Top 10 mẫu Giới thiệu vẻ đẹp của đất nước trong cảm nhận của nhà thơ Trần Vàng Sao (2024) SIÊU HAY

Giới thiệu vẻ đẹp của đất nước trong cảm nhận của nhà thơ Trần Vàng Sao lớp 12 Cánh diều gồm dàn ý và 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 79 07/11/2024


Giới thiệu vẻ đẹp của đất nước trong cảm nhận của nhà thơ Trần Vàng Sao

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) giới thiệu một vẻ đẹp của đất nước trong cảm nhận của nhà thơ Trần Vàng Sao.

Giới thiệu vẻ đẹp của đất nước trong cảm nhận của nhà thơ Trần Vàng Sao (mẫu 1)

Trong "Bài thơ của một người yêu nước mình," Trần Vàng Sao đã khắc họa vẻ đẹp bình dị và sâu lắng của đất nước Việt Nam qua những hình ảnh thân thương và gần gũi. Vẻ đẹp ấy không chỉ nằm ở cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn toát lên từ những điều bình dị nhất của cuộc sống. Nhà thơ đã cảm nhận vẻ đẹp của đất nước qua hình ảnh những con người chân chất, chịu thương chịu khó. Đó là những buổi sáng trong lành, những con đường làng rợp bóng tre, những cánh đồng lúa chín vàng trải dài đến tận chân trời. Đặc biệt, tình yêu và lòng tự hào về quê hương còn được thể hiện qua những bữa cơm đạm bạc nhưng ấm áp tình người, những tiếng cười rộn ràng của trẻ thơ, và sự đoàn kết, kiên cường của người dân trong những thời khắc khó khăn. Với Trần Vàng Sao, vẻ đẹp của đất nước chính là sự dung dị, hiền hòa và bền bỉ, là tình yêu quê hương tha thiết luôn cháy bỏng trong tim mỗi người con đất Việt.

Giới thiệu vẻ đẹp của đất nước trong cảm nhận của nhà thơ Trần Vàng Sao (mẫu 2)

Trong "Bài thơ của một người yêu nước mình," nhà thơ Trần Vàng Sao đã khắc họa một vẻ đẹp giản dị nhưng đầy sâu sắc của đất nước qua hình ảnh làng quê Việt Nam. Ông miêu tả quê hương với những cánh đồng lúa bát ngát, những con đường làng mộc mạc và những người dân chân chất, hiền lành. Vẻ đẹp của đất nước hiện lên qua những chi tiết gần gũi như mùi hương của lúa mới, tiếng gà gáy ban mai, hay hình ảnh bà mẹ tảo tần bên bếp lửa. Những điều bình dị ấy không chỉ là vẻ đẹp tự nhiên, mà còn là tình cảm sâu nặng của con người đối với quê hương, là sự gắn bó và tình yêu thương dành cho mảnh đất đã nuôi dưỡng họ. Trần Vàng Sao, qua những vần thơ chân thành, đã gửi gắm một thông điệp về lòng yêu nước và niềm tự hào về vẻ đẹp đơn sơ của quê hương Việt Nam.

Giới thiệu vẻ đẹp của đất nước trong cảm nhận của nhà thơ Trần Vàng Sao (mẫu 3)

Trong "Bài thơ của một người yêu nước mình", Trần Vàng Sao đã khắc họa một vẻ đẹp giản dị và sâu sắc của đất nước Việt Nam qua hình ảnh cuộc sống thường ngày và con người lao động. Ông cảm nhận vẻ đẹp ấy trong những buổi sáng bình minh rực rỡ, khi ánh nắng sớm mai trải dài trên cánh đồng lúa chín vàng, hay trong tiếng cười nói rộn ràng của những người nông dân chất phác, lam lũ. Đối với Trần Vàng Sao, vẻ đẹp của đất nước không chỉ nằm ở thiên nhiên tươi đẹp, mà còn ở tinh thần kiên cường, bất khuất của người dân. Đó là những con người dù trải qua bao khó khăn, gian khổ vẫn luôn giữ vững niềm tin, lòng yêu nước và ý chí phấn đấu. Qua từng câu thơ, ông đã truyền tải một tình yêu sâu nặng, một lòng tự hào vô bờ bến về quê hương, đất nước và con người Việt Nam.

Giới thiệu vẻ đẹp của đất nước trong cảm nhận của nhà thơ Trần Vàng Sao (mẫu 4)

Tình yêu quê hương, đất nước đã trở thành mạch nguồn dồi dào cho những sáng tác thi ca nhạc họa. “Bài thơ của một người yêu nước mình” của tác giả Trần Vàng Sao cũng nằm trong mạch nguồn ấy. Đất nước trong cảm nhận của ông là những gì gần gũi, cụ thể diễn hằng ngày trong đời sống, đó là ngọn gió, bông nứa trắng, toóc khô, bầy chim sẻ, những đứa trẻ, là điệu nhạc vọng cổ chứa chan, tục thờ ba ông táo, những truyền thuyết Thánh Gióng, Âu Cơ. Từng chi tiết bình dị, thân thuộc đi vào trong thơ ông một cách tự nhiên nhất. Kết hợp với hình thức thơ độc đáo, những dòng thơ không có dấu câu, như một sự khẳng định về mạch nguồn chảy mãi, không chịu dừng lại. Tình yêu đất nước trong thơ Trần Vàng Sao gắn liền với tình thân gia đình, những rung động với từng cảnh vật, con người trên quê hương.

Giới thiệu vẻ đẹp của đất nước trong cảm nhận của nhà thơ Trần Vàng Sao (mẫu 5)

Trong thơ của Trần Vàng Sao, vẻ đẹp của đất nước hiện lên mộc mạc, giản dị nhưng vô cùng sâu lắng và cảm động. Ông miêu tả những làng quê yên bình với cánh đồng lúa xanh mơn mởn, con đường đất đỏ và những hàng tre rợp bóng mát. Những hình ảnh ấy không chỉ là cảnh sắc thiên nhiên mà còn gắn liền với cuộc sống lao động cần cù, chân chất của người dân quê hương. Trần Vàng Sao thường viết về những buổi chiều tà, khi ánh hoàng hôn nhuốm vàng cả bầu trời và mặt đất, tạo nên một bức tranh bình yên, thấm đẫm tình người và tình đất. Qua những vần thơ của ông, ta cảm nhận được tình yêu sâu nặng, sự gắn bó và niềm tự hào về quê hương đất nước. Đó là vẻ đẹp của sự bình dị, của những gì gần gũi và thân thuộc nhất, là nguồn cảm hứng vô tận cho những ai biết trân quý và yêu thương nơi mình đã sinh ra và lớn lên.

Giới thiệu vẻ đẹp của đất nước trong cảm nhận của nhà thơ Trần Vàng Sao (mẫu 6)

Vẻ đẹp tự do của nước phải đồng nghĩa với sự đấu tranh để giành lại sự thống nhất, độc lập, tự do; để được hạnh phúc, để Nam Bắc một nhà. Từ chân trời của quê hương, của một người phải ra đi đến với chân trời của Tổ quốc. Trong cuộc hành trình đó, khi đã đi qua những ký ức buồn vui, "tôi" gặp được nhiều người “chưa biết chưa quen” nhưng lại gặp nhau trong tình đồng chí, đồng bào cao cả. Hoàn toàn là “người lạ”, nhưng lại cùng chung cảnh ngộ, cùng chung nỗi đau nước mất nhà tan, cùng khát vọng hoà bình, thống nhất để được sống cuộc sống bình dị, đời thường nhưng xứng đáng. Thấp thoáng trong cuộc hành trình vạn dặm, cùng với tuổi thơ, quê hương, với người mẹ…, những người chưa biết chưa quen là bóng hình “em”. Đất nước hài hòa, xinh đẹp vì có “em” có mẹ và có cả tuổi thơ của tác giả

Giới thiệu vẻ đẹp của đất nước trong cảm nhận của nhà thơ Trần Vàng Sao (mẫu 7)

Trong tác phẩm bài thơ của một người yêu nước ta thấy được một vẻ đẹp của đất nước thân thuộc những rất đẹp đẽ. Tình yêu của nhà thơ Trần Vàng Sao không phải là thứ tình yêu bi luỵ, mà chính tình yêu nước cay đắng xót xa đó là nguồn sức mạnh để nhân vật "tôi" tiếp tục cuộc hành trình, một cuộc hành trình đầy giông bão suốt dặm dài sông núi khám phá vẻ đẹp của đất nước:

Tôi bước đi
Mưa mỗi lúc mỗi to
Sao hôm nay lòng thấy chật
Như buổi sáng mùa đông chưa thấy mặt trời mọc

Mỗi bước đi, non sông gấm vóc mở ra rộng dài, chủ thể trữ tình nhìn lại khu vườn xưa lại thấy chật hẹp với biết bao điều chưa cắt nghĩa được. Đây không gì khác hơn là chiều kích của sự trưởng thành – trong cả tâm hồn lẫn nhận thức, tư duy.Hình tượng đất nước và tình yêu nước không chỉ gắn với những gì “lầm than”, những con người đói rách, với cuộc sống khổ nghèo “Ăn rau rìu rau éo rau trai”, "Căn nhà dột phên không ngăn nổi gió ", “bốn ngàn năm nằm gai nếm mật”, những “người mẹ vọng phu”, những “cầu ái tử”… mà còn gắn liền với bao nghĩa tình tha thiết từ lòng tri ân nguồn cội, biết yêu thương chia sẻ trong gian khó, và cuộc đời dù đã từng “cúi thấp” vẫn ấp ủ ước mơ oai hùng mang tầm Phù Đổng. Tận cùng sâu thẳm nỗi đau chia cắt là sự thăng hoa của khát vọng chiến đấu và chiến thắng: "Một tấc lòng cũng trứng Âu Cơ. Một tiếng nói cũng đẩy hồn Thánh Gióng".

Giới thiệu vẻ đẹp của đất nước trong cảm nhận của nhà thơ Trần Vàng Sao (mẫu 8)

Bài thơ của một người yêu nước mình" được sáng tác vào ngày 19 tháng 12 năm 1967, là một bài thơ điển hình cho phong cách thơ Trần Vàng Sao, đánh dấu một lối đi riêng trong hành trình nghệ thuật chung của nhiều thế hệ nhà thơ trưởng thành từ những năm kháng chiến chống Mỹ. Bài thơ dài 155 câu, theo lối trường ca, bằng thể thơ tự do, câu dài ngắn xen kẽ nhau như nhịp bước chân dài ngắn, thấp cao của một người đang vừa đi vừa kể vừa tâm sự về cuộc hành trình. Và quả thực, bài thơ dài chính là cuộc hành trình của một con người, bằng tình yêu da diết tự tâm can, đã đi trọn cùng chiều dài thẳm xa diệu huyền của đất nước. Luận điểm “Tôi yêu nước mình như thế”, tình yêu nước gắn liền với ký ức tuổi thơ ở miền quê nghèo dân dã mà tươi vui, gắn với âm thanh của bầy chim sẻ thơ ngây, hình ảnh cánh đồng ngập tràn hoa bưởi hoa ngâu và bông nứa trắng, ướp trong mùi hương nồng dịu của thóc khô sau mùa gặt. Và trong cõi thâm u nhất của khu vườn tuổi thơ tuơi đẹp đó, dần hiện lên bóng dáng thân thương nhất: Mẹ. Đó là người mẹ của chủ thể trữ tình “goá bụa khi mới 50”, nhưng là điển hình cho bao người mẹ Việt tảo tần “áo rách” và thương con vô bờ bến, thầm lặng hy sinh nhận gánh nỗi đau riêng mình “đêm nào cũng khóc”...tất cả quyện vào nhau trong một bức tranh chung, là sự hiện hữu rõ ràng đến gần tuyệt đối của một ký ức tưởng đã quá xa vời. Chính vì sự trộn lẫn nhoè mờ của những mảng màu đối lập trong miền ký ức đó, mà khởi nguồn và cũng là xâu chuỗi của tứ thơ, của cảm xúc về đất nước là nỗi niềm bi cảm, vừa hào sảng vừa cay đắng, xót xa: “Tôi yêu đất nước mình cay đắng, Tôi yêu đất nước mình xót xa” và đó là thứ tình cảm thường trực, day dứt tâm can: “Tôi yêu đất nước này khôn nguôi”.

Giới thiệu vẻ đẹp của đất nước trong cảm nhận của nhà thơ Trần Vàng Sao (mẫu 9)

Trong bức tranh hình ảnh đất nước Việt Nam, tác giả yêu đất này như một tình yêu vô bờ bến, nồng nàn và chân thành. Mẹ tác giả đốt củi trên rừng, cha tác giả làm cá ngoài biển, hình ảnh của họ như những người nông dân và ngư dân kiên cường, đang nối mạch, lắng lo cho cuộc sống bằng đất đai và biển cả. Chỉ bằng những công việc giản dị như thế ấy, tác giả đã lớn lên trên mảnh đất đầy tình yêu thương của xóm làng và cha mẹ. Nuôi lớn từ ngày mở đất, đất nước này là nơi hình thành và phát triển nền văn minh hàng nghìn năm. Bốn ngàn năm lịch sử, nước Việt đã nằm gai nếm mật, mỗi tấc đất mang theo nhiều câu chuyện, nỗi đau và hạnh phúc. Tiếng lòng như trứng Âu Cơ, một tình yêu bền vững và hy sinh cho sự phồn thịnh. Mỗi tiếng nói của người dân Việt cũng đong đầy hồn Thánh Gióng, sức mạnh và dũng khí để vượt qua mọi khó khăn. Tình yêu và niềm tự hào về đất nước này được diễn đạt qua những hình ảnh sống động của cuộc sống hàng ngày, làm cho đất nước trở nên đẹp đẽ và đầy ý nghĩa.

Giới thiệu vẻ đẹp của đất nước trong cảm nhận của nhà thơ Trần Vàng Sao (mẫu 10)

Bài thơ là cuộc hành trình đặc biệt trong đó chủ thể trữ tình khám phá vẻ đẹp của đất nước. Từ tuổi thơ ngây đến bước trưởng thành, từ cái nhỏ bé chật hẹp đến cái rộng lớn bao la, từ cái gần gũi đến cái cao xa rộng lớn, từ đơn độc đến đông vui, từ bi cảm đến lạc quan và khát vọng… Trong cuộc hành trình đó, tôi đã sống, đã yêu, đã đau khổ và hy vọng, đã nhận ra những gì chân ái của đời mình, và đó không phải là cuộc độc hành, bởi sóng bước cùng tôi luôn là những người thân yêu, những người cùng lý tưởng... Trong cuộc hành trình đó, cái tôi không nhỏ bé, cúi đầu mà kiêu hãnh buóc đi, bởi luôn mang theo bóng hình đất nước, mỗi bước đi chính là mỗi bước của lịch sử, của dân tộc bi tráng, hào hoa. Tác giả trong bài thơ không chỉ là người yêu nước mà còn là chiêm nghiệm cuộc sống bằng những điều giản dị và tuyệt vời nhất. Hình ảnh đất nước đẹp đẽ hươn với tình yêu khôn nguôi, kể cả khi áo rách và những khó khăn cuộc sống làm cho mọi ngày trở nên thách thức, tác giả làm cho độc giả cảm nhận được lòng tự hào và gắn kết mạnh mẽ với văn hóa, quê hương ruột thịt của mình.Tình yêu quê hương không chịu sự ràng buộc từ bất kỳ điều kiện nào, nó không hề biến đổi khi có nhiều khó khăn, thử thách xảy ra.

1 79 07/11/2024


Xem thêm các chương trình khác: