TOP 10 mẫu Hưởng ứng tuần lễ văn hóa - du lịch do Sở Du lịch địa phương tổ chức (2025) SIÊU HAY

Hưởng ứng tuần lễ văn hóa - du lịch do Sở Du lịch địa phương tổ chức lớp 9 Chân trời sáng tạo gồm dàn ý và 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.

1 23 17/01/2025


Hưởng ứng tuần lễ văn hóa - du lịch do Sở Du lịch địa phương tổ chức

Đề bài: Hưởng ứng tuần lễ văn hoá - du lịch do Sở Du lịch địa phương tổ chức, lớp em thực hiện một trang thông tin giới thiệu về những điểm đến của quê hương. Em hãy viết bài văn thuyết minh (khoảng 600 chữ) giới thiệu một di tích lịch sử của quê hương.

Hưởng ứng tuần lễ văn hóa - du lịch do Sở Du lịch địa phương tổ chức (mẫu 1)

Thành phố Hồ Chí Minh là đầu cầu kinh tế của nước nhà, luôn tráng lệ và nhộn nhịp cùng sự hối hả. Nằm trong lòng thành phố vẫn hiện hữu những công trình kiến trúc ghi dấu của một thời lịch sử anh hùng, nơi để người ta tưởng nhớ và thêm biết ơn cuộc sống hiện tại. Một trong số các di tích kiến trúc quan trọng đó phải kể đến Dinh Độc Lập, đây là một công trình khác đồ sộ, tọa lạc tại số 106 đường Nguyễn Du thuộc quận Một.

Dinh Độc Lập mang nhiều cái tên, ứng với mỗi tên là một giai thoại lịch sử khác nhau đi kèm. Khi thực dân Pháp đánh chiếm Sài Gòn đã lên kế hoạch xây dựng Dinh thống đốc Nam Kỳ và tới năm 1868 được hoàn thành và mang tên Dinh Norodom. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Ngô Đình Diệm nhận lại Dinh và đổi tên thành Dinh Độc Lập, cho xây dựng lại một Dinh mới hoành tráng và kiên cố hơn sau sự kiện Dinh bị đánh sập cánh trái. Công trình đã hoàn thành vào mùa thu năm 1966, dưới sự chỉ đạo của kỹ sư Phan Văn Điển.

Dinh Độc Lập được bao quanh bởi những hàng cây xanh mướt. Trước tòa nhà chính là một khoảng sân lớn thiết kế ấn tượng bởi hàng cỏ xanh mướt tạo thành khối tròn, bao quanh là con đường vòng có thể đi từ hai bên khi bước qua cánh cổng Dinh. Với những vật liệu xây dựng chủ yếu trong nước, Dinh là một công trình to lớn do chính người Việt xây dựng, điêu khắc, trang trí, thiết kế bố cục và sắp xếp nội thất. Dinh Độc Lập gồm ba tầng chính. Bước vào tới Dinh, người ta không chỉ ngỡ ngàng vì lối kiến trúc hiện đại mà còn trầm trồ bởi những chi tiết tinh tế của từng căn phòng. Ở tầng một gồm có các phòng: Họp nội, đại yến, khánh tiết. Căn phòng lớn nhất với hai hàng ghế xếp dài đối diện nhau là phòng khánh tiết, phòng được trang trí bởi những hoa văn vô cùng sang trọng phong cách pha trộn giữa Tây u và Đông u, sử dụng để tiếp khách. Phòng họp đầy ắp những chiếc ghế lưng tựa xung quanh bàn hình bầu dục tạo một không khí trang nghiêm, trên bàn là những chiếc micro đứng. Phòng đại yến và các phòng khác cũng được trang trí rất kỳ công. Điều đặc biệt là dù ở phòng nào thì các kiến trúc sư cũng không quên sự góp mặt của các loại cỏ cây hoa lá, giúp không khí thêm phần mát lành và tạo sức sống cho không gian. Tầng hai là nơi làm việc của các lãnh đạo cấp cao của quốc gia. Các phòng lớn như phòng trình quốc thư nơi các đại sứ tại Sài Gòn trình ủy nhiệm thư cho Tổng thống trước năm 1975. Căn phòng được thiết kế mang đậm phong cách Nhật với kỹ thuật sơn mài độc đáo... Ghế của Tổng thống có tay tựa hình rồng và đặt cao hơn các ghế khác. Đối diện là ghế của thượng khách. Những chiếc ghế còn lại khắc hình "phụng" hoặc chữ "thọ". Phòng còn lại được đặt ngang nhau trang trí bởi hai tủ sơn mài "mai lan", "cúc trúc" thực hiện năm 1966. Những căn phòng của tầng hai là phòng làm việc của Tổng thống và phó Tổng thống lúc bấy giờ. Tầng ba được thiết kế có phần phóng khoáng hơn phục vụ cho mục đích giải trí, thư giãn và tích lũy tri thức. Bên ngoài đối diện với phần mặt chính diện của tòa nhà là những bàn bi-a cùng chiếc piano khá lớn. Khu trò chuyện uống nước nằm liền kề với phòng chiếu phim và phòng phu nhân Tổng thống tiếp khách. Ở những năm 60 của thế kỷ XX, sự xuất hiện của phòng chiếu phim là một bước tiến của hiện đại, bên cạnh đó là chiếc rèm kéo màu đỏ tự động. Không gian nơi phòng chiếu phim còn là sân khấu biểu diễn nghệ thuật, văn nghệ. Những bức tranh trừu tượng cũng được đặt tại phòng tiếp khách của phu nhân Tổng thống, điểm nhấn khác biệt ở căn phòng này là những hoa văn mang phần mềm mại và nữ tính hơn những căn phòng khác. Ở bên cạnh đó là thư viện đầy ắp cuốn sách đủ thể loại khác nhau như sách giáo dục, sách chính trị, thống kê, được xếp gọn vào những chiếc tủ gỗ có mặt kính để bảo quản sách. Khu sân thượng là nơi có khoảng trống lớn hòa với thiên nhiên. Có một chiếc trực thăng vẫn nằm nguyên ở một góc sân thượng hiện nay vẫn còn đó, dưới ánh nắng của Sài Gòn trông thật khác biệt.

Và còn nhiều căn phòng khách tại Dinh Độc Lập chờ đợi được tham quan và chiêm ngưỡng. Những căn hầm bí mật nơi có lắp máy lạnh và quạt thông gió, nơi đặt thiết bị tiên tiến. Những chiếc đèn chùm lung linh hiện lên mặt sàn đá hoa cương bóng loáng. Những thiết kế đặc biệt của từng góc của Dinh Độc Lập vẫn còn giữ nguyên vẹn giá trị cho đến tận ngày nay.

Dinh Độc Lập không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà đó còn là một minh chứng, chứng nhân lịch sử. Dinh đã cùng đất nước và nhân dân đi qua biết bao thăng trầm của lịch sử Việt Nam. Chính sự kiên cố của Dinh đã để lại cho con cháu muôn đời những bài học quý giá về tình yêu nước và sự kiên cường trong cuộc sống.

Hưởng ứng tuần lễ văn hóa - du lịch do Sở Du lịch địa phương tổ chức (mẫu 2)

Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử | Hay nhất Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

Gắn liền với chiều dài ngàn năm văn hiến của thủ đô Hà Nội, ta không thể không nhắc đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên của nước ta, là biểu tượng cho truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam ta.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng vào thế kỷ 11 dưới thời Lý, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Suốt hơn 800 năm, Văn Miếu- Quốc Tử Giám đã đào tạo ra nhiều nhân tài cho từng thời đại, người đỗ Tiến sĩ qua các khoa thi thời Lê sơ, thời Mạc và thời Lê Trung Hưng được dựng bia để tôn vinh các bậc hiền tài theo quan điểm Hiền tài là nguyên khí quốc gia.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, hiện nay Văn Miếu- Quốc Tử Giám đã có nhiều thay đổi về mặt kiến trúc so với thời nhà Lý với lối kiến trúc phương Đông, ảnh hưởng đậm nét bởi Nho giáo và Phật giáo. Nơi đây nằm giữa bốn dãy phố cổng chính là phố Quốc Tử Giám (phía Nam), phía Bắc là phố Nguyễn Thái Học, phía Tây là phố Tôn Đức Thắng, phía Đông là phố Văn Miếu. Văn miếu bao gồm hai di tích chính là Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy đầu tiên của trường học.

Ban đầu nơi đây chỉ dành cho con vua và các bậc đại quyền quý, sau đã được mở rộng cho người ở cả nước. Toàn bộ kiến trúc Văn Miếu hiện nay đều là kiến trúc thời đầu nhà Nguyễn, khuôn viên được bao bọc bởi bốn bức tường xây bằng gạch vồ từ thời Hậu Lê. Hiện nay, quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám được chia làm ba khu vực chính: Văn hồ, vườn Giám và khu nội tự. Hồ Văn nằm đối diện với cổng chính của Quốc Tử Giám, đây là một hồ nước trong, quanh bờ cây cối râm mát tạo cho hồ một không khí mát mẻ, thư thái để giải tỏa căng thẳng sau những ngày làm việc, học tập mệt mỏi.

Khu nội tự của Văn Miếu – Quốc Tử Giám được ngăn cách với Vườn Giám và không gian bên ngoài bởi bức tường gạch vồ, được chia làm năm lớp, mỗi lớp được giới hạn bằng tường gạch và các cửa thông nhau: một cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên với các kiến trúc chủ thể là: cổng Văn Miếu, cổng Đại Trung, Khuê Văn các, cổng Đại Thành, khu điện thờ, cổng Thái Học và kết thúc là khu Thái Học.

Trước khi khám phá kiến trúc bên trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám, ta phải bước qua Văn Miếu môn, tức cổng tam quan ngoài cùng, cổng có ba cửa, cửa giữa cao to và xây 2 tầng. Từ Văn Miếu môn vào là khu Nhập Đạo với ba cửa chính theo thứ tự từ trái sang phải là Đại Trung, Thành Đức và Đại Tài.

Tiếp đến là Khuê Văn các với kiến trúc một lầu vuông tám mái, bao gồm bốn mái thượng và bốn mái hạ, cao gần chín thước được xây dựng dưới thời Nguyễn, là nơi khi xưa dùng để họp bình các bài văn hay của các sĩ tử đỗ kỳ thi hội. Khu tiếp theo là giếng Thiên Quang và hai vườn bia Tiến sĩ, nơi đây có 82 tấm bia Tiến sĩ hình con rùa bằng đá xanh theo quan niệm của ông cha ta rùa chính là thần Kim Quy biểu tượng cho tinh thần, sức mạnh, sự đùm bọc đoàn kết của dân tộc. Kế tiếp khu tiến sĩ và giếng Thiên Quang là Đại Thành môn với kiến trúc ba gian và hai hàng cột hiên trước sau và một hàng cột giữa.

Qua Đại Thành môn là đến khu điện thờ, đây là khu vực chính của di tích Quốc Tử Giám, là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công, Tứ Phối, Thất thập nhị hiền v.v… và cũng là nơi giảng dạy của trường giám thời xưa. Khu Khải Thánh hay còn gọi là khu Thái học là khu sau cùng của di tích, không chỉ là nơi thờ cha mẹ của Khổng Tử mà còn là nơi rèn đúc nhân tài cho nhiều triều đại.

Nhà Tiền Đường, Hậu Đường là công trình mới nằm trong công trình trùng tu khu Thái Học trong đó Tiền Đường là nơi trưng bày truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo ngày nay, đồng thời cũng là nơi tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, văn hoá nghệ thuật dân tộc, Hậu Đường là nơi tôn vinh vị danh sư Chu Văn An, tôn vinh nền giáo dục Nho học Việt Nam và tôn vinh những người đã có công xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Không chỉ có ý nghĩa khuyến khích hiền tài giúp nước mà Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn là biểu tượng lưu dấu quá trình hình thành và phát triển của tầng lớp trí thức Nho học Việt Nam, những người đã tiếp thu và phát huy xuất sắc tinh hoa của các nền văn minh phương Đông để sáng tạo ra cả kho tàng văn hiến Hán Nôm giàu đậm tinh thần yêu nước và bản sắc dân tộc, nơi đây gắn liền với nhiều nét mộc mạc của thời đại phong kiến, chứa đựng tinh hoa văn hóa qua các triều đại, đóng vai trò sử đá của nền giáo dục khoa cử Việt Nam.

Tuy có không ít sự đổi thay nhưng Văn Miếu – Quốc Tử Giám vẫn giữ nguyên được những nét đẹp truyền thống. Nơi đây mỗi độ tết đến xuân về, hình ảnh cổ xưa lại hiện về qua hình ảnh những ông đồ già với hoạt động xin chữ đầu năm _ nét văn hóa của người Hà Nội. Với những giá trị lịch sử và văn hóa như vậy, Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã trở thành niềm tự hào của người dân thủ đô nói chung và người Việt Nam nói riêng.

Hưởng ứng tuần lễ văn hóa - du lịch do Sở Du lịch địa phương tổ chức (mẫu 3)

10+ Bài văn thuyết minh giới thiệu một di tích lịch sử của quê hương

“Thành phố Hồ Chí Minh quê ta đã viết nên thiên anh hùng ca, thiên anh hùng ca ngàn năm sáng chói lưu danh đến muôn đời…”. Lời ca ngân, lên trong mỗi người niềm tự hào được là công dân của thành phố anh hùng mang trong mình bao dấu ấn lịch sử thiêng liêng suốt hành trình đấu tranh oai hùng của dân tộc để: “Việt Nam ta lại gọi tên mình”. Từ thành phố này, tại Bến Nhà Rồng, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước vì thế trong hơn sáu mươi tỉnh thành chỉ duy nhất nơi đây được vinh dự mang tên Bác kính yêu. Bến Nhà Rồng được xây dựng thành bảo tàng Hồ Chí Minh và là địa chỉ thân thương với nhân dân cả nước nói chung, nhân dân thành phố nói riêng.

Ngót một thế kỉ rưỡi (150 năm), trải qua bao biến cố thăng trầm, Bến Nhà Rồng vẫn sừng sững uy nghi tại số 1 đường Nguyễn Tất Thành, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh (xưa là đường Trịnh Minh Thế). Ngay một cửa ngõ thương cảng sầm uất nhất nước - cảng Sài Gòn. Bến Nhà Rồng nằm ngay trung tâm, trước mặt là bến Bạch Đằng lộng gió. Khi thành phố lên đèn cả khu vực lung linh huyền ảo góp phần tô điểm thành phố thêm lộng lẫy, xứng danh là “hòn ngọc của Viễn Đông”.

Bến Nhà Rồng hiện nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, là một chi nhánh nằm trong hệ thống các bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước. Nơi đây, trước ngày 30/4/1975 là trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng đế (Messageries Impériales) - một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn. Tòa nhà được xây dựng từ giữa năm 1862 đến cuối năm 1863 hoàn thành với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trăng theo mô típ "lưỡng long chầu nguyệt", một kiểu trang trí quen thuộc của đền chùa Việt Nam. Với kiến trúc độc đáo đó nên Tổng Công ty Vận tải Hoàng Đế được gọi là Nhà Rồng và bến cảng mang tên Bến cảng Nhà Rồng. Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại, thương cảng Sài Gòn được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lí, họ đã tu sửa lại mái ngói ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng mới với tư thế quay đầu ra ngoài. Với diện tích gần 1500m² xây dựng làm tòa nhà, diện tích còn lại là hoa viên tràn ngập màu xanh lá với không khí thoáng mát, khung cảnh thơ mộng bao gồm trên 400 gốc cây quý từ khắp mọi miền của đất nước hội tụ về đây khoe sắc tỏa hương. Ta bồi hồi khi ngắm gốc cây Tân Trào của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, gốc cây bồ đề của Tổng thống Ấn Độ.

Thời gian trôi qua càng ngày Bến Nhà Rồng càng trở thành địa chỉ được lưu giữ những sự kiện trọng, đại gắn liền với vận mệnh dân tộc. Ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành với hai bàn tay trắng đã bước xuống con tàu Latouche Treville trong cuộc hành trình “30 năm ấy chân không nghỉ”: Người đi khắp hóng cờ châu Mĩ, châu Phi Những đất tự do những trời nô lệ.

Với lịch sử thiêng liêng của Bến Nhà Rồng, nơi đây đã lưu truyền biết bao tư liệu, hiện vật quý giá giúp mọi người hiểu rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của vị lãnh tụ thiên tài, người cha già kính yêu của dân tộc - Hồ Chí Minh. Qua nhiều lần chỉnh lí về cơ bản bảo tàng xây dựng thành 12 phòng trưng bày khoảng 170 tư liệu, hình ảnh, hiện vật. Nếu ai đã từng đến với bảo tàng đều lặng người xúc động khi được nhìn tận mắt chứng kiến những kỉ vật về Người.

Bảo tàng là một trong những địa chỉ để nhân dân đến nghiên cứu, giao lưu, tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác. Hằng năm, bảo tàng thu hút hàng triệu du khách trong nước và ngoài nước. Bến Nhà Rồng, bảo tàng Hồ Chí Minh đã vinh dự được chọn làm biểu tượng của thành phố nhân ngày kỉ niệm 300 năm Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày ngày lớp lớp các thế hệ con cháu vẫn đến cúi đầu trước tượng đài của Người thắp nén nhang để bày tỏ lòng thành kính và tri ân con người đẹp nhất mọi thời đại của dân tộc:

"Xin nguyện cùng

Người vươn tới mãi

Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn."

Hưởng ứng tuần lễ văn hóa - du lịch do Sở Du lịch địa phương tổ chức (mẫu 4)

Thành Nhà Hồ thuộc địa phận của tỉnh Thanh Hóa ngày nay từng là kinh đô của nước Việt Nam từ năm 1398 đến 1407. Đây là một trong những thành lũy bằng đá hiếm hoi còn sót lại tại Đông Nam Á.

Thành Nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vì những giá trị văn hóa, lịch sử cùng kỹ thuật xây dựng độc đáo của công trình này mang lại.

Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, dưới thời vua Trần Thuận Tông. Trong lịch sử, thành còn được biết đến với các tên gọi khác là thành An Tôn, Tây Đô, Tây Kinh, Tây Nhai, Tây Giai. Thành được xây dưới sự chỉ đạo của Hồ Quý Ly lúc ông đương nhậm chức tể tướng dưới thời nhà Trần.

Sau khi thành xây xong, Hồ Quý Ly buộc vua Trần Thuận Tông dời đô từ Thăng Long (nay là Hà Nội) về Thanh Hóa. Năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi vua thay cho nhà Trần, Thành Nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô, và Hồ Quý Ly lấy quốc hiệu là Đại Ngu, tức niềm hạnh phúc, an vui. Tuy vậy triều đại này chỉ kéo dài vỏn vẹn 7 năm, là triều đại ngắn nhất trong lịch sử Việt Nam.

Thành Nhà Hồ đáp ứng đầy đủ hai tiêu chí về văn hóa mà UNESCO đưa ra để xếp hạng Di sản cho công trình. Tiêu chí thứ hai “Thể hiện các giá trị nhân văn quan trọng và sự ảnh hưởng của chúng qua một thời kỳ lịch sử quốc gia hay trong một khu vực của thế giới, những đóng góp này có tính phát triển trong kiến trúc, công nghệ, nghệ thuật điêu khắc, và cách quy hoạch thành phố”.

Tiêu chí thứ tư “Trở thành ví dụ nổi bật về một loại hình công trình, một quần thể kiến trúc, kỹ thuật hoặc cảnh quan minh họa được giá trị của một (hoặc nhiều) giai đoạn trong lịch sử nhân loại”.

Công trình này được đánh giá cao về mặt kỹ thuật xây dựng các khối đá được cho là có một không hai ở Việt Nam nói riêng và toàn khu vực Đông Á, Đông Nam Á nói chúng vào khoảng thời gian từ cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỷ XV. Các nhà nghiên cứu đánh giá, kiến trúc Thành Nhà Hồ được xây rất khoa học, với các phiến đá lớn được đục đẽo một cách vuông vức, xếp đan xen với nhau theo hình múi bưởi để tránh các rung chấn lớn như động đất.

Đặc biệt là giữa các phiến đá này không hề có bất kỳ chất kết dính nào nhưng tòa thành vẫn đứng vững hơn 600 năm, vượt qua nhiều tác động của địa chấn và bom đạn tàn phá. Ngoài ra khối công trình đồ sộ, vững chắc này chỉ được xây dựng vẻn vẹn trong vòng 3 tháng đầu năm 1397.

Theo các tài liệu để lại cùng công việc khảo cổ, nghiên cứu hiện trạng thì quần thể di sản Thành Nhà Hồ bao gồm Thành nội, Hào thành, La thành và Đàn tế Nam Giao nằm phía ngoài thành. Trong đó, Hoàng thành là công trình đồ sộ nhất đồng thời nguyên vẹn nhất còn lại cho đến nay.

Toàn bộ mặt ngoài tường thành là sự kết hợp của bốn cổng chính làm từ những phiến đá vôi màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, chồng khít lên nhau. Những khối đá lớn này có phiến dài tới hơn 6 mét, nặng khoảng 20 tấn. Lý giải về cách vận chuyển các khối đá khổng lồ này, các nhà khảo cổ cho rằng người ta đã dùng các hòn bi đá để lăn chuyển chúng.

Những khối đá lớn này có phiến dài tới hơn 6 mét, nặng khoảng 20 tấn khít với nhau mà không hề có bất kỳ chất kết dính nào

Trước kia, bên trong thành còn có nhiều công trình nguy nga như Điện Hoàng Nguyên, Cung Diên Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly), Đông cung, Tây Thái Miếu, Đông Thái Miếu… không thua gì kinh thành Thăng Long. Tuy nhiên, qua khoảng thời gian dài hơn 6 thế kỷ với nhiều sự tác động chủ quan và khách quan đã khiến cho hầu hết các công trình kiến trúc này bị phá hủy hoàn toàn.

Trước kia bên trong thành còn có nhiều công trình nguy nga nhưng đã bị phá hủy. Một trong những bí ẩn lớn liên quan đến công trình là sự mất tích của đầu rồng trên cặp rồng được chạm khắc tỉ mỉ bên trong hoàng thành. Đôi tượng rồng đá này được các nhà sử học đánh giá thuộc loại tượng rồng lớn và đẹp nhất còn sót lại ở Việt Nam. Chúng có hình dạng thân thon nhỏ dần về phía đuôi, uốn bảy khúc, phủ kín vảy. Đôi rồng này còn mang giá trị nghệ thuật chạm khắc đặc thù của thời Trần lúc hưng thịnh.

Có khá nhiều giả thiết về việc lý giải tại sao đầu rồng lại bị biến mất nhưng giả thiết sau khi xâm lược nước ta, quân Minh cho chặt đầu rồng mang về báo công được nhiều người chấp nhận.

Thành Nhà Hồ là di tích lịch sử quan trọng có giá trị cao về mặt văn hóa, kiến trúc thời xưa. Đến với di tích này du khách có cơ hội chiêm ngưỡng sự độc đáo của công trình xưa cũ và tìm hiểu về kỹ thuật công phu này. Đây là điểm đến ngày càng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến.

Hưởng ứng tuần lễ văn hóa - du lịch do Sở Du lịch địa phương tổ chức (mẫu 5)

Gò Đống Đa, một di tích lịch sử quan trọng tại Hà Nội, gắn liền với chiến thắng vang dội của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa năm 1789. Đây là một biểu tượng của tinh thần quật cường và lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam, mang ý nghĩa to lớn về mặt lịch sử, văn hóa, và giáo dục.

Gò Đống Đa là một khu di tích lịch sử nằm tại phường Quang Trung, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Địa danh này gắn liền với trận đánh quyết định của vua Quang Trung trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược vào dịp Tết Kỷ Dậu năm 1789. Trận đánh này không chỉ mang lại chiến thắng vang dội mà còn khẳng định tinh thần bất khuất của nhân dân Việt Nam trước sự xâm lăng của ngoại bang .

Vào cuối thế kỷ 18, nhà Thanh lợi dụng tình hình bất ổn của Đại Việt đã tiến hành xâm lược với lực lượng hùng hậu. Dưới sự lãnh đạo của vua Quang Trung, quân Tây Sơn đã tiến hành cuộc tấn công chớp nhoáng vào đúng dịp Tết Nguyên Đán, với chiến thuật nhanh gọn và bất ngờ. Trận Ngọc Hồi - Đống Đa diễn ra vào ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu (1789) đã ghi dấu chiến thắng lừng lẫy của quân Tây Sơn khi tiêu diệt và đánh tan lực lượng quân Thanh tại gò Đống Đa .

Gò Đống Đa được cho là nơi chôn cất các binh sĩ nhà Thanh tử trận trong trận đánh này. Sau chiến thắng, vua Quang Trung cho xây dựng các gò đất để mai táng thi thể quân Thanh, tạo thành một nghĩa địa lớn gọi là gò Đống Đa. Từ đó, gò Đống Đa trở thành một địa danh lịch sử, lưu giữ ký ức về chiến thắng oanh liệt và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam.

Ngày nay, Gò Đống Đa đã được phát triển thành công viên Đống Đa, một khu di tích rộng lớn với diện tích khoảng 21.745 m², bao gồm nhiều công trình kiến trúc mang ý nghĩa lịch sử và văn hóa :

Tượng đài vua Quang Trung: Tượng đài nằm ở trung tâm công viên, cao 14 mét, được dựng vào năm 1976. Tượng vua Quang Trung được làm bằng đồng, thể hiện hình ảnh người anh hùng cưỡi ngựa, tay cầm thanh kiếm giơ cao, biểu tượng cho sức mạnh và ý chí quật cường của dân tộc.

Nhà trưng bày chiến thắng Đống Đa: Đây là một bảo tàng nhỏ nằm trong khuôn viên công viên, trưng bày các hiện vật, tài liệu, và hình ảnh liên quan đến trận Ngọc Hồi - Đống Đa. Các tài liệu tại đây cung cấp cái nhìn sâu sắc về cuộc chiến và những chiến thuật độc đáo của vua Quang Trung.

Đài tưởng niệm: Đài tưởng niệm được xây dựng để tưởng nhớ những người lính đã hy sinh trong trận đánh. Khu vực này được thiết kế trang nghiêm, là nơi tổ chức các buổi lễ tưởng niệm hàng năm vào dịp mồng 5 Tết.

Bản thân gò Đống Đa là một gò đất lớn, cao khoảng 5-6 mét, bao phủ bởi cây xanh và thảm cỏ. Gò này được xây dựng lại và bảo tồn để giữ nguyên hiện trạng lịch sử. Xung quanh gò có các biển chỉ dẫn và bảng thông tin giúp khách tham quan hiểu rõ hơn về ý nghĩa và lịch sử của địa danh này .

Gò Đống Đa không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước, tinh thần bất khuất và sự kiên cường của nhân dân Việt Nam. Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa đã chứng minh sức mạnh và sự lãnh đạo tài tình của vua Quang Trung, đồng thời khơi dậy niềm tự hào dân tộc và lòng tin vào độc lập tự do của đất nước .

Ngày nay, Gò Đống Đa trở thành điểm đến giáo dục quan trọng, thu hút hàng ngàn học sinh, sinh viên và du khách đến tham quan, tìm hiểu lịch sử. Các hoạt động giáo dục tại đây bao gồm các buổi tham quan, thuyết minh, và các lễ hội truyền thống nhằm tôn vinh chiến thắng của vua Quang Trung và khơi dậy tinh thần yêu nước trong thế hệ trẻ.

Mỗi năm, vào ngày mồng 5 Tết Âm lịch, tại Gò Đống Đa diễn ra lễ hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Lễ hội bao gồm các hoạt động như diễu hành, tái hiện trận đánh, và các nghi thức tưởng niệm. Đây là dịp để người dân tưởng nhớ và tri ân công lao của vua Quang Trung và các chiến sĩ Tây Sơn, đồng thời là cơ hội để khơi dậy niềm tự hào dân tộc .

Gò Đống Đa là một di tích lịch sử quan trọng, lưu giữ những giá trị tinh thần và ký ức hào hùng của dân tộc Việt Nam. Nơi đây không chỉ là biểu tượng của chiến thắng vẻ vang mà còn là điểm đến giáo dục quan trọng, góp phần truyền cảm hứng và lòng tự hào về lịch sử dân tộc cho các thế hệ trẻ. Việc bảo tồn và phát huy giá trị của Gò Đống Đa không chỉ giúp giữ gìn di sản văn hóa mà còn góp phần vào việc xây dựng tinh thần đoàn kết và yêu nước trong cộng đồng.

Hưởng ứng tuần lễ văn hóa - du lịch do Sở Du lịch địa phương tổ chức (mẫu 6)

Dinh Thống Nhất, tọa lạc tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, là một trong những điểm đến không thể bỏ qua khi khám phá thành phố sôi động này. Dinh Thống Nhất là một di tích lịch sử và văn hóa đậm đà, nổi tiếng với kiến trúc hoành tráng và ý nghĩa lịch sử lẫn tượng trưng.

Dinh Thống Nhất được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, dưới thời thống nhất đất nước sau cuộc chiến tranh Việt Nam. Với sự kết hợp giữa kiến trúc Pháp và nét văn hóa truyền thống Việt Nam, Dinh Thống Nhất mang đến cho người xem cảm giác thanh tao, uy nghi và trang trọng. Đây từng là nơi lưu trú của các lãnh đạo Việt Nam trong quá khứ, là nơi tổ chức nhiều sự kiện chính trị quan trọng của đất nước.

Bước vào Dinh Thống Nhất, du khách sẽ được ngắm nhìn những phòng thượng lưu hoa lệ với nội thất sang trọng, những diorama, tranh ảnh và hiện vật lưu giữ những dấu ấn quan trọng của lịch sử đất nước. Ngoài việc tìm hiểu về lịch sử, du khách cũng có cơ hội ngắm nhìn vườn hoa xanh mướt, tạo nên không gian yên bình giữa trung tâm thành phố ồn ào.

Ngoài giá trị lịch sử, Dinh Thống Nhất còn là nơi ghi dấu nhiều sự kiện văn hóa đặc sắc như triển lãm, buổi hòa nhạc hoặc các sự kiện truyền thống khác. Đến với Dinh Thống Nhất, du khách sẽ có cơ hội tận hưởng không gian văn hóa lịch sử đầy phong phú và đa dạng.

Khả năng kết hợp giữa kiến trúc độc đáo và giá trị văn hóa lịch sử, Dinh Thống Nhất chắc chắn là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá và tìm hiểu về lịch sử và văn hóa Việt Nam. Hãy dành thời gian trải nghiệm vẻ đẹp và ý nghĩa của Dinh Thống Nhất khi bạn đặt chân đến Thành phố Hồ Chí Minh.

Hưởng ứng tuần lễ văn hóa - du lịch do Sở Du lịch địa phương tổ chức (mẫu 7)

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tọa lạc tại thành phố Điện Biên, là điểm đến lịch sử chứa đựng nhiều giá trị văn hóa và kỷ yếu quý báu về chiến thắng quyết định của quân và dân Việt Nam tại trận Điện Biên Phủ năm 1954. Bảo tàng là nơi lưu trữ, trưng bày và giữ gìn di sản lịch sử của một trong những trận chiến quyết liệt nhất trong lịch sử Việt Nam.

Bước vào Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, du khách sẽ được đưa về với không gian lịch sử sôi động, lưu giữ những dấu vết về sự kiện lịch sử quan trọng này. Qua từng góc trưng bày, du khách có cơ hội hiểu rõ hơn về chiến thắng Điện Biên Phủ và sự đoàn kết, hy sinh của quân và dân Việt Nam trong cuộc chiến chống Pháp.

Bảo tàng được thiết kế khéo léo, tạo ra không gian ấn tượng và quyến rũ, giúp người tham quan dễ dàng hòa mình vào không khí lịch sử hùng vĩ của trận Điện Biên Phủ. Các hiện vật, hình ảnh, tư liệu và diorama đều được trưng bày một cách tỉ mỉ, góp phần làm nổi bật những di sản văn hóa quý báu của dân tộc Việt Nam.

Ngoài việc trải nghiệm không gian trưng bày, du khách còn có cơ hội tìm hiểu về lịch sử, chiến thuật quân sự hay cảm nhận về tinh thần đoàn kết, ý chí và lòng yêu nước của người Việt qua những câu chuyện và hình ảnh sống động tại bảo tàng.

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ không chỉ là nơi lưu giữ và truyền đạt các giá trị lịch sử, mà còn là điểm đến ý nghĩa để nhớ về sự hy sinh, lòng dũng cảm của các anh hùng, chiến sĩ đã hy sinh tại trận chiến lịch sử này. Đến với Bảo tàng, du khách sẽ được sống lại những kỷ yếu hào hùng và tôn vinh tinh thần chiến thắng của dân tộc Việt Nam.

Hãy dành thời gian để khám phá Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hiểu rõ hơn về một phần lịch sử đậm đà, vinh quang của nước Việt Nam và ghi nhận tinh thần kiên cường, tự hào của dân tộc Việt Nam trong trận Điện Biên Phủ.

Hưởng ứng tuần lễ văn hóa - du lịch do Sở Du lịch địa phương tổ chức (mẫu 8)

Di tích Đồng Nọc Nạng tại tỉnh Bạc Liêu là một trong những điểm đến lịch sử đầy ấn tượng mà du khách không nên bỏ lỡ khi đến vùng đất đầy huyền bí này. Đồng Nọc Nạng không chỉ là một di tích mang giá trị lịch sử, văn hóa mà còn là nơi ghi dấu những câu chuyện đầy hấp dẫn về sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên, giữa quá khứ và hiện tại.

Khi đặt chân đến Di tích Đồng Nọc Nạng, du khách sẽ bắt đầu hành trình khám phá về một hòn đảo nằm giữa biển bạt ngàn nước, nổi bật với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ. Tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những di tích lịch sử cổ kính, những tạp chí, đỉnh núi đá vôi cao vút, vách đá đen huyền bí hay cả những tảng đá đen lớn giữa biển xanh mênh mông.

Đồng Nọc Nạng còn là nơi lưu giữ những dấu vết của cuộc sống cộng đồng dân cư tại đây trong quá khứ. Dân cư sống tại đây đã chế tạo ra những công trình kiến trúc bằng đá vôi một cách tỉ mỉ và tinh xảo, tạo nên một không gian sống độc đáo và ấn tượng. Du khách sẽ cảm nhận được sự kiên cường, sáng tạo và lòng yêu thương của những người đã sinh sống và lao động tại đây.

Ngoài ra, Đồng Nọc Nạng còn thu hút du khách bởi cảm giác yên bình, thanh tịnh khi đắm chìm trong khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của biển cả, những bãi cát trắng mịn màng, vàng óng. Đây là nơi lý tưởng để du khách thư giãn, tận hưởng không gian yên bình và hòa mình vào thiên nhiên nguyên sơ, hùng vĩ.

Trải qua một chuyến hành trình khám phá Đồng Nọc Nạng, du khách sẽ không chỉ được ngắm nhìn những cảnh đẹp hùng vĩ mà còn có cơ hội hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa đặc biệt của vùng đất Bạc Liêu. Đồng Nọc Nạng là một điểm đến đầy hấp dẫn cho những ai yêu thích khám phá và muốn tìm hiểu về những giá trị văn hóa, lịch sử sâu thẳm của xứ sở miền Nam.

Hưởng ứng tuần lễ văn hóa - du lịch do Sở Du lịch địa phương tổ chức (mẫu 9)

Được xem là một trong những điểm du lịch nổi tiếng và hấp dẫn tại Việt Nam, quần thể di tích Cố đô Huế thuộc thành phố Huế, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, là một trong những di sản văn hóa được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Với kiến trúc cổ kính, lịch sử phong phú và vẻ đẹp huyền bí, Cố đô Huế mang đến trải nghiệm du lịch không thể quên cho du khách.

Cố đô Huế mang trong mình vẻ đẹp tráng lệ và quyền uy của triều Nguyễn từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19. Tại đây, du khách sẽ được ngắm nhìn những công trình kiến trúc độc đáo như cung điện, chùa miếu, cây cầu, hồ thấp… tất cả đã tạo nên một bức tranh sinh động về vị thế của đế chế phong kiến xưa của Việt Nam. Đặc biệt, cung điện Hoàng thành với các công trình như Điện Kính Thành, Cửu Đỉnh và cổng vào Ngo Môn là những điểm nhấn không thể bỏ qua khi đến Cố đô Huế.

Ngoài những công trình kiến trúc lịch sử, Cố đô Huế còn là nơi quy tụ những tác phẩm nghệ thuật, điêu khắc truyền thống tinh xảo và độc đáo. Ngôi chùa Thiên Mụ, ngôi đền Báo Quốc, đài quan võ và nhiều tác phẩm điêu khắc khác đều là những biểu tượng văn hóa đặc trưng của đất trời Huế xưa. Du khách sẽ được đắm chìm trong không gian yên bình, tĩnh lặng của những ngôi chùa cổ kính, cảm nhận được sự tôn nghiêm, uy nghi của văn hóa truyền thống.

Không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa lịch sử, Cố đô Huế còn là điểm đến lí tưởng cho du khách muốn khám phá vẻ đẹp thiên nhiên tươi đẹp của miền Trung. Sông Hương uốn cong quanh các công trình lịch sử, ngọn núi Ngự Bình nhìn ra toàn cảnh thành phố Huế, hệ thống kênh mương xanh mát là những yếu tố tạo nên một bức tranh thiên nhiên hài hòa, đẹp mắt.

Khám phá quần thể di tích Cố đô Huế không chỉ giúp du khách hiểu sâu hơn về lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam mà còn mang lại niềm vui, sự hồi hướng về quá khứ đầy ý nghĩa. Đây là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích du lịch văn hóa và muốn tìm hiểu về những giá trị truyền thống của đất nước. Cố đô Huế là một viên ngọc quý giữa lòng Việt Nam, đầy sức hút và đong đầy lịch sử.

Hưởng ứng tuần lễ văn hóa - du lịch do Sở Du lịch địa phương tổ chức (mẫu 10)

Hoàng thành Thăng Long, tọa lạc tại trung tâm của Thủ đô Hà Nội, là một trong những di tích lịch sử vô cùng quan trọng và nổi tiếng không chỉ trong văn hoá Việt Nam mà còn trên khắp thế giới. Được xây dựng vào thế kỷ 11 trong thời kỳ cai trị của triều đại Lý, Hoàng thành Thăng Long từ lâu đã trở thành biểu tượng của sức mạnh, uy nghi và vẻ đẹp kiến trúc cổ kính của người Việt.

Hoàng thành Thăng Long, với hệ thống kiến trúc phức tạp và hoành tráng, gồm nhiều khu vực như Kiến Môn, Hiền Lương, Điện Kính, và các công trình như Cửu Đỉnh, Thuận Thái, Khâm Thiên,... đều phản ánh rõ ràng sự trù phú về văn hóa, nghệ thuật và kỹ thuật xây dựng của người Việt xưa. Hoàng thành Thăng Long không chỉ là nơi lưu giữ những cột mốc quan trọng trong lịch sử đất nước mà còn là nơi truyền đạt cho thế hệ sau những giá trị về tư tưởng, quyền lực và lòng kiêng kỵ của triều đại phong kiến.

Ngoài vẻ đẹp kiến trúc độc đáo và lịch sử rực rỡ, Hoàng thành Thăng Long còn là nơi nổi tiếng với những hoạt động nghệ thuật, văn hóa truyền thống như hội múa rồng, hội hoa bát tràng, hội đền và lễ hội truyền thống khác. Đến với Hoàng thành, du khách không chỉ được tận hưởng vẻ đẹp của kiến trúc cổ kính mà còn được ngắm nhìn và trải nghiệm sự đa dạng, phong phú của văn hóa Việt Nam.

Với giá trị lịch sử và văn hoá to lớn, Hoàng thành Thăng Long chắc chắn sẽ là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá và tìm hiểu về lịch sử và văn hóa Việt Nam. Hãy đến với Hoàng thành Thăng Long để hòa mình vào không gian lịch sử bí ẩn và tận hưởng những trải nghiệm đáng nhớ trong hành trình khám phá quê hương.

1 23 17/01/2025