TOP 15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 14 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 14: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 14.

1 667 08/01/2024


Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 14: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

Câu 1. Đ. I. Men-đê-lê-ép là tác giả của thành tựu khoa học nào sau đây?

A. Thuyết tiến hóa.

B. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

C. Thuyết tương đối.

D. Định luật bảo toàn năng lượng.

Đáp án đúng là: B

Năm 1869, Đ. I. Men-đê-lê-ép công bố Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

Câu 2. Bức tranh dưới đây gợi cho em liên tưởng đến thành tựu khoa học nào?

Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 14 (có đáp án): Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

A. Thuyết vạn vật hấp dẫn.

B. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

C. Thuyết tiến hóa.

D. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Đáp án đúng là: A

Trong một lần ngồi uống trà dưới bóng cây táo trong khu vườn của gia đình, I. Niu-tơn chỉ vào một quả táo trên cành cây làm ví dụ. Ông tự hỏi, tại sao luôn rơi xuống mặt đất khi rụng khỏi cành cây thay vì rơi ngang hoặc bay ngược lên? Niu-tơn nói rằng: Trái Đất hút quả táo bằng một lực hút chưa được biết đến => sau đó, ông đã nghiên cứu và công bố ra Thuyết vạn vật hấp dẫn.

Câu 3. Những nhà khoa học nào đã tìm ra năng lượng phóng xạ vào năm 1898?

A. G. Men-đen và Pi-e Quy-ri.

B. Pi-e Quy-ri và Ma-ri Qui-ri.

C. Đ.I. Men-đê-lê-ép và Ma-ri Qui-ri.

D. Ma-ri Qui-ri và Sác-lơ Đác-uy.

Đáp án đúng là: B

Năm 1898, 2 nhà khoa học Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri đã tìm ra năng lượng phóng xạ, đặt nền tảng cho ngành nguyên tử học.

Câu 4. Trên lĩnh vực khoa học xã hội, phát minh lớn nhất của nhân loại trong thế kỉ XVIII - XIX là

A. học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng.

B. học thuyết về di truyền học.

C. học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học.

D. học thuyết về sự tiến hóa của các loài sinh vật.

Đáp án đúng là: C

Trên lĩnh vực khoa học xã hội, phát minh lớn nhất của nhân loại trong thế kỉ XVIII - XIX là học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học của C. Mác và Ph.Ăng-ghen.

Câu 5. Những nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực tâm lí học là

A. I. Páp-lốp và S. Phroi.

B. A. Xmit và D. Ri-các-đô.

C. L. Phoi-ơ-bách và G. Hê-ghen.

D. C. Mác và Ph.Ăng-ghen.

Đáp án đúng là: A

Những nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực tâm lí học là I. Páp-lốp và S. Phroi.

Câu 6. Các thành tựu khoa học, kĩ thuật thế kỉ XVIII - XIX đã tác động trực tiếp đến đời sống xã hội loài người, đưa nhân loại bước vào thời đại

A. văn minh nông nghiệp.

B. văn minh công nghiệp.

C. văn minh hậu công nghiệp.

D. văn minh thông tin.

Đáp án đúng là: B

Các thành tựu khoa học, kĩ thuật thế kỉ XVIII - XIX đã tác động trực tiếp đến đời sống xã hội loài người, đưa nhân loại bước vào thời đại văn minh công nghiệp.

Câu 7. Bộ tiểu thuyết “Những người khốn khổ” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn nào?

A. Vích-to Huy-gô.

B. Lép Tôn-xtôi.

C. H. Ban-dắc.

D. Lo Bai-rơn.

Đáp án đúng là: A

Bộ tiểu thuyết Những người khốn khổ là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Vích-to Huy-gô.

Câu 8. Nhà văn Lép Tôn-xtôi là tác giả của tác phẩm nào dưới đây?

A. “Những người khốn khổ”.

B. “Chiến tranh và hòa bình”.

C. “Đông Gioăng”.

D. “Tấn trò đời”.

Đáp án đúng là: B

Bộ tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Lép Tôn-xtôi.

Câu 9. Vở ba-lê “Kẹp hạt dẻ” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của

A. V.A. Mô-da.

B. L. Bét-tô-ven.

C. P.I. Tri-cốp-xki.

D. Ph. Sô-panh.

Đáp án đúng là: C

Vở ba-lê “Kẹp hạt dẻ” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của P.I. Tri-cốp-xki.

Câu 10. Sự phát triển của văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX không mang lại tác động nào dưới đây?

A. Hình thành quan điểm tư tưởng của tầng lớp tư sản.

B. Phản ánh mặt trái của chủ nghĩa tư bản, bênh vực người nghèo.

C. Ca ngợi chủ nghĩa tư bản, bảo vệ quyền lợi của những người giàu có.

D. Tác động trực tiếp đến cuộc đấu tranh chống áp bức của người lao động.

Đáp án đúng là: D

- Tác động của sự phát triển văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX:

+ Hình thành quan điểm tư tưởng của tầng lớp tư sản, đồng thời cho thấy mặt trái của chủ nghĩa tư bản, góp tiếng nói bênh vực người nghèo khó.

+ Nhiều tác phẩm tác động trực tiếp đến cuộc đấu tranh của nhân dân lao động chống lại áp bức, góp phần tạo nên những cải cách xã hội.

Câu 11. Người phát minh ra máy điện thoại là

A. R. Phơn-tơn.

B. G. Men-đen.

C. T. Ê-đi-xơn.

D. A.G. Bell.

Đáp án đúng là: D

Người phát minh ra máy điện thoại là A.G. Bell.

Câu 12. Năm 1807, R. Phơn-tơn (người Mỹ) đã chế tạo thành công

A. máy hơi nước.

B. động cơ đốt trong.

C. đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.

D. tàu thủy chạy bằng hơi nước.

Đáp án đúng là: D

Năm 1807, R. Phơn-tơn (người Mỹ) đã chế tạo thành công tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước.

Câu 13. Trong thế kỉ XVIII - XIX, trên lĩnh vực quân sự, con người đã phát minh ra những loại vũ khí nào?

A. Bom nguyên tử, súng trường,...

B. Đại bác, súng trường, ngư lôi,…

C. Súng thần cơ, bom nguyên tử,…

D. Tên lửa, đại bác, súng trường,…

Đáp án đúng là: B

Trong thế kỉ XVIII - XIX, trên lĩnh vực quân sự, con người đã phát minh ra những loại vũ khí mới, như: đại bác, súng trường, tàu vỏ thép trọng tải lớn, ngư lôi,…

Câu 14. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những thành tựu về kĩ thuật của nhân loại trong các thế kỉ XVIII - XIX?

A. Kĩ thuật luyện kim được cải tiến.

B. Sử dụng phổ biến năng lượng Mặt Trời.

C. Giao thông vận tải có những tiến bộ vượt bậc.

D. Tìm ra nhiều nguồn nguyên liệu, nhiên liệu mới.

Đáp án đúng là: B

- Những thành tựu về kĩ thuật của nhân loại trong các thế kỉ XVIII - XIX:

+ Kĩ thuật luyện kim được cải tiến (ví dụ: phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim,,…)

+ Giao thông vận tải có những tiến bộ vượt bậc (ví dụ: tàu thủy chạy bằng hơi nước; đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước, ô tô, máy bay,…)

+ Tìm ra nhiều nguồn nguyên liệu, nhiên liệu mới (ví dụ: thép, nhôm, dầu mỏ,…)

+ Trong nông nghiệp cũng có nhiều tiến bộ về kĩ thuật và phương pháp canh tác.

+ Nhiều phát minh mới trên lĩnh vực quân sự.

Câu 15. Ai là tác giả của Thuyết tiến hóa?

A. Sác-lơ Đác-uyn.

B. G. Men-đen.

C. Đ. I. Men-đê-lê-ép.

D. Pi-e Quy-ri.

Đáp án đúng là: A

Năm 1859, Sác-lơ Đác-uyn công bố thuyết tiến hóa, giải thích sự đa dạng các chủng loài động, thực vật là do chọn lọc tự nhiên

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 15: Trung Quốc

Trắc nghiệm Bài 16: Nhật Bản

Trắc nghiệm Bài 17: Ấn Độ

Trắc nghiệm Bài 18: Đông Nam Á

Trắc nghiệm Bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

Trắc nghiệm Bài 20: Cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858-1884)

1 667 08/01/2024