TOP 40 câu Trắc nghiệm Bức tranh của em gái tôi (có đáp án) - Cánh diều

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 Bức tranh của em gái tôi có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Văn 6 Bài 9.

1 4,891 18/08/2022
Tải về


Bức tranh của em gái tôi – Cánh diều

I.1. Vài nét về tác giả Tạ Duy Anh

Câu 1. Địa danh nào sau đây là quê hương của Tạ Duy Anh? 

A. Nam Định

B. Ninh Bình

C. Hà Nội

D. Hải Dương

Đáp án: C

Giải thích:

Tạ Duy Anh sinh năm 1959, quê ở Chương Mĩ, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

Câu 2. Tạ Duy Anh từng theo học ở trường nào? 

A. Chu Văn An

B. Đại học Tổng hợp Hà Nội

C. Đại học Sư phạm Hà Nội

D. Trường viết văn Nguyễn Du

Đáp án: D

Giải thích:

Tạ Duy Anh tham gia học ở Trường viết văn Nguyễn Du. Trải qua 4 năm học, ông đỗ đầu và được giữ lại làm giảng viên.

Câu 3. Tạ Duy Anh viết văn từ khi nào?

A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

B. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

C. Trong kháng chiến chống Mỹ

D. Trong thời kỳ đổi mới

Đáp án: D

Giải thích:

Tạ Duy Anh là cây bút trẻ trong thời kì đổi mới.

Câu 4. Chọn các đáp án đúng.

Tạ Duy Anh từng làm những công việc nào?

A. Công nhân

B. Giảng viên

C. Nhà văn

D. Bác sĩ

E. Biên tập viên

F. Thợ mỏ

Đáp án: B, C, E

Giải thích:

Ông từng là giảng viên trường viết văn Nguyễn Du, biên tập viên tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn và là thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1993.

Câu 5. Tạ Duy Anh từng đạt giải nhất trong cuộc thi văn chương nào?

A. Truyện ngắn nông thôn báo Văn nghệ

B. Cuộc thi viết "Tương lai vẫy gọi" 

C. Cuộc thi truyện ngắn năm 1989-1990  

D. Cả 3 cuộc thi trên

Đáp án: A

Giải thích:

Ông từng đạt giải nhất truyện ngắn nông thôn báo Văn nghệ, báo Nông nghiệp và Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức.

Câu 6. Đâu không phải là tác phẩm của Tạ Duy Anh

A. Vượt thác

B. Bức tranh của em gái tôi 

C. Dưới bàn tay vô hình 

D. Bước qua lời nguyền

Đáp án: A

Giải thích:

Vượt thác là tác phẩm tiêu biểu của Võ Quảng

I.2. Tìm hiểu chung Bức tranh của em gái tôi

Câu 1. “Bức tranh của em gái tôi” của tác giả nào?

A. Tố Hữu

B. Nguyễn Du

C. Tạ Duy Anh

D. Phạm Tiến Duật

Đáp án: C

Giải thích:

 “Bức tranh của em gái tôi” của tác giả Tạ Duy Anh

Câu 2. Tác phẩm Bức tranh của em gái tôi thuộc thể loại gì?

A. Truyện ngắn

B. Truyện dài

C. Tiểu thuyết

D. Tùy bút

Đáp án: A

Giải thích:

Tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn

Câu 3. Truyện Bức tranh của em gái tôi đã đạt giải gì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi”?

A. Nhất

B. Nhì

C. Ba

D. Khuyến khích

Đáp án: B

Giải thích:

“Bức tranh của em gái tôi” là truyện ngắn đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiến niên tiền phong.

Câu 4. Nhân vật chính trong truyện Bức tranh của em gái tôi?

A. Người em gái

B. Người em gái, anh trai

C. Bé Quỳnh

D. Người anh trai

Đáp án: B

Giải thích:

Nhân vật chính trong truyện là anh trai và em gái

Câu 5. Truyện Bức tranh của em gái tôi được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Sử dụng cả 3 ngôi kể

Đáp án: A

Giải thích:

Truyện được kể theo ngôi thứ nhất xưng tôi

Câu 6. Nhân vật kể chuyện là người anh trai có tác dụng gì?

A. Nói rõ được tình cảm gia đình

B. Trình bày đầy đủ tài năng của người em gái

C. Trình bày được rõ nét tư tưởng tình cảm, trạng thái của người anh

D. Cả 3 phương án trên

Đáp án: C

Giải thích:

Nhân vật kể chuyện là người anh trai có tác dụng trình bày được rõ nét tư tưởng tình cảm, trạng thái của người anh

Câu 7. Lý do nào cho thấy anh trai là nhân vật trung tâm trong truyện Bức tranh của em gái tôi?

