá về cá vượt Vũ Môn

Qua hai câu thơ trên, cho thấy Nhà Trời rất coi trọng cuộc thi này, vì trước kia khi mới sáng lập ra trời và đất, công việc tạo mưa là do đích thân Trời làm để cho muôn loài, cỏ cây phía dưới tồn tại sinh sống và làm ăn. Sau đó vì đất trời tạo ra bao la quá, công việc khó nhọc không thể đảm nhiệm được nữa nên mới sai rồng lấy nước để làm ra mưa. Nhưng trong chính tác phẩm cũng đã nêu rõ vì số lượng rồng trên trời quá ít không thể đảm nhiệm nổi công việc nên Trời đã ban lệnh Xuống cho Thủy Phủ để kén chọn loài có thể cùng rồng làm công việc điều hòa sự sống cho muôn loài.

Qua lời bộc bạch của tác giả qua từng câu chữ trong tác phẩm, ta có thể thấy được yếu tố kỳ ảo của tác phẩm, sự sinh động từng câu chữ khiến cho tác phẩm thật sinh động hiện ra trước mắt để có thể đi sâu vào tâm hồn người đọc.

Tác phẩm thể hiện rõ yếu tố truyền kỳ qua từng câu chữ qua việc vua Thủy Tể loan tin để cho muôn loài dưới Thủy cung ganh đua mà dự thi. Cuộc thi được phân chia làm ba kỳ, mỗi kỳ lại tăng một độ khó khác nhau mỗi kỳ vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức đủ tài, vượt được cả ba đợt, thì mới lấy đỗ mà cho hóa Rồng” có thể thấy tính chất của cuộc thi nghe thì dễ nhưng mà thực hiện thì khó qua việc phải vượt qua cả ba đợt sóng mới lấy làm đỗ để có thể hóa rồng. Cả một đoạn của tác phẩm đã thể hiện cảnh tượng tranh tài của bao loài Thủy sinh dưới nước thể hiện hết sức mình nhưng đều bị loại cả vì không thể vượt qua đợt sống. Từ “sống” được đặt ở cuối câu như vậy để thể hiện tính chất của cuộc thi thật khắc nghiệt, để có thể vượt qua cuộc sát hạch này, với mong muốn được hóa rồng mà có thể nhiều loài đã từ bỏ mạng sống của mình. Có loài cá rô nhảy qua được một đợt nên chỉ được một điểm, điều này khiến cá rô nhà ta mất đi cơ hội hóa rồng đành phải về yên vị ở đồng như trước. Tiếp đến, có con tôm nhảy qua được hai đợt hóa được một nửa rồng rồi, điều đó được tác giả nêu rõ “Có con tôm nhảy qua được hai đợt, ruột, gan, vây, vẩy, râu, đuôi đã gần hóa Rồng thì đến lượt thứ ba, đuối sức ngã bổ xuống lưng cong khoăm lại và chất thải lộn lên đầu.” Qua câu từ như vậy, ta cũng có thể hiểu được lí do tại sao tôm lại bơi giật lùi, thân cong và chất thải lại bị lộn lên đầu như vậy. Qua lời kể trên, ta đã học hiểu được nhiều điều qua lời kể đầy xúc tích, dễ hiểu đến như vậy qua việc diễn tả tôm, cá rô, cá chép vượt qua như thế nào. Điều đó ngầm ý muốn cho khung cảnh cuộc thi trở lên sinh động trước mắt người đọc.

Sau nhiều đợt tuyển chọn, tưởng chừng chẳng có con vật nào có thể qua được. Đến lượt cá chép vào thì vô cùng thuận lợi. Tác giả đã dùng từ “ào ào” đề diễn tả sự thiên tàng địa lợi của cá chép, cá chép nhờ đó mà vượt cả ba phần sát hạch và vào được cửa Vũ Môn. Qua lời miêu tả của tác phẩm, cá chép đỗ, đuôi, râu, sừng tự nhiên đầy đủ như rồng. Một hình dáng oai nghi, cùng với Thần mưa đảm nhiệm công việc ban phát mưa xuống trần thế.

Việt Nam ta hình thành qua bao nhiêu đời nay luôn gắn liền với một kho tàng thần thoại khổng lồ gắn liền với sự hình thành của Đất Việt - sự trường tồn, phồn vinh và lưu truyền muôn đời để thế hệ mai sau có thể biết được sự thiêng liêng của Đất Nước, trong các tác phẩm đó thì Thần Mưa cũng là một trong những thần thoại to lớn luôn trường tồn với thời gian. Nó vẫn luôn tồn tại những giá trị tinh thần mà người xưa muốn gửi gắm lại cho đời sau những giá trị nhân văn của dân tộc, nói lên ước mơ khát vọng vượt qua khó khăn để đạt được danh vọng qua nhân vật Cá chép. Qua đó, mong thế hệ mai sau tiếp nối, giữ gìn và thực hiện.

Em hãy viết một bài văn nghị luận phân tích đánh giá về truyện Thần Mưa

Nghị luận phân tích Thần Mưa (mẫu 2)

Có thể thấy trong nền văn hóa của dân tộc ta, ông cha luôn truyền tai nhau những câu chuyện thần thoại mang nhiều yếu tố kì ảo huyền bí để giải thích cho con cháu sau này về những hiện tượng đời sống quanh ta. Trong những câu chuyện thần thoại được lưu truyền đó có các câu chuyện kể về sự hình thành lên vũ trụ. Đó là các tác phẩm Thần Trụ Trời, Thần Biển, Thần Mưa, Thần Mặt Trời, Mặt Trăng lần lượt ra đời. Qua tác phẩm thần Thần Trụ Trời có nhắc đến Thần Mưa.

Thần Mưa có hình rồng, ông tạo ra mưa bằng cách bay lượn xuống hạ giới uống nước biển, nước sông rồi bay quay lại bầu trời để tạo mưa cho nhân loại. Thần Mưa tạo nên sự cân bằng sinh thái cho hệ thống sinh thái trên Trái Đất., đây cũng là vị thần duy trì sự sống cho toàn nhân loại được các vị thần khác tạo lên. Thần Mưa tạo mưa giúp cho các hoạt động sinh hoạt, nuôi trồng của người dân được thuận lợi hơn. Thần Mưa là vị thần đảm nhiệm công việc vô cùng quan trọng nhưng lại có tính hay quên. Những lúc như vậy, vùng đất không được ông ghé qua sẽ bị hạn hán vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của muôn thú hay cây cỏ ở đó.

Tác phẩm còn giải thích lí do tại sao lại có sự việc như trên là do trần đất quá bao la, rộng lớn mà một một thần Mưa không thể đảm nhiệm được hết. Nhưng lòng dân không hiểu, luôn trách móc, oán than nên Trời đã phải mở một cuộc thi để tìm ra một loài thủy tộc có khả năng hút nước và tạo mưa để giúp Thần Mưa trong công việc. Cửa Vũ (Vũ Môn) thuộc tỉnh Hà Tĩnh chính là địa điểm được chọn làm điểm thi. Nhà Trời rất coi trọng cuộc thi này, vì đó sẽ giúp cuộc sống của muôn loài, sinh vật được sinh sống trên Trái Đất được thuận lợi và bớt khó khăn hơn. Sau nhiều đợt tuyển chọn, cá chép là nhân vật duy nhất có thể thuận lợi vượt qua được cửa Vũ Môn. Tác giả miêu tả ngoại hình của cá chép có đầy đủ yếu tố như rồng - hình dáng toát lên vẻ oai nghi, oai phong. Vì vậy, cá chép đã được đảm nhiệm vai trò ban phát mưa xuống trần thế cùng với Thần Mưa. Các yếu tố kì ảo mà tác giả viết lên khiến cho tác phẩm trở nên sinh động, để lại dấu ấn trong lòng người đọc. Cũng là để lí giải hiện tượng gây mưa trên toàn nhân gian này.

Kho tàng truyện thần thoại Việt Nam được gắn liền với quá trình hình thành đất nước, với sự phát triển, phồn vinh và sẽ được lưu truyền mãi đến cho các thế hệ sau này. Nó mang giá trị tinh thần lớn, đó cũng có thể là món quà mà người xưa muốn gửi gắm đến cho thế hệ sau này. Đó là những giá trị nhân văn của cả dân tộc, nói lên được sự khát vọng, ước mơ và kiên cường, mạnh mẽ của cá chép mà vượt qua được tất cả khó khăn trước mắt. Đấy chính là tinh thần, sức mạnh của người con Đất Việt và mong các thế hệ mai sau sẽ luôn tiếp nối những truyền thống tốt đẹp đó.

Thần mưa - Thần thoại Việt Nam

Nghị luận phân tích Thần Mưa (mẫu 3)

Mỗi câu chuyện thần thoại đều mang đến cho chúng ta hiểu biết về một vị thần nào đó. Câu chuyện " Thần mưa" sẽ làm cho chúng ta hiểu rõ về nó và lý giải được về hiện tượng mưa.

Đặc điểm nổi bật của truyện thần thoại là luôn luôn nhân vật chính là một vị thần. Thần mưa có ngoại hình mang hình rồng. Công việc của thần Mưa là bay xuống hạ giới hút hết nước biển, nước sống rồi bay lên trời phun xuống để tưới cho cây cối, muôn loài Nhưng một đặc điểm của thần mưa đó là hay quên. Việc này cũng đã phần nào lý giải được hiện tượng lũ lụt và hạn hán. Có nơi thần mưa quên mà cả vùng đó cả năm không có mưa, đất khi khô cằn, hạn hán. Có vùng lại phun quá nhiều khiến lũ lụt.

Chúng ta đã lý giải được nhiều hiện tượng của thiên nhiên như lũ lụt và hạn hán ở dưới hạ giới. Đó cũng là những kiến thức hữu ích cho cuộc sống của mỗi chúng ta.

Nghị luận phân tích Thần Mưa (mẫu 4)

Trong "Thần thoại Việt Nam", chúng ta thấy được các vị thần hiện lên sống động, chân thực. Trong đó, nổi bật phải nói đến "Thần mưa". Tác phẩm thần trụ trời đã thành công khắc họa thần mưa trong những biện pháp nội dung và nghệ thuật đặc sắc.

Thành công của tác giả dân gian là đã khắc họa chi tiết về hình ảnh thần mưa với hình rồng. Đồng thời, tác giả còn khắc họa hoạt động của thần mưa là lượng xuống hạ giới hút nước biển, nước sống vào bụng rồi tạo mưa. Như vậy, nghệ thuật nhân hóa, nói quá đã làm rõ hành động và chân dung của thần.

Ta hiểu được ý nghĩa của thần là tạo mưa cho muôn loài và giúp muôn vật tốt tươi, phát triển. Công việc của thần quan trọng là thế nhưng thần lại có tính hay quên. Cách tác giả dân gian đặt thần mưa vào những nét tính cách giống con người giúp nhân vật thần thoại trở nên gần gũi hơn với con người. Nhưng nói ra nét tính cách chưa đẹp ấy ở thần Mây không chỉ vì muốn nhắc nhở thần mà còn muốn "minh oan". Lí do thần trễ nải như vậy vì trời đất rộng lớn quá. DO đó, tác giả đã giải thích lí do chọn cá chép giúp đỡ thần công việc. Câu chuyện cá chép hóa rồng đã được giải thích đầy khéo léo và tinh tế. Yếu tố kì ảo đã góp phần giúp cho hình ảnh của thần mưa sinh động, sống động.

Đặc biệt, trong câu chuyện thi cử giữa các loài, tác giả đã làm sống động hơn câu chuyện về thi cử giữa các loài vật. Ba kì thi giữa các con vật là sự nỗ lực để hóa rồng. Các loài đã thi và trượt do không vượt qua thử thách. Cá rô nhảy qua được một đợt thì rơi, tôm nhảy hai đợt thì đuối sức và phải trở lại.

Như vậy, có thể thấy, hình ảnh thần mưa đã được làm rõ hơn bao giờ hết. Nội dung và nghệ thuật trong thần mưa trong tác phẩm đã góp phần giải thích rõ ràng hơn bao giờ hết về thần mưa cũng như thần thoại Việt Nam.

Nghị luận phân tích Thần Mưa (mẫu 5)

Truyện "Thần Mưa" là một tác phẩm văn học đặc sắc của văn hóa Việt Nam, được xây dựng với nội dung và nghệ thuật độc đáo. Truyện khắc họa một câu chuyện về thần mưa, người có khả năng tạo ra mưa để cứu giúp nhân dân trong thời kỳ khô hạn. Bài viết này sẽ phân tích và đánh giá nội dung cũng như nghệ thuật của truyện "Thần Mưa".

Về nội dung, truyện "Thần Mưa" tập trung vào cuộc sống của nhân dân trong một vùng đất khô cằn, khi mưa đã lâu không xuất hiện. Thần Mưa, với khả năng tạo mưa của mình, trở thành hy vọng duy nhất của nhân dân. Tác giả đã khéo léo xây dựng tình huống truyện độc đáo, khiến người đọc không thể rời mắt khỏi từng trang sách. Những tình tiết gây cấn, những trở ngại mà Thần Mưa phải đối mặt đã tạo nên sự hấp dẫn và căng thẳng cho câu chuyện.

Ngoài ra, tác giả còn xây dựng thành công cảnh cho chữ, thủ pháp đối lập trong truyện. Những miêu tả về cảnh thiên nhiên khô cằn và những hình ảnh mưa rơi một cách sống động đã tạo nên sự tương phản đặc biệt. Điều này giúp tăng cường hiệu quả truyền tải thông điệp của tác giả về sự quan trọng của mưa đối với cuộc sống con người.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện "Thần Mưa" cũng đạt đến trình độ cao. Thần Mưa được tạo hình với tính cách mạnh mẽ, quyết đoán và lòng yêu thương sâu sắc đối với nhân dân. Nhân vật này không chỉ là một thần thoại mà còn mang trong mình những nét con người thực tế, gần gũi với độc giả. Điều này giúp tạo nên sự đồng cảm và tương tác tích cực giữa người đọc và nhân vật.

Cuối cùng, kết bài của truyện "Thần Mưa" cũng đáng chú ý. Tác giả đã kết luận lại vấn đề một cách súc tích và sâu sắc, để lại cho người đọc những suy ngẫm về ý nghĩa của mưa và tình yêu thương. Kết bài này giúp tăng cường hiệu quả truyền tải thông điệp của tác giả và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Tóm lại, truyện "Thần Mưa" không chỉ có nội dung hấp dẫn mà còn mang trong mình những nét đặc sắc về nghệ thuật. Từ cách xây dựng tình huống, cảnh cho chữ, nhân vật đến kết bài, tác giả đã thành công trong việc tạo ra một tác phẩm văn học đáng để đọc và suy ngẫm.

1 11,299 07/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: