TOP 30 câu Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 11 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Vấn đề phát triển ngành nông nghiệp

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 11: Vấn đề phát triển ngành nông nghiệp có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 11.

1 287 09/08/2024


Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 11: Vấn đề phát triển ngành nông nghiệp - Kết nối tri thức

Câu 1. Các vùng nào sau đây có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, có các sản phẩm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới?

A. Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.

D. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.

Chọn A

Do vị trí địa lí, đặc điểm địa hình và sự tác động của gió mùa đông Bắc nên ở miền Bắc nước ta, đặc biệt là hai vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ có cơ cấu cây trồng đa dạng, từ các cây trồng nhiệt đới, cận nhiệt đến các cây trồng có nguồn gốc ôn đới. Ngoài ra, ở Tây Nguyên có các cao nguyên xếp tầng với khí hậu mát mẻ cũng rất thuận lợi để phát triển các cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

Câu 2. Trong những năm qua, nội bộ ngành nông nghiệp của nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng nào sau đây?

A. Tỉ trọng ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng.

B. Tỉ trọng ngành trồng trọt tăng, tỉ trọng ngành chăn nuôi giảm.

C. Tỉ trọng ngành trồng trọt tăng và dịch vụ nông nghiệp giảm.

D. Tỉ trọng ngành chăn nuôi giảm và dịch vụ nông nghiệp tăng.

Chọn A

Cơ cấu nông nghiệp đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.

Câu 3. Vùng nào sau đây ở nước ta đứng đầu về diện tích và sản lượng lúa?

A. Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Chọn A

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất, chiếm 53,8% diện tích gieo trồng và 55,5% sản lượng lúa cả nước (năm 2021). Đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất lương thực lớn thứ hai của nước ta.

Câu 4. Ở nước ta hiện nay, cây ăn quả được trồng nhiều nhất ở vùng nào sau đây?

A. Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

C. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

Chọn D

Các mô hình trồng cây ăn quả hữu cơ, VietGAP, công nghệ cao được áp dụng rộng rãi để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Cây ăn quả được trồng tập trung ở ba vùng: Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ.

Câu 5. Sản lượng lương thực của nước ta tăng lên chủ yếu là do

A. tăng diện tích canh tác.

B. tăng năng suất cây trồng.

C. đẩy mạnh khai hoang.

D. tăng số lượng lao động.

Chọn B

Trong những năm qua, sản lượng lương thực của nước ta tăng lên chủ yếu là do tăng năng suất cây trồng nhờ nhiều giải pháp tích cực trong nông nghiệp, đẩy mạnh thâm canh và tăng vụ.

Câu 6. Các cây công nghiệp hàng năm có giá trị kinh tế cao của nước ta là

A. Cà phê, cao su, mía.

B. Lạc, bông, hồ tiêu.

C. mía, lạc, đậu tương.

D. Lạc, cao su, thuốc.

Chọn C

- Cây công nghiệp hàng năm của nước ta phát triển không ổn định, diện tích có xu hướng giảm. Các cây công nghiệp hàng năm chủ yếu là mía, đậu tương, lạc, bông, đay, cói, dâu tằm,...

- Hồ tiêu, cao su và cà phê là cây công nghiệp lâu năm.

Câu 7. Để tăng sản lượng lương thực ở nước ta, biện pháp nào sau đây quan trọng nhất?

A. Đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất.

B. Mở rộng diện tích trồng cây lương thực.

C. Đẩy mạnh khai hoang vùng miền núi.

D. Tăng vốn đầu tư, phòng trừ dịch bệnh.

Chọn A

Diện tích đất nông nghiệp có hạn, chính vì vậy để tăng sản lượng lương thực ở nước ta, biện pháp quan trọng nhất là đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất cây trồng, đặc biệt là cây lúa nước xen các cây hoa màu (ngô, khoai,…).

Câu 8. Đối với ngành chăn nuôi, ngành trồng trọt có vai trò nào sau đây?

A. Nền tảng của nông nghiệp.

B. Nguyên liệu cho nhà máy.

C. Cung cấp nhiều thực phẩm.

D. Cơ sở phát triển chăn nuôi.

Chọn D

Ngành trồng trọt cung cấp lương thực dưới dạng tinh bột, dinh dưỡng cho gia súc. Đồng thời, ngành trồng trọt là cơ sở để phát triển của ngành chăn nuôi,…

Câu 9. Việc áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh trong sản xuất lúa nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?

A. Tăng nhanh diện tích.

B. Giảm mạnh sản lượng.

C. Nâng cao năng suất.

D. Phòng trừ dịch bệnh.

Chọn C

Do áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh nông nghiệp, đưa vào sử dụng phổ biến các giống mới nên năng suất lúa nước ta tăng nhanh, nhất là vụ lúa đông xuân.

Câu 10. Tài nguyên không thể thay thế của ngành trồng trọt là

A. đất đai.

B. khí hậu.

C. nước.

D. địa hình.

Chọn A

Tài nguyên đất là tài nguyên vô cùng quý giá và không thể thay thế được của ngành trồng trọt của nước ta. Tài nguyên đất đa dạng về loại đất, sự phân bố tài nguyên đất rộng rãi khắp các khu vực trên cả nước. Loại đất chủ yếu ở nước ta là đất phù sa và đất feralit. Đối với tất phù sa, khu vực tập trung chủ yếu là ở đồng bằng, hỗ trợ tốt cho việc trồng lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày. Còn đất feralit chủ yếu tập trung ở vùng trung du và miền núi, thích hợp trồng cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm,…

Câu 11. Chăn nuôi lợn, gia cầm tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây của nước ta?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

B. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

C. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.

Chọn C

Chăn nuôi lợn, gia cầm đòi hỏi nguồn thức ăn quan trọng từ ngành trồng trọt (lương thực, thực phẩm). Vì vậy chăn nuôi lợn tập trung ở vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm và đông dân như Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 12. Lương thực là mối quan tâm thường xuyên của Nhà nước ở nước ta hiện nay do

A. nhiều thiên tai, đất trồng nhiều.

B. thiếu lao động sản xuất, vốn lớn.

C. dân số đông, có giá trị xuất khẩu.

D. diện tích đồng bằng lớn, ít nước.

Chọn B

Lương thực là mối quan tâm thường xuyên của Nhà nước ta do nước ta có dân số đông, vì vậy việc sản xuất lương thực nhằm đáp ứng nhu cầu của đời sống, sản xuất. Đồng thời, sản xuất lương thực tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ lớn.

Câu 13. Nhân tố nào sau đây góp phần thúc đẩy sản xuất cây công nghiệp?

A. Dân cư.

B. Khí hậu.

C. Vận tải.

D. Lao động.

Chọn C

Mạng lưới giao thông vận tải ngày càng phát triển và hiện đại hóa góp phần thúc đẩy sản xuất cây công nghiệp phát triển. Giao thông vận tải tham gia vào hầu hết các khâu trong quá trình sản xuất, nối liền sản xuất - sản xuất, sản xuất - tiêu dùng, phục vụ đắc lực cho nhu cầu đi lại của người dân, tạo mối liên hệ kinh tế - xã hội giữa các vùng, các địa phương trong nước và quốc tế,…

Câu 14. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lương thực lớn hơn vùng Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do

A. năng suất lúa cao hơn.

B. diện tích trồng cây lớn.

C. lịch sử trồng lâu đời.

D. nguồn lao động đông.

Chọn B

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có diện tích đất phù sa màu mỡ lớn nhất cả nước thích hợp trồng các cây lương thực, đặc biệt là cây lúa nước. Chính vì vậy, Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm lương thực và có sản lượng lương thực lớn nhất nước ta.

Câu 15. Các cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao của nước ta là

A. cà phê, cao su, mía.

B. hồ tiêu, bông, chè.

C. cà phê, cao su, tiêu.

D. điều, chè, thuốc lá.

Chọn C

- Một số cây công nghiệp lâu năm có giá trị ngày càng được mở rộng, hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

- Mía, bông và thuốc lá là cây công nghiệp hàng năm.

Câu 16. Khó khăn chủ yếu của ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay không phải là

A. giống vật nuôi năng suất cao ít.

B. nguồn thức ăn còn chưa đảm bảo.

C. dịch bệnh phức tạp và diện rộng.

D. sản phẩm chất lượng chưa nhiều.

Chọn B

Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được đảm bảo (đồng cỏ, sản phẩm ngành trồng trọt, thủy sản, thức ăn công nghiệp). Vì vậy, nguồn thức ăn không còn là khó khăn trong ngành chăn nuôi của nước ta.

Câu 17. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành trồng lúa của đồng bằng sông Cửu Long?

A. Đóng góp phần lớn lượng gạo xuất khẩu cả nước.

B. Là vùng có diện tích trồng lúa lớn thứ hai cả nước.

C. Bình quân lương thực đầu người cao nhất cả nước.

D. Chiếm trên 50% sản lượng lúa trong cả nước.

Chọn B

Đặc điểm ngành sản xuất của Đồng bằng sông Cửu Long:

- Là vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước -> nhận định: Là vùng có diện tích trồng lúa lớn thứ hai cả nước không sai.

- Chiếm trên 50% diện tích và 50% sản lượng lúa cả nước, bình quân lương thực đạt trên 1 000 kg / năm (cao nhất nước ta). Đây cũng là vùng đóng góp phần lớn lượng gạo xuất khẩu của cả nước.

Câu 18. Hiện nay ở nước ta có số lượng gia cầm tăng nhanh do

A. công nghiệp chế biến phát triển.

B. nguồn thức ăn ngày càng nhiều.

C. thị trường nước ngoài rộng lớn.

D. khống chế được mọi dịch bệnh.

Chọn A

Do sự phát triển mạnh của công nghiệp chế biến thức ăn nên số lượng gia cầm ở nước ta tăng nhanh. Năm 2021, tổng đàn gia cầm là 524,1 triệu con. Gà được nuôi nhiều ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long với tỉ trọng lần lượt khoảng 23% và 22% tổng số lượng đàn gà cả nước (năm 2021). Vịt được nuôi nhiều nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 19. Cây điều được trồng nhiều nhất ở vùng nào sau đây?

A. Bắc Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đông Nam Bộ.

D. Tây Nguyên.

Chọn C

Với diện tích 175 000 ha hạt điều được trồng khắp toàn tỉnh, Bình Phước (Đông Nam Bộ) được xem là thủ phủ của Hạt Điều Việt Nam với diện tích trồng điều lớn nhất Việt Nam (so với tổng diện tích khoảng 290 000 ha hạt điều trồng khắp Việt Nam.

Câu 20. Cây công nghiệp phát triển mạnh ở nước ta trong những năm qua chủ yếu là do

A. mở rộng thị trường, công nghiệp chế biến phát triển.

B. diện tích đất rộng lớn và nguồn lao động chất lượng.

C. nguồn vốn đầu tư lớn, khí hậu thuận lợi, ít thiên tai.

D. mạng lưới sông ngòi dày đặc, đất rộng và nhiều vốn.

Chọn A

Một trong những nguyên nhân khiến cây công nghiệp phát triển mạnh mẽ ở nước ta trong những năm qua là do sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp chế biến, thị trường ngày càng mở rộng với nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng dần thâm nhập được vào các thị trường khó tính như Hoa Kì, Nhật Bản, các quốc gia châu Âu,…

Câu 21. Một mô hình sản xuất hàng hóa trong ngành chăn nuôi nước ta hiện nay là

A. hợp tác xã chăn nuôi theo hình thức quảng canh.

B. kinh tế hộ gia đình sản xuất quy mô nhỏ, tự cấp.

C. chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.

D. kinh tế hộ gia đình chăn nuôi hướng quảng canh.

Chọn C

Một mô hình sản xuất hàng hóa trong ngành chăn nuôi nước ta là chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.

Câu 22. Ven các thành phố lớn hiện nay phát triển mạnh chăn nuôi gia sức lớn nào sau đây?

A. Bò thịt.

B. Bò sữa.

C. Trâu thịt.

D. Ngựa.

Chọn B

Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh gần các thành phố, đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.

Câu 23. Điều kiện thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển không phải là

A. thức ăn chăn nuôi đảm bảo.

B. thức ăn công nghiệp nhiều.

C. dịch vụ giống và thú y tốt.

D. dịch bệnh nhiều, thiên tai.

Chọn D

Những điều kiện thúc đẩy ngành chăn nuôi ở nước ta phát triển là cơ sở thức ăn chăn nuôi được đảm bảo tốt hơn từ hoa màu lương thực, đồng cỏ, phụ phẩm của ngành thủy sản, thức ăn chế biến công nghiệp. Đồng thời, các dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và đang phát triển rộng khắp.

Câu 24. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất lương thực ở nước ta không phải là

A. tài nguyên đất đa dạng, phong phú.

B. chính sách phát triển, vốn đầu tư.

C. tài nguyên nước dồi dào, rộng khắp.

D. khí hậu thuận lợi, đất đai màu mỡ.

Chọn B

Xác định “không phải là “điều kiện tự nhiên” thuận lợi để phát triển sản xuất lương thực. Chính sách và vốn đầu tư là các yếu tố về mặt kinh tế - xã hội tác động đến sự phát triển, phân bố của sản xuất lương thực, thực phẩm.

Câu 25. Phát triển cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn là thế mạnh của vùng

A. trung du và đồng bằng.

B. đồng bằng ven biển.

C. miền núi và đồng bằng.

D. trung du và miền núi.

Chọn D

Trung du, miền núi thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn. Ở vùng đồng bằng với địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho phát triển các cây ngắn ngày, thâm canh tăng vụ,…

Câu 26. Năng suất lúa cả năm của nước ta có xu hướng tăng chủ yếu do

A. đẩy mạnh thâm canh.

B. phát triển quảng canh.

C. đẩy mạnh xen canh.

D. mở rộng đất canh tác.

Chọn A

Do áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh nông nghiệp, đưa vào sử dụng đại trà các giống mới, nên năng suất lúa nước ta tăng mạnh, nhất là vụ lúa đông xuân

Câu 27. Điều kiện kinh tế - xã hội nào sau đây thuận lợi cho sản xuất cây công nghiệp ở nước ta?
A. Đất đai đa dạng, nhiều loại đất màu mỡ.

B. Khí hậu thuận lợi và phân hóa đa dạng.

C. Công nghiệp chế biến phát triển, vốn lớn.

D. Nhiều giống năng suất cao, nhiều nước.

Chọn C

Xác định từ khóa câu hỏi “điều kiện kinh tế - xã hội” -> Loại trừ các yếu tố tự nhiên. Sản xuất cây công nghiệp phát triển trong những năm gần đây chủ yếu do sự phát triển của công nghiệp chế biến và sự đầu tư vốn lớn vào các hoạt động sản xuất.

Câu 28. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta hiện nay?

A. Là một trong số nguồn cung cấp thịt chủ yếu.

B. Chăn nuôi gia cầm tăng mạnh với tổng đàn lớn.

C. Tổng đàn gia cầm bị giảm khi có dịch bệnh.

D. Sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu ra nước ngoài.

Chọn D

- Hiện nay, sản phẩm thịt gia cầm ở nước ta chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước, đặc biệt ở các vùng đồng bằng.

- Sản phẩm ngành gia cầm chưa đủ tiêu chuẩn chất lượng đáp ứng yêu cầu xuất khẩu (đây là khó khăn chung của ngành chăn nuôi hiện nay).

-> Nhận xét: Sản phẩm chủ yếu của gia cầm là để xuất khẩu ra nước ngoài là Sai.

Câu 29. Đối với ngành chăn nuôi, khó khăn nào sau đây đã được khắc phục?

A. Hiệu quả chăn nuôi chưa cao và chưa ổn định.

B. Dich bệnh hại đe dọa tràn lan trên diện rộng.

C. Giống gia súc, gia cầm cho năng suất vẫn thấp.

D. Cơ sở thức ăn chăn nuôi không được đảm bảo.

Chọn D

Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được đảm bảo (đồng cỏ, sản phẩm ngành trồng trọt, thủy sản, thức ăn công nghiệp) -> Vậy khó khăn đã được khắc phục trong ngành chăn nuôi là đảm bảo được nguồn thức ăn.

Câu 30. Ngành chăn của nước ta hiện nay

A. phân bố khá đồng đều ở khắp các vùng.

B. phát triển mạnh ở vùng biển và các đảo.

C. tập trung ở vùng lương thực và đông dân.

D. chỉ phát triển ở đồng bằng và các đô thị.

Chọn C

- Chăn nuôi lợn đòi hỏi nguồn thức ăn quan trọng từ ngành trồng trọt (lương thực thực phẩm).

- Lợn cung cấp nguồn thịt chủ yếu hằng ngày cho người dân ở nước ta.

-> Chăn nuôi lợn tập trung ở vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm và đông dân.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

1 287 09/08/2024