A. Người anh trai là người kể lại câu chuyện

B. Qua người anh để ca ngợi tài năng của cô em gái

C. Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức ra thiếu sót của người anh

D. Truyện kể về người anh, cô em có tài hội họa

Đáp án: C

Giải thích:

Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức ra thiếu sót của người anh

Câu 8. Truyện Bức tranh của em gái tôi, tác giả sử dụng chủ yếu phương thức biểu đạt gì?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Đáp án: D

Giải thích:

Truyện Bức tranh của em gái tôi, tác giả sử dụng kết hợp ba phương thức biểu đạt

Câu 9. Truyện Bức tranh của em gái tôi gửi đến bài học về tình cảm gia đình và sự hạn chế trong mỗi con người, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài năng hội họa, truyện “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy: Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.

Câu 10. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật là nghệ thuật tiêu biểu nhất của văn bản, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật là nghệ thuật tiêu biểu nhất của văn bản.

I.3. Phân tích chi tiết  Bức tranh của em gái tôi

Câu 1. Trong văn bản Bức tranh của em gái tôi, trước đó, người anh có thái độ gì với em gái?

A. Bực bội, khó chịu vì em gái hay lục lọi

B. Kẻ cả, xem thường, cho là em nghịch ngợm

C. Lấy làm lạ, bí mật theo dõi em

D. Ngăn cản không cho em nghịch

Đáp án: B

Giải thích:

Từ trước cho đến lúc nhìn thấy em gái tự chế màu vẽ: nhìn bằng cái nhìn kẻ cả, xem thường

Câu 2. Khi tài năng của cô em được phát hiện, người anh có thái độ ra sao?

A. Chê bai, không thèm quan tâm tranh của em

B. Ghét bỏ, luôn luôn mắng em vô cớ

C. Buồn bã, khó chịu, gắt gỏng, không còn thân với em như trước

D. Vui mừng vì em có tài

Đáp án: C

Giải thích:

Khi tài năng của em gái được phát hiện: cảm thấy buồn và thất vọng về mình, cảm thấy mặc cảm vì bản thân mình không có tài năng gì, khó chịu và hay gắt gỏng với em, không thể chơi thân với em như trước

Câu 3. Trình tự diễn biến tâm trạng của người anh khi xem bức tranh em gái vẽ mình?

A. Hãnh diện, tự hào, vui vẻ

B. Ngạc nhiên, xấu hổ, hãnh diện

C. Tức tối, xấu hổ, hành diện,

D. Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ

Đáp án: D

Giải thích:

Khi lén xem những bức tranh em gái vẽ: thầm cảm phục tài năng của em gái mình, người anh ngỡ ngàng, hãnh diện và xấu hổ

Câu 4. Qua đoạn trích Bức tranh của em gái tôi, nhận định đúng nhất về nhân vật người anh khi chưa nhận ra lỗi lầm?

A. Tự tin, dũng cảm

B. Tự phụ, kiêu căng

C. Ích kỉ, nhỏ nhen

D. Hung hăng, xốc nổi

Đáp án: C

Giải thích:

Ích kỉ, nhỏ nhen là tính cách của người anh trước đó.

Câu 5. Nhận xét không đúng về nhân vật Kiều Phương?

A. Hồn nhiên, hiếu động

B. Tài hội họa hiếm có

C. Tình cảm trong sáng nhân hậu

D. Không quan tâm đến anh

Đáp án: D

Giải thích:

Kiều Phương là cô bé say mê hội họa, hồn nhiên, trong sáng, hiếu động và yêu thương anh trai.

Câu 6. Vì sao người anh thấy xấu hổ khi nhìn thấy bức tranh em gái vẽ mình?

A. Em gái mình vẽ không đẹp

B. Em gái mình vẽ đẹp hơn bình thường

C. Em gái mình vẽ bằng tâm hồn trong sáng, nhân hậu

D. Em gái vẽ sai về mình

Đáp án: C

Giải thích:

Người anh cảm thấy xấu hổ vì trước đó đã đối xử không tốt, còn ganh tị với em, nhưng cô em gái thì vẽ người anh bằng tấm lòng nhân hậu, trong sáng

Câu 7. Bài học rút ra từ truyện Bức tranh của em gái tôi?

A. Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác

B. Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác

C. Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua được tính ích kỉ cá nhân

D. Biết xấu hổ khi mình thua kém người khác

Đáp án: B

Giải thích:

Câu chuyện là bài học về thái độ trước thành công của người khác.

Câu 8. Nhận định nào dưới đây, em thấy không đúng về truyện Bức tranh của em gái tôi?

A. Truyện viết cho thiếu nhi

B. Truyện viết về loài vật

C. Truyện mượn tình huống để đưa ra bài học ứng xử

D. Truyện đề cao tình cảm gia đình

Đáp án: B

Giải thích:

Truyện không viết về loài vật

Các câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Điều không tính trước

Trắc nghiệm Lý thuyết về trạng ngữ

Trắc nghiệm Chích bông ơi!

Trắc nghiệm Lý thuyết viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

Trắc nghiệm Lý thuyết thảo luận nhóm về một vấn đề

1 4,891 18/08/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: