TOP 30 câu Trắc nghiệm Khan hiếm nước ngọt (có đáp án) - Cánh diều

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 Khan hiếm nước ngọt có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Văn 6 Bài 8.

1 1,956 18/08/2022
Tải về


Khan hiếm nước ngọt – Cánh diều

H.3. Tìm hiểu chung Khan hiếm nước ngọt

Câu 1. Khan hiếm nước ngọt là văn bản thuộc thể loại?

A. Tiểu thuyết

B. Truyện ngắn

C. Văn bản nghị luận

D. Văn bản thông tin

Đáp án: C

Giải thích:

Khan hiếm nước ngọt là văn bản thuộc thể loại văn bản nghị luận.

Câu 2. Ai là tác giả văn bản Khan hiếm nước ngọt?

A. Kim Hạnh Bảo

B. Trần Nghị Du

C. Hà My

D. Trịnh Văn

Đáp án: D

Giải thích:

Khan hiếm nước ngọt là văn bản của tác giả Trịnh Văn.

Câu 3. Khan hiếm nước ngọt được in trong?

A. Báo Nhân dân

B. Báo Nhi đồng

C. Báo Tuổi trẻ

D. Báo Đất Việt

Đáp án: A

Giải thích:

Văn bản được in trong báo Nhân dân

Câu 4. Nội dung chính văn bản Khan hiếm nước ngọt là gì?

A. Nhấn mạnh vai trò quan trọng của nước ngọt

B. Nêu lên hiện trạng khan hiếm nước ngọt

C. Nêu lên hiện trạng khan hiếm nước ngọt và nhắc nhở con người dùng hợp lí

Đáp án: C

Giải thích:

Văn bản nêu lên hiện trạng khan hiếm nước ngọt trên thế giới. Từ đó nhắc nhở con người phải sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước ngọt.

Câu 5. Nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản Khan hiếm nước ngọt là gì?

A. Miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc

B. Sử dụng nhuần nhuyễn kho tàng văn học dân gian Việt Nam

C. Sáng tạo tình huống truyện

D. Lập luận chặt chẽ cùng những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.

Đáp án: D

Giải thích:

Lập luận chặt chẽ cùng những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục là nghệ thuật tiêu biểu của văn bản.

Câu 6. Văn bản Khan hiếm nước ngọt được xuất bản năm bao nhiêu?

A. 2001

B. 2002

C. 2003

D. 2004

Đáp án: C

Giải thích:

Văn bản trích từ báo Nhân dân, số ra ngày 15 – 6 - 2003

Câu 7. Bố cục văn bản Khan hiếm nước ngọt chia ra làm mấy phần?

A. 1 phần

B. 2 phần

C. 3 phần

D. 4 phần

Đáp án: C

Giải thích:

Văn bản được chia làm ba phần.

Câu 8. Phương thức biểu đạt chính của văn bản Khan hiếm nước ngọt là gì?

A. Thuyết minh

B. Tự sự

C. Nghị luận

D. Biểu cảm

Đáp án: C

Giải thích:

Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.

Câu 9. Nội dung của đoạn trích dưới đây?

     Nhìn vào bản đồ thế giới, đâu đâu ta cũng thấy mênh mông là nước. Đại dương bao quanh lục địa. Rồi mạng lưới sông ngòi chằng chịt. Lại có những hồ nằm sâu trong đất liền lớn chẳng kém gì biển cả. Cảm giác đó khiến nhiều người trong chúng ta tin rằng con người và muôn loài trên quả đất không bao giờ thiếu nước. Xin được nói ngay rằng nghĩ như vậy là nhầm to.

(Khan hiếm nước ngọt - Trịnh Văn)

A. Nêu vấn đề khan hiếm nước ngọt

B. Hiện tượng khan hiếm nước ngọt

C. Bài học nhận thức cho con người

D. Phương pháp để tạo nguồn nước ngọt

Đáp án: A

Giải thích:

Đoạn văn thuộc phần đầu văn bản: Nêu vấn đề khan hiếm nước ngọt

Câu 10. Đoạn trích dưới đây nằm ở phần nào văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật??

     Nước ngọt đang ngày càng khan hiếm và muốn có nước sạch, hợp vệ sinh để dùng rất tốn kém. Vì vậy cùng với việc khai thác các nguồn nước ngọt, con người ngày càng phải sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước.

(Khan hiếm nước ngọt - Trịnh Văn)

A. Nêu vấn đề khan hiếm nước ngọt

B. Hiện tượng khan hiếm nước ngọt

C. Bài học nhận thức cho con người

D. Phương pháp khai thác nước ngọt

Đáp án: C

Giải thích:

Đoạn văn nằm ở phần cuối văn bản: Bài học nhận thức cho con người

H.4. Phân tích chi tiết Khan hiếm nước ngọt

Câu 1. Trong văn bản Khan hiếm nước ngọt, tác giả đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A. Nước ngọt là nguồn vô tận.

B. Nước ngọt không vô tận

C. Nước mặn không vô tận

D. Nước mặn là nguồn vô tận.

Đáp án: C

Giải thích:

Tác giả đồng ý với quan điểm nước ngọt không vô tận.

Câu 2. Trong văn bản Khan hiếm nước ngọt, tác giả đã phủ nhận quan điểm nào?

A. Nước ngọt là nguồn vô tận.

B. Nước ngọt không vô tận.

C. Nước mặn không vô tận.

D. Nước mặn là nguồn vô tận.

Đáp án: A

Giải thích:

Tác giả đã phủ nhận suy nghĩ nước ngọt là nguồn vô tận.

Câu 3. Trong văn bản Khan hiếm nước ngọt, tại sao nhiều người lại tin rằng nước ngọt là vô tận?

A. Đại dương bao quanh lục địa

B. Mạng lưới sông chằng chịt

C. Hồ lớn nhiều vô kể

D. Tất cả các phương án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Tất cả các ý trên đều là lí do mà mọi người hiểu lầm rằng nước nhiều vô hạn.

Câu 4. Trong văn bản Khan hiếm nước ngọt, tác giả khẳng định hầu hết nguồn nước trên hành tinh của chúng ta là nước gì?

A. Nước mặn

B. Nước ngọt

C. Nước ô nhiễm

D. Nước mưa

Đáp án: A

Giải thích:

Hầu hết nguồn nước trên hành tinh của chúng ta là nước mặn.

Câu 5. Trong văn bản Khan hiếm nước ngọt, tác giả cho biết nước ngọt trên hành tinh chủ yếu phân bố ở đâu?

A. Bắc Cực, Nam Cực, dãy Hi-ma-lay-a

B. Các sa mạc lớn

C. Những nơi có dân cư sinh sống

D. Trong các thành phố lớn

Đáp án: A

Giải thích:

Nước ngọt phân bố ở những nơi khó khai thác như Bắc Cực, Nam Cực, dãy Hi-ma-lay-a

Câu 6. Theo Tổ chức Y tế thế giới, số lượng người sống trong cảnh sinh hoạt thiếu nước ngọt là bao nhiêu?

A. Hơn 2 tỉ người.

B. Hơn 20 tỉ người.

C. Hơn 12 tỉ người.

D. 2 tỉ người.

Đáp án: A

Giải thích:

Theo Tổ chức Y tế thế giới, số lượng người sống trong cảnh sinh hoạt thiếu nước ngọt là hơn 2 tỉ người.

Câu 7. Theo tác giả văn bản Khan hiếm nước ngọt, nguồn nước ngọt trên thế giới phân bố như thế nào?

A. Đồng đều

B. Thưa thớt

C. Chằng chịt

D. Không đồng đều

Đáp án: D

Giải thích:

Theo tác giả văn bản Khan hiếm nước ngọt, nguồn nước ngọt trên thế giới phân bố không đồng đều, có nơi ngập nước, có nơi khan hiếm.

Câu 8. Trong văn bản Khan hiếm nước ngọt, tác giả đã dẫn ra khu vực nào ở nước ta khan hiếm nguồn nước?

A. Thanh Hóa, Nghệ An

B. Nam Định, Hải Phòng

C. Đồng Văn, Hà Giang

D. Đông Anh, Hà Nội

Đáp án: C

Giải thích:

Loài người đang có những hành động tàn nhẫn với cả môi trường và động vật, khiến môi trường và động vật đang đứng trước nguy cơ khó khăn.

Câu 9. Đâu là lời nhắn nhủ của tác giả qua văn bản Khan hiếm nước ngọt?

A. Cần dừng ngay hành động khai thác nước ngọt.

B. Phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí nguồn nước.

C. Nước ngọt là nguồn vô tận trên hành tinh.

D. Nước mặn và nước ngọt khác nhau.

Đáp án: B

Giải thích:

Phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí nguồn nước là lời nhắn nhủ của tác giả qua văn bản trên.

Câu 10. Qua văn bản Khan hiếm nước ngọt, người viết thể hiện thái độ như thế nào đối với vấn đề nước ngọt?

A. Trân trọng nước ngọt và tôn vinh con người

B. Trân trọng nước ngọt và phê phán hành động lãng phí nước

C. Trân trọng nước ngọt và khuyến khích mọi người dùng nguồn nước thoải mái nhất

Đáp án: B

Giải thích:

Tác giả thể hiện thái độ trân trọng nước ngọt và phê phán hành động lãng phí nước

Các câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Lý thuyết từ Hán Việt

Trắc nghiệm Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?

Trắc nghiệm Lý thuyết viết bài văn trình bày ý kiến về  một hiện tượng đời sống

Trắc nghiệm Lý thuyết trình bày ý kiến về một hiện tượng

Trắc nghiệm Bức tranh của em gái tôi

1 1,956 18/08/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: