TOP 20 câu Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 1 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Bộ 20 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 1.
Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ - Kết nối tri thức
Câu 1. Vị trí địa lí của nước ta không có ý nghĩa nào sau đây?
A. Vị trí địa lí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á.
B. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập.
C. Chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị với các nước.
D. Tranh chấp Biển Đông và ranh giới với Trung Quốc.
Chọn D
Nước ta có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị thế giới. Vị trí địa lí cũng tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài và có những nét chung về lịch sử, văn hóa nên tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta cùng chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong khu vực.
Câu 2. Loại tài nguyên nào sau đây ở nước ta có nhiều triển vọng khai thác nhưng chưa được chú ý đúng mức?
A. Tài nguyên nước.
B. Tài nguyên đất.
C. Tài nguyên rừng.
D. Tài nguyên biển.
Chọn D
- Trong xu thế toàn cầu hóa thì tài nguyên biển có vai trò quan trọng nhất để nước ta mở rộng giao lưu, hợp tác với các quốc gia trên thế giới. Trong khi đó, nước ta có vùng biển rất giàu tiềm năng.
- Tài nguyên đất, rừng, khoáng sản đang bị cạn kiệt dần do khai thác quá mức vì vậy trong tương lai không còn nhiều triển vọng khai thác lớn.
Câu 3. Điểm cực Nam phần đất liền nước ta thuộc tỉnh/thành nào dưới đây?
A. Kiên Giang.
B. Cà Mau.
C. An Giang.
D. Bạc Liêu.
Chọn B
Điểm cực Bắc ở khoảng vĩ độ 23°23′B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; điểm cực Nam ở khoảng vĩ độ 8°34′B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; điểm cực Tây ở khoảng kinh độ 102°09′Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên; điểm cực Đông ở khoảng kinh độ 109°28′Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Câu 4. Nước ta có hơn 4 600km đường biên giới trên đất liền, giáp với các quốc gia nào sau đây?
A. Trung Quốc, Mianma, Lào.
B. Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
C. Trung Quốc, Lào, Thái Lan.
D. Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan.
Chọn B
Nước ta có hơn 4 600km đường biên giới trên đất liền, trong đó đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc dài hơn 1 400km, đường biên giới Việt Nam - Lào dài gần 2 100 km và đường biên giới Việt Nam-Cam-pu-chia dài hơn 1 100 km.
Câu 5. Điểm cực Tây phần đất liền nước ta thuộc tỉnh/thành nào sau đây?
A. Điện Biên.
B. Cao Bằng.
C. Hà Giang.
D. Lạng Sơn.
Chọn A
Điểm cực Bắc ở khoảng vĩ độ 23°23′B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; điểm cực Nam ở khoảng vĩ độ 8°34′B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; điểm cực Tây ở khoảng kinh độ 102°09′Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên; điểm cực Đông ở khoảng kinh độ 109°28′Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Câu 6. Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn, bao gồm
A. vùng núi, đồng bằng, vùng biển.
B. vùng đất, hải đảo, thềm lục địa.
C. vùng núi cao, núi thấp, ven biển.
D. vùng đất, vùng trời, vùng biển.
Chọn D
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
Câu 7. Đường bờ biển của nước ta dài 3 260 km, chạy từ
A. Quảng Ninh đến Cà Mau.
B. Lạng Sơn đến Cà Mau.
C. Quảng Ninh đến Kiên Giang.
D. Lạng Sơn đến Kiên Giang.
Chọn C
Đường bờ biển của nước ta dài 3 260 km, chạy từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).
Câu 8. Điểm cực Bắc phần đất liền nước ta thuộc tỉnh/thành nào sau đây?
A. Lào Cai.
B. Cao Bằng.
C. Hà Giang.
D. Lạng Sơn.
Chọn C
Điểm cực Bắc ở khoảng vĩ độ 23°23′B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; điểm cực Nam ở khoảng vĩ độ 8°34′B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; điểm cực Tây ở khoảng kinh độ 102°09′Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên; điểm cực Đông ở khoảng kinh độ 109°28′Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Câu 9. Nhờ có biển Đông mà nước ta có
A. thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
B. thiên nhiên nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh.
C. thiên nhiên phân hóa đa dạng theo bắc - nam.
D. khí hậu khô và nóng như các nước ở châu Phi.
Chọn A
Phần đất liền của nước ta hẹp ngang, lại nằm kề Biển Đông có nguồn ẩm dồi dào nên thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, các hệ sinh thái rừng thường xanh chiếm ưu thế.
Câu 10. Huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh/thành nào dưới đây?
A. Tỉnh Quảng Trị.
B. Thành phố Đà Nẵng.
C. Tỉnh Khánh Hòa.
D. Tỉnh Quảng Ngãi.
Chọn B
Huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc Thành phố Đà Nẵng.
Câu 11. Vị trí địa lí của nước ta
A. nằm hoàn toàn ở khu vực ngoại chí tuyến.
B. gần trung tâm của khu vực Tây Nam Á.
C. rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương.
D. giáp với Biển Đông và Đại Bình Dương.
Chọn C
- Nước Việt Nam nằm ở phía rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
- Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nóng nội chí tuyến bán cầu Bắc và thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa châu Á.
Câu 12. Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản nào của thiên nhiên nước ta?
A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ biển.
B. Thảm thực vật bốn màu xanh tốt.
C. Khí hậu thất thường, phân mùa.
D. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
Chọn D
Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 13. Nguồn lực nào sau đây tạo điều kiện để nước ta mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới?
A. Dân số đông và trẻ.
B. Chính sách đổi mới.
C. Vị trí địa thuận lợi.
D. Tài nguyên giàu có.
Chọn C
Xác định từ khóa câu hỏi “tạo điều kiện” -> Nước ta có vị trí địa lí đặc biệt. gần các tuyến giao thông quốc tế, giáp biển đại dương rộng lớn, nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động của thế giới -> tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với thế giới.
Câu 14. Trên đất liền, nước ta không có chung biên giới với quốc gia nào sau đây?
A. Lào.
B. Thái Lan.
C. Trung Quốc.
D. Cam-pu-chia.
Câu 15. Nước ta nằm ở vị trí liền kề với vành đai sinh khoáng nên
A. tài nguyên sinh vật phong phú.
B. tài nguyên khoáng sản đa dạng.
C. xuất hiện nhiều hạn hán, lũ lụt.
D. thiên nhiên phân hóa đa dạng.
Chọn B
Việt Nam nằm ở vị trí tiếp giáp, nối liền lục địa với đại dương, liền kề với các vành đai sinh khoáng nên có tài nguyên khoáng sản khá phong phú, đa dạng.
Câu 16. Nước ta giàu có về tài nguyên khoáng sản là do
A. tiếp giáp với đường hàng hải, hàng không quốc tế.
B. nằm trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương.
C. nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương, nhiều mỏ.
D. trên đường di cư và di lưu của nhiều động thực vật.
Chọn B
Nước ta giàu có về tài nguyên khoáng sản là do nước ta nằm trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải. Nằm trên đường hàng không hàng hải quốc tế thuận lợi cho giao thông vận tải phát triển; nước ta không nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương nên không có núi lửa và động đất rất nhẹ; nằm trên đường di lưu, di cư của nhiều động thực vật nên sinh vật nước ta rất đa dạng.
Câu 17. Điểm cực Nam phần đất liền nước ta thuộc tỉnh/thành nào sau đây?
A. Long An.
B. Kiên Giang.
C. Cà Mau.
D. An Giang.
Chọn C
Điểm cực Bắc ở khoảng vĩ độ 23°23′B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; điểm cực Nam ở khoảng vĩ độ 8°34′B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; điểm cực Tây ở khoảng kinh độ 102°09′Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên; điểm cực Đông ở khoảng kinh độ 109°28′Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Câu 18. Phát biểu nào sau đây không đúng với hạn chế của lãnh thổ nước ta kéo dài và hẹp ngang?
A. Khoáng sản trữ lượng nhỏ và phân tán.
B. Giao thông hướng Bắc - Nam trắc trở.
C. Việc bảo vệ an ninh lãnh thổ khó khăn.
D. Khí hậu phân hóa đa dạng và phức tạp.
Chọn A
Lãnh thổ dài khiến giao thông Bắc - Nam gặp nhiều trở ngại, việc quản lí lãnh thổ cũng khó khăn hơn; lãnh thổ dài + hẹp ngang kết hợp gió mùa và địa hình làm cho khí hậu nước ta phân hóa phức tạp. Đồng thời, lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang cũng gây khó khăn cho việc bảo vệ, giữ vững chủ quyền an ninh quốc phòng trên đất liền và biển, đảo.
Câu 19. Các nước xếp theo thứ tự giảm dần về độ dài đường biên giới trên đất liền với nước ta là
A. Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
B. Trung Quốc, Cam-pu-chia, Lào.
C. Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc.
D. Lào, Trung Quốc, Cam-pu-chia.
Chọn D
Nước ta có hơn 4 600km đường biên giới trên đất liền, trong đó đường biên giới Việt - Trung dài hơn 1400km, Việt - Lào dài gần 2 120 km và Việt - Cam dài hơn 1 120 km. Như vậy, các nước xếp theo thứ tự giảm dần về dộ dài đường biên giới trên đất liền với nước ta là Lào, Trung Quốc và Cam-pu-chia.
Câu 20. Vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia trên đất liền, Việt Nam cần tiếp tục đàm phán với những quốc gia nào sau đây?
A. Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma.
B. Trung Quốc, Lào, Thái Lan.
C. Cam-pu-chia, Bru-nây, Trung Quốc.
D. Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia
Chọn D
Trên đất liền, nước ta có chung đường biên giới với 3 quốc gia. Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia. Vì vậy vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia trên đất liền, Việt Nam cần tiếp tục đàm phán với các quốc này.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Xem thêm các chương trình khác: