TOP 40 câu Trắc nghiệm Điều không tính trước (có đáp án) - Cánh diều
Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 Điều không tính trước có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Văn 6 Bài 9.
Điều không tính trước – Cánh diều
I.4. Vài nét về tác giả Nguyễn Nhật Ánh
Câu 1. Đâu là năm sinh của Nguyễn Nhật Ánh?
A. 1954
B. 1955
C. 1956
D. 1957
Đáp án: B
Giải thích:
Nguyễn Nhật Ánh sinh năm 1955
Câu 2. Nguyễn Nhật Ánh quê ở đâu?
A. Hà Tĩnh
B. Thanh Hóa
C. Nghệ An
D. Quảng Nam
Đáp án: D
Giải thích:
Quê hương: Quảng Nam
Câu 3. Nguyễn Nhật Ánh từng làm những công việc gì?
A. Viết văn
B. Bác sĩ
C. Làm báo
D. Buôn bán
E. Dạy học
Đáp án: C, E
Giải thích:
Trước khi trở thành nhà văn nổi tiếng, Nguyễn Nhật Ánh từng có thời gian đi dạy học, viết báo
Câu 4. Nguyễn Nhật Ánh nổi tiếng nhất với vai trò nào?
A. Nhà báo
B. Giáo viên
C. Nhà văn
D. Luật sư
Đáp án: C
Giải thích:
Nguyễn Nhật Ánh nổi tiếng nhất với vai trò nhà văn.
Câu 5. Bút danh nào dưới đây không phải của Nguyễn Nhật Ánh?
A. Chu Đình Ngạn
B. Đông Phương Sóc
C. Sóc Phương Đông
D. Ngột Lôi Quật
Đáp án: D
Giải thích:
Ngột Lôi Quật là bút danh của Nguyễn Tuân.
Câu 6. Nội dung sau về tác giả Nguyễn Nhật Ánh đúng hay sai?
“Ông được coi là một trong những nhà văn thành công nhất viết sách nghiên cứu khoa học với hơn 100 tác phẩm các thể loại.”
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: B
Giải thích:
Ông được coi là một trong những nhà văn thành công nhất viết sách cho tuổi thơ, tuổi mới lớn với hơn 100 tác phẩm các thể loại.
Câu 7. Đâu là nhận xét đúng nhất về văn phong Nguyễn Nhật Ánh?
A. Sâu sắc, độc đáo, hồn nhiên
B. Tinh tế, dí dỏm, hồn nhiên
C. Thâm trầm, sâu sắc, triết lí
D. Đôn hậu, tinh tế, bất ngờ
Đáp án: B
Giải thích:
- Văn phong của ông tinh tế, dí dỏm, hồn nhiên.
Câu 8. Tác phẩm nào dưới đây không phải của Nguyễn Nhật Ánh?
A. Gió lạnh đầu mùa
B. Hạ đỏ
C. Mắc biếc
D. Ngồi khóc trên cây
Đáp án: A
Giải thích:
Gió lạnh đầu mùa là tác phẩm của Thạch Lam.
Câu 9. Tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: B
Giải thích:
Năm 2010, tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của ông được trao tặng Giải thưởng Văn học ASEAN.
Câu 10. Tác phẩm nào dưới đây của Nguyễn Nhật Ánh không viết về động vật?
A. Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng
B. Chúc một ngày tốt lành
C. Tôi là Bê-tô
D. Trước vòng chung kết
Đáp án: D
Giải thích:
Trước vòng chung kết không viết về động vật.
I.5. Tìm hiểu chung Điều không tính trước
Câu 1. Điều không tính trước là văn bản thuộc thể loại?
A. Tiểu thuyết
B. Truyện ngắn
C. Truyện dài
D. Kịch
Đáp án: C
Giải thích:
Điều không tính trước là văn bản thuộc thể loại truyện dài.
Câu 2. Điều không tính trước là sáng tác của ai?
A. Lâm Thị Mỹ Dạ
B. Thạch Lam
C. Nguyễn Tuân
D. Nguyễn Nhật Ánh
Đáp án: D
Giải thích:
Điều không tính trước là sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh
Câu 3. Nhân vật nào dưới đây không xuất hiện trong văn bản Điều không tính trước?
A. Nghĩa
B. Nghi
C. Lợi
D. Phước
Đáp án: C
Giải thích:
Lợi là nhân vật không xuất hiện trong văn bản
Câu 4. Điều không tính trước được trích từ?
A. Sương khói quê nhà
B. Thương nhớ Trà Long
C. Thời thơ ấu của tôi
D. Út Quyên và tôi
Đáp án: D
Giải thích:
- Văn bản được in trong Út Quyên và tôi
Câu 5. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản Điều không tính trước là miêu tả, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: B
Giải thích:
Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm, trong đó, tự sự là phương thức chính
Câu 6. Nội dung chính của văn bản Điều không tính trước là gì?
A. Kể về kỉ niệm thời thơ ấu của tác giả và những người bạn
B. Kể về việc giải quyết một mâu thuẫn trong trận bóng giữa các cậu bé
C. Kể về cuốn sách ý nghĩa làm thay đổi suy nghĩ của các cậu bé
D. Kể về kỉ niệm của cậu bé bên chú chó nhỏ
Đáp án: B
Giải thích:
Văn bản kể về việc giải quyết một mâu thuẫn trong trận bóng giữa nhân vật tôi và Nghi. Mỗi người lại có những suy nghĩ và cách giải quyết khác nhau trước một vấn đề.
Câu 7. Sắp xếp các sự kiện theo trình tự hợp lí phù hợp với sự kiện trong truyện Điều không tính trước:
Nghi rủ các bạn đi xem phim
Sự chuẩn bị cho việc gặp mặt
Ba cậu bạn đi bên nhau và hòa giải mâu thuẫn
Pha bóng việt vị
Đáp án:
Thứ tự đúng:
- Pha bóng việt vị
- Sự chuẩn bị cho việc gặp mặt
- Nghi rủ các bạn đi xem phim
- Ba cậu bạn đi bên nhau và hòa giải mâu thuẫn
Câu 8. Văn bản Điều không tính trước được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ nhất và thứ ba
Đáp án: A
Giải thích:
Văn bản Điều không tính trước được kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “tôi”.
Câu 9. Nội dung chính của câu văn sau?
Chả là cách đây năm hôm, trong trận bóng giao hữu giữa lớp tôi và lớp thằng Nghi nhân dịp kết thúc năm học, khi nhận được đường chuyền của thằng Phước, tôi lướt xuống sút vào gôn đội nó một quả tuyệt đẹp thì nó la toáng lên bảo tôi việt vị.
(Điều không tính trước – Nguyễn Nhật Ánh)
A. Nguyên nhân của trận đánh nhau.
B. Sự chuẩn bị cho trận đánh nhau.
C. Điều không lường trước khi giải quyết mâu thuẫn.
Đáp án: A
Giải thích:
Đoạn trích trên giới thiệu về tuổi thơ nghịch ngợm của nhân vật “tôi”
Câu 10. Câu văn dưới đây nằm ở phần nào văn bản?
Nắng chiều hắt bóng ba đứa xuống mặt đường thành một khối, giống như người khổng lồ trong truyện cổ…
(Điều không tính trước– Nguyễn Nhật Ánh)
A. Nguyên nhân và sự chuẩn bị cho trận đánh nhau.
B. Điều không lường trước khi giải quyết mâu thuẫn.
Đáp án: B
Giải thích:
Đoạn trích nằm ở phần cuối văn bản: Điều không lường trước khi giải quyết mâu thuẫn.
I.6. Phân tích chi tiết Điều không tính trước
Câu 1. Trong văn bản Điều không tính trước, nguyên nhân dẫn đến sự việc "Tôi chuẩn bị đánh nhau" là gì?
A. Xích mích vì một bạn gái.
B. Xích mích trong một trận chơi bi.
C. Xích mích trong một trận bóng.
D. Xích mích trong gia đình.
Đáp án: C
Giải thích:
Nguyên nhân dẫn đến sự việc "Tôi chuẩn bị đánh nhau" bắt nguồn từ một trận bóng.
Câu 2. Trong văn bản Điều không tính trước, nhân vật nào đã không công nhận bàn thắng của nhân vật “tôi”?
A. Nghĩa
B. Nghi
C. Lợi
D. Phước
Đáp án: B
Giải thích:
Trong văn bản Điều không tính trước, nhân vật Nghi đã không công nhận bàn thắng của nhân vật “tôi”
Câu 3. Trong văn bản Điều không tính trước, nhân vật “tôi” bị kết vào lỗi gì trong trận đá bóng?
A. Việt vị
B. Chạm tay
C. Kéo người
D. Phạt đền
Đáp án: A
Giải thích:
Nhân vật “tôi” đã phạm lỗi việt vị.
Câu 4. Trong văn bản Điều không tính trước, nhân vật “tôi” đã có thái độ gì khi không được công nhận bàn thắng?
A. Bình thản
B. Vui vẻ chấp nhận
C. Ức chế và giận tím mặt
D. Không quan tâm
Đáp án: C
Giải thích:
- Nhân vật “tôi”:
+ Ức chế vì không được công nhận bàn thắng.
+ Giận tím mặt.
Câu 5. Trong văn bản Điều không tính trước, nhân vật “tôi” đã chuẩn bị điều gì sau trận bóng?
A. Rèn luyện đá bóng
B. Trận đánh nhau
C. Đọc sách bóng đá
D. Xem thêm các trận bóng
Đáp án: B
Giải thích:
Nhân vật “tôi” đã chuẩn bị cho trận đánh nhau.
Câu 6. Trong văn bản Điều không tính trước, nhân vật Nghi đã chuẩn bị “vũ khí” gì để đáp lại đám bạn?
A. Kềm
B. Roi
C. Cuốn luật bóng đá
D. Dây thun
Đáp án: C
Giải thích:
Thay vì đối đầu với các bạn, Nghi mang tặng bạn cuốn luật bóng đá.
Câu 7. Nhân vật Nghi là cậu bé nóng nảy, nông nổi, hiếu chiến và giải quyết mọi chuyện theo xu hướng tiêu cực, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: B
Giải thích:
Nhân vật Nghi là cậu bé không chấp nhận sai phạm, nhìn nhận mọi thứ một cách vui vẻ.
Câu 8. Đâu là nhận xét đúng nhất về nhân vật “tôi” trong văn bản Điều không tính trước?
A. Là cậu bé nóng nảy, nông nổi
B. Là cậu bé thông minh, hài hước
C. Là cậu bé tốt bụng, điềm tĩnh
D. Là cậu bé vui vẻ, không chấp nhặt
Đáp án: A
Giải thích:
Nhân vật “tôi” là cậu bé nóng nảy, nông nổi, hiếu chiến và giải quyết mọi chuyện theo xu hướng tiêu cực.
Câu 9. Văn bản Điều không tính trước gợi lên bài học về tình cảm nào trong cuộc sống?
A. Tình yêu
B. Tình làng xóm
C. Tình cảm gia đình
D. Tình bạn
Đáp án: D
Giải thích:
Văn bản Điều không tính trước gợi lên bài học về tình bạn
Câu 10. Hình ảnh cuối truyện "Nắng chiều hắt bóng ba đứa xuống mặt đường thành một khối, giống như người khổng lồ trong truyện cổ." gợi liên tưởng về câu ca dao, tục ngữ nào?
A. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
B.
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
C.
Ba đồng một mớ muộn phiền.
Bán đi, đổi lấy bình yên về xài.
D. Bán anh em xa mua láng giềng gần.
Đáp án: B
Giải thích:
Hình ảnh liên tưởng đến câu:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Các câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Lý thuyết về trạng ngữ
Trắc nghiệm Lý thuyết viết bài văn tả cảnh sinh hoạt
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Toán lớp 6 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 6 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm GDCD lớp 6 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Văn lớp 6 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 6 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 có đáp án - Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Tin học lớp 6 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Văn lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh 6 Right on có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh 6 English Discovery có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh 6 iLearn Smart World có đáp án