TOP 15 câu Trắc nghiệm Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc (Cánh diều 2024) có đáp án - Toán 7

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 7 Bài 6: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Toán 7 Bài 6.

1 436 08/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Toán lớp 7 Cánh diều bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 033000255833 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 6: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc - Cánh diều

Câu 1. Điền vào chỗ còn thiếu trong các bước chứng minh sau:

“Xét ∆ABC và ∆MNP có:

.............,

BC = PN.

ABC^=MNP^;

Vậy ΔABC = ∆MNP (g.c.g)”

A. AB = MN;

B. ACB^=MPN^

C. AC = MP;

D. BAC^=NMP^

Đáp án đúng là: B

Ta có: ΔABC = ∆MNP theo trường hợp góc – cạnh – góc nên hai cặp góc bằng nhau là hai cặp góc kề với cặp cạnh bằng nhau của hai tam giác.

Mà BC = PN và ABC^=MNP^ nên cặp góc kề tương ứng còn lại là ACB^=MPN^

Vậy ta chọn phương án B.

Câu 2. Cho hình vẽ sau:

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Khẳng định nào sau đây là đúng ?

A. ΔAIB = ΔMIN;

B. ΔAIB = ΔMNI;

C. ΔAIB = ΔIMN;

D. ΔAIB = ΔNIM.

Đáp án đúng là: D

B^=M^ mà hai góc này ở vị trí so le trong

Nên AB // MN (dấu hiệu nhận biết)

Suy ra A^=N^ (hai góc so le trong)

Xét ΔABI và ΔIMN có:

A^=N^ (chứng minh trên),

AB = MN (giả thiết),

B^=M^ (giả thiết)

Do đó ΔAIB = ΔNIM (g.c.g)

Vậy ta chọn phương án D.

Câu 3. Cho tam giác FDE và tam giác MNP có F^=P^,E^=N^, FE = NP. Biết F^+E^=155°, số đo góc M là:

A. 50°;

B. 45°;

C. 25°;

D. 30°.

Đáp án đúng là: C

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Xét ΔFDE và ΔMNP có:

F^=P^ (giả thiết),

FE = NP (giả thiết),

E^=N^ (giả thiết),

Do đó ΔFDE và ΔPMN (g.c.g)

Suy ra D^=M^ (hai góc tương ứng)

Ta lại có: D^+E^+F^=180° (tổng ba góc trong tam giác FDE)

Suy ra D^=180°-F^+E^=180°-155°=25°

D^=M^ nên M^=25°.

Vậy M^=25°.

Câu 4. Cho hình vẽ dưới đây:

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Độ dài đoạn thẳng CA bằng:

A. 2 cm;

B. 3 cm;

C. 4 cm;

D. 5 cm.

Đáp án đúng là: A

Xét ∆ABO và ∆ACO có:

BAO^=OAC^ (giả thiết),

AO là cạnh chung,

BOA^=COA^ (giả thiết)

Do đó ∆ABO = ∆ACO (g.c.g)

Suy ra AB = AC (hai cạnh tương ứng)

Mà BA = 2 cm, do đó AC = 2 cm.

Vậy ta chọn phương án A.

Câu 5. Cho ΔABC và ΔMNP có A^=M^,B^=N^. Để ΔABC = ΔMNP theo trường hợp góc – cạnh – góc thì phải thêm điều kiện nào sau đây:

A. AB = MN;

B. AC = MP;

C. BC = NP;

D. C^=P^.

Đáp án đúng là: A

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Để ΔABC = ΔMNP theo trường hợp góc – cạnh – góc mà A^=M^,B^=N^ nên điều kiện còn thiếu là điều kiện về cạnh, sao cho hai cặp góc bằng nhau là hai cặp góc kề với cặp cạnh này, đó là AB = MN.

Vậy ta chọn phương án A.

Câu 6. Cho hình vẽ dưới đây:

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Xét các khẳng định:

(1) BA = CD;

(2) x BA.

Chọn câu đúng:

A. Chỉ có (1) đúng;

B. Chỉ có (2) đúng;

C. Cả (1) và (2) đều đúng;

D. Cả (1) và (2) đều sai.

Đáp án đúng là: C

Ta có: C^=B^ mà hai góc này ở vị trí so le trong nên AB // CD (dấu hiệu nhận biết)

Do đó A^=D^ (hai góc so le trong)

Xét ΔABO và ΔDCO có:

A^=D^ (chứng minh trên),

AO = OD (giả thiết),

BOA^=COD^ (hai góc đối đỉnh)

Do đó ΔABO = ΔDCO (g.c.g)

Suy ra AB = CD (hai cạnh tương ứng)

Khi đó (1) đúng.

Ta lại có AB // CD (chứng minh trên) mà x CD (giả thiết)

Do đó x AB. Nên (2) đúng.

Vậy cả (1) và (2) đều đúng, ta chọn phương án C.

Câu 7. Cho tứ giác MNPQ, MN // PQ, MN = PQ, I là giao điểm của MP và NQ. Cho các khẳng định sau:

(1) MQ = NP;

(2) IM = IP;

(3) IN = IQ.

Số khẳng định sai là:

A. 0;

B. 1;

C. 2;

D. 3.

Đáp án đúng là: A

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Vì MN // PQ (giả thiết)

Nên PMN^=MPQ^MNQ^=NQP^ (các cặp góc so le trong)

• Xét ΔMIN và ΔPIQ có:

NMI^=IPQ^ (do PMN^=MPQ^),

MN = PQ (giả thiết),

MNI^=IQP^ (doMNQ^=NQP^)

Do đó ΔMIN = ΔPIQ (g.c.g)

Suy ra IM = IP và IN = IQ (các cặp cạnh tương ứng).

Do đó (2) và (3) đều đúng.

• Xét ΔMIQ và ΔPIN có:

IM = IP (chứng minh trên),

MIQ^=PIN^ (hai góc đối đỉnh),

IN = IQ (chứng minh trên)

Do đó ΔMIQ = ΔPIN (c.g.c)

Suy ra MQ = NP (hai cạnh tương ứng).

Do đó (1) là đúng.

Trong 3 khẳng định không có khẳng định nào sai.

Vậy ta chọn phương án A.

Câu 8. Cho hình vẽ sau:

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Cho các khẳng định sau:

(I) ΔABD = ΔACE;

(II) ΔABE = ΔACD;

Khẳng định đúng là:

A. Chỉ (I) đúng;

B. Chỉ (II) đúng;

C. Cả (I) và (II) đều sai.

D. Cả (I) và (II) đều đúng.

Đáp án đúng là: D.

Ta có BD = CE (giả thiết)

Nên BD + DE = CE + DE

Suy ra BE = CD

Xét ΔABE và ΔACD có:

AEB^=ADC^ (chứng minh trên),

BE = CD (chứng minh trên),

B^=C^ (giả thiết)

Do đó ΔABE = ΔACD (g.c.g).

Vậy (I) đúng.

• Vì ΔABE = ΔACD (chứng minh trên)

Suy ra AB = AC

Xét ΔABD và ΔACE có:

AB = AC (chứng minh trên),

B^=C^ (giả thiết),

BD = CE (giả thiết),

Do đó ΔABD = ΔACE (c.g.c)

Vậy (II) đúng.

Ta chọn phương án C.

Câu 9. Cho tam giác ABC và DEGB^=E^,C^=G^, BC = EG. Biết A^=30°, số đo góc D là:

A. 25°;

B. 30°;

C. 50°;

D. 60°.

Đáp án đúng là: B

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Xét ΔABC và ΔGDE có:

B^=E^ (giả thiết),

BC = EG (giả thiết),

C^=G^ (giả thiết),

Do đó ΔABC = ΔDEG (g.c.g)

Suy ra A^=D^ (hai góc tương ứng)

A^=30° (giả thiết), do đó D^=30°.

Vậy ta chọn phương án B.

Câu 10. Cho góc xOy, Oz là tia phân giác của góc đó. Gọi I là một điểm trên tia Oz (I khác O). Kẻ IM vuông góc với Ox (M ∈ Ox), IN vuông góc với Oy (N ∈ Oy). Biết độ dài đoạn thẳng IM là 2 cm, độ dài đoạn thẳng IN là:

A. 2 cm;

B. 3 cm;

C. 4 cm;

D. 5 cm.

Đáp án đúng là: A

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Xét ΔOIM và ΔOIN có:

OMI^=ONI^(=90°)

IOM^=ION^ (do Oz là tia phân giác của xOy^),

OI là cạnh chung,

Do đó ΔOMI = ΔONI (cạnh huyền – góc nhọn)

Suy ra IM = IN (hai cạnh tương ứng)

Mà IM = 2 cm (giả thiết)

Nên IN = 2 cm

Vậy độ dài đoạn thẳng IN là 2 cm.

Câu 11. Cho góc xOy nhọn. Trên tia phân giác của góc xOy lấy điểm I tuỳ ý, qua I vẽ đường thẳng vuông góc với OI, cắt Ox ở A và cắt Oy ở B. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. IAO^=IBO^;

B. IA = IB;

C. OA = OB;

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Xét ΔOIA và ΔOIB có:

OIA^=OIB^(=90°),

IOA^=IOB^ (do OI là tia phân giác của xOy^),

OI là cạnh chung,

Do đó ΔOIA = ΔOIB (cạnh góc vuông – góc nhọn kề)

Suy ra:

• OA = OB, IA = IB (các cặp cạnh tương ứng)

IAO^=IBO^ (hai góc tương ứng)

Vậy ta chọn phương án D.

Câu 12. Cho hình vẽ sau:

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Biết CH = 3,5 cm. Số đo cạnh DK là:

A. 2,5 cm;

B. 3,5 cm;

C. 4 cm;

D. 4,5 cm.

Đáp án đúng là: B

Ta có:

AHC^+CHK^=180° (hai góc kề bù);

BKD^+DKH^=180° (hai góc kề bù)

HKD^=CHK^ (giả thiết) nên AHC^=DBK^

ΔAHC vuông tại A nên AHC^+ACH^=90° (trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau)

ΔBKD vuông tại B nên BKD^+BDK^=90°(trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau)

AHC^=BKD^ (chứng minh trên) nên HCA^=BDK^

Xét ΔAHC và ΔBKD có:

A^=B^ (= 90°)

HCA^=BDK^ (chứng minh trên),

AC = BD (giả thiết),

Do đó ΔAHC = ΔBKD (cạnh góc vuông – góc nhọn kề)

Suy ra CH = DK (hai cạnh tương ứng)

Mà CH = 3,5 cm nên DK = 3,5 cm.

Câu 13. Cho tam giác HIK, A là trung điểm của IH. Đường thẳng qua A và song song với HK cắt IK tại B. Đường thẳng qua B và song song với IH cắt HK tại C. Khẳng định nào sau đây là đúng nhất ?

A. CH = KC;

B. ΔABI = ΔCKB;

C. AI = BC;

D. Cả A, B , C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

• Vì AB // HK (giả thiết) nên BAC^=ACH^ (hai góc so le trong)

Vì BC // IH (giả thiết) nên BCA^=CAH^ (hai góc so le trong)

• Xét ΔABC và ΔCHA có:

BAC^=ACH^ (chứng minh trên),

AC là cạnh chung,

BCA^=CAH^ (chứng minh trên)

Do đó ΔABC = ΔCHA (g.c.g)

Suy ra BC = AH (hai cạnh tương ứng)

Mà AH = AI (do A là trung điểm của IH)

Do đó BC = AI nên đáp án C là đúng.

• Vì CH // AB (giả thiết) nên BAI^=CHA^ (hai góc đồng vị)

Vì IH // CB (giả thiết) nên KCB^=CHA^KBC^=BIA^ (các cặp góc đồng vị)

Do đó BAI^=CHA^=KCB^

Xét ΔABI và ΔCKB có:

BAI^=KCB^ (chứng minh trên),

AI = BC (chứng minh trên),

KBC^=BIA^ (chứng minh trên),

Do đó ΔABI = ΔCKB (g.c.g) nên đáp án B là đúng

Suy ra AB = KC (hai cạnh tương ứng)

Mà ΔABC = ΔCHA (chứng minh trên)

Nên AB = CH (hai cạnh tương ứng)

Do đó CH = CK (= AB) nên đáp án A là đúng

Vậy ta chọn đáp án D.

Câu 14. Cho tam giác ABC nhọn. Qua A kẻ đường thẳng song song với BC, qua B kẻ đường thẳng song song với AC, hai đường thẳng này cắt nhau tại D. Giao điểm của AB với CD là O. Khẳng định nào sau đây là sai:

A. ΔABD = ΔBAC;

B. ΔAOD = ΔBOC;

C. DAB^=DCB^

D. ABD^=BAC^

Đáp án đúng là: C

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

• Vì AD // BC nên BAD^=ABC^, ADC^=DCB^ (hai góc so le trong).

Do đó C là sai.

Vì DB // AC nên ABD^=BAC^ (hai góc so le trong).

Do đó D là đúng.

• Xét ΔABD và ΔBAC có:

BAD^=ABC^ (chứng minh trên),

AB là cạnh chung,

ABD^=BAC^ (chứng minh trên)

Do đó ΔABD = ΔBAC (g.c.g).

Do đó A là đúng.

• Vì ΔABD = ΔBAC (chứng minh trên)

Suy ra AD = BC (hai cạnh tương ứng)

Xét ΔAOD và ΔBOC có:

OAD^=OBC^ (BAD^=ABC^),

AD = BC (chứng minh trên),

ODA^=OCB^ (ADC^=DCB^)

Do đó ΔAOD = ΔBOC (g.c.g).

Do đó B là đúng.

Vậy ta chọn phương án C.

Câu 15. Cho hình thang cân MNPQ như hình vẽ sau:

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Trong hình bên có mấy cặp tam giác vuông bằng nhau?

A. 0;

B. 1;

C. 2;

D. 3.

Đáp án đúng là: C

Xét ∆MPQ và ∆NQP, có:

QMP^=PNQ^=90°,

MQ = NP (do MNPQ là hình thang cân),

PQ là cạnh chung,

Do đó ∆MPQ = ∆NQP (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

∆MQH vuông tại M: MQH^+MHQ^=90° (1).

∆NPH vuông tại N: NPH^+NHP^=90° (2).

MHQ^=NHP^ (2 góc đối đỉnh) (3).

Từ (1), (2), (3), ta suy ra MQH^=NPH^.

Xét ∆MQH và ∆NPH, có:

QMH^=PNH^=90°,

MQ = NP (giả thiết),

MQH^=NPH^ (chứng minh trên).

Do đó ∆MQH = ∆NPH (cạnh góc vuông – góc nhọn kề).

Vậy ta có 2 cặp tam giác vuông bằng nhau là:

+ ∆MPQ = ∆NQP (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

+ ∆MQH = ∆NPH (cạnh góc vuông – góc nhọn kề).

Ta chọn phương án C.

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Toán lớp 7 Cánh diều có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 8: Đường vuông góc và đường xiên

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 9: Đường trung trực của một đoạn thẳng

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 10: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 11: Tính chất ba đường phân giác của tam giác

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác

1 436 08/01/2024
Mua tài liệu