TOP 15 câu Trắc nghiệm Một số hợp chất với oxygen của nitrogen (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án - Hóa 11
Bộ 15 bài tập trắc nghiệm Hóa 11 Bài 5: Một số hợp chất với oxygen của nitrogen có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Hóa 11 Bài 5.
Trắc nghiệm Hóa 11 Bài 5: Một số hợp chất với oxygen của nitrogen - Chân trời sáng tạo
Câu 1: Phú dưỡng là hiện tượng xảy ra do sự gia tăng hàm lượng của nguyên tố
A. Fe, Mn.
B. N, P.
C. Ca, Mg.
D. Cl, F.
Đáp án đúng là: B
Phú dưỡng là hiện tượng xảy ra do sự gia tăng hàm lượng của nguyên tố nitrogen (N) và phosphorus (P).
Câu 2: Nitrogen tác dụng với O2 (khoảng 3000oC) tạo ra
A. N2O5.
B. N2O3.
C. NO.
D. NO2.
Đáp án đúng là: C
Nitrogen tác dụng với O2 (khoảng 3000oC) tạo ra NO.
Câu 3: Oxide của nitrogen được tạo thành khi nitrogen trong không khí tác dụng với các gốc tự do được gọi là
A. NOx nhiệt.
B. NOx tức thời.
C. NOx tự nhiên.
D. NOxnhiên liệu.
Đáp án đúng là: B
Oxide của nitrogen được tạo thành khi nitrogen trong không khí tác dụng với các gốc tự do được gọi là NOx tức thời.
Câu 4: Phân tử nào sau đây có chứa một liên kết cho - nhận?
A. NH3.
B. N2.
C. HNO3.
D. H2.
Đáp án đúng là: C
Câu 5: Mưa acid là hiện tượng nước mưa có pH thấp hơn 5,6 (giá trị pH của khí carbon dioxide bão hoà trong nước). Hai tác nhân chính gây mưa acid là
A.
B.
C.
D.
Đáp án đúng là: C
Tác nhân gây ra hiện tượng mưa acid:
Câu 6: Cho phản ứng:
Hệ số tỉ lượng của HNO3 trong phương trình hoá học trên là (biết hệ số tỉ lượng của các chất trong phản ứng là các số nguyên, tối giản)
A. 4.
B. 1.
C. 28.
D. 10.
Đáp án đúng là: C
Câu 7: Cho các nhận định sau về tính chất hoá học của nitric acid: (1) có tính acid mạnh; (2) có tính acid yếu; (3) có tính oxi hoá mạnh; (4) có tính khử mạnh. Số nhận định đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án đúng là: B
Các nhận định đúng là:
(1) có tính acid mạnh;
(3) có tính oxi hoá mạnh;
Câu 8: Cho dung dịch HNO3 tác dụng với các chất sau: . Số phản ứng trong đó HNO3 đóng vai trò acid theo thuyết Brønsted – Lowry là
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Đáp án đúng là: C
HNO3 đóng vai trò acid theo thuyết Brønsted – Lowry khi phản ứng với NH3, CaCO3, NaOH.
Câu 9: HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do
A. HNO3 tan nhiều trong nước.
B. khi để lâu thì HNO3 bị khử bởi các chất của môi trường.
C. dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh.
D. dung dịch HNO3 có hoà tan một lượng nhỏ NO2.
Đáp án đúng là: D
Nitric acid tinh khiết kém bền, bị phân huỷ một phần giải phóng khí nitrogen dioxide (NO2) ngay ở điều kiện thường khi có ánh sáng. Khí này tan trong dung dịch acid, làm cho dung dịch HNO3 đặc có màu vàng.
Câu 10: Cho Iron(III) oxide tác dụng với nitricacid thì sản phẩm thu được là
A. Fe(NO3)3, NO và H2O.
B. Fe(NO3)3, NO2 và H2O.
C. Fe(NO3)3, N2 và H2O.
D. Fe(NO3)3 và H2O.
Đáp án đúng là: D
Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
Câu 11: Dãy gồm tất cả các chất khi tác dụng với HNO3 thì HNO3 chỉ thể hiện tính oxi hoá là
A. Mg, H2S, S, Fe3O4, Fe(OH)2.
B. Al, FeCO3, HI, CaO, FeO.
C. Cu, C, Fe2O3, Fe(OH)2, SO2.
D. Na2SO3, P, CuO, CaCO3, Ag.
Đáp án đúng là: A
HNO3 chỉ thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với dãy:
Câu 12: Xét cân bằng tạo ra nitrogen oxide ở nhiệt độ 2000oC:
;
Ở trạng thái cân bằng, biểu thức nào sau đây có giá trị bằng Kc là
A.
B.
C.
D.
Đáp án đúng là: A
Câu 13: Cho sơ đồ phản ứng: FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O. Sau khi cân bằng, tổng hệ số cân bằng (nguyên, tối giản) của các chất trong phản ứng là
A. 21.
B. 19.
C. 23.
D. 25.
Đáp án đúng là: B
FeS2 + 8HNO3 → Fe(NO3)3 + 2H2SO4 + 5NO + 2H2O
Tổng hệ số = 1+ 8 + 1 + 2 + 5 + 2 = 19.
Câu 14: Hòa tan hoàn toàn 1,6 gam Cu bằng dung dịch HNO3, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của ). Giá trị của x là
A. 0,05.
B. 0,10.
C. 0,15.
D. 0,25.
Đáp án đúng là: A
Áp dụng định luật bảo toàn electron: ne nhường = ne nhận
Câu 15: Một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm cho kim loại Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc. Hiện tượng quan sát nào sau đây là đúng?
A. Khí không màu thoát ra, dung dịch chuyển sang màu xanh.
B. Khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch không màu.
C. Khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch chuyển sang màu xanh.
D. Khí không màu thoát ra, dung dịch không màu.
Đáp án đúng là: C
Cho kim loại Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, thấy có khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch chuyển sang màu xanh.
Phương trình hoá học:
Cu + 4HNO3 đặc → Cu(NO3)2 (màu xanh) + 2NO2 (nâu đỏ) + 2H2O
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:
Xem thêm các chương trình khác: