TOP 15 câu Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 26 (Cánh diều 2024) có đáp án: Kinh tế Trung Quốc

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11 Bài 26: Kinh tế Trung Quốc ­có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 26.

1 1,106 02/01/2024


Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 26: Kinh tế Trung Quốc ­ Cánh Diều

Câu 1. Loại cây nào sau đây được trồng nhiều ở đồng bằng Đông Bắc?

A. Mía.

B. Chè.

C. Ngô.

D. Lúa mì.

Chọn D

Trong cơ cấu ngành trồng trọt, cây lương thực giữ vị trí quan trọng, sản lượng đứng đầu thế giới, nhất là lúa gạo và lúa mì. Lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Trung và Hoa Nam, lúa mì trồng chủ yếu ở đồng bằng Hoa Bắc và Đông Bắc.

Câu 2. Loại cây nào sau đây được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Trung?

A. Lúa mì.

B. Củ cải đường.

C. Lúa gạo.

D. Bông.

Chọn D

Ở Trung Quốc, bông được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam.

Câu 3. Đồng bằng sông Trường Giang khác với đồng bằng sông Hoàng Hà ở điểm việc trồng chủ yếu cây

A. lúa gạo.

B. lúa mì.

C. lạc.

D. đỗ tương.

Chọn B

Đồng bằng sông Trường Giang khác với đồng bằng sông Hoàng Hà ở điểm việc trồng chủ yếu cây lúa mì.

Câu 4. Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC QUA MỘT SỐ NĂM

(Đơn vị: %)

Từ bảng số liệu trên, hãy cho biết, nhận xét nào sau đây đúng với tỉ trọng giá trị xuất khẩu của Trung Quốc trong giai đoạn 1985 - 2014?

A. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng liên tục.

B. Tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm liên tục.

C. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu giảm ở giai đoạn 1985 - 1995 và giai đoạn 2004 - 2014; tăng ở giai đoạn 1995 - 2004.

D. Tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm ở giai đoạn 1985 - 1995 và giai đoạn 2004 - 2014; tăng ở giai đoạn 1995 - 2004.

Chọn D

Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét sau:

Trong giai đoạn 1985 - 1995:

- Tỉ trọng giá trị xuất khẩu có xu hướng tăng nhưng còn biến động:

+ Giai đoạn 1985 - 1995 tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng (39,3% lên 53,5%).

+ Giai đoạn 1995 - 2004 giảm nhẹ (53,5% xuống 51,4%).

+ Giai đoạn 2004 - 2014 tiếp tục tăng lên (51,4% lên 54,5%).

- Tỉ trọng giá trị nhập khẩu nhìn chung có xu hướng giảm nhưng còn biến động:

+ Giai đoạn 1985 - 1995 giảm nhanh tỉ trọng (60,7% xuống 46,5%).

+ Giai đoạn 1995 - 2004 tăng lên (46,5% lên 48, 6%).

+ Giai đoạn 2004 -2014 tiếp tục giảm xuống (48,6% xuống 45,5%).

Câu 5. Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC (Đơn vị: %)

Để thể hiện cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Biểu đồ tròn.

B. Biểu đồ cột.

C. Biểu đồ miền.

D. Biểu đồ đường.

Chọn C

- Căn cứ vào bảng số liệu, đơn vị (%), số mốc năm (4 mốc năm), đối tượng,...

- Dựa vào yêu cầu đề bài: thể hiện cơ cấu xuất, nhập khẩu,…

-> Biểu đồ miền là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2014.

Câu 6. Lợi ích của việc phát triển các ngành công nghiệp ở địa bàn nông thôn Trung Quốc không phải là

A. sử dụng lực lượng lao động dồi dào tại chỗ.

B. tận dụng nguyên vật liệu sẵn có ở nông thôn.

C. đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của người dân.

D. tạo nguồn hàng xuất khẩu lớn ra nước ngoài.

Chọn D

Lợi ích của việc phát triển các ngành công nghiệp ở địa bàn nông thôn Trung Quốc là sử dụng lực lượng lao động dồi dào tại chỗ, tận dụng nguyên vật liệu sẵn có ở nông thôn. Đồng thời, đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của người dân.

Câu 7. Các ngành công nghiệp phát triển ở địa bàn nông thôn Trung Quốc không phải là

A. điện tử, luyện kim.

B. vật liệu xây dựng, sứ.

C. đồ gốm, dệt may.

D. sản xuất hàng tiêu dùng.

Chọn A

Công nghiệp luyện kim của Trung Quốc được coi trọng và đầu tư phát triển. Công nghiệp điện tử - tin học đang phát triển nhanh và trở thành ngành mũi nhọn của nền kinh tế Trung Quốc. Các ngành công nghiệp này phát triển mạnh ở các thành phố, đô thị.

Câu 8. Các loại vật nuôi chủ yếu của Trung Quốc là

A. trâu, cừu, gà, lợn.

B. bò, cừu, dê, lợn.

C. dê, cừu, ngựa, lợn.

D. gà, cừu, ngựa, lợn.

Chọn B

Ngành chăn nuôi cũng được quan tâm phát triển. Lợn, bò và gia cầm được nuôi nhiều ở các vùng đồng bằng; cừu, dê được chăn thả ở các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, Hoa Bắc và ở các khu tự trị phía Tây.

Câu 9. Chăn nuôi của miền Tây khác với miền Đông ở việc nuôi chủ yếu là

A. cừu.

B. lợn.

C. bò.

D. trâu.

Chọn A

Chăn nuôi của miền Tây khác với miền Đông ở việc nuôi chủ yếu là cừu. Vì miền tây có khí hậu khắc nghiệt nên chỉ chăn nuôi được cừu và dê.

Câu 10. Loại cây nào sau đây được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Bắc?

A. Mía.

B. Chè.

C. Bông.

D. Ngô.

Chọn D

Ở Trung Quốc, cây ngô được trồng nhiều ở các đồng bằng Hoa Bắc.

Câu 11. Trung tâm công nghiệp nào sau đây của Trung Quốc không nằm ven biển?

A. Thiên Tân.

B. Thượng Hải.

C. Hồng Kông.

D. Bao Đầu.

Chọn D

Các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc nằm ở ven biển phía Đông là Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Phúc Châu, Hồng Công, Đài Loan. Một số trung tâm công nghiệp nằm ở phía Tây Trung Quốc là U-rum-si, La-sa; còn một số trung tâm nằm ở trong nội địa là Bao Đầu, Lan Châu, Thành Đô, Trung Khánh, Quý Dương, Côn Minh,…

Câu 12. Trung tâm công nghiệp nào sau đây nằm ở miền Tây Trung Quốc?

A. U-rum-si.

B. Cáp Nhĩ Tân.

C. Phúc Châu.

D. Thẩm Dương.

Chọn A

Các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc nằm ở ven biển phía Đông là Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Phúc Châu, Hồng Công, Đài Loan. Một số trung tâm công nghiệp nằm ở phía Tây Trung Quốc là U-rum-si, La-sa; còn một số trung tâm nằm ở trong nội địa là Bao Đầu, Lan Châu, Thành Đô, Trung Khánh, Quý Dương, Côn Minh,…

Câu 13. Trung tâm công nghiệp nào sau đây không nằm ở miền Đông Trung Quốc?

A. U-rum-si.

B. Cáp Nhĩ Tân.

C. Phúc Châu.

D. Thẩm Dương.

Chọn A

Các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc nằm ở ven biển phía Đông là Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Phúc Châu, Hồng Công, Đài Loan. Một số trung tâm công nghiệp nằm ở phía Tây Trung Quốc là U-rum-si, La-sa; còn một số trung tâm nằm ở trong nội địa là Bao Đầu, Lan Châu, Thành Đô, Trung Khánh, Quý Dương, Côn Minh,…

Câu 14. Nơi nào sau đây ở Trung Quốc không có trung tâm công nghiệp?

A. Ven biển.

B. Đồng bằng.

C. Bồn địa.

D. Núi cao.

Chọn D

Ở Trung Quốc, vùng phía Tây chủ yếu là núi cao hiểm trở nên ngành công nghiệp ít phát triển. Chủ yếu là các điểm công nghiệp nhỏ, còn núi cao không có trung tâm công nghiệp.

Câu 15. Trung Quốc lần đầu tiên đưa người vào vũ trụ và trở về Trái Đất an toàn vào năm

A. 2001.

B. 2002.

C. 2003.

D. 2004.

Chọn C

Tàu Thần Châu V của Trung Quốc lần đầu tiên đã chở người bay vào vũ trụ và trở về Trái Đất an toàn vào tháng 10 năm 2003.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 11 sách Cánh diều, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 29: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Nam Phi

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 30: Kinh tế Cộng hòa Nam Phi

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 2: Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 3: Một số tổ chức khu vực và quốc tế­

1 1,106 02/01/2024