Top 5 mẫu Bài thơ Tây Tiến đậm chất nhạc, chất hoạ, có cách kết hợp từ mới lạ, độc đáo (2024) SIÊU HAY

Bài thơ Tây Tiến đậm chất nhạc, chất hoạ, có cách kết hợp từ mới lạ, độc đáo lớp 12 Cánh diều gồm dàn ý và 5 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 144 09/08/2024


Bài thơ Tây Tiến đậm chất nhạc, chất hoạ, có cách kết hợp từ mới lạ, độc đáo

Đề bài: Bài thơ Tây Tiến đậm chất nhạc, chất hoạ, có cách kết hợp từ mới lạ, độc đáo. Hãy phân tích những thành công nghệ thuật đó.

Bài thơ Tây Tiến đậm chất nhạc, chất hoạ, có cách kết hợp từ mới lạ, độc đáo (mẫu 1)

Chất liệu của hội họa là đường nét, màu sắc, hình khối…còn chất liệu của âm nhạc là âm thanh, nhịp điệu, tiết tấu… Trong thơ của Quang Dũng có đầy đủ những yếu tố trên.

- Chất nhạc: Giọng thơ có sự biến đổi linh hoạt phù hợp với nội dung từng đoạn

+ Mở đầu là nỗi nhớ Tây Tiến “chơi vơi”, vừa xa xăm, sâu lắng, vừa thiết tha, quyến luyến: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!”. Từ “ơi” kết hợp với từ láy “chơi vơi” tạo nên âm hưởng ngân vang, tha thiết.

+ Tiếp đó là những nhịp thơ trầm bổng với những câu thơ bằng trắc đan xem để miêu tả thiên nhiên dữ dội

+ Khi miêu tả sự hi sinh của người lính, nhịp thơ trầm xuống khiến câu thơ như một “khúc độc hành” tiễn đưa.

- Chất họa:

+ Đoạn thơ sử dụng nhiều từ ngữ tạo hình, kết hợp với nghệ thuật tương phản và những nét vẽ gân guốc: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, súng ngửi trời, ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống…đã vẽ được một bức tranh núi rừng Tây Bắc hiểm trở, dữ dội.

+ Xen vào những nét vẽ gân guốc giàu tính tạo hình là những nét vẽ mềm mại, gam màu lạnh của mài khói cơm, màu sương mờ ảo làm xoa dịu cả khổ thơ.

+ Giữa khung cảnh thiên nhiên là hình ảnh con người tuy nhỏ nhưng hiện lên với tư thế hiên ngang, làm chủ thiên nhiên
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/bai-tap-171841.html

Bài thơ Tây Tiến đậm chất nhạc, chất hoạ, có cách kết hợp từ mới lạ, độc đáo (mẫu 2)

- Chất nhạc, chất họa :

+ Chất họa được thể hiện rất rõ thông qua những chi tiết miêu tả về thiên nhiên vùng Tây Bắc, hùng vĩ, hiểm nguy : “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi/ Heo hút cồn mây../ Ngàn thước lên cao...”; thiên nhiên Tây Bắc huyền ảo, thơ mộng “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy...Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. Hình ảnh thiên nhiên thể hiện sinh động, tái hiện qua nhiều góc nhìn, thiên nhiên vừa to lớn, trắc trở lại vừa mang một vẻ đẹp thơ mộng, hữu tình.

+ Chất nhạc thể hiện qua những âm thanh đậm chất núi rừng như “ oai linh thác gầm thét”, “cọp trêu người”; “bừng hội đuốc hoa”; “khèn lên”. Thông qua những âm thanh sinh động, mang nét kì bí, bí ẩn của vùng rừng núi như tiếng cọp, tiếng thác nước, kết hợp với âm thanh con người vui vẻ, đầm ấm “ bừng hội đuốc”, tiếng khèn, tất cả đã tạo nên bản âm hưởng núi rừng sinh động, rộn rã.

- Kết hợp từ mới lạ, độc đáo :

- “súng ngửi trời” – hình ảnh thú vị và độc đáo trong thơ văn. Thể hiện dốc núi quanh co, cao vút, một bên là núi cao hùng vĩ, một bên là vực sâu thăm thẳm. hình ảnh đã mở ra một không gian rộng lớn với mây trời. Đây là một hình ảnh nhân hóa giúp người đọc có thể cảm nhận độ cao của núi, sự heo hút, âm u của sương mù.

- “oai linh thác” – hình ảnh mới mẻ về hình ảnh dòng thác chảy. Qua đó đã gợi lên tính thiêng liêng, huyền bí của núi rừng Tây Bắc và âm hưởng hào hùng, ngân vang.

Bài thơ Tây Tiến đậm chất nhạc, chất hoạ, có cách kết hợp từ mới lạ, độc đáo (mẫu 3)

Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng thực sự là một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc, với sự kết hợp tinh tế giữa chất nhạc và việc sử dụng từ ngữ mới lạ, độc đáo.

- Chất nhạc: Bài thơ có âm điệu, nhịp thơ biến hóa linh hoạt. Điều này tạo nên một giai điệu riêng, giúp bài thơ trở nên sinh động và cuốn hút

- Chất họa: Quang Dũng đã sử dụng ngôn ngữ giàu chất tạo hình. Các hình ảnh trong bài thơ như khúc khuỷu, thăm thăm, heo hút, súng ngửi trời, ngàn thước lên cao ngàn thước xuống… được miêu tả một cách sinh động, tạo nên một bức tranh đầy màu sắc về núi rừng Tây Bắc và cuộc sống của đoàn quân Tây Tiến.

- Sử dụng kết hợp từ mới lạ, độc đáo: Quang Dũng đã sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ. Ví dụ ông sử dụng từ “nhớ chơi vơi” để diễn tả nỗi nhớ da diết, cồn cào đến cháy bỏng. Sự kết hợp từ ngữ mới lạ, độc đáo này làm cho bài thơ trở nên phong phú và độc đáo.

- Sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn: Trong bài thơ, Quang Dũng đã kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực khi miêu tả cảnh vật thiên nhiên, cuộc sống khó khăn của đoàn quân và bút pháp lãng mạn khi miêu tả tình cảm, nỗi nhớ của người lính

=> Những thành công nghệ thuật đó đã góp phần làm nên giá trị của bài thơ “Tây Tiến”, khẳng định vị thế của nó trong văn học Việt Nam.

1 144 09/08/2024


Xem thêm các chương trình khác: