TOP 25 câu Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 12 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản
Bộ 25 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 12: Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 12.
Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 12: Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản - Kết nối tri thức
Câu 1. Tỉnh nào sau đây có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh cao nhất?
A. Hưng Yên.
B. Bình Dương.
C. Kon Tum.
D. Vĩnh Phúc.
Chọn C
Tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh cao nhất là tỉnh Kon Tum (trên 60%), Vĩnh Phúc (từ 20-40%) còn Hưng Yên và Bình Dương đều dưới 20%.
Câu 2. Ở vùng Đồng bằng sông Hồng có ngư trường nào sau đây?
A. Cà Mau - Kiên Giang.
B. Hoàng Sa - Trường Sa.
C. Hải Phòng - Quảng Ninh.
D. Ninh Thuận - Bình Thuận.
Chọn C
Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm đã được xác định là ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh, ngư trường quần đảo Hoàng Sa - quần đảo Trường Sa, ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau - Kiên Giang.
Câu 3. Vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Bắc Trung Bộ.
Chọn A
Vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (chiếm 69,8% sản lượng nuôi trồng thủy sản của cả nước), đứng thứ hai là vùng Đồng bằng sông Hồng (chiếm 17,3% năm 2021).
Câu 4. Một trong những ngư trường trọng điểm của nước ta là
A. Cà Mau - Kiên Giang.
B. Hải Phòng - Nam Định.
C. Thái Bình - Thanh Hóa.
D. Quảng Ngãi - Bình Định.
Chọn A
Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm đã được xác định là ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh, ngư trường quần đảo Hoàng Sa - quần đảo Trường Sa, ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau - Kiên Giang.
Câu 5. Ngư trường nào sau đây không được xác định là ngư trường trọng điểm?
A. Cà Mau - Kiên Giang.
B. Thanh Hóa - Nghệ An.
C. Ninh Thuận - Bình Thuận.
D. Hải Phòng - Quảng Ninh.
Chọn B
Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm đã được xác định là ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh, ngư trường quần đảo Hoàng Sa - quần đảo Trường Sa, ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau - Kiên Giang.
Câu 6. Nhận định nào sau đây không đúng về điều kiện khai thác và nuôi trồng thủy sản hiện nay ở nước ta?
A. Nhân dân ta có kinh nghiệm đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.
B. Phương tiện tàu thuyền và ngư cụ ngày càng được cải thiện.
C. Các dịch vụ thủy sản ngày càng phát triển, đánh bắt xa bờ.
D. Chưa hình thành các cơ sơ chế biến thủy sản vùng ven biển.
Chọn D
Điều kiện khai thác và nuôi trồng thủy sản hiện nay ở nước ta là
- Nhân dân ta có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Phương tiện tàu thuyền, ngư cụ ngày càng được cải thiện và tăng cường đánh bắt xa bờ.
- Các dịch vụ thủy sản ngày càng phát triển.
Câu 7. Chủ trương nào là chủ trương đẩy mạnh phát triển ngành thủy sản ở nước ta?
A. Khuyến nông.
B. Khuyến ngư.
C. Khuyến lâm.
D. Khuyến học.
Chọn B
Khuyến ngư nghĩa là khuyến khích phát triển các ngành nghề liên quan đến ngành thủy sản và người làm nghề biển (đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản).
Câu 8. Yếu tố tự nhiên nào sau đây ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển và phân bố ngành đánh bắt thủy sản ở nước ta?
A. Chế độ thủy văn.
B. Điều kiện khí hậu.
C. Địa hình đáy biển.
D. Nguồn lợi thủy sản.
Chọn D
Yếu tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành đánh bắt thủy sản ở nước ta nguồn lợi thủy sản. Ngành đánh bắt thủy sản phát triển mạnh ở những vùng, khu vực có nguồn lợi thủy sản đa dạng, đặc biệt ở các ngư trường trọng điểm như Hoàng Sa - Trường Sa, Ninh Thuận - Bình Thuận, Quảng Ninh - Hải Phòng,…
Câu 9. Yếu tố gây khó khăn cho sự phát triển ngành thủy sản ở nước ta trong những năm qua là
A. sự phát triển của công nghiệp chế biến thủy sản.
B. hệ thống các cảng cá chưa đủ đáp ứng nhu cầu.
C. nhu cầu ngày càng tăng của thị trường tiêu thụ.
D. nhu cầu ngày càng tăng của thị trường quốc tế.
Chọn B
Một trong những yếu tố gây khó khăn cho sự phát triển ngành thủ sản ở nước ta trong những năm qua là hệ thống các cảng cá chưa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng, chế biến và neo đậu có tàu thuyền có công suất lớn.
Câu 10. Yếu tố nào sau đây thúc đẩy sự phát triển của ngành thủy sản ở nước ta hiện nay?
A. Chất lượng môi trường đánh bắt.
B. Khí hậu thuận lợi, vùng biển ấm.
C. Nhu cầu đa dạng của thị trường.
D. Hệ thống các cảng cá, cảng biển.
Chọn C
Yếu tố thúc đẩy sự phát triển của ngành thủy sản ở nước ta trong những năm qua là nhu cầu đa dạng của thị trường trong nước và quốc tế.
Câu 11. Ở nước ta hiện nay, vùng nào sau đây có diện tích nuôi tôm lớn nhất?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Chọn C
Vùng nuôi tôm lớn nhất của nước ta hiện nay là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 12. Một trong những ngư trường trọng điểm của nước ta là
A. Hải Phòng - Nam Định.
B. Thái Bình - Thanh Hóa.
C. Hoàng Sa - Trường Sa.
D. Quảng Ngãi - Phú Yên.
Chọn C
Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm đã được xác định là ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh, ngư trường quần đảo Hoàng Sa - quần đảo Trường Sa, ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau - Kiên Giang.
Câu 13. Thuận lợi về kinh tế - xã hội đối với ngành thủy sản nước ta là
A. nguồn lợi hải sản vùng biển khá phong phú.
B. dân số đông, nhiều tàu thuyền công suất lớn.
C. thị trường trong nước, ngoài nước mở rộng.
D. nhiều khu vực thuận lợi nuôi trồng thủy sản.
Chọn C
Thuận lợi về kinh tế - xã hội đối với ngành thủy sản nước ta là thị trường ngoài nước về thủy sản ngày càng mở rộng.
Câu 14. Điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ ở miền Trung là
A. sông ngòi dày đặc.
B. hệ thống đầm phá.
C. kênh rạch chằng chịt.
D. nhiều ao, hồ rất lớn.
Chọn B
Ở vùng miền Trung có hệ thống đầm phá lớn, nhiều là vùng nước ở cửa sông ven biển, có môi trường nước lợ thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
Câu 15. Nghề nuôi cá nước ngọt phát triển mạnh nhất ở vùng nào sau đây?
A. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
D. Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Chọn B
Vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, (chiếm 69,8% sản lượng nuôi trồng thủy sản của cả nước), đứng thứ hai là vùng Đồng bằng sông Hồng (chiếm 17,3% năm 2021).
Câu 16. Vùng nuôi tôm lớn nhất ở nước ta hiện nay là
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Bắc Trung Bộ.
Chọn B
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm lớn nhất cả nước.
Câu 17. Khó khăn về tự nhiên đối với ngành đánh bắt thủy hải sản ở nước ta là
A. ven biển có nhiều địa hình đa dạng.
B. hệ thống cảng biển ít, vủng biển sâu.
C. vùng biển nhiều thiên tai tự nhiên.
D. chế biến thủy sản có nhiều hạn chế.
Chọn C
Khó khăn về tự nhiên đối với ngành đánh bắt thủy hải sản ở nước ta là hàng năm nước ta có khoảng 9 - 10 cơn bão xuất hiện ở biển Đông và khoảng 30 - 35 đợt gió mùa Đông Bắc, nhiều khi gây thiệt hại về người và tài sản của ngư dân, hạn chế số ngày ra khơi.
Câu 18. Khó khăn đối với ngành thuỷ sản ở một số vùng ven biển là
A. thiếu lao động chuyên môn.
B. nguồn lợi thuỷ sản suy giảm.
C. thị trường nội địa biến động.
D. ven biển nhiều dạng địa hình.
Chọn B
Do khai thác quá mức kết hợp với nhiều hình thức khai thác trái phép (như nổ mìn, sử dụng hóa chất độc hại,...), ô nhiễm môi trường biển đã làm cho nguồn lợi thủy sản ven bờ bị suy giảm. Đây là khó khăn mà các địa phương vùng ven biển nước ta đang phải đối mặt.
Câu 19. Nghề nuôi cá tra và cá basa phát triển nhất ở tỉnh nào sau đây?
A. Bến Tre.
B. Kiên Giang.
C. Long An.
D. An Giang.
Chọn D
Nghề nuôi cá nước ngọt phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Tỉnh An Giang nổi tiếng về nuôi cá tra, cá basa trong lồng bề trên sông Tiền, sông Hậu với sản lượng cá nuôi hàng trăm nghìn tấn.
Câu 20. Điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở nước ta là
A. bờ biển dài và vùng biển rộng lớn.
B. nhiều ao hồ, sông ngòi, các ô trũng.
C. dọc bờ biển có bãi triều, vũng vịnh.
D. các ngư trường rộng và giàu hải sản.
Chọn B
Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở đồng bằng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.
Câu 21. Nhà nước chú trọng đánh bắt xa bờ không phải vì
A. nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt.
B. có nhiều phương tiện đánh bắt hiện đại.
C. ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.
D. nâng cao hiệu quả đời sống cho ngư dân.
Chọn B
Nhà nước chú trọng đánh bắt xa bờ chủ yếu là do nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, vùng biển ven bờ ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Đồng thời, việc đánh bắt xa bờ giúp nâng cao hiệu quả đời sống cho ngư dân.
Câu 22. Ngư trường trọng điểm nằm ngoài khơi xa của vùng biển nước ta là
A. Cà Mau - Kiên Giang.
B. Quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.
C. Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu.
D. Hải Phòng - Quảng Ninh.
Chọn B
Ngư trường trọng điểm nằm ngoài xa khơi là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Câu 23. Để tăng sản lượng thủy sản đánh bắt, vấn đề quan trọng nhất cần phải giải quyết là
A. mở rộng quy mô nuôi trồng thủy sản.
B. đầu tư phương tiện đánh bắt hiện đại.
C. tìm kiếm các ngư trường mới.
D. trang bị kiến thức mới cho ngư dân.
Chọn B
Để tăng sản lượng thủy sản đánh bắt, vấn đề quan trọng nhất cần phải giải quyết là đầu tư phương tiện đánh bắt hiện đại nhằm đánh bắt xa bờ.
Câu 24. Các xí nghiệp chế biến gỗ và lâm sản tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ do
A. nguyên liệu phong phú.
B. tiện đường giao thông.
C. gần thị trường tiêu thụ.
D. tận dụng nguồn lao động.
Chọn A
Các xí nghiệp chế biến gỗ và lâm sản tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ do có nguồn nguyên liệu phong phú.
Câu 25. Thuận lợi nào sau đây hầu như chỉ có ý nghĩa đối với việc khai thác thủy sản?
A. Dịch vụ thủy sản phát triển rộng khắp ở các vùng.
B. Nhân dân ta có kinh nghiệm về sản xuất thủy sản.
C. Các phương tiện tàu thuyền được trang bị tốt hơn.
D. Các cơ sở chế biến thủy sản ngày càng phát triển.
Chọn C
Thuận lợi hầu như chỉ có ý nghĩa đối với việc khai thác thủy sản là các phương tiện tàu thuyền được trang bị tốt hơn.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Xem thêm các chương trình khác: