Top 8 mẫu Phân tích vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện trong một bài thơ mà em đã học (2024) SIÊU HAY

Phân tích vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện trong một bài thơ mà em đã học lớp 12 Cánh diều gồm dàn ý và 8 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 126 08/11/2024


Phân tích vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện trong một bài thơ mà em đã học

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) phân tích vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện trong một bài thơ mà em đã học.

Phân tích vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện trong một bài thơ mà em đã học (mẫu 1)

Trong bài thơ "Ông Đồ," Vũ Đình Liên đã sử dụng tiếng Việt một cách tinh tế và cảm xúc để khắc họa hình ảnh ông đồ xưa cùng những giá trị văn hóa truyền thống đang dần phai nhạt. Với những câu từ giản dị nhưng sâu lắng, ông đã tạo nên bức tranh đầy hoài niệm về một thời đã qua. Câu thơ "Mỗi năm hoa đào nở / Lại thấy ông đồ già" gợi lên khung cảnh mùa xuân ấm áp, trong đó hình ảnh ông đồ với tà áo nâu sồng hiện lên như một biểu tượng của truyền thống văn hóa. Sự lặp lại của từ "mỗi năm" nhấn mạnh tính chu kỳ, không chỉ của mùa xuân mà còn của sự hiện diện quen thuộc của ông đồ. Tiếng Việt trong bài thơ trở nên đầy nhạc điệu và gợi cảm qua những hình ảnh "giấy đỏ buồn không thắm / mực đọng trong nghiên sầu," diễn tả sự tiếc nuối trước cảnh sắc đã từng rực rỡ nay trở nên phai nhạt. Từng chữ, từng câu đều chứa đựng nỗi buồn man mác, thể hiện sự tôn kính và thương tiếc trước những giá trị văn hóa cũ đang dần biến mất. Qua đó, Vũ Đình Liên không chỉ khắc họa vẻ đẹp của tiếng Việt mà còn bày tỏ niềm trăn trở về sự mai một của văn hóa dân tộc.

Phân tích vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện trong một bài thơ mà em đã học (mẫu 2)

Viết về tiếng Việt, đã có biết bao nhà thơ, nhà văn cảm nhận về giá trị và vẻ đẹp của nó, Lưu Quang Vũ cũng vậy, với bài thơ “Tiếng Việt” ông đã đưa ta trở về với nguồn gốc của tiếng Việt, qua đó thể hiện lên sự giàu đẹp của nó. Với những vần thơ giàu sức gợi, cho người đọc thấy được đời sống sinh hoạt, lao động của người Việt - nơi thai nghén, hình thành và nuôi dưỡng tiếng nói dân tộc. Những câu thơ như Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh./Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy, đã thể hiện một hệ thống phong phú các thanh điệu với những âm độ, âm vực, qua đó tiếng Việt có khả năng tạo ra nhiều giai điệu khác nhau: du dương trầm bổng, hào hùng, mạnh mẽ, sâu lắng, thiết tha…Những sắc thái trong tiếng Việt chính là sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam cần cù, nhẫn nại; ân nghĩa, thủy chung; kiên cường, bất khuất.

Phân tích vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện trong một bài thơ mà em đã học (mẫu 3)

Trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá," Huy Cận đã sử dụng tiếng Việt một cách phong phú và sinh động để khắc họa vẻ đẹp hùng vĩ của biển cả và tinh thần lao động hăng say của ngư dân. Những câu thơ như "Mặt trời xuống biển như hòn lửa / Sóng đã cài then, đêm sập cửa" sử dụng hình ảnh so sánh và nhân hóa độc đáo, biến khung cảnh hoàng hôn trên biển trở nên sống động và kỳ vĩ. Ngôn ngữ thơ của Huy Cận trong bài "Đoàn thuyền đánh cá" không chỉ gợi tả cảnh thiên nhiên mà còn truyền tải sức mạnh và niềm lạc quan của con người. Hình ảnh "Cá nhụ, cá chim cùng cá đé / Cá song lấp lánh đuốc đen hồng" sử dụng các từ ngữ giàu hình ảnh và âm thanh, tạo nên một bức tranh sinh động và phong phú về sự đa dạng của biển cả. Tiếng Việt trong bài thơ hiện lên rực rỡ qua những từ ngữ mô tả hành động mạnh mẽ và nhịp điệu hào hùng như "Ta hát bài ca gọi cá vào / Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao," thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng giữa con người và thiên nhiên. Qua bài thơ, Huy Cận không chỉ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên mà còn tôn vinh sức lao động và sự hòa quyện giữa con người và vũ trụ, tất cả được thể hiện qua vẻ đẹp tinh tế của tiếng Việt.

Phân tích vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện trong một bài thơ mà em đã học (mẫu 4)

Trong bài thơ "Bánh trôi nước," Hồ Xuân Hương đã sử dụng tiếng Việt một cách tinh tế và sắc sảo để miêu tả vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ Việt Nam thông qua hình ảnh chiếc bánh trôi. Bằng những từ ngữ giản dị mà giàu sức gợi, bà đã khéo léo lồng ghép những tầng nghĩa sâu sắc về cuộc đời người phụ nữ. Câu thơ "Thân em vừa trắng lại vừa tròn" không chỉ miêu tả ngoại hình chiếc bánh trôi mà còn tôn vinh vẻ đẹp thanh khiết, tròn đầy của người phụ nữ. Cách dùng thành ngữ dân gian "bảy nổi ba chìm" diễn tả sự lận đận, truân chuyên trong cuộc sống, gợi lên nỗi niềm thương cảm sâu sắc. Điểm đặc biệt trong bài thơ này là cách Hồ Xuân Hương kết hợp nhuần nhuyễn giữa hình ảnh và ngôn từ, vừa tạo nên vẻ đẹp hình thức vừa chuyển tải những thông điệp đầy nhân văn. Tiếng Việt trong bài thơ trở nên uyển chuyển, mềm mại nhưng cũng đầy mạnh mẽ, thể hiện tài năng và tâm hồn sâu sắc của "Bà chúa thơ Nôm".

Phân tích vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện trong một bài thơ mà em đã học (mẫu 5)

Trong bài thơ Tiếng Việt, nhà thơ Lưu Quang Vũ viết:

Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.

Đoạn thơ trên nói về sự đa dạng phong phú của thanh điệu tiếng Việt. Tiếng Việt là thứ ngôn ngữ hay, giàu âm điệu nhưng cũng rất khó bởi hệ thống thanh điệu với 6 dấu thanh: thanh ngang, thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã và thnah nặng. Những thanh điệu này khiến cho lời nói có giai điệu gợi hình, gợi thanh, gợi cảm, có ý nghĩa sâu xa, có khả năng diễn tả mọi phương diện, mọi cung bậc cảm xúc của cuộc sống, con người Việt một cách giản dị, gần gũi. Cũng nhờ có dấu thanh mà tiếng nói trầm bổng như bản nhạc tha thiết, nói nghe như hát “Đất nước mình ôi đẹp biết bao/ từng ngọn núi, con sông mang trong mình cái tên bất bủ/ Tôn Đức Thắng, Hồ Chí Minh vẫn còn vang vọng…”. Mỗi lời nói cũng giống như lời hát thì thầm, trầm bổng vang vọng giữa đất trời, ấy là nhờ sự giàu có, phong phú của thanh điệu Tiếng Việt. Bản thân mỗi người cần có ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ, bảo vệ và phát triển Tiếng Việt.

Phân tích vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện trong một bài thơ mà em đã học (mẫu 6)

Có thể nói tếng Việt giàu đẹp và rất hay vì nó thỏa mãn nhu cầu trao đổi tình cảm ý nghĩ giữa người với người, thỏa mãn yêu cầu của đời sống văn hóa ngày một phức tạp. Chúng ta có thể chứng minh luận điểm trên bằng những tác phẩm văn chương đã học”. Đoạn thơ sau trong “Chinh phụ ngâm khúc” là một ví dụ:

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?” 

Các sắc thái xanh được miêu tả một cách tài tình trong câu thơ. Giữa hai đầu xa cách giờ đây là một màu xanh bất tận. Ở khổ thơ trên, tác giả đã mượn những địa danh quen thuộc trong văn chương cổ như Hàm Dương, Tiêu Tương (dẫu chỉ là ước lệ) để diễn tả độ xa cách, nhưng đến khổ thơ cuối này thì sự xa cách đã tới độ bóng người đi hoàn toàn mất hút vào ngàn dâu xanh ngắt. Trớ trêu thay, cái màu xanh vốn tượng trưng cho sức sống và hy vọng ấy trong tình cảnh này chỉ gợi nên một không gian mênh mang nhuốm màu li biệt. Tiếng Việt vừa có khả năng mang tính nhạc, thanh điệu vậy nên sự giàu đẹp và phong phú của tiếng Việt là niềm tự hào của dân tộc.

Phân tích vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện trong một bài thơ mà em đã học (mẫu 7)

Tiếng Việt chúng ta gồm có một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú. Tiếng ta lại giàu thanh điệu. Giọng nói của người Việt Nam, ngoài hai thanh bằng (âm bình và dương bình) còn có bốn thanh trắc. Do đó, tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng. Điểm hình như trong câu thơ:

“Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như hạt chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”

Có thể hiểu của một chàng trai, một sáng sớm nào đó ra thăm đồng, thấy cánh mênh mông bát ngát và cô thôn nữ trẻ trung. Chàng trai đã ngợi ca vẻ đẹp của cánh đồng, vẻ đẹp của cô gái và coi đó là cách bày tỏ tình cảm tha thiết của mình. Bài này có những dòng thơ khác thường, kéo dài tới 112 tiếng để đặc tả cánh đồng. Các điệp ngữ, đảo ngữ và phép đối xứng (đứng bên ni đồng - đứng bên tê đồng,mênh mông bát ngát - bát ngát mênh mông) gợi cho người đọc cảm giác nhìn ở phía nào cũng thấy cánh đồng trải rộng đến tận chân trời, bao la, đẹp đẽ và đầy sức sống. Cô gái được so sánh với hình ảnh quen thuộc của quê hương: “Thân em như chẽn lúa đòng đòng/Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”. Giữa người và cảnh có sự tương đồng ở nét trẻ trung, phơi phới sức xuân. Bài ca dao đã thể hiện được chất nhạc du dương cùng sự uyển chuyển trong câu tiếng Việt. Dẫn chứng này làm cho lập luận của tác giả về vẻ đẹp của tiếng Việt càng thêm chặt chẽ.

Phân tích vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện trong một bài thơ mà em đã học (mẫu 8)

Sự giàu đẹp của tiếng Việt thể hiện trong tục ngữ, ca dao, là ở tiếng nói của các nhà văn, nhà thơ lớn đã được đẽo gọt, trau chuốt và nâng lên đến mức nghệ thuật. Có có thể là tục ngữ ca dao về lao động sản xuất “Nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống”, “Cày đồng đang buổi ban trưa - Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày...” về học tập “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. “Học ăn, học nói học gói, học mở”; về cách sống “Thương người như thể thương thân”, “Uống nước nhớ nguồn”... Trong kho tàng tục ngữ ca dao ấy, có những câu thực sự là những viên ngọc sáng ngời lên vẻ đẹp lung linh:

“Hỡi cô tát nước, bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.”

Một câu ca dao mở ra một bức tranh lao động đầy chất thơ, đồng thời cũng là một lời tỏ tình độc đáo, ý nhị. Câu ca dao đưa ta vào một không gian yên tĩnh, hư ảo của đêm trăng, ánh trăng tỏa chiếu xuống cánh đồng có một cô gái đang tát nước. Âm thanh của từng gầu nước như đẩy không gian thêm cao hơn, rộng hơn. Ánh trăng theo từng gầu nước cũng là múc “ánh trăng vàng”. Ánh trăng theo từng gầu nước lại đổ tràn lên ruộng, vỡ ra, tan ra, lấp loáng. Thời gian đã về khuya lắm. Về khuya nên mới chỉ có âm thanh của từng gầu nước và tiếng nói của người con trai hỏi cô gái. Chàng trai hỏi cô trong ngỡ ngàng, tiếc nuối. “Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?”. Ánh trăng chiếu xuống nước đẹp quá, thể mà cô múc nó đổ đi. Đúng là chỉ có tâm hồn đẹp mới nhìn thấy vẻ đẹp này, thậm chí phải là tâm hồn nghệ sĩ mới có sự tiếc nuối cho cái đẹp kia. Một lời trách bóng gió: cô đang làm mất đi cái đẹp đấy! Nhưng ánh trăng vẫn cứ vô tư tỏa sáng để cô múc từng “gầu trăng”. Cô cũng đang tạo ra cái đẹp! Trách mà lại khen! Cô gái thì im lặng, im lặng vì chàng trai đã khéo gợi nên ở cô cảm xúc về cái đẹp, sự im lặng có thể là sự đồng tình tiếp nhận, và nhiều khi không nói mới là nói được nhiều nhất. Đúng là một câu ca dao thật đẹp

1 126 08/11/2024


Xem thêm các chương trình khác: