TOP 12 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 5 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Quá trình khai phá vùng đất phía Nam của người Việt từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 5: Quá trình khai phá vùng đất phía Nam của người Việt từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 5.

1 866 08/01/2024


Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 5: Quá trình khai phá vùng đất phía Nam của người Việt từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

Câu 1. Cuối thế kỉ XVII, phủ Gia Định được thành lập, gồm 2 dinh là

A. dinh Trấn Biên và dinh Phiên Trấn.

B. dinh Quảng Bình và dinh Quảng Đức.

C. dinh Quảng Nam và dinh Quảng Trị.

D. dinh Biên Hòa và dinh Vĩnh Tường.

Đáp án đúng là: A

Cuối thế kỉ XVII, phủ Gia Định được thành lập, gồm 2 dinh là dinh Trấn Biên (Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước) và dinh Phiên Trấn (Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh).

Câu 2. Địa danh nào dưới đây không phải là trung tâm giao thương ở vùng đất phía nam vào giữa thế kỉ XVIII?

A. Nông Nại Đại Phố.

B. Gia Định.

C. Bến Nghé.

D. Phố Hiến.

Đáp án đúng là: D

- Phố Hiến (ở Hưng Yên) không phảilà trung tâm giao thương ở vùng đất phía nam vào giữa thế kỉ XVIII

- Đến giữa thế kỉ XVIII, vùng đất phương Nam hoang vu đã xuất hiện thêm nhiều thôn ấp mới, nhiều trung tâm giao thương phát triển như: Nông Nại Đại Phố, Gia Định, Bến Nghé, Hà Tiên,…

Câu 3. Trong các bộ chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam, tên gọi nào dưới đây không được dùng để chỉ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

A. Bãi Cát Vàng.

B. Vạn Lý Hoàng Sa.

C. Vạn Lý Trường Sa.

D. Bạch Long Vĩ.

Đáp án đúng là: D

- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải những hòn đảo được gọi bằng nhiều tên khác nhau trong các bộ chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam như: Bãi Cát Vàng, Cồn Vàng, Vạn Lý Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa, Đại Trường Sa,...

- Bạch Long Vĩ là một hòn đảo nằm ở Vịnh Bắc Bộ, trực thuộc Hải Phòng hiện nay.

Câu 4. Theo ghi chú bản đồ trong bộ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư biên soạn vào thế kỉ XVII, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc phủ nào?

A. Tư Nghĩa.

B. Gia Định.

C. Phú Yên.

D. Thuận Hóa.

Đáp án đúng là: A

Theo ghi chú bản đồ trong bộ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư biên soạn vào thế kỉ XVII, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi).

Câu 5. Đoạn tư liệu dưới đây đề cập đến nhiệm vụ nào của hải đội Hoàng Sa dưới thời các chúa Nguyễn?

Tư liệu: “Giữa biển có một bãi cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng (…) Từ cửa biển Đại Chiêm đến cửa sa Vinh, mỗi lần có gió Tây - Nam thì thương thuyền của các nước ở phía trong trôi dạt về đấy; gió Đông - Bắc thì thương thuyền phía ngoài đều trôi dạt về đấy, đều cùng chết đói cả. Hàng hóa đều ở nơi đó. Họ Nguyễn mỗi năm, vào tháng cuối mùa đông đưa mười tám chiếc thuyền đến lấy hóa vật, phần nhiều là vàng, bạc, tiền tệ, súng đạn,…”

A. Khai thác các sản vật quý (ốc, hải sâm,...).

B. Canh giữ, bảo vệ các đảo ở Biển Đông.

C. Cắm mốc chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa.

D. Thu gom hàng hóa của tàu nước ngoài bị đắm.

Đáp án đúng là: D

Đoạn tư liệu trên có chi tiết đề cập đến nhiệm vụ: thu gom hàng hóa của tàu thuyền bị đắm tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (“Họ Nguyễn mỗi năm, vào tháng cuối mùa đông đưa mười tám chiếc thuyền đến lấy hóa vật, phần nhiều là vàng, bạc, tiền tệ, súng đạn,…”)

Câu 6. Việc người Việt thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dưới thời các chúa Nguyễn có ý nghĩa như thế nào?

A. Tạo cơ sở lịch sử cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay.

B. Khẳng định và bảo vệ chủ quyền của các đảo, quần đảo thuộc Vịnh Bắc Bộ.

C. Đảm bảo cho hoạt động khai thác lâu dài của người Việt ở Vịnh Bắc Bộ.

D. Khẳng định chủ quyền và hoạt động khai thác lâu dài tại vùng vịnh Thái Lan.

Đáp án đúng là: A

- Việc người Việt thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dưới thời các chúa Nguyễn có ý nghĩa tạo cơ sở lịch sử cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay (Chú ý: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa không thuộc Vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan)

Câu 7. Năm 1558,Nguyễn Hoàng được cử làm trấn thủ Thuận Hoá và mười hai năm sau ông kiêm luôn trân thủ

A. Nghệ An.

B. Thanh Hóa.

C. Quảng Nam.

D. Quảng Bình.

Đáp án đúng là: C

Năm 1558, Nguyễn Hoàng (con trai thứ của Nguyễn Kim được cử làm trấn thủ Thuận Hoá và mười hai năm sau ông kiêm luôn trấn thủ Quảng Nam.

Câu 8. Vào cuối thế kỉ XV, đạo Quảng Nam được thành lập, tên gọi “Quảng Nam” có nghĩa là gì?

A. Phía nam rộng lớn.

B. Vùng đất an lành ở phía nam.

C. Vùng đất thiêng ở miền biên viễn.

D. Ánh sáng từ miền duyên hải phía đông.

Đáp án đúng là: A

Vào cuối thế kỉ XV, đạo Quảng Nam được thành lập, tên gọi “Quảng Nam” có nghĩa là “phía nam rộng lớn”.

Câu 9. Phủ Phú Yên được thành lập vào thời gian nào?

A. Năm 1558.

B. Năm 1570.

C. Năm 1611.

D. Năm 1620.

Đáp án đúng là: C

Năm 1611, phủ Phú yên được thành lập.

Câu 10. Vào năm 1597, Nguyễn Hoàng sai Lương Văn Chánh tổ chức đưa dân từ Tuy Viễn vào khai hoang, lập ấp tại vùng đất thuộc tỉnh nào của Việt Nam ngày nay?

A. Phú Yên.

B. Bình Định.

C. Khánh Hòa.

D. Gia Lai.

Đáp án đúng là: A

Vào năm 1597, Nguyễn Hoàng sai Lương Văn Chánh tổ chức đưa dân từ Tuy Viễn (nay thuộc Bình Định) vào đất Phú yên ngày nay để khai hoang, lập ấp.

Câu 11. Từ cuối thế kỉ XVI, người Việt tiếp tục di cư về phía Nam, khai hoang, mở đất tại

A. Thuận Hóa, Quảng Nam,…

B. Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,…

C. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,…

D. Mô Xoài, Bến Nghé, Sài Gòn,…

Đáp án đúng là: D

Từ cuối thế kỉ XVI, người Việt tiếp tục di cư về phía nam, tới Mô Xoài (Bà Rịa - Vũng Tàu), Bến Nghé, Sài Gòn,… khai hoang mở đất.

Câu 12. Vùng đất thuộc Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay được sáp nhập thành một trấn của Đàng Trong vào năm nào?

A. 1597.

B. 1588.

C. 1693.

D. 1698.

Đáp án đúng là: C

Năm 1693, phần đất của Chiêm Thành (thuộc Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay) được sáp nhập thành một trấn của Đàng Trong.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 6: Kinh tế, văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

Trắc nghiệm Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Trắc nghiệm Bài 8: Phong trào Tây Sơn

Trắc nghiệm Bài 9: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

Trắc nghiệm Bài 10: Công xã Pa-ri (năm 1871)

1 866 08/01/2024