TOP 40 câu Trắc nghiệm Đồng Tháp Mười mùa nước nổi (có đáp án) - Cánh diều

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 Đồng Tháp Mười mùa nước nổi có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Văn 6 Bài 3.

1 4,544 16/08/2022
Tải về


Đồng Tháp Mười mùa nước nổi – Cánh diều

C.4. Vài nét về tác giả Văn Công Hùng

Câu 1. Tác giả Văn Công Hùng sinh năm bao nhiêu?:

A. 1958

B. 1959

C. 1960

D. 1961

Đáp án: A

Giải thích:

Tác giả Văn Công Hùng sinh năm 1958.

Câu 2. Tác giả Văn Công Hùng sinh ra ở đâu?

A. Hà Tĩnh

B. Thanh Hóa

C. Hà Nội

D. Gia Lai

Đáp án: B

Giải thích:

Quê quán: Tác giả Văn Công Hùng sinh ra ở Thanh Hóa.

Câu 3. Tác giả Văn Công Hùng từng giữ chức vụ nào dưới đây?

A. Nguyên Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Gia Lai

B. Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa VIII.

C. Chủ biên báo Văn nghệ Thanh Hóa

D. Đáp án A và B

Đáp án: D

Giải thích:

Tác giả Văn Công Hùng từng giữ chức vụ:

- Nguyên Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Gia Lai

- Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa VIII.

Câu 4. Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Văn Công Hùng?

A. Bến đợi

B. Hát rong

C. Ngựa trắng bay về

D. Hoa đá trước heo may

Đáp án: D

Giải thích:

Hoa đá trước heo may – Đinh Nam Khương

Câu 5. Quan niệm viết văn của tác giả Văn Công Hùng như thế nào?

A. Văn chương không phải đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên.

B. Văn học là vũ khí chiến đấu.

C. Viết không bao giờ là trò chơi, mà là cuộc vật lộn khổ sở, là nghiệp đeo đẳng suốt đời.

D. Sáng tác chính là tái hiện sự sống nhưng không phải là làm sống lại một cách tự nhiên mà trong nhiệm vụ sáng tác còn mang phần “trang điểm cho sự sống

Đáp án: C

Giải thích:

Văn Công Hùng quan niệm: Viết không bao giờ là trò chơi, mà là cuộc vật lộn khổ sở, là nghiệp đeo đẳng suốt đời.

Câu 6. Văn Công Hùng đạt giải thưởng nào về thơ tỉnh Gia Lai năm 1985?

A. Giải Nhất

B. Giải Nhì

C. Giải Ba

D. Giải Khuyến khích

Đáp án: B

Giải thích:

Văn Công Hùng đạt giải Nhì về thơ tỉnh Gia Lai năm 1985.

Câu 7. Nội dung sau về tác giả Văn Công Hùng đúng hay sai?

“Văn Công Hùng viết văn, viết báo và làm thơ từ 1981 và là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

- Đúng

- Văn Công Hùng viết văn, viết báo và làm thơ từ 1981 và là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

C.5. Tìm hiểu chung về Đồng Tháp Mười mùa nước nổi

Câu 1. Tác phẩm Đồng Tháp Mười mùa nước nổi của tác giả nào?

A. Văn Công Hùng

B. Lâm Thị Mỹ Dạ

C. Bình Nguyên

D. Đinh Nam Khương

Đáp án: A

Giải thích:

Đồng Tháp Mười mùa nước nổi  – Văn Công Hùng

Câu 2. Tác phẩm Đồng Tháp Mười mùa nước thuộc thể loại nào?

A. Tiểu thuyết

B. Truyện ngắn

C. Tùy bút

D. Du kí

Đáp án: D

Giải thích:

Thể loại: du kí

Câu 3. Phương thức biểu đạt được sử dụng trong tác phẩm Đồng Tháp Mười mùa nước nổi?

Chọn đáp án không đúng:

A. nghị luận

B. tự sự

C. miêu tả

D. biểu cảm

Đáp án: A

Giải thích:

Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.

Câu 4. Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh nào?

A. Long An

B. Tiền Giang

C. Đồng Tháp

D. Cả 3 tỉnh trên

Đáp án: D

Giải thích:

Đồng Tháp Mười trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp.

Câu 5. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

    Nói đến Đồng Tháp Mười là phải nói đến lũ. Lũ chính là nguồn sống của cả cư dân miệt sông nước này. Nó mang phù sa mùa màng về, mang tôm cá về, làm nên một nền văn hóa đồng bằng. Năm ngoái chúng tôi lại xuống Long An, giữa mùa lũ mà đồng nứt nẻ, dân ngơ ngác hoang mang đợi lũ. Bởi nếu không có lũ, nước kiệt đi thì toàn bộ vùng này thiếu nước ngọt nghiêm trọng, phèn nổi lên rất nhiều và đậm, nước chỉ còn đọng ở các lung, trấp, đìa, bàu... không dùng được, cây cỏ khô rụi, di  chuyển chủ yếu là đi bộ hoặc xe trâu, toàn bộ đời sống sẽ ngưng trệ. Lũ tồn tại song song với người miền Tây như con lộ nào cũng song song một con kinh bên cạnh, làm nên một đặc trưng đồng bằng Nam Bộ. Người ta đào kênh (kinh) để thông thương, để lấy nước, chỉ huy nước, lấy đất ấy đắp đường (lộ), cứ chằng chịt như thế, những con kinh huyết mạch nối những cù lao, những giồng... thành một đồng bằng rộng lớn và đầy bản sắc.

[…] Thế mà nó đơn giản đến không ngờ là gồm những cây tràm kết thành rừng và chim thì dày đặc thành vườn... Tất nhiên không dễ gì để thấy chim bởi phải chiều tối thì chúng mới về, hàng vạn, chục vạn con lớn bé to nhỏ rợp cả một khoảng trời. Mà chúng tôi thì chỉ có một ngày cưỡi xe, mà lại muốn đi nhiều, thấy nhiều, chiêm ngưỡng nhiều...

(Đồng Tháp Mười mùa nước nổi)

A. Thiên nhiên, cảnh quan nơi Đồng Tháp Mười.

B. Món ăn đặc sản nơi Đồng Tháp Mười

C. Vẻ đẹp của sen Đồng Tháp Mười

D. Giới thiệu khu di tích Gò Tháp

Đáp án: A

Giải thích:

Nội dung chính: Thiên nhiên, cảnh quan nơi Đồng Tháp Mười.

Câu 6. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

    “Mùa này cá linh và bông điên điển đều bắt đầu hiếm. Cá linh thì đã lớn, dân miền Tây gọi là cá đã có xương, ăn vừa nhạt vừa mất công. Bông điên điển chỉ còn lác đác, nhưng nể bạn, Hữu Nhân đã lòng vòng xe để kiếm cho tôi thưởng thức. Kết quả, buổi trưa ở quán "Bên Sông" tại huyện Tam Nông thì tôi được xơi món bông điên điển xào tôm, còn buổi chiều tại quán "Quỳnh Nga" huyện Cao Lãnh thì chứng kiến món cá linh kho ngót. Cái thú của người khám phá là ăn bằng cảm giác nên tôi sẽ không nói ra nhận xét  của mình về hai cái món mà mình đã quyết tâm về đây phải ăn bằng được. Bằng nỗi khát khao và trân trọng của mình, tôi đã miệt mài ăn hai món quốc hồn quốc túy đồng bằng ấy. Lúc này sự ăn nó không còn là vật chất thông thường, của sự ăn lấy no, mà nó là hương hoa, là miên cảm của con người trước thời trân của đất trời, dẫu nó là món thời trân vô cùng dân dã, nó gắn với miên man sông nước, với cái giản dị, tiện lợi của sản vật và vùng đất con người phương Nam”

 (Đồng Tháp Mười mùa nước nổi)

A. Thiên nhiên, cảnh quan nơi Đồng Tháp Mười.

B. Món ăn đặc sản nơi Đồng Tháp Mười

C. Vẻ đẹp của sen Đồng Tháp Mười

D. Giới thiệu khu di tích Gò Tháp

Đáp án: B

Giải thích:

Nội dung chính: Món ăn đặc sản nơi Đồng Tháp Mười

Câu 7. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

     Có một điều khẳng định rằng, sen Tháp mười là một thế lực, thế lực của cái đẹp tự nhiên. Nước ta từ bắc chí nam đâu cũng có sen, chả thế mà người ta định lấy hoa sen làm quốc hoa, chả thế mà Vietnam airline lại lấy hoa sen làm biểu tượng trên máy bay, bỏ khá nhiều tiền để sơn lại toàn bộ máy bay... và về đây thì mới thấy, sen xứng đáng để... ngợp. Bạt ngàn sen chen giữa rừng tràm, sen tinh khiết mưng mở giữa bùn, sen ngạo nghễ khoe giữa năn lác, mà không chen, chúng chiếm những không gian rộng lớn, chỉ mình sen. Tràm dày đặc tíu tít xung quanh như những người lính gác cần mẫn và trung thành. Sen vươn lên giữa nắng, giữa gió phương Nam, kiêu hãnh và tự tin khoe sắc hồng đặc trưng của mình khiến con người đang hung hăng nóng nực thế chợt chùng lại, bâng khuâng và ngơ ngác giữa thế giới sen vừa rợn ngợp vừa cô độc giữa mênh mông Đồng Tháp Mười.

(Đồng Tháp Mười mùa nước nổi)

A. Thiên nhiên, cảnh quan nơi Đồng Tháp Mười.

B. Món ăn đặc sản nơi Đồng Tháp Mười

C. Vẻ đẹp của sen Đồng Tháp Mười

D. Giới thiệu khu di tích Gò Tháp

Đáp án: C

Giải thích:

Nội dung chính: Vẻ đẹp của sen Đồng Tháp Mười

Câu 8. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

     Từ thành phố Cao Lãnh, Hữu Nhân chở tôi bằng xe máy gần buổi sáng thì đến khu di tích này. Đây là khu gò rộng khoảng 5000 mét vuông và cao hơn 50 mét so với mực nước biển Hà Tiên, nằm giữa rốn Đồng Tháp Mười sàn sạt lênh loang nước nên nó trở thành của hiếm. Nơi đây người ta vừa khai quật được một di tích nền gạch cổ và được xác định đây là nền tòa tháp từ thời vương quốc Phù Nam có cách đây khoảng 1.500 năm và đã được công nhận di tích quốc gia. Đây cũng là đại bản doanh của cụ Thiên Hộ Dương và Đốc Binh Kiều, hai vị anh hùng chống Pháp, và cũng là căn cứ địa chống Mỹ của cách mạng Việt Nam. Tháp Sen được chọn để xây dựng ở đây như một cách để tôn vinh sen Đồng Tháp Mười...

(Đồng Tháp Mười mùa nước nổi)

A. Thiên nhiên, cảnh quan nơi Đồng Tháp Mười.

B. Món ăn đặc sản nơi Đồng Tháp Mười

C. Vẻ đẹp của sen Đồng Tháp Mười

D. Giới thiệu khu di tích Gò Tháp

Đáp án: D

Giải thích:

Nội dung chính: Giới thiệu khu di tích Gò Tháp

Câu 9. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

    Hữu Nhân chở tôi về lại thành phố Cao Lãnh khi nước lé đé ở ngay quán cà phê trước cửa khách sạn. Nước lé đé là câu tôi đọc trong văn Nguyễn Ngọc Tư và rất phục cách dùng chữ của chị khi tả cái cảnh nước lăn tăn dâng cặp mạn nhà. Giờ về Đồng Tháp Mười thấy mọi người hay dùng, không biết họ học Nguyễn Ngọc Tư hay Tư dùng của nhân dân, nhưng cái hình tượng ấy, âm thanh ấy rất đặc trưng cho vùng đất mà nước nhiều hơn đất này. Người dân vui vẻ sống, hiền lành sống, năng động sống... chung với nhịp nhàng nước kiệt nước ròng, với những câu vọng cổ là đà trên nước mỗi khi chiều về bên chai rượu đế với ca trà đá, cuộc sống cứ thế trôi, bình dị và an lành, tự tin và khảng khái, nhưng họ góp phần làm nên một Đồng Tháp năng động hiện đại khi đêm ấy tôi cùng Hữu Nhân dạo một vòng thành phố và nhận ra một đô thị Cao Lãnh vừa trẻ trung vừa hiện đại rất có gu kiến trúc, vừa mềm vừa xanh cứ nao nao như một câu hò vươn trên sóng...

(Đồng Tháp Mười mùa nước nổi)

A. Con người nơi Đồng Tháp Mười

B. Món ăn đặc sản nơi Đồng Tháp Mười

C. Vẻ đẹp của sen Đồng Tháp Mười

D. Giới thiệu khu di tích Gò Tháp

Đáp án: A

Giải thích:

Nội dung chính: Con người nơi Đồng Tháp Mười

Câu 10. Qua chuyến đi đến Đồng Tháp Mười, tác giả Văn Công Hùng đã được trải nghiệm và hiểu thêm những gì về nơi đây?

Chọn đáp án không đúng:

A. Thiên nhiên, cảnh vật

B. Ẩm thực

C. Con người

D. Phong tục, nét văn hóa đặc sắc của người Nam Bộ

Đáp án: D

Giải thích:

Qua chuyến đi đến Đồng Tháp Mười, tác giả Văn Cao hùng đã được trải nghiệm và hiểu thêm về cảnh vật, thiên nhiên, di tích, ẩm thực và cả con người nơi này.

Câu 11. Nội dung sau về tác phẩm Đồng Tháp Mười mùa nước nổi đúng hay sai?

“Qua văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, tác giả bày tỏ tình yêu mến đối với mảnh đất nơi mình sinh ra”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

- Sai

- Qua văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, tác giả đã kể và trải nghiệm của bản thân khi được đến vùng đất Đồng Tháp Mười. Đó là một chuyến đi thú vị.

Câu 12. Nội dung sau về tác phẩm Đồng Tháp Mười mùa nước nổi đúng hay sai?

Đồng Tháp Mười mùa nước nổi được đăng trên báo Văn nghệ, số 49, 12-2011.”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

- Đúng

Đồng Tháp Mười mùa nước nổi được đăng trên báo Văn nghệ, số 49, 12-2011.

C.6. Phân tích chi tiết Đồng Tháp Mười mùa nước nổi

Câu 1. Sắp xếp các yếu tố sau để đúng với thứ tự xuất hiện trong văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi?

Thiên nhiên, cảnh quan nơi Đồng Tháp Mười

Con người nơi Đồng Tháp Mười

Khu di tích nơi Đồng Tháp Mười: Gò Tháp

Món ăn nơi Đồng Tháp Mười

Cảm xúc tác giả sau trải nghiệm

Đáp án: 

Thứ tự xuất hiện:

- Thiên nhiên, cảnh quan nơi Đồng Tháp Mười

- Món ăn nơi Đồng Tháp Mười

- Khu di tích nơi Đồng Tháp Mười: Gò Tháp

- Con người nơi Đồng Tháp Mười

- Cảm xúc tác giả sau trải nghiệm

Câu 2. Miêu tả về thiên nhiên Đồng Tháp Mười trong văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, tác giả đã viết về những yếu tố nào??

A. Lũ, kênh rạch, sen, món ăn

B. Lũ, kênh rạch, món ăn

C. Lũ, kênh rạch, tràm chim

D. Lũ, kênh rạch, sen, tràm chim

Đáp án: D

Giải thích:

Lũ, kênh rạch, sen, tràm chim là những yếu tố thiên nhiên được nhắc đến trong bài.

Câu 3. Trong văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, lũ có vai trò thế nào đối với đời sống người dân?

A. Mang phù sa về cho nông nghiệp

B. Mang tôm cá về cho nhân dân

C. Là nguồn sống của cả cư dân miền sông nước

D. Tất cả các phương án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Lũ:

- Là nguồn sống của cả cư dân miền sông nước.

- Mang phù sa mùa màng về, mang tôm cá về, làm nên một nền văn hóa đồng bằng.

- Nếu không có lũ, nước kiệt đi thì sẽ rất khó khăn.

Câu 4. Kênh rạch ở Đồng Tháp Mười có đặc điểm?

A. Thưa, ngắn

B. Chằng chịt, rộng lớn

C. Chiếm hết diện tích đất

D. Tất cả các phương án trên

Đáp án: B

Giải thích:

Kênh rạch ở Đồng Tháp Mười có đặc điểm chằng chịt, kê huyết mạch nối những cù lao, giống,...thành một đồng bằng rộng lớn và đầy màu sắc.

Câu 5. Loài hoa nào gắn liền với Đồng Tháp Mười?

A. Hoa sữa

B. Hoa phượng

C. Hoa hồng

D. Hoa sen

Đáp án: D

Giải thích:

Hoa sen là loài hoa gắn liền với Đồng Tháp Mười.

Câu 6. Tràm chim ở Đồng Tháp Mười được hiểu là?

A. Loài chim tên “tràm”

B. Loài cây có hình dáng giống chim

C. Tên riêng của một khu rừng

D. Rừng tràm và chim

Đáp án: D

Giải thích:

Tràm chim ở Đồng Tháp Mười được hiểu là rừng tràm và chim.

Câu 7. Món ăn đặc trưng của Đồng Tháp Mười mùa nước nổi là gì?

A. Bông điên điển, cá linh, tôm, trà sen.

B. Bông điên điển, cá linh.

C. Cá linh, tôm.

D. Bông điên điển, tôm.

Đáp án: B

Giải thích:

Món ăn đặc trưng của Đồng Tháp Mười mùa nước nổi là bông điên điển, cá linh.

Câu 8. Khu di tích nào được nhắc đến trong văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi?

A. Tràm chim

B. Gò Tháp

C. Tháp Chàm

D. Gò Công

Đáp án: B

Giải thích:

Khu di tích Gò Tháp nào được nhắc đến trong văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi

Câu 9. Đâu là đáp án đúng khi nói về con người nơi Đồng Tháp Mười?

A. Kín đáo, nhã nhặn

B. Vui vẻ, năng động

C. Thông minh, hài hước

D. Sang trọng, quý phái

Đáp án: B

Giải thích:

Vui vẻ, năng động là đáp án đúng khi nói về con người nơi Đồng Tháp Mười

Câu 10. Đâu là cảm xúc của tác giả khi được khám phá Đồng Tháp Mười?

A. Xót xa

B. Trân trọng

C. Ngỡ ngàng

D. Tiếc nuối

E. Ân hận

Đáp án: B, C, D

Giải thích:

Trân trọng, ngỡ ngàng, tiếc nuối là cảm xúc tác giả khi được trải nghiệm vẻ đẹp Đồng Tháp Mười

Các câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Lý thuyết Từ đa nghĩa

Trắc nghiệm Lý thuyết từ đồng âm

Trắc nghiệm So sánh từ đồng âm và từ đa nghĩa

Trắc nghiệm Lý thuyết từ mượn

Trắc nghiệm Thời thơ ấu của Hon-đa

1 4,544 16/08/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: