TOP 30 câu Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 33 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông và các đảo, quần đảo

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 33: Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông và các đảo, quần đảo có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 33.

1 13 09/08/2024


Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 33: Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông và các đảo, quần đảo - Kết nối tri thức

Câu 1. Biển nào sau đây có diện tích lớn thứ hai trong các biển của Thái Bình Dương?

A. Biển Đông.

B. Biển Philippines.

C. Biển San Hô.

D. Biển Ả - Rập.

Chọn A

Biển Đông có diện tích 3,447 triệu km2 và là biển lớn thứ 2 của Thái Bình Dương (lớn thứ 4 trên thế giới), sau biển Philippines. Còn biển San Hô và biển Ả Rập không thuộc đại dương Thái Bình Dương.

Câu 2. Các quốc gia nào sau đây trong khu vực Đông Nam Á có chung chủ quyền trên biển Đông với Việt Nam?

A. Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.

B. Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Bru-nây.

C. In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Trung Quốc, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po.

D. Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Đông Ti-mo, Phi-líp-pin, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a.

Chọn A

Các nước có chung Biển Đông với Việt Nam là Trung Quốc (không thuộc khu vực Đông Nam Á), Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.

Câu 3. Các quốc gia nào sau đây nằm ngoài khu vực Đông Nam Á có chung chủ quyền trên biển Đông với Việt Nam?

A. Trung Quốc.

B. Nhật Bản.

C. Hàn Quốc.

D. Ấn Độ.

Chọn A

Các nước có chung Biển Đông với Việt Nam là Trung Quốc (không thuộc khu vực Đông Nam Á), Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.

Câu 4. Cảng nước sâu nào sau đây không thuộc địa phận miền Trung?

A. Nghi Sơn.

B. Vũng Áng.

C. Dung Quất.

D. Vũng Tàu.

Chọn D

Cảng Vũng Tàu là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, đầu mối quốc tế của Việt Nam. Cảng thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu của vùng Đông Nam Bộ.

Câu 5. Huyện đảo nào sau đây thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu?

A. Phú Quý.

B. Phú Quốc.

C. Cô Tô.

D. Côn Đảo.

Chọn D

Côn Đảo là một quần đảo nằm ở ngoài khơi bờ biển Nam Bộ và cũng là đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam. Quần đảo cách thành phố Vũng Tàu 97 hải lý theo đường biển. Nơi gần Côn Đảo nhất trên đất liền là xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, cách 40 hải lý. Côn Đảo từng được biết đến là nơi giam giữ và lưu đày tù nhân lớn nhất Đông Dương trước năm 1975. Ngày nay, Côn Đảo là điểm du lịch nghỉ dưỡng và tham quan với các bãi tắm và khu bảo tồn thiên nhiên Vườn quốc gia Côn Đảo.

Câu 6. Loại hình du lịch thu hút nhiều nhất khách du lịch trong nước và quốc tế hiện nay ở nước ta là

A. du lịch mạo hiểm.

B. du lịch biển - đảo.

C. du lịch nghỉ dưỡng.

D. du lịch văn hóa.

Chọn B

Loại hình du lịch thu hút nhiều nhất khách du lịch trong nước và quốc tế hiện nay ở nước ta là du lịch biển - đảo (tắm biển, lặn biển, tham quan các đảo,…).

Câu 7. Đặc điểm nào sau đây đúng với nguồn lợi sinh vật biển nước ta?

A. Nguồn nhiệt ẩm dồi dào, có sự phân hóa.

B. Giàu sinh vật biển, nhiều thành phần loài.

C. Độ muối trung bình khoảng từ 32 - 33%.

D. Các dòng biển thay đổi hướng theo mùa.

Chọn B

Nguồn lợi sinh vật biển nước ta phong phú, giàu thành phần loài. Nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm.

Câu 8. Nguồn lợi tổ yến của nước ta phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Các đảo ở vịnh Bắc Bộ.

B. vùng Bắc Trung Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đông Nam Bộ.

Chọn C

Nguồn lợi tổ yến của nước ta phân bố chủ yếu ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Đặc biệt là ở tỉnh Khánh Hòa.

Câu 9. Đặc điểm nào sau đây không đúng với nguồn lợi sinh vật biển nước ta?

A. Phong phú và đa dạng.

B. Chỉ có các loài cá, tôm.

C. Nhiều thành phần loài.

D. Nhiều hệ sinh thái biển.

Chọn B

Tài nguyên sinh vật biển của nước ta phong phú và đa dạng, với nhiều hệ sinh thái biển, ven biển cùng một số loài quý hiếm, có giá trị cao. Về thành phần loài, vùng biển nước ta có hàng nghìn loài cá, giáp xác, nhuyễn thể,…

Câu 10. Tài nguyên khoáng sản nào sau đây có giá trị nhất ở biển Đông?

A. Dầu khí.

B. Băng cháy.

C. Đồng, chì.

D. Đất hiếm.

Chọn A

Dầu mỏ và khí tự nhiên là tài nguyên quan trọng với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Năm 2021, nước ta đã xác định được 8 bể trầm tích dầu khí trên thềm lục địa và vùng biển của Việt Nam (bể Sông Hồng, Hoàng Sa, Trường Sa, Cửu Long, Nam Côn Sơn,...).

Câu 11. Các huyện, thành phố đảo nào sau đây thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Lý Sơn và Phú Quý.

B. Phú Quốc và Kiên Hải.

C. Hoàng Sa và Cát Hải.

D. Vân Đồn và Côn Đảo.

Chọn B

Các huyện đảo của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là Phú Quốc và Kiên Hải đều thuộc tỉnh Kiên Giang.

Câu 12. Nghề làm muối ở nước ta phát triển nhất ở vùng nào sau đây?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long

Chọn C

Biển nước ta có nguồn muối vô tận. Dọc bờ biển có nhiều điều kiện để sản xuất muối, đặc biệt là dọc bờ biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Với các cánh đồng muối nổi tiếng như Sa Huỳnh, Cà Ná,… Các cánh đồng muối ở khu vực này cung cấp hơn 900 nghìn tấn muối/năm.

Câu 13. Huyện đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh nào sau đây của nước ta?

A. Quảng Trị.

B. Quảng Ninh.

C. Quảng Ngãi.

D. Quảng Nam.

Chọn A

Huyện đảo Cồn Cỏ là một hòn đảo nhỏ của tỉnh Quảng Trị, cách cảng Cửa Việt của huyện Gio Linh khoảng 15 hải lý. Hòn đảo này có diện tích khoảng 4 km2, chu vi 8 km, nằm ở độ cao từ 5 đến 30 mét so với mực nước biển. Đảo Cồn Cỏ nằm ở vị trí đặc biệt quan trọng, là cửa ngõ từ Vịnh Bắc Bộ ra Biển Đông nên trong suốt chiều dài lịch sử đã xảy ra rất nhiều tranh chấp, những cuộc chiến ác liệt của quân và dân ta bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Câu 14. Vùng biển Nam Trung Bộ có mặt hàng xuất khẩu giá trị cao nào sau đây?

A. Yến sào.

B. Nước mắm.

C. Cá ba sa.

D. Tôm hùm.

Chọn A

Nam Trung Bộ có nhiều chim yến - tổ yến (yến sào) là mặt hàng giàu dinh dưỡng, có giá trị kinh tế vào và xuất khẩu mang lại ngoại tệ lớn.

Câu 15. Biển Đông có đặc điểm nào sau đây?

A. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Là một biển nhỏ trong Thái Bình Dương.

C. Nằm ở phía Đông của Thái Bình Dương.

D. Phái đông và đông nam mở ra đại dương.

Chọn A

Biển Đông là một biển rộng lớn thuộc Thái Bình Dương, có diện tích 3,447 triệu km2 với 9 quốc gia ven biển. Nhờ được bao bọc bởi lục địa ở phía bắc và phía tây cùng các vòng cung đảo ở phía đông và đông nam nên Biển Đông tương đối kín. Biển Đông có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt ẩm dồi dào và phân hoá theo mùa.

Câu 16. Điều kiện nào sau đây không phải yếu tố thuận lợi để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở nước ta?

A. Vùng biển rộng, giàu tài nguyên hải sản.

B. Nhiều ngư trường rộng lớn, bãi cá, tôm.

C. Xuất hiện bão, áp thấp và gió mùa đông.

D. Có nhiều vũng vịnh, đầm và phá ven bờ.

Chọn C

Nước ta có vùng biển rộng lớn với nguồn lợi sinh vật hết sức đa dạng - phong phú về thành phần loài, có các ngư trường rộng lớn, các bãi cá, tôm và dọc bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá rất thuận lợi để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Câu 17. Tài nguyên thiên nhiên nào sau đây ở vùng biển có ý nghĩa lớn nhất đối với đời sống của cư dân ven biển?

A. Vận tải biển.

B. Khoáng sản.

C. Thủy, hải sản.

D. Năng lượng.

Chọn C

Ở nước ta hiện nay, tài nguyên thiên nhiên vùng biển có ý nghĩa lớn nhất tới đời sống của cư dân ven biển là nguồn tài nguyên về thủy hải sản.

Câu 18. Thiên tai gây thiệt hại lớn nhất cho cư dân vùng biển là

A. cát bay.

B. lở đất.

C. hạn mặn.

D. bão.

Chọn D

Thiên tai gây thiệt hại lớn nhất cho cư dân vùng biển là bão. Bão xảy ra ở nước ta ngày càng nhiều với cường độ ngày càng mạnh với nhiều trận bão lớn khủng khiếp gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản.

Câu 19. Hiện tượng hoang mạc hóa xảy ra mạnh nhất ở khu vực ven biển nào sau đây?

A. Miền Bắc.

B. Miền Trung.

C. Nam Bộ.

D. Miền Nam.

Chọn B

Ở miền Trung nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hóa đất đai. Đặc biệt là ở khu vực hai tỉnh Ninh Thuận - Bình Thuận.

Câu 20. Nghề muối của nước ta nổi tiếng nhất ở vùng nào sau đây?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Cực Nam Trung Bộ.

Chọn D

Nghề làm muối đòi hỏi nền nhiệt độ cao, ổn định, nhiều nắng và đặc biệt vùng nước ven biển có độ mặn cao nên ở nước ta vùng cực Nam Trung Bộ là vùng hội tụ đầy đủ điều kiện thời lí tưởng cho nghề làm muối -> Đây là nơi có nghề muối phát triển nhất nước ta, là một trong những vùng phát triển muối sạch và ngon nhất Đông Nam Á.

Câu 21. Phát biểu nào sau đây không đúng với ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông đến khí hậu nước ta?

A. Làm giảm tính chất khắc nghiệt từ thời tiết lạnh, khô vào mùa đông.

B. Góp phần làm dịu bớt kiểu thời tiết nóng bức trong thời kì mùa hạ.

C. Khí hậu mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương và điều hoà hơn.

D. Trong năm có hai mùa gió là gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông.

Chọn D

Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, góp phần làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông; Làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hè và làm cho khí hậu nước ta mang đặc tính khí hậu hải dương, điều hòa hơn.

Câu 22. Quốc gia nào sau đây trong khu vực Đông Nam Á có chung chủ quyền trên biển Đông với Việt Nam?

A. Mi-an-ma.

B. Lào.

C. Thái Lan.

D. Bru-nây.

Chọn C

Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có chung chủ quyền trên biển Đông với Việt Nam là Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.

Câu 23. Phát biểu nào sau đây không đúng ý nghĩa của các đảo và quần đảo ở nước ta?

A. Cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển.

B. Hệ thống tiền tiêu góp phần bảo vệ bảo vệ đất liền.

C. Cơ sở để khẳng định chủ quyền quốc gia trên đất liền.

D. Căn cứ để nước ta tiến ra biển lớn trong thời đại mới.

Chọn C

Các đảo và quần đảo là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ giúp ta tiến ra biển và đại dương, khai thác có hiệu quả nguồn lợi biển đảo và là cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa quanh các đảo.

Câu 24. Vùng biển nước ta giàu tài nguyên sinh vật biển do

A. thềm lục địa nông và độ mặn nước biển.

B. nước biển ấm, nhiều ánh sáng, giàu oxi.

C. nhiều vũng vịnh, đầm phá và dòng biển.

D. các dòng hải lưu, nhiều sinh vật phù du.

Chọn B

Vùng biển nước ta giàu tài nguyên sinh vật biển chủ yếu do nước biển ấm, nhiều ánh sáng và giàu oxi.

Câu 25. Hiện tượng sạt lở bờ biển xảy ra mạnh nhất ở khu vực ven biển nào sau đây?

A. Bắc Bộ.

B. Trung Bộ.

C. Nam Bộ.

D. Cửa sông.

Chọn B

Sạt lở bờ biển là thiên tai xảy ra mạnh nhất ở vùng biển Trung Bộ của nước ta.

Câu 26. Phát biểu nào sau đây đúng với ý nghĩa của các đảo đối với an ninh quốc phòng nước ta?

A. Không gian sinh tồn và cửa ngõ quốc tế.

B. Là một bộ phận thiêng liêng của đất nước.

C. Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ phần đất liền.

D. Cạnh tranh về dầu mỏ, phát triển vận tải.

Chọn C

Các đảo và quần đảo trong Biển Đông (đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam) có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng, vừa là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền vừa là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới.

Câu 27. Việc đẩy mạnh khai thác xa bờ có ý nghĩa nào sau đây đối với an ninh quốc phòng?

A. Thúc đẩy việc giữ vững chủ quyền, kinh tế cho các ngư dân.

B. Khai thác hiệu quả hơn các tuyến đường hàng hải quốc tế.

C. Tăng sản lượng hải sản, nhiều sinh vật có giá trị kinh tế cao.

D. Góp phần bảo vệ vùng biển, vùng trời và vùng thềm lục địa.

Chọn D

Việc khai thác xa bờ ngày càng được đẩy mạnh do tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ và các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, phát triển đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản; góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và vùng thềm lục địa.

Câu 28. Phát biểu nào sau đây không đúng đối với việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và đảo?

A. Hạn chế việc đánh bắt xa bờ để tránh thiệt hại do bão, áp thấp gây ra.

B. Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.

C. Tránh khai thác quá mức các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao.

D. Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính hủy diệt, các chất nổ.

Chọn A

Các định hướng khai thác tài nguyên sinh vật biển và đảo ở nước ta là

- Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ và các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao.

- Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất huỷ diệt (chất nổ, thuốc hóa học,…).

- Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ nhằm khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản; giúp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển (vùng trời, vùng biển và vùng thềm lục địa).

Câu 29. Phát biểu nào sau đây không đúng với hoạt động du lịch biển của nước ta trong những năm gần đây?

A. Các trung tâm du lịch biển ngày càng được nâng cấp.

B. Có nhiều vùng biển, đảo mới được đưa vào khai thác.

C. Nhiều khu du lịch biển nổi tiếng ở cả Bắc, Trung, Nam.

D. Du khách nước ngoài đến nước ta chủ yếu du lịch biển.

Chọn D

Đặc điểm hoạt động du lịch biển ở nước ta hiện nay là

- Các trung tâm du lịch biển ngày càng được đầu tư, nâng cấp và đa dịch vụ.

- Nhiều vùng biển, các đảo mới được đưa vào khai thác phát triển du lịch.

- Có nhiều khu du lịch nổi biển tiếng ở cả Bắc, Trung và Nam (Hạ Long, Huế - Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Cà Mau, Phú Quốc,...).

- Du khách quốc tế đến nước ta tham gia cả các hoạt động du lịch biển, đảo, văn hóa, di tích lịch sử và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng,…

Câu 30. Nước ta cần đẩy mạnh đánh bắt xa bờ chủ yếu do

A. nguồn lợi hải sản ven bờ suy giảm, bảo vệ môi trường nước.

B. mang lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

C. góp phần bảo vệ môi trường vùng biển và phát triển du lịch.

D. khai thác tốt hơn các tuyến vận tải và nguồn lợi xa bờ nhiều.

Chọn B

Việc khai thác xa bờ ngày càng được đẩy mạnh chủ yếu do tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ và các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, phát triển đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao; góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia (bảo vệ vùng trời, vùng biển và vùng thềm lục địa).

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

1 13 09/08/2024