TOP 12 mẫu Trình bày suy nghĩ về cách Thúy Kiều báo ân, báo oán (2024) SIÊU HAY

Trình bày suy nghĩ về cách Thúy Kiều báo ân, báo oán lớp 9 Chân trời sáng tạo gồm dàn ý và 12 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.

1 40 lượt xem


Trình bày suy nghĩ về cách Thúy Kiều báo ân, báo oán

10+ Đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về cách Thúy Kiều báo ân, báo oán

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về cách Thúy Kiều báo ân, báo oán trong văn bản trên so với cách một nhân vật trong truyện cổ dân gian (mà em biết) ứng xử với những ân oán của họ.

Trình bày suy nghĩ về cách Thúy Kiều báo ân, báo oán (mẫu 1)

Trên hành trình lưu lạc của cuộc đời, Thúy Kiều đã được người anh hùng Từ Hải xuất hiện và cứu nàng thoát khỏi chốn lầu xanh. Vốn là một người có tấm lòng bao dung, đôn hậu, nàng đã đền ơn những người cưu mang giúp đỡ mình, đồng thời trừng trị những kẻ bất nhân, tàn ác. Kiều trả ơn với Thúc Sinh. Chàng đã chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, cứu nàng thoát khỏi cảnh đời ô nhục, Kiều đã có những tháng ngày tạm thời yên ổn trong cuộc sống. Kiều là con người nhân hậu, nghĩa tình, ghi lòng tạc dạ những ơn nghĩa với người đã giúp nàng trong cơn hoạn nạn. Còn đối với Hoạn Thư, “nàng đã chào thưa”, vẫn gọi Hoạn Thư là “tiểu thư ”. Giọng điệu mỉa mai, đay nghiến của Kiều cho ta thấy nàng quyết tâm trừng trị Hoạn Thư. Dẫu vậy, Kiều đã độ lượng thứ tha trước thái độ nhận lỗi của Hoạn Thư. Qua đó cho thấy được tấm lòng vị tha, nhân hậu của nàng. Đoạn trích đã bộc lộ được những phẩm chất đáng quý của Kiều, nàng vẫn giữ được tấm lòng nhân nghĩa, bao dung khi trải qua bao sóng gió cuộc đời.

Trình bày suy nghĩ về cách Thúy Kiều báo ân, báo oán (mẫu 2)

Dân gian ta có câu “Ơn đền oán trả”, quan điểm ấy đã thể hiện một thái độ rạch ròi, dứt khoát trong cách sống của người Việt. Có lẽ cách sống ấy đã có từ ngàn đời nay, được thử thách qua thời gian. Cho đến nay nó vẫn còn nguyên vẹn giá trị, chỉ có điều ơn trả thế nào, oán báo ra sao cho có văn hóa thì thật khó. Trong đoạn trích này thông qua việc báo ân oán của Thúy Kiều, Nguyễn Du đã gián tiếp bộc lộ văn hóa ứng xử của mình, chính ở đây tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du. So với truyện cổ tích “Tấm Cám”, Cám sẵn sàng nghe Tấm dội nước sôi để làm trắng da cũng không cần nghĩ nước sôi làm bỏng da. Mẹ Cám cứ việc ăn mắm làm từ xác con không cần tìm hiểu nguyên nhân, mùi vị... Cô Tấm thực hiện chức năng diệt ác, để cái thiện có môi trường sống yên bình. Tuy nhiên, hành động kết truyện ấy vẫn còn mang nhiều tranh cãi. Nhìn lại truyện “Thúy Kiều báo ân, báo oán”, ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của Thúy Kiều, bộc lộ sự nhân hậu, tấm lòng vị tha, lối sống cao thượng, sẵn sàng từ bỏ những ân oán khi xưa để bắt đầu một cuộc sống mới của nhân vật Thúy Kiều.

Trình bày suy nghĩ về cách Thúy Kiều báo ân, báo oán (mẫu 3)

Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là con người nhân hậu, nghĩa tình, ghi lòng tạc dạ những ơn nghĩa với người đã giúp nàng trong cơn hoạn nạn. Còn đối với Hoạn Thư, một nhân vật ghê gớm và khôn ngoan, giảo hoạt, nàng đối đáp với giọng điệu và thái độ khác. Vừa thấy Hoạn Thư, “nàng đã chào thưa”, vẫn gọi Hoạn Thư là “tiểu thư ”. Giọng điệu mỉa mai, đay nghiến của Kiều cho ta thấy nàng quyết tâm trừng trị Hoạn Thư. Điều đó là hợp lí vì Hoạn Thư là người đã làm cho Kiều đau khổ tủi nhục, biến Kiều từ người vợ lẽ thành gia nô trong nhà. Thế nhưng, thị vốn là người xảo quyệt nên đã bình tĩnh đưa ra những lí lẽ để nhận tội và xin sự khoan dung của Kiều. Kiều đã độ lượng thứ tha trước thái độ nhận lỗi của Hoạn Thư. Qua đó cho thấy được tấm lòng vị tha, nhân hậu của nàng. Đoạn trích đã bộc lộ được những phẩm chất đáng quý của Kiều, nàng vẫn giữ được tấm lòng nhân nghĩa, bao dung khi trải qua bao sóng gió cuộc đời.

Trình bày suy nghĩ về cách Thúy Kiều báo ân, báo oán (mẫu 4)

Trong cảnh Thúy Kiều báo ân, nàng thể hiện là người biết ơn, lòng biết ơn sâu sắc, lời nói của Kiều cho thấy sự quý trọng tấm lòng và sự giúp đỡ của Thúc Sinh trong thời kỳ khó khăn. Tâm hồn của Kiều rất nhân ái, biểu lộ lòng biết trân trọng và ơn nghĩa, cách ứng xử của nàng chứng tỏ lòng biết ơn và lòng trung thành đích thực. Hành động báo ơn của Thúy Kiều dành cho Thúc Sinh cũng rất quý giá “Vật quý trăm cuốn, kim bạc ngàn lượng”, mặc dù liên quan đến việc Thúy Kiều phải trải qua một lần nữa nàng phải chấp nhận một số trách nhiệm đau đớn và xấu hổ nhưng nàng nhận ra rằng đó không phải là do Thúc Sinh tạo ra mà là do Hoạn Thư gây ra. Hoạn Thư, từ một kẻ phạm tội, giờ đây đứng trước pháp trường và phải đối mặt với sự trừng phạt. Kiều đối xử với Hoạn Thư với lời nói 'mát mẻ', nhưng cũng không thiếu sắc sảo khi chỉ trích: 'Đàn bà dễ có mấy tay, đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!'. Kiều cao thượng khi tha tội cho Hoạn Thư, thể hiện lòng rộng lượng và cao quý.

Nguyễn Du đã sáng tạo nên những lời thoại đầy biến hóa để thể hiện câu chuyện về ân oán, đồng thời tôn vinh lòng thủy chung và chỉ trích sự đen tối. Cảnh báo ân báo oán là một tình tiết quan trọng, làm nổi bật tinh thần nhân văn trong Truyện Kiều.

Trình bày suy nghĩ về cách Thúy Kiều báo ân, báo oán (mẫu 5)

đang cập nhật

1 40 lượt xem