TOP 15 câu Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 20 (Cánh diều 2024) có đáp án: Kinh tế Liên Bang Nga

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11 Bài 20: Kinh tế Liên Bang Nga­ có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 20.

1 956 lượt xem


Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 20: Kinh tế Liên Bang Nga­ Cánh Diều

Câu 1. Nhận định nào sau đây không đúng với tình hình phát triển kinh tế của Liên bang Nga?

A. Liên bang Nga có quy mô GDP khá nhỏ.

B. Tốc độ tăng trưởng GDP không ổn định.

C. Có xu hướng tăng tỉ trọng ngành dịch vụ.

D. Chú trọng ngành có hàm lượng khoa học.

Chọn A

Liên bang Nga có quy mô GDP khá lớn, năm 2020 đạt khoảng 1,5 nghìn tỉ USD (chiếm khoảng 1,7% GDP toàn cầu). Tốc độ tăng trưởng GDP không ổn định. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành dịch vụ (năm 2020, ngành dịch vụ tăng chiếm 56,1%, ngành công nghiệp có xu hướng giảm, đạt 29,9%, ngành nông nghiệp chỉ chiếm 4%) và các ngành có hàm lượng khoa học - kĩ thuật cao.

Câu 2. Nhận định nào sau đây đúng với tình hình phát triển kinh tế của Liên bang Nga?

A. Liên bang Nga có quy mô GDP khá nhỏ.

B. Tốc độ tăng trưởng GDP không ổn định.

C. Chú trọng các ngành dùng nhiều lao động.

D. Có xu hướng giảm tỉ trọng ngành dịch vụ.

Chọn B

Liên bang Nga có quy mô GDP khá lớn, năm 2020 đạt khoảng 1,5 nghìn tỉ USD (chiếm khoảng 1,7% GDP toàn cầu). Tốc độ tăng trưởng GDP không ổn định. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành dịch vụ (năm 2020, ngành dịch vụ tăng chiếm 56,1%, ngành công nghiệp có xu hướng giảm, đạt 29,9%, ngành nông nghiệp chỉ chiếm 4%) và các ngành có hàm lượng khoa học - kĩ thuật cao.

Câu 3. Nhận định nào sau đây đúng với Liên bang Nga sau khi Liên bang Xô Viết tan rã?

A. Nền kinh tế, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

B. Đưa Liên bang Xô Viết trở thành cường quốc mạnh.

C. Đời sống người dân được cải thiện, kinh tế phát triển.

D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, nhiều ngành mới.

Chọn A

Trước năm 1991, Liên bang Nga là một thành viên và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng Liên Xô trở thành một cường quốc. Sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, Liên bang Nga trải qua thời kì khó khăn trong phát triển kinh tế, đời sống, văn hóa. Nền kinh tế của quốc gia này thật sự phát triển và đạt được thành tựu lớn từ năm 1999 đến nay.

Câu 4. Ngành công nghiệp truyền thống của Liên bang Nga là

A. điện tử, tin học.

B. hàng không vũ trụ.

C. luyện kim.

D. nguyên tử.

Chọn C

Cơ cấu công nghiệp của Liên bang Nga đa dạng, gồm các ngành truyền thống (khai thác dầu khí, luyện kim, khai khoáng, đóng tàu, sản xuất gỗ,...) và các ngành công nghiệp hiện đại (điện tử - tin học, hàng không, công nghiệp vũ trụ, nguyên tử, công nghiệp quốc phòng,…).

Câu 5. Ngành công nghiệp hiện đại của Liên bang Nga là

A. hàng không.

B. khai khoáng.

C. đóng tàu.

D. sản xuất gỗ.

Chọn C

Cơ cấu công nghiệp của Liên bang Nga đa dạng, gồm các ngành truyền thống (khai thác dầu khí, luyện kim, khai khoáng, đóng tàu, sản xuất gỗ,...) và các ngành công nghiệp hiện đại (điện tử - tin học, hàng không, công nghiệp vũ trụ, nguyên tử, công nghiệp quốc phòng,…).

Câu 6. Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga coi trọng khu vực nào sau đây?

A. Châu Âu.

B. Châu Phi.

C. Châu Á.

D. Châu Mĩ.

Chọn D

Nước Nga đang thực hiện chức năng gắn kết Âu - Á của mình với tư cách là không gian cầu nối và liên kết toàn diện giữa châu Âu và châu Á. Điều này được thể hiện rõ trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga là coi trọng châu Á, trong đó có Việt Nam.

Câu 7. Từ trước tới nay, các ngành công nghiệp nào sau đây Liên bang Nga hợp tác với Việt Nam?

A. Điện tử - tin học.

B. Luyện kim màu.

C. Thủy điện, dầu khí.

D. Chế tạo, dệt -may.

Chọn C

Trong mối quan hệ song phương, Việt Nam và Nga đã hợp tác với nhau trên nhiều mặt về kinh tế, chính trị, quốc phòng, giáo dục,... Về kinh tế, lĩnh vực hợp tác chủ yếu là công nghiệp năng lượng thủy điện và dầu khí.

- Thủy điện: Nga đã tham gia thiết kế, cung cấp, hỗ trợ cho nhiều công trình năng lượng ở Việt Nam. Điển hình là Nhà máy thủy điện Hòa Bình; nhà máy thủy điện Yaly công suất 720 MW (khánh thành váo tháng 4/2002),...

- Dầu khí: Đã có nhiều tập đoàn liên doanh dầu khí của Nga tiến hành thăm dò, khai thác dầu khí ở vùng biển Đông. Ví dụ: Liên doanh Dầu khí Việt - Nga (Vietsovpetro),…

Câu 8. Vùng kinh tế quan trọng để nền kinh tế Liên bang Nga hội nhập vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương là

A. vùng Viễn Đông.

B. vùng U-ran.

C. vùng Trung ương.

D. vùng Cáp-ca.

Chọn A

Vùng Viễn Đông nằm trên bờ biển Thái Bình Dương, giữa eo biển Bê-rinh ở phía bắc và CHDCND Triều Tiên ở phía nam, tạo điều kiện cho Liên bang Nga hợp tác với các quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nền kinh tế của vùng chủ yếu dựa vào một số ngành như đánh bắt và chế biến hải sản, công nghiệp cơ khí,... Các thành phố lớn trong vùng là Ma-ga-đan (Magadan), Kha-ba-rop (Khabarovsk),...

Câu 9. Diễn đàn kinh tế được tổ chức nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư ở vùng Viễn Đông của Liên bang Nga, biến khu vực này thành trung tâm kinh tế châu Á là

A. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).

B. Diễn đàn kinh tế phương Đông (EEF).

C. Diễn đàn Diễn đàn Kinh tế thế giới Đông Á (WEF Đông Á).

D. Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Chọn B

Diễn đàn kinh tế phương Đông (EEF) được tổ chức hằng năm ở thành phố Vladivostok - Vùng Viễn Đông của Liên bang Nga với mục đích thu hút đầu tư, thúc đẩy hợp tác phát triển vùng Viễn Đông và mở rộng hợp tác quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Câu 10. Năm 2020, Liên bang Nga có quy mô GDP khoảng

A. 1,5 nghìn tỉ USD.

B. 2,5 nghìn tỉ USD.

C. 1,0 nghìn tỉ USD.

D. 2,0 nghìn tỉ USD.

Chọn A

Liên bang Nga có quy mô GDP khá lớn, năm 2020 đạt khoảng 1,5 nghìn tỉ USD (chiếm khoảng 1,7% GDP toàn cầu).

Câu 11. Loại hình vận tải nào sau đây có vai trò quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của vùng Đông Xi-bia?

A. Hàng không.

B. Đường sắt.

C. Đường sông.

D. Đường biển.

Chọn B

Loại hình vận tải có vai trò quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của vùng Đông Xi-bia là đường sắt (chủ yếu là vận chuyển khoáng sản).

Câu 12. Mặt hàng xuất khẩu nào sau đây chiếm tỉ lệ cao nhất của Liên bang Nga?

A. Nguyên liệu, năng lượng.

B. Lương thực và thủy sản.

C. Máy móc, hàng tiêu dùng.

D. Nhiên liệu và khoáng sản.

Chọn A

Kinh tế đối ngoại là ngành khá quan trọng trong nền kinh tế Liên bang Nga. Tổng kim ngạch ngoại thương liên tục tăng và Liên bang Nga đã là nước xuất siêu (120 tỉ USD - năm 2005). Trong các mặt hàng xuất khẩu thì nguyên liệu (thực phẩm, gỗ,…) và năng lượng (dầu mỏ, khí tự nhiên,…) chiếm tỉ lệ cao, hơn 60% giá trị xuất khẩu.

Câu 13. Các ngành công nghiệp nào sau đây có điều kiện tài nguyên thuận lợi để phát triển ở phần lãnh thổ phía Tây của nước Nga?

A. Chế biến gỗ, khai thác, năng lượng, luyện kim.

B. Chế biến gỗ, khai thác, luyện kim, dệt, hóa chất.

C. Chế biến gỗ, khai thác, thực phẩm, hóa chất.

D. Chế biến gỗ, khai thác, chế tạo máy, hóa chất.

Chọn A

Các ngành công nghiệp có điều kiện tài nguyên thuận lợi để phát triển ở phần lãnh thổ phía Tây của nước Nga là ngành công nghiệp chế biến gỗ, khai thác, năng lượng, luyện kim và hóa chất.

Câu 14. Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga đã chính thức được thiết lập vào năm nào sau đây?

A. 1945.

B. 1950.

C. 1965.

D. 1995.

Chọn B

Quan hệ Việt - Xô đã chính thức được thiết lập vào 30 tháng 1 năm 1950, khi Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết mở đại sứ quán tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Câu 15. Chức năng gắn kết Âu - Á thể hiện nội dung nào trong chiến lược kinh tế mới của Liên bang Nga?

A. Nâng cao vị thế trên trường quốc tế.

B. Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.

C. Tăng cường liên kết kinh tế khu vực.

D. Tăng ảnh hưởng với các nước châu Á.

Chọn B

Nước Nga đang thực hiện chức năng gắn kết Âu - Á của mình với tư cách là không gian cầu nối và liên kết toàn diện giữa châu Âu và châu Á. Điều này được thể hiện rõ trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga là coi trọng châu Á, trong đó có Việt Nam.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 11 sách Cánh diều, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 22: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Nhật Bản

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 23: Kinh tế Nhật Bản

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 25: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 26: Kinh tế Trung Quốc

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 29: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Nam Phi

1 956 lượt xem