TOP 11 mẫu Thảo luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm (2024) SIÊU HAY

Thảo luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm lớp 9 Chân trời sáng tạo gồm dàn ý và 11 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.

1 334 08/05/2024


Thảo luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm

Đề bài: Thảo luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm

Thảo luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm (mẫu 1)

Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi là …………… học sinh lớp ………

Ô nhiễm môi trường đang trở thành một vấn nạn ở một nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta. Con người đang phải đối mặt với những hậu quả do chính mình tạo ra. Bảo vệ môi trường giờ đây là công việc quan trọng và được ưu tiên hàng đầu nhằm đảm bảo, duy trì cuộc sống tốt đẹp của con người.

Môi trường là toàn bộ những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con người hay sinh vật tồn tại, phát triển trong quan hệ với con người, với sinh vật ấy. Môi trường có vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Nó tác động trực tiếp đến sức khỏe, đến công việc làm ăn của con người. nếu môi trường bị ô nhiễm, các loại bệnh tật gia tăng, các thảm họa như bão lụt, hạn hán xảy ra liên miên trực tiếp đe dọa đến cuộc sống của con người.

Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng . Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo, người ta vứt que, vứt giấy xuống đất . Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, vứt lon, vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần . Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác . Không chỉ với những nơi công cộng, ở một số khu phố, con đường có đặt bảng khu phố văn hóa nhưng cỏ mọc um tùm tràn lan, rác rưởi ngập đầy khắp lối đi, mùi hôi khó chịu bốc lên suốt ngày . Con người ta còn vô ý thức đến mức mang xác súc vật chết ném xuống hồ, ao, sông rạch và ra đường. Ở một số hàng, quán bán trên vỉa hè người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, nước rửa chén, bát xuống cống khiến cho nước thải bị ứ đọng, cống bị tắc nghẽn. Dường như mọi người xem việc xả rác bừa bãi là một quyền lợi và ai cũng đang ra sức bảo vệ cái quyền lợi ấy.

Những việc làm trên tuy nhỏ nhưng lại gây tác hại vô cùng to lớn . Bạn nghĩ sao khi một thành phố văn minh, giàu đẹp lại ngập tràn trong biển rác? Nó thể hiện hành vi của người vô văn hóa, vô ý thức, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Người ta vô tư vứt rác xuống sông nhưng họ đâu nghĩ rằng bao nhiêu người sử dụng nguồn nước này để ăn uống, tắm giặt sức khỏe sẽ ra sao? Không có sức khỏe tốt thì con người không thể đem tài trí và sức lực của mình dựng xây đất nước. Không ở đâu xa, ngay trong thành phố Hà Nội- thủ đô thân yêu của chúng ta – nơi con sông Tô Lịch chảy qua phải chịu bao rác rưởi dơ bẩn . Sông Tô Lịch khi xưa là biểu tượng văn hóa của đất kinh kì, nước sông trong mát, thuyền bè tấp nập ngược xuôi nhưng giờ đây dòng sông như không còn mang đúng nghĩa của nó nữa. Nước sông luôn ở tình trạng đen ngòm, nước sủi tăm và mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe mọi người đặc biệt là các hộ dân quanh sông. Chắc ít ai để ý rằng chỉ vì thói quen vứt rác bừa bãi, sử dụng điện năng một cách vô điều độ, đi xe thì thỏa sức nhấn ga nhả khói đen xì khét lẹt, … mà họ đã vô tình làm cho khí hậu nóng dần lên, băng ở hai cực tan ra, nước biển dâng lên xóa sổ nhiều phần đất liền trù phú. Bão lũ xảy ra thường xuyên khiến đời sống của người dân gặp muôn vàn khó khăn. Môi trường sẽ bị hủy hoại, đời sống của con người bị đe dọa nếu như con người không chịu ý thức về hậu quả do hành động của chính mình.

Bảo vệ môi trường không là trách nhiệm của riêng ai. Mỗi chúng ta hãy cùng chung tay góp sức bảo vệ môi trường bằng những việc làm hữu ích như : trồng cây gây rừng, khuyên bảo bạn bè người thân không được xả rác bừa bãi, tích cực tham gia vào các chiến dịch ngày, giờ Trái đất, …Hãy cùng hành động vì môi trường- vì cuộc sống tốt đẹp của chúng ta.

Trên đây là phần trình bày của tôi thảo luận về vấn đề Bảo vệ môi trường. Mong được sự góp ý của thầy cô và tất cả các bạn. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.

Thảo luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm (mẫu 2)

Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi là …………… học sinh lớp ………

Chúng ta đã quá quen thuộc với cảnh học đường phong phú và đa dạng. Nơi đó, chúng ta thấy cuộc sống vui vẻ, hồn nhiên của tuổi học trò nhưng cũng không ít khía cạnh tiêu cực, đặc biệt là vấn đề bắt nạt. Vậy khi bị bắt nạt chúng ta cần phải có cách hành xử như thế nào?

Trước hết, hãy cùng nhau hiểu rõ hơn về khái niệm “tệ nạn bắt nạt”. Bắt nạt không chỉ là hành vi bạo lực hoặc phi bạo lực, mà còn ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn tinh thần của một cá nhân. Tệ nạn này đã và đang gây ra nhiều tổn thương cho nạn nhân: từ tổn thương cơ thể đến những vết sẹo tâm hồn không thể xóa nhòa. Thường nghĩ rằng những người bị bắt nạt là những người lập dị, yếu đuối, nhưng thực tế không phải như vậy. Bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân, dù là người bình thường hay nổi bật. Đây thực sự là một vấn đề dai dẳng và khó giải quyết.

Vậy tại sao vấn nạn này vẫn còn tồn tại lâu như vậy? Nguyên nhân chính đến từ tâm lý lệch lạc của những kẻ bắt nạt. Đó là những cá nhân nổi loạn, phản đối xã hội, muốn thu hút sự chú ý bằng mọi cách. Ngoài ra, nạn nhân thường do lo sợ trả thù mà không dám phản kháng. Một số người biết chuyện nhưng chọn lựa im lặng, ngó lơ. Nhà trường lo sợ ảnh hưởng đến danh tiếng, các bạn học lo sợ rủi ro cho bản thân, dẫn đến tình trạng cô đơn của nạn nhân.

Thực tế cho thấy, hiện tượng bắt nạt trong học đường diễn ra phổ biến, đa dạng. Hậu quả của nó là đáng tiếc: trẻ em rơi vào tình trạng cô lập, xa lánh xã hội, thậm chí từ bỏ cuộc sống vì sự châm chọc, chế giễu từ bạn bè. Điều này gây ra đau đớn cho các gia đình và suy giảm đạo đức xã hội.

Làm thế nào để loại bỏ sự tiêu cực đó khỏi xã hội? Đầu tiên, chúng ta cần bắt đầu từ việc dạy dỗ, rèn dũa ngay từ gia đình. Cách mà trẻ em được đối xử sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, tâm lý và hành vi của họ trong tương lai. Sau đó, nhà trường và cộng đồng cần thiết lập các biện pháp răn đe, trừng phạt mạnh mẽ. Tình đoàn kết, yêu thương giữa bạn bè cũng rất quan trọng để ngăn chặn bạo lực học đường. Hãy học cách lan tỏa tình yêu thương, bạn nhé!

Tóm lại, vấn nạn bắt nạt trong trường học gây ra nhiều hậu quả tiêu cực, ảnh hưởng đến cá nhân, cộng đồng. Chúng ta cần đứng lên bảo vệ bản thân và những người xung quanh, xây dựng một xã hội lành mạnh, văn minh.

Trên đây là phần trình bày của tôi thảo luận về vấn đề Cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt. Mong được sự góp ý của thầy cô và tất cả các bạn. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.

Thảo luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm (mẫu 3)

Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi là …………… học sinh lớp ………

Trẻ em là tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại. Trẻ em có quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ... Nhưng trong thực tế, hằng ngày có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp...

Hằng ngày có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm hoạ khôn lường. Chiến tranh vẫn nổ ra liên miên trên khắp thế giới. Cuộc chiến ở Cô-sô-vô, Nam Tư; cuộc chiến tranh của Mĩ và Anh ở I-rắc; cuộc chiến ở Áp-ga-ni-xtan; các cuộc xung đột ở Trung Đông; chủ nghĩa khủng bố hoành hành khắp nơi... đã biến trẻ em thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, thậm chí, ở một số nước châu Phi, người ta tuyển mộ cả trẻ em vào quân đội, tay lăm lăm súng ống giáp mặt với giết chóc....

Bên cạnh đó, hàng triệu trẻ em là nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ A-pác-thai, nạn khủng bố, bắt giữ con tin... mà gần đây nhất là vụ khủng bố đẫm máu ở một trường học nước Nga (Bes-lan) làm hàng trăm trẻ em bị giết, hàng trăm trẻ em sống trong nỗi kinh hoàng khôn tả... Cũng do chiến tranh và tình hình chính trị phức tạp, nhiều trẻ em trở thành người tị nạn, phải từ bỏ gia đình sống tha hương để trốn tránh nỗi hiểm nguy. Có nhiều trẻ em tàn tật đã trở thành nạn nhân của sự lãng quên, ruồng bỏ, hoặc bị đối xử tàn nhẫn, bị bóc lột. Ở Việt Nam, đây đó, chúng ta vẫn có thể chứng kiến cảnh trẻ em bị đánh đập, xâm hại, bị lôi kéo vào con đường nghiện hút, bị bắt buộc làm việc nặng quá sức, bơ vơ không ai chăm sóc do cha mẹ li hôn... Trẻ em có quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao... Nhưng trong thực tế hiện nay, có hơn 100 triệu trẻ em không được đến trường hoặc chưa trải qua giáo dục cơ sở.

Thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay là một thách thức lớn đối với cộng đồng quốc tế, là mối quan tâm sâu sắc của lương tâm loài người. Các quyền của trẻ em cần phải được tôn trọng và thực hiện một cách đầy đủ, có trách nhiệm. Mỗi học sinh chúng ta hãy bằng khả năng và hành động thực tiễn của mình, phát huy tinh thần tương ái tương trợ, yêu thương giúp đỡ, nhường cơm xẻ áo cho những bạn nhỏ gặp hoàn cảnh khó khăn. Đó cũng là một hình thức hữu hiệu góp phần bảo vệ quyền lợi của trẻ em.

Trên đây là phần trình bày của tôi thảo luận về vấn đề Quyền và trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ trẻ em. Mong được sự góp ý của thầy cô và tất cả các bạn. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.

Thảo luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm (mẫu 4)

Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi là …………… học sinh lớp ………

Trong xã hội hiện đại, điện thoại thông minh đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống con người, đặc biệt đối với học sinh. Tuy nhiên, việc lạm dụng sử dụng điện thoại thông minh đã gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Với những tính năng tiện lợi và hấp dẫn, học sinh dễ dàng bị cuốn vào việc sử dụng điện thoại thông minh để chơi game, xem phim, và lướt mạng xã hội. Với giá cả rất hợp lý, việc sở hữu một chiếc điện thoại càng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết. Chính sự dễ dàng này đã dẫn đến việc lạm dụng sử dụng điện thoại thông minh, gây ra nhiều hệ lụy không nhỏ đối với học sinh và xã hội nói chung.

Điện thoại thông minh đã mang lại nhiều thành tựu và đóng góp to lớn cho sự tiến bộ của công nghệ, giúp cuộc sống con người dễ dàng hơn và các khoảng cách trở nên gần gũi hơn. Tuy nhiên, việc lạm dụng điện thoại thông minh đang trở thành một vấn đề phổ biến, ảnh hưởng đến cuộc sống hiện đại của chúng ta.

Mặc dù một số học sinh sử dụng điện thoại để liên lạc với gia đình và tìm kiếm thông tin học tập, nhưng thực tế là điện thoại thông minh thường được sử dụng cho mục đích giải trí. Nhiều học sinh mang điện thoại vào lớp chỉ để chơi game và nhắn tin, gây mất tập trung trong giờ học và giảm lượng kiến thức họ có thể học được. Điều này cần được xem xét và giải quyết để đảm bảo việc sử dụng điện thoại thông minh trong giáo dục được hiệu quả và tích cực.

Sự lạm dụng điện thoại của học sinh có thể dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng. Ngoài việc xem những nội dung không lành mạnh và phim cấm tuổi, nhiều bạn còn đăng tải hình ảnh khó coi và quay clip đánh nhau để tung lên mạng xã hội, làm tổn thương thể diện và ảnh hưởng xấu đến tâm lý của bản thân và người xung quanh. Tuy nhiên, hệ lụy không chỉ ở mặt cá nhân mà còn ảnh hưởng đến cả xã hội. Lạm dụng điện thoại dễ khiến ta bỏ lỡ những việc cần thiết, quan trọng hơn trong cuộc sống, mất khả năng tập trung và tiếp xúc thực tế, rơi vào tình trạng sống ảo, lừa dối và hãm hại người khác. Chúng ta cần nhận thức được những hệ lụy này và có cách sử dụng điện thoại thông minh hợp lý và bảo vệ bản thân cũng như người thân yêu của mình.

Sử dụng quá nhiều điện thoại có thể gây nghiện và ảnh hưởng đến khả năng tập trung học tập của học sinh. Ngoài ra, việc dành quá nhiều thời gian vào những hoạt động vô ích trên điện thoại cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Clement và Matt Miles đã lưu ý rằng trong thời đại hiện đại, các trẻ em được yêu cầu sử dụng các thiết bị điện tử như iPhone, iPad tại trường học công lập. Tuy nhiên, lại có những trẻ em, như những đứa con của Steve Jobs, không được phép sử dụng các thiết bị này.

Điều đáng ngạc nhiên là ngay cả những đứa trẻ chỉ mới 3-4 tuổi cũng sở hữu riêng cho mình một chiếc điện thoại iPad để chơi. Tuy nhiên, việc cho trẻ em sử dụng điện thoại quá nhiều không chỉ gây hại cho khả năng tập trung học tập của chúng, mà còn gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chúng. Do đó, cần có sự cân nhắc và kiểm soát trong việc sử dụng điện thoại của trẻ em để tránh những tác động tiêu cực này.

Mỗi chúng ta, đặc biệt là thanh niên, cần hưởng ứng sự phát triển công nghệ và biết áp dụng nó vào cuộc sống và công việc của mình. Tuy nhiên, đừng để sự lệ thuộc vào điện thoại khiến chúng ta lãng phí thời gian quý báu và bỏ qua những khoảnh khắc gia đình. Hãy đặt điện thoại xuống và dành thời gian cho những cuộc trò chuyện ý nghĩa với người thân yêu. Gửi đi những lời yêu thương để nhận lại tình cảm đáng quý.

Điện thoại thông minh là một công cụ giao tiếp văn minh và tiết kiệm thời gian cho chúng ta. Tuy nhiên, việc lạm dụng nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập của học sinh. Trong trường hợp không cần thiết, học sinh nên hạn chế sử dụng điện thoại trong trường học.

Hãy sử dụng điện thoại thông minh một cách có trách nhiệm để đạt được thành công trong cuộc sống. Áp dụng công nghệ vào cuộc sống của mình, nhưng đừng để nó chiếm quá nhiều thời gian của chúng ta. Hãy biết dừng lại để sống thực và tận hưởng những khoảnh khắc quý báu bên người thân yêu.

Trên đây là phần trình bày của tôi thảo luận về vấn đề học sinh sử dụng điện thoại. Mong được sự góp ý của thầy cô và tất cả các bạn. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.

Thảo luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm (mẫu 5)

đang cập nhật

1 334 08/05/2024