TOP 10 đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 7 (Chân trời sáng tạo) năm 2025 có đáp án

Bộ đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo năm 2025 có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Văn 7 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 11,530 04/10/2024
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 7 (Chân trời sáng tạo) năm 2025 có đáp án

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - ĐỀ SỐ 1

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ

4

0

3

1

0

2

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

5

15

20

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ

Nhận biết:

- Nhận biết được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.

- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Nhận biết được ngữ cảnh, xác định được nghĩa của từ trong ngữ cảnh.

Thông hiểu:

- Tác dụng của các biện pháp tu từ, hình ảnh,… trong bài thơ.

- Hiểu được nội dung bài thơ.

- Hiểu được thông điệp bài thơ.

Vận dụng:

- Cảm nhận về chủ thể trữ tình trong bài thơ.

- Rút ra thái độ và cách ứng xử của bản thân sau khi đọc bài thơ.

4TN

3TN

1TL

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng

chứng xác thực, đa dạng để làm

sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng

4TN

3TN

1TL

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 1)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

(1) Cỏ dại quen nắng mưa

Làm sao mà giết được

Tới mùa nước dâng

Cỏ thường ngập trước

Sau ngày nước rút

Cỏ mọc đầu tiên..

[..]

(2) Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa

Gần gũi nhất vẫn là cây lúa

Trưa nắng khát ước về vườn quả

Lúc xa nhà nhớ một dáng mây

Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây

Một làn khói, một mùi hương trong gió..

(3) Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ

Mọc vô tình trên lối ta đi

Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi

Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có.

(Cỏ dại – Xuân Quỳnh)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?

A. Ngũ ngôn

B. Lục ngôn

C. Thất ngôn

D. Tự do

Câu 2. Hình ảnh cỏ dại xuất hiện trong:

A. Cả bài thơ

B. Khổ 1

C. Khổ 3

D. Khổ 1 và 3

Câu 3. Theo đoạn trích, lúc đi xa, con người thường nhớ về những gì?

A. Cây lúa, vườn quả, dáng mây, dòng sông, ngọn núi, rừng cây, làn khói, mùi hương

B. Cỏ dại

C. Nắng mưa, nước dâng, nước rút

D. Con đường, gốc đa, giếng nước, cánh đồng, ngọn núi, dòng sông..

Câu 4. Sự xuất hiện của những hình ảnh trong khổ 2 có ý nghĩa như thế nào?

A. Nhấn mạnh nỗi nhớ quê hương của tác giả;

B. Nhấn mạnh sự nhỏ nhoi của cỏ khiến không mấy ai để ý, không ai nhớ đến;

C. Nhấn mạnh sức sống của cỏ;

D, Nhấn mạnh sự vô tình của con người đối với cây cỏ.

Câu 5. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ: Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây - Một làn khói, một mùi hương trong gió..

A. Liệt kê

B. Điệp

C. Nhân hóa

D. Liệt kê và điệp.

Câu 6. Hình ảnh "cỏ dại" trong bốn dòng thơ sau gợi lên điều gì?

Tới mùa nước dâng

Cỏ thường ngập trước

Sau ngày nước rút

Cỏ mọc đầu tiên..

A. Gợi lên sự nhỏ bé, bình dị của cỏ;

B. Gợi lên sức sống mãnh liệt, bền bỉ của cỏ;

C. Gợi lên sự nhỏ bé của những kiếp người dưới đáy xã hội;

D. Gợi lên sự cuồng loạn của nước lũ.

Câu 7. Hình tượng trung tâm được khắc họa trong đoạn thơ trên là:

A. Chủ thể trữ tình - tác giả

B. Cây lúa

C. Cỏ dại

D. Nước lũ

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Nêu hai đặc điểm của thể thơ được sử dụng trong bài thơ trên.

Câu 9. Cảm nhận về vẻ đẹp của hình ảnh cỏ dại được khắc họa trong bài thơ. Em có thể dẫn 1 - 2 câu thơ cùng viết về vẻ đẹp đó của cỏ?

Câu 10. Thông điệp ý nghĩa rút ra từ đoạn trích là gì?

Phần 2: Viết (5 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

D

0,5 điểm

Câu 2

D

0,5 điểm

Câu 3

A

0,5 điểm

Câu 4

B

0,5 điểm

Câu 5

D

0,5 điểm

Câu 6

B

0,5 điểm

Câu 7

C

0,5 điểm

Câu 8

Hai đặc điểm của thể thơ được sử dụng trong bài thơ trên:

- Số tiếng trong các dòng thơ không giống nhau;

- Số câu thơ không hạn định.

- Cách gieo vần tự do..

0,5 điểm

Câu 9

Cảm nhận về vẻ đẹp của hình ảnh cỏ dại được khắc họa trong bài thơ:

Hình ảnh cỏ dại trong bài thơ mang vẻ đẹp của sức sống bền bỉ, mãnh liệt. Dù cỏ nhỏ nhoi, không ai chú ý, không ai nhớ đến nhưng cỏ vẫn âm thầm tồn tại từ xa xưa và đến mãi về sau. Dù gió mưa, dù nước lũ, cỏ vẫn là loài cây không thể bị tiêu diệt. Sức sống của cỏ trong đoạn trích trên khiến ta nhớ đến những câu thơ của Thanh Thảo trong bài Đàn ghita của Lorca: Không ai chôn cất tiếng đàn - Tiếng đàn như cỏ mọc hoang..

1,0 điểm

Câu 10

Thông điệp ý nghĩa rút ra từ đoạn trích:

- Dù nhỏ bé nhưng luôn kiên cường.

- Trước khó khăn không bao giờ được gục ngã.

- Cần phải biết trân trọng những điều bình dị.

1,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

0,25 điểm



2,5 điểm
































0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: nghị luận bàn về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

1. Mở bài

Giới thiệu câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

2. Thân bài

a. Giải thích câu tục ngữ:

- Quả là sản phẩm ngọt lành và là kết tinh tuyệt vời nhất của cây, tượng trưng cho những gì tốt đẹp nhất.

- Muốn có được quả ngọt thì phải có "kẻ trồng cây", người đã dành công sức trồng trọt, chăm bón. Chính vì thế khi ta ăn một thứ quả ngọt lành thì trước tiên phải nghĩ đến người tạo ra nó đã phải vất vả, dãi nắng dầm sương bao lâu, phải nhớ đến công sức mà những người trồng đã bỏ ra.

=> Câu tục ngữ chính là lời khuyên dạy sâu sắc của cha ông ta đối với mỗi con người về lòng biết ơn, nhắc nhở chúng ta rằng mỗi một thành quả mà chúng ta hưởng dụng ngày hôm nay không phải tự nhiên mà xuất hiện. Mà nó là cả một quá trình phấn đấu, gây dựng của những người đi trước.

b. Biểu hiện:

- Biết ơn cha mẹ, những người có công sinh thành nuôi dưỡng.

- Biết ơn thầy cô những người đã truyền đạt cho ta kiến thức bước vào đời.

- Biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã hy sinh xương máu để cho chúng ta một cuộc sống hòa bình.

c. Ý nghĩa của lòng biết ơn:

- Việc sống với tấm lòng biết ơn sâu sắc khiến cho bạn trở nên hiền hòa, tình cảm, tâm hồn ngày càng trở nên trong sáng, bạn sẽ được mọi người xung quanh yêu quý tín nhiệm vì lối sống tình nghĩa, được bạn bè coi trọng và tin tưởng.

- Việc sống ân tình, ân nghĩa sẽ là tấm gương sáng cho con cái và các thế hệ tiếp nối.

- Nêu cảm nhận chung.

3. Kết bài

- Nêu cảm nhận cá nhân.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - ĐỀ SỐ 2

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ

0

2

0

3

0

1

0

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

0

25

0

35

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

15%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

60%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ

Nhận biết:

- Nhận biết được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.

- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Nhận biết được ngữ cảnh, xác định được nghĩa của từ trong ngữ cảnh.

Thông hiểu:

- Tác dụng của các biện pháp tu từ, hình ảnh,… trong bài thơ.

- Hiểu được nội dung bài thơ.

- Hiểu được thông điệp bài thơ.

Vận dụng:

- Cảm nhận về chủ thể trữ tình trong bài thơ.

- Rút ra thái độ và cách ứng xử của bản thân sau khi đọc bài thơ.

2TL

3TL

1TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng

2TL

3TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 2)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

Tôi ru con gái tôi

À ơi con ngủ cho ngoan
Đắp chăn rồi bố mắc màn cho con
Nửa đời nước nước non non
Con vừa một tuổi, bố tròn bốn mươi
Nửa đời đi ngược về xuôi
Đêm nay bố ngắm con cười trong mơ
Môi hồng, da trắng, tóc tơ
Bố cho máu đỏ, mẹ cho hình hài
Trời cho tính nết sau này
Cầu cho con những khéo tay, dịu dàng
Trong đêm con thở nhẹ nhàng
Cầu cho con khỏi bần hàn mai sau
À ơi con ngủ cho lâu
Cầu cho con chẳng một câu luỵ người
À ơi thân gái ở đời
Những nơi tục luỵ con thời tránh xa
"Thiện căn ở tại lòng ta"
Mạnh hơn lẽ quỷ lời ma dọc đường
À ơi thương đến là thương
Cầu cho Thánh Thiện dẫn đường con đi
Đừng ham ngũ sắc làm chi
Trời xanh muôn thuở có gì cũ đâu
Đò đầy, phá rộng, sông sâu
Có qua thì lúc bạc đầu hãy qua
Yêu thơ cùng với yêu hoa
Cũng đừng yêu quá như là bố yêu
Ở nhà biết vá biết thêu
Ra đường kẻ ghẹo người trêu mặc người
À ơi thân gửi ở đời
Cổ kim đâu cũng quý người thuỷ chung
Câu rằng, chị ngã em nâng
Là qua hết được mọi vùng khó qua
Đi cùng con lúc tuổi hoa
Đời người ngắn lắm! Bố già đến nơi
Nay mai trời gọi lên trời
Cũng là đã có mấy lời cho con
À ơi máu đỏ như son
Mai sau con lớn, con còn nhớ chăng?

(Đỗ Trung Lai)
Thực hiện những yêu cầu sau:
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ?
Câu 2 (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của bài thơ?
Câu 3 (1,0 điểm): Nhân vật trữ tình trong đoạn trích là ai? Nêu những hành động mà nhân vật trữ tình đã thể hiện trong bài bài thơ?
Câu 4 (0,5 điểm): Người cha đã căn dặn con những điều gì?
Câu 5 (1,0 điểm): Anh chị hiểu thế nào về câu thơ:
“Mai sau giời gọi lên giời”.
Câu 6 (2 điểm): Từ nội dung của bài thơ, em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày về ý nghĩa của lời ru đối với con người.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ “Học đi đôi với hành”.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Thể thơ: lục bát

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

1,0 điểm

Câu 2

Bài thơ là lời ru con gái nhỏ của một người cha đứng tuổi. Qua bài thơ thể hiện tình yêu thương của cha đối với con gái, dung dị, chân thành nhưng đầy suy tư, chiêm nghiệm. Bài thơ còn là những ước mong của người cha luôn mong con gái mình sẽ có cuộc sống yên bình, hạnh phúc.

0,5 điểm

Câu 3

- Nhân vật trữ tình trong bài thơ là: Người cha- Người lính đã ngoài 40 tuổi.

- Những hành động người cha thể hiện trong bài thơ:

+ Đắp chăn, mắc màn cho con

+ Ngắm con cười trong mơ

+ Cầu mong những thứ tốt đẹp cho con

+ Căn dặn con

1,0 điểm

Câu 4

- Cha đã dặn con những điều cần thiết trong cuộc đời người con gái:

+ Không đi sông sâu, đò đầy

+ Không ham ngũ sắc

+ Không quá yêu hoa, yêu thơ,

+ Hãy biết nữ công gia chánh để đảm đang công việc gia đình,

làm tròn trách nhiệm xây tổ ấm của người phụ nữ.

+ Ở đâu cũng quý người thủy chung là điều con nên nhớ,

+ Biết câu "chị ngã em nâng" để biết dựa vào những người thân yêu để vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống

0,5 điểm

Câu 5

+ Lên giời => Lên trời => Cái chết.

=> Đây là cách nói ý chỉ cái chết. (Nói giảm nói tránh) là những lời tâm sự về sự ngắn ngủi của cuộc đời, người cha nhận ra mình già đến nơi và một ngày nào đó cha chết đi, cha không còn nữa trên cõi đời này nữa.

1,0 điểm

Câu 6

HS trình bày về ý nghĩa của lời ru đối với con người.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý:

- Lời ru của có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Đó là những câu hát yêu thương, là thứ thanh âm trong trẻo, ấm áp góp phần bồi đắp tâm hồn, tình cảm cho mỗi con người.

- Trong lời ru chứa đựng cả một thể giới tinh thần mà cha mẹ muốn gửi gắm..

2,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

0,25 điểm



2,5 điểm




























































0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: nghị luận bàn về câu tục ngữ “Học đi đôi với hành”.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai các ý theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các phương thức biểu đạt nghị luận, kết hợp với tự sự, biểu cảm.

Sau đây là một số gợi ý:

a) Mở bài

- Nêu vấn đề nghị luận:

+ “Học đi đôi với hành” là một nguyên lý giáo dục quan trọng.

+ Suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành".

b) Thân bài

* Giải thích thế nào là học đi đôi với hành?

- Học là tiếp thu tri thức về phương châm lý thuyết, lý luận.

- Hành là sự vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn đời sống và lao động sản xuất.

=> Học “đi đôi” kết hợp với hành cho nhận thức và hành động của con người có tính thống nhất, bổ sung cho nhau, làm cho cái ta học được trở nên sâu sắc và vững chắc, hành động của ta có cơ sở khoa học, sẽ trôi chảy, dễ dàng, có thể logic và sáng tạo, để đạt tới kết quả cao.

* Vì sao học phải đi đôi với hành ?

- Học đi đôi với hành là rất cần thiết và quan trọng với tất cả mọi người.

- Hành mà không đi đôi với học thường có kết quả thấp hoặc thất bại.

- Học lí thuyết mà không thực hành thì sẽ không hiểu được vấn đề, gây hậu quả lãng phí. Còn hành mà không học lí thuyết thì sẽ không đạt được kết quả cao.

* Lợi ích của "Học đi đôi với hành"

- Hiệu quả trong học tập, giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.

- Học đi đôi với hành sẽ soi sáng cho ta nhiều điều cụ thể và sinh động.

- Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả.

- Có nhiều cơ hội trong cuộc sống mà ta có thể vận dụng để hành những điều học được.

- Việc học sẽ không bị nhàm chán.

* Bài học nhận thức và hành động

- “Học đi đôi với hành” vừa là nguyên lý giáo dục vừa là phương pháp học tập hiệu quả.

- Để thực hiện nguyên lý này, mỗi người phải xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn.

- UNESCO (Tổ chức Văn hóa Khoa học Giáo dục thuộc Liên hợp quốc) đã đề xướng “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

=> Học trở thành nhu cầu tự thân và chúng ta sẽ tìm mọi cách, mọi biện pháp, mọi cơ hội để vận dụng vào cuộc sống.

- Với động cơ, mục đích học tập đúng đắn, chúng ta mới có thể say mê học tập, nghiêm túc, chăm chỉ để tiếp thu đầy đủ nội dung, làm bài tập để củng cố, mở rộng bài học. Trên cơ sở nắm chắc bài học, chúng ta sẽ có điều kiện vận dụng vào thực tiễn.

- Học không chỉ ở trường lớp mà cả tự học, học bạn, học người thân, học đồng môn, đồng nghiệp. Hành không chỉ ở trong phòng thí nghiệm mà phải vận dụng vào cuộc sống hàng ngày, trong ăn ở, đi lại, giao tiếp và làm việc.

* Phản đề

- Phê phán lối học sai lầm:

+ Học chuộng hình thức

+ Học cầu danh lợi

+ Học theo xu hướng

+ Học vì ép buộc.

c) Kết bài

- Khẳng định học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả

- Liên hệ bản thân

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - ĐỀ SỐ 3

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

0

2

0

2

0

1

0

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

0

15

0

35

0

40

0

10

100

Tỉ lệ %

15%

35%

40%

10%

Tỉ lệ chung

50%

50%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

Nhận biết:

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng.

Thông hiểu:

- Xác định được phép liên kết câu.

- Hiểu được chủ đề của văn bản.

- Hiểu được bài học được thể hiện qua văn bản.

Vận dụng:

- Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản.

- Vận dụng bài học trong văn bản vào cuộc sống.

2TL

2TL

1TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng

chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng

2TL

2TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

15%

35%

40%

10%

Tỉ lệ chung

50%

50%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 3)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

Có rất nhiều người đinh ninh rằng hiện tại của mình đã được số mệnh định sẵn, nhưng thực ra không phải như vậy. Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn…Chúng ta vẫn quen đổ lỗi cho những người khác. Có những lúc tôi cũng cho là mình kém may mắn, nhưng rồi tôi hiểu ra rằng không ai có thể kiểm soát được những biến cố xảy đến, nhưng mỗi người luôn có quyền chọn lựa cách đối phó với chúng.

Những người suy sụp tinh thần hay thất bại, thường đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống. Nhưng sự thực chỉ là do họ không biết sử dụng quyền được lựa chọn của mình. Chính vì thế, họ chỉ là đang tồn tại chứ không phải đang sống thực sự. Điều đó cũng giống như việc bạn muốn mở khóa để thoát khỏi nơi giam cầm, nhưng lại không biết rằng chiếc chìa khóa đang ở ngay trong chính bản thân mình, trong cách suy nghĩ của mình. Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi. Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó. Chính điều chúng ta chọn để nghĩ và chọn để làm mới là quan trọng hơn cả.

(Theo https://sachvui.com/doc-sach/nhung-bai-hoc-cuoc-song/chuong-4.html)

Câu 1 (0,5 điểm). Khả năng kì diệu của con người được nói đến là gì?

Câu 2 (0,5 điểm). Những người nào được xem là những người đang tồn tại chứ không phải sống thực sự?

Câu 3 (1,0 điểm). Em hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả “Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó”

Câu 4 (1,0 điểm). Em đồng tình với quan điểm “Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi” không? Vì sao?

Câu 5 ( 2,0 điểm). Em hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về việc chọn để nghĩ và chọn để làm trong cuộc sống.

Phần 2: Viết (5 điểm)

Hãy viết một bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn.

0,5 điểm

Câu 2

- Những người suy sụp tinh thần hay thất bại, thường đưa ra những lý do để biện minh…

- Không biết sử dụng quyền được lựa chọn của mình.

0,5 điểm

Câu 3

Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó

- Bản chất của sự việc xảy đến rất đa dạng, bất ngờ, không thể lường trước được.

- Con người cần chọn cách ứng phó phù hợp với hoàn cảnh để vượt qua, mới là điều quan trọng.

1,0 điểm

Câu 4

Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi

- Đồng tình hoặc không đồng tình

- Lí giải

1,0 điểm

Câu 5

HS trình bày suy nghĩ của mình về việc chọn để nghĩ và chọn để làm trong cuộc sống.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý:

+ Trong cuộc sống, luôn có rất nhiều điều xảy ra, đôi khi là những trở ngại rất lớn nên phải tính toán, tìm ra những giải pháp hợp lí nhất đề giải quyết.

+ Từ những định hướng đã được xác định, con người bắt đầu quá trình thực hiện công việc.

+ Đối với giải quyết sự việc, nghĩ và làm là một quá trình liên tục, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,..

- Bài học bản thân

2,0 điểm

Phần 2: Viết (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài, thân bài và kết bài.

0,5 điểm

0,5 điểm



3,0 điểm





































0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: bàn về câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai các ý theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các phương thức biểu đạt nghị luận kết hợp phân tích, giải thích.

Sau đây là một số gợi ý:

Mở bài

– Dẫn dắt để giới thiệu nội dung vấn đề và trích dẫn câu tục ngữ.

Thân bài

– Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.

+ Thương thân: Yêu thương, chăm sóc, giữ gìn, quí trọng… bản thân mình.

+ Thương người: Yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ…những người xung quanh.

=> Lời nhắn nhủ: Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình.

– Phải “Thương người như thể thương thân” bởi:

+ Không ai có thể sống đơn độc, lẻ loi mà cần phải có sự hoà nhập cộng đồng.

+ Nhiều người có hoàn cảnh đáng thương cần sự chung tay giúp đỡ của người khác, của cộng đồng để có thêm sức mạnh vươn lên trong cuộc sống.

+ Mọi người cùng tiến bộ, phát triển thì xã hội, đất nước cũng sẽ phát triển tốt đẹp hơn.

+ Giúp đỡ người khác là niềm hạnh phúc, nó sẽ khiến ta thấy thanh thản hơn.

+ Đây là nét đẹp truyền thống đạo đức của dân tộc ta.

– Tinh thần “thương người như thể thương thân” được thể hiện:

+ Xem việc quan tâm giúp đỡ người khác là lẽ sống và phải xuất phát từ tình cảm chân thành, tự nguyện, tự giác.

+ Giúp đỡ người khác bằng những việc làm thiết thực phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình.

+ Cần lên án, phê phán những người có lối sống ích kỉ, hẹp hòi…

+ (Nêu dẫn chứng về tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta trong chiến tranh; phong trào từ thiện hiện nay, đặc biệt là phong trào từ thiện của học sinh… để làm sáng tỏ những điều đã giải thích).

+ Những việc đã, đang và sẽ làm của bản thân.

Kết bài

– Câu tục ngữ thể hiện một đạo lí đúng đắn.

– Lời khuyên.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh thơ giàu sắc thái biểu cảm.

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - ĐỀ SỐ 4

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

0

2

0

2

0

1

0

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

0

20

0

30

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20%

30%

40%

10%

Tỉ lệ chung

50%

50%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

Nhận biết:

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng.

Thông hiểu:

- Xác định được phép liên kết câu.

- Hiểu được chủ đề của văn bản.

- Hiểu được bài học được thể hiện qua văn bản.

Vận dụng:

- Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản.

- Vận dụng bài học trong văn bản vào cuộc sống.

2TL

2TL

1TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng

chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng

2TL

2TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

30%

40%

10%

Tỉ lệ chung

50%

50%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 4)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

Nhà tâm lí học Angela Lee Duckworth đã bỏ ra nhiều năm tìm hiểu về chìa khoá để thành công. Sau thời gian nghiên cứu, bà chỉ ra rằng: Điều cơ bản làm nên thành công của con người là sự bền bỉ. Bà nói: “Bền bỉ là sự đam mê, tính kiên trì cho những mục tiêu dài hạn. Bền bỉ là có khả năng chịu đựng khó khăn. Bền bỉ là tập trung vào tương lai của mình một cách liên tục, không phải tính theo tuần, theo tháng mà là năm. Bền bỉ là làm việc thật chăm chỉ để biến tương lai thành hiện thực. Bền bỉ là việc sống một cuộc đời như thể nó là một cuộc chạy marathon, chứ không phải là một cuộc đua nước rút”. Không phải chỉ số IQ, không phải ngoại hình, hay sức mạnh thể chất, hay kỹ năng xã hội. Sự bền bỉ là yếu tố quyết định để thành công.

Sân vườn nhà tôi có bày những cái ghế đá, trên một trong những cái ghế ấy có khắc dòng chữ: “Cây kiên nhẫn đắng chát nhưng quả nó rất ngọt.” Nếu không có những giờ ngồi kiên trì từ ngày này qua ngày khác trong phòng suốt nhiều năm liền của những con người bền bỉ cống hiến như thế, chúng ta đã không có Hesman, One Piece, Sherlock Holmes, Tarzan, Doraemon. Không có sự bền bỉ, sẽ không có bất cứ thứ gì vĩ đại được sinh ra trên đời. Bóng đèn điện, định luật bảo toàn năng lượng, thuyết tương đối, máy bay và nhiều phát minh khác. Nếu không có những giờ kiên tâm hy sinh thầm lặng hay nhẫn nại làm việc của con người, nhân loại sẽ tổn thất biết bao.

Hôm trước một anh bạn gửi cho tôi câu danh ngôn: “Những người đứng đầu trên thế giới đều là những người bình thường với ý chí phi thường.” Nên ta làm gì không quan trọng. Quan trọng là ta có làm cho đến khi ra được kết quả mong muốn hay không. Người ta thường nhấn mạnh tới việc sống phải có ước mơ, hoài bão nhưng theo tôi cái khó là kiên trì từng ngày vươn tới nó.

(Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Rosie Nguyễn,

NXB Nhã Nam, 2017)

Câu 1 (0,5 điểm). Tác giả đề cập đến yếu tố nào được coi là điều cơ bản làm nên thành công của con người ?

Câu 2 (1,0 điểm). Theo em, vì sao tác giả cho rằng bền bỉ là sống một cuộc đời như thể nó là một cuộc chạy marathon?

Câu 3 (0,5 điểm). Việc tác giả liệt kê các nhân vật văn học nổi tiếng: “Hesman, One Piece, Sherlock Holmes, Tarzan, Doraemon” có tác dụng gì?

Câu 4 (1,0 điểm). Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến “Những người đứng đầu trên thế giới đều là những người bình thường với ý chí phi thường.”? Vì sao?

Câu 5 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn về điều quan trọng nhất để có được thành công trong cuộc đời.

Phần 2: Viết (5 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Tác giả đề cập đến điều cơ bản làm nên sự thành công của con người là sự bền bỉ.

0,5 điểm

Câu 2

Vì cuộc chạy marathon là một cuộc chạy dài, người muốn chiến thắng cần nỗ lực liên tục trong suốt cuộc hành trình. Bền bỉ cũng cần cố gắng liên tục không ngừng nghỉ như thế.

1,0 điểm

Câu 3

Tác dụng của việc liệt kê:

+ Các nhân vật văn học đều rất nổi tiếng, rất quen thuộc và gần gũi với người đọc, do đó khiến lập luận chặt chẽ, thuyết phục hơn.

+Nhấn mạnh vào dẫn chứng lập luận, tăng sức thuyết phục bởi các nhân vật ấy đều là kết quả của sự bền bỉ, nỗ lực của các nhà văn.

0,5 điểm

Câu 4

- Đồng tình.

- Phải có nghị lực phi thường thì những con người đó mới có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đi đến thành công.

1,0 điểm

Câu 5

HS trình bày suy nghĩ về điều quan trọng nhất để có được thành công trong cuộc đời.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý:

- Giải thích: Thành công là kết quả quý giá mà con người đạt được sau một quá trình lao động, đấu tranh mất nhiều công sức.

- Bàn luận:

+ Điều quan trọng nhất để có được thành công: …

+ Lý do :

+ Dẫn chứng minh họa

- Phê phán một bộ phận giới trẻ hiện nay không dám đương đầu với thử thách, chỉ biết sống nhờ, sống gửi, lệ thuộc vào người khác…

- Bài học nhận thức và hành động phù hợp.

2,0 điểm

Phần 2: Viết (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài, thân bài và kết bài.

0,5 điểm

0,5 điểm



3,0 điểm






















0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: bàn về câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai các ý theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các phương thức biểu đạt nghị luận kết hợp phân tích, giải thích.

Sau đây là một số gợi ý:

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu câu “Không thầy đố mày làm nên”.

2. Thân bài

a. Giải thích ý nghĩa của câu “Không thầy đố mày làm nên”:

- “Thầy” ý chỉ người thầy, cô giáo - những người dạy dỗ chúng ta

- “Mày” ý chỉ học trò, “làm nên” có thể hiểu là đạt được mục tiêu, có được thành công.

=> Câu tục ngữ đã khẳng định tầm quan trọng của người giáo viên.

b. Vai trò của người thầy

- Thầy là người hướng dẫn, cung cấp kiến thức và dạy cho ta những điều hay, điều phải. Lúc còn bé thơ, thầy dạy ta từng chữ cái, từng con số. Rồi dần dần lớn lên, thầy dạy ta những điều hiểu biết cao hơn, rộng hơn để ta có được kiến thức như hôm nay.

- Không chỉ vậy, thầy cô còn giúp rèn luyện cho mỗi người nhân cách, đạo đức tốt đẹp. Cũng như định hướng cho chúng ta lựa chọn mục tiêu, ước mơ đúng đắn, phù hợp với bản thân.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của câu “Không thầy đố mày làm nên”.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt mạch lạc

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - ĐỀ SỐ 5

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

0

2

0

2

0

1

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

0

25

0

35

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

Nhận biết:

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng.

Thông hiểu:

- Xác định được phép liên kết câu.

- Hiểu được chủ đề của văn bản.

- Hiểu được bài học được thể hiện qua văn bản.

Vận dụng:

- Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản.

- Vận dụng bài học trong văn bản vào cuộc sống.

2TL

2TL

1TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng

2TL

2TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 5)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng mất lòng tin. Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý. Điều đó luôn đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc sẽ chiếm phần lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời. Và cách để tạo ra những công việc tuyệt vời là bạn hãy yêu việc mình làm. Nếu như các bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng bỏ cuộc bởi vì bằng trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm thấy nó. Và cũng sẽ giống như bất kì một mối quan hệ nào, nó sẽ trở nên tốt dần lên khi năm tháng qua đi. Vì vậy hấy cố gắng tìm kiểm cho đến khi nào bạn tìm ra được tình yêu của mình, đừng từ bỏ.

(Trích Steve Jobs với những phát ngôn đáng nhớ,

theo http://www.vnexpress.net, ngày 26/8/2011)

Câu 1 (1,0 điểm): Chỉ ra ít nhất 05 cụm từ trong đoạn trích thể hiện tính chất kêu gọi, động , viên, khích lệ.

Câu 2 (1,0 điểm): Em hiểu thế nào về câu: Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn?

Câu 3 (1,0 điểm): Theo em, vì sao tác giả cho rằng: Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý?

Câu 4 (1,0 điểm): Thông điệp nào từ đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với em?

Câu 5 (2.0 điểm): Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến của Steve Jobs: “Cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời”.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Viết bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

HS nêu được 05 trong số các cụm từ: "đừng mất lòng tin", "đừng bỏ cuộc", "hãy cό gắng", "hãy tiếp tục", "hãy yêu việc mình làm", "đừng từ bỏ"...

1,0 điểm

Câu 2

HS trình bày cách hiểu của mình một cách hợp lí, thuyết phục. Tham khảo các cách trả lời sau

- Câu nói cho thấy trong cuộc sống, đôi khi chúng ta đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn thất bại.

- Câu nói cho thấy trong cuộc sống, đôi khi có những khó khăn khách quan bất ngờ xảy ra khiến chúng ta thất bại.

1,0 điểm

Câu 3

HS tham khảo cách trả lời sau:

Mỗi người cần phải tìm ra được cái mình yêu quý - đó có thể là một công việc hoặc một con người. Đó là công việc/ con người mà chúng ta thích thú, đam mê, theo đuổi và tin tưởng là tuyệt vời. Chỉ khi đó chúng ta mới có động lực để làm việc hoặc sống có trách nhiệm hơn.

1,0 điểm

Câu 4

HS trình bày hợp lí, thuyết phục về thông điệp của đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với mình. Tham khảo một số thông điệp sau:

- Phải luôn có lòng tin vào những việc mình làm.

- Phải yêu quý những công việc mình làm.

- Không được bỏ cuộc khi thất bại.

- Hãy kiên trì và cố gắng liên tục.

1,0 điểm

Câu 5

HS trình bày suy nghĩ về ý kiến của Steve Jobs.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý:

- Đồng tình với ý kiến: lập luận cần theo hướng khẳng định niềm tin, tình yêu đối với công việc (tin rằng đó là những việc tuyệt vời) sẽ là động lực mạnh mẽ để mỗi người vượt qua những khó khăn, trở ngại (bao gồm cả những yếu tố khách quan và chủ quan) để thành công. Người ta không thể thành công nếu không có niềm tin vào công việc và không tin đó là việc tốt (tuyệt vời).

- Phản đối ý kiến: lập luận cần theo hướng để thành công trong công việc, nếu chỉ có niềm tin, tình yêu thôi thì chưa đủ, cần phải có hiểu biết kiến thức về công việc, kĩ năng và kĩ xảo để thực hiện công việc đó, ngoài ra, các yếu tố khách quan và sự may mắn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của mỗi người trong công việc.

- Vừa đồng tình, vừa phản đối ý kiến: kết hợp hai cách lập luận trên.

2,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

0,25 điểm



2,5 điểm
























0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: bàn về câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

I. Mở bài

Giới thiệu về câu tục ngữ: Kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Trong đó có câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” gửi gắm lời khuyên giá trị.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Nghĩa đen: Từ thanh sắt to lớn, người thợ có thể rèn thành một cây kim nhỏ bé.

- Nghĩa bóng: Đức tính kiên trì trong cuộc sống sẽ giúp cho con người không ngại khó khăn.

2. Bàn luận vấn đề

- Một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta.

- Thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta.

- Phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫn.

3. Dẫn chứng và liên hệ bản thân

- Dẫn chứng:

+ Quá khứ: Mạc Đĩnh Chi, Cao Bá Quát…

+ Hiện tại: Hồ Chí Minh, Nguyễn Ngọc Ký…

- Liên hệ bản thân: Học sinh cần rèn luyện đức tính kiên trì trong cuộc sống.

III.Kết bài

Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi người. Nếu có lòng kiên trì thì mọi việc sẽ có thành công.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt mạch lạc

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - ĐỀ SỐ 6

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ

0

2

0

3

0

1

0

40

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

60

Tổng

0

20

0

40

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ

Nhận biết:

- Nhận biết được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.

- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Nhận biết được ngữ cảnh, xác định được nghĩa của từ trong ngữ cảnh.

Thông hiểu:

- Tác dụng của các biện pháp tu từ, hình ảnh,… trong bài thơ.

- Hiểu được nội dung bài thơ.

- Hiểu được thông điệp bài thơ.

Vận dụng:

- Cảm nhận về chủ thể trữ tình trong bài thơ.

- Rút ra thái độ và cách ứng xử của bản thân sau khi đọc bài thơ.

2TL

3TL

1TL

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài biểu cảm.

- Xác định được bố cục bài văn, người được biểu cảm.

Thông hiểu:

- Giới thiệu được nhân vật cần bộc lộ cảm xúc: người thân, bạn bè, thầy cô,…

- Nêu những kỉ niệm, cảm xúc của bản thân với người đó.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn bộc lộ cảm xúc của bản thân với người mà em yêu quý.

- Khẳng định tình cảm, cảm xúc của bản thân dành cho nhân vật, rút ra điều đáng nhớ

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự để làm nổi bật tình cảm của bản thân đối với nhân vật đó.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng

2TL

3TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 6)

Phần 1: Đọc hiểu (4 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Thời gian nhẹ bước mỏi mòn

Xin đừng bước lại để còn Mẹ đây

Bao nhiêu gian khổ tháng ngày

Xin cho con lãnh, kẻo gầy Mẹ thêm

Mẹ ơi, xin bớt muộn phiền

Con xin sống đẹp như niềm Mẹ mong

Tình Mẹ hơn cả biển Đông

Dài, sâu hơn cả con sông Hồng Hà.

(Trích Tình Mẹ - Tử Nhi)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên.

Câu 2 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của 02 phép tu từ được sử dụng trong 05 dòng thơ cuối.

Câu 3 (0,5 điểm). Em hiểu nội dung câu thơ Thời gian nhẹ bước mỏi mòn như thế nào?

Câu 4 (1,0 điểm). Mẹ đã mong con sống như thế nào? Em hiểu điều gì về lối sống đó?

Câu 5 (1,0 điểm). Nêu cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với mẹ trong đoạn thơ trên.

Câu 6 (2,0 điểm). Em hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tình mẫu tử.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Hãy viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người mà em yêu quý.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm (bộc lộ cảm xúc của con đối với mẹ).

0,5 điểm

Câu 2

2 phép tu từ được sử dụng trong 5 dòng thơ cuối:

- Điệp từ “xin” được lặp lại 3 lần, điệp ngữ “hơn cả” lặp lại 2 lần. => Tác dụng: thể hiện một cách cảm động lời khẩn cầu tha thiết của con về những điều tốt đẹp dành cho mẹ, thể hiện công lao trời bể của mẹ về tình yêu thương mẹ của con, tăng tính nhạc cho lời thơ.

- So sánh: tình Mẹ hơn cả biển Đông, dài, sâu hơn cả con sông Hồng Hà. => Cùng với điệp ngữ “hơn cả”, phép so sánh nhấn mạnh công lao của mẹ là vô cùng vô tận (sánh ngang với hình tượng thiên nhiên kì vĩ); thể hiện lòng biết ơn, kính trọng của con, tăng tính gợi hình, biểu cảm cho lời thơ.

1,0 điểm

Câu 3

Nhờ phép tu từ nhân hóa “nhẹ bước”, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “thời gian nhẹ bước mỏi mòn” câu thơ Thời gian nhẹ bước mỏi mòn có thể hiểu: thời gian là dòng chảy tuyến tính, chậm chạp chảy trôi nhưng trôi đi một cách vô tình, nghiệt ngã.

0,5 điểm

Câu 4

- Mẹ đã mong con sống đẹp.

- Sống đẹp là sống có ích, mang lại những điều tốt đẹp cho bản thân và những người xung quanh. Biểu hiện của lối sống đẹp: có nhận thức đúng đắn, có mục đích, lí tưởng, có tình cảm trong sáng, lành mạnh, có hành động trách nhiệm, biết yêu thương, chia sẻ, cống hiến,…

1,0 điểm

Câu 5

HS nêu cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với mẹ trong đoạn thơ trên:

Đoạn thơ thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn, sự kính trọng và một chút xót xa, tiếc nuối của nhà thơ khi đối diện với tuổi già của mẹ. Tất cả được bộc lộ một cách chân thành, mộc mạc mà thấm thía cảm động. Cảm động hơn cả là lời cầu xin da diết của tác giả: mong thời gian đừng trôi đi nhanh quá, để giữ lại tuổi trẻ của mẹ và để con bên mẹ được nhiều hơn.

1,0 điểm

Câu 6

HS trình bày suy nghĩ về sức mạnh của tình mẫu tử.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý:

- Tình mẫu tử có sức mạnh đặc biệt – là sợi dây gắn kết giữa mẹ và con, là tình cảm thôi thúc tự bên trong khiến mẹ có thể hi sinh quên mình vì con và ngược lại, khiến con có thể làm mọi điều để dành cho mẹ những gì tốt đẹp nhất.

- Tình mẫu tử nuôi dưỡng tâm hồn con người, bồi đắp cho chúng ta những thứ tình cảm quý báu khác và giúp ta trở thành một con người có ích cho xã hội...

2,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

0,25 điểm



2,5 điểm








0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: bày tỏ cảm xúc về một người mà em yêu quý

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

- Mở bài: Giới thiệu nhân vật và biểu lộ cảm xúc sâu sắc dành cho nhân vật.

- Thân bài: Lần lượt biểu lộ những tình cảm, cảm xúc sâu sắc, chân thực của người viết thông qua việc kể, tả lại các kỉ niệm cảm động, đáng nhớ về nhân vật. Với mỗi cảm xúc cần lí giải nguyên nhân khiến HS có những tình cảm, cảm xúc đó.

- Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật, rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - ĐỀ SỐ 7

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ

0

2

0

1

0

1

0

60

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

0

25

0

35

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ

Nhận biết:

- Nhận biết được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.

- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Nhận biết được ngữ cảnh, xác định được nghĩa của từ trong ngữ cảnh.

Thông hiểu:

- Tác dụng của các biện pháp tu từ, hình ảnh,… trong bài thơ.

- Hiểu được nội dung bài thơ.

- Hiểu được thông điệp bài thơ.

Vận dụng:

- Cảm nhận về chủ thể trữ tình trong bài thơ.

- Rút ra thái độ và cách ứng xử của bản thân sau khi đọc bài thơ.

2TL

1TL

1TL

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài biểu cảm.

- Xác định được bố cục bài văn, người được biểu cảm.

Thông hiểu:

- Giới thiệu được nhân vật cần bộc lộ cảm xúc: người thân, bạn bè, thầy cô,…

- Nêu những kỉ niệm, cảm xúc của bản thân với người đó.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn bộc lộ cảm xúc của bản thân với người mà em yêu quý.

- Khẳng định tình cảm, cảm xúc của bản thân dành cho nhân vật, rút ra điều đáng nhớ

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự để làm nổi bật tình cảm của bản thân đối với nhân vật đó.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng

2TL

1TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 7)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

CA DAO VÀ MẸ

Mẹ ru khúc hát ngày xưa

Qua bao nắng sớm chiều mưa vẫn còn

Chân trần mẹ lội đầu non

Che giông giữ tiếng cười giòn cho ai…

Vì ai chân mẹ dẫm gai

Vì ai tất tả vì ai dãi dầu

Vì ai áo mẹ phai màu

Vì ai thao thức bạc đầu vì ai?

Lớn từ dạo đó ta đi

Chân mây góc biển mấy khi quay về

Mẹ ngồi lặng cuối bờ đê

Đếm năm tháng đếm ngày về của ta

Mai vàng mấy lượt trổ hoa

Hàng hiên hanh nắng sương sa mấy lần

Đồng xa rồi lại đồng gần

Thương con mẹ lội đồng gần đồng xa

“Ầu ơ…” tiếng vọng xé tim

Lời ru xưa bỗng về tìm cơn mơ

Đâu rồi cái tuổi ngây thơ

Mẹ ta nay đã mịt mờ chân mây

Chiều đông giăng kín heo may

Tìm đâu cho thấy tháng ngày ầu ơ…

(Đỗ Trung Quân)

Câu 1 (1,0 điểm). Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2 (2,0 điểm). Chỉ ra hai biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ in đậm và nêu tác dụng của hai biện pháp tu từ đó.

Câu 3 (1,0 điểm). Vì sao cả khi mở đầu và kết thúc bài thơ, tác giả đều nhắc tới lời ru của mẹ?

Câu 4 (2,0 điểm). Dòng hồi tưởng về mẹ đã được nhà thơ tái hiện trong những khoảng thời gian nào? Trong đó, hình ảnh nào gây ấn tượng cho em sâu sắc nhất?

Vì sao?

Phần 2: Viết (4 điểm)

Em hãy viết một bài văn bày tỏ cảm xúc về một người bạn thân em yêu quý.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Thể thơ: lục bát

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

1,0 điểm

Câu 2

+ Nghệ thuật điệp: điệp từ vì ai, điệp cấu trúc câu Vì ai chân mẹ dẫm gai – Vì ai áo mẹ phai màu.

+ Liệt kê và ẩn dụ: những nhọc nhằn vất vả của mẹ chân dẫm gai, áo phai màu, bạc đầu...

- Tác dụng của các biện pháp tu từ:

+ Tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.

+ Khắc sâu những nỗi vất vả của mẹ.

+ Thể hiện nỗi xót xa, day dứt của nhà thơ khi hồi tưởng về mẹ

2,0 điểm

Câu 3

Vì lời ru chứa đựng cả cuộc đời mẹ và tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con; lời ru là âm thanh ngọt ngào, thân thuộc nhất trong cuộc đời của một con người…

1,0 điểm

Câu 4

- Dòng hồi tưởng về mẹ đã được nhà thơ tái hiện trong nhiều khoảng thời gian: lúc còn thơ ấu, lúc con đã trưởng thành và khi mẹ đã đi xa.

- HS tự chọn một hình ảnh để lại cho mình ấn tượng sâu sắc nhất và giải thích lí do.

2,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

0,25 điểm



2,5 điểm












0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: bày tỏ cảm xúc về một người bạn thân em yêu quý.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

1. Mở bài

- Giới thiệu về người bạn thân đó của em.

- Nêu ấn tượng chung của em về người đó.

2. Thân bài

- Biểu cảm kết hợp với miêu tả vài nét nổi bật trong ngoại hình, tính cách của người bạn đó.

- Kể lại ngắn gọn một kỉ niệm sâu sắc nhất về tình bạn giữa em và người đó, có thể là kỉ niệm vui hay buồn; qua đó bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của người bạn dành cho em cũng như của em dành cho bạn.

3. Kết bài

- Khẳng định lại tình bạn thân thiết giữa em và người đó.

- Cảm nghĩ của em về người bạn.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt mạch lạc

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - ĐỀ SỐ 8

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ

0

2

0

2

0

1

0

60

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

0

25

0

35

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ

Nhận biết:

- Nhận biết được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.

- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Nhận biết được ngữ cảnh, xác định được nghĩa của từ trong ngữ cảnh.

Thông hiểu:

- Tác dụng của các biện pháp tu từ, hình ảnh,… trong bài thơ.

- Hiểu được nội dung bài thơ.

- Hiểu được thông điệp bài thơ.

Vận dụng:

- Cảm nhận về chủ thể trữ tình trong bài thơ.

- Rút ra thái độ và cách ứng xử của bản thân sau khi đọc bài thơ.

2TL

2TL

1TL

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài biểu cảm.

- Xác định được bố cục bài văn, người được biểu cảm.

Thông hiểu:

- Giới thiệu được nhân vật cần bộc lộ cảm xúc: người thân, bạn bè, thầy cô,…

- Nêu những kỉ niệm, cảm xúc của bản thân với người đó.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn bộc lộ cảm xúc của bản thân với người mà em yêu quý.

- Khẳng định tình cảm, cảm xúc của bản thân dành cho nhân vật, rút ra điều đáng nhớ

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự để làm nổi bật tình cảm của bản thân đối với nhân vật đó.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng

2TL

2TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 8)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Con sẽ không đợi một ngày kia

khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc

Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?

Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt

Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua

mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ

ai níu nổi thời gian?

ai níu nổi?

Con mỗi ngày một lớn lên

Mẹ mỗi ngày thêm cằn cỗi

Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn.

…ta quê mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ

giọt nước mắt già nua không ứa nổi

ta mê mải trên bàn chân rong ruổi

mẹ mắt già thầm lặng dõi sau lưng

Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân

mấy kẻ đi qua

mấy người dừng lại?

Sao mẹ già ở cách xa đến vậy

trái tim âu lo đã giục giã đi tìm

ta vẫn vô tình

ta vẫn thản nhiên?

Câu 1 (1,0 điểm). Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2 (1,0 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa được sử dụng trong câu Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt/ Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua.

Câu 3 (1,0 điểm). Nhà thơ đã nhận ra được điều gì trong những câu thơ sau:

Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân

mấy kẻ đi qua

mấy người dừng lại?

Sao mẹ già ở cách xa đến vậy

trái tim âu lo đã giục giã đi tìm

Câu 4 (1,0 điểm). Tình cảm, suy tư nào của nhà thơ được bộc lộ trong đoạn thơ trên khiến em đồng cảm sâu sắc nhất?

Câu 5 (2,0 điểm). Từ lối sống vô tình, thản nhiên của người con với mẹ trong bài thơ, em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lối sống thờ ơ, vô cảm với những người thân xung quanh của giới trẻ hiện nay.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Hãy viết một bài văn bày tỏ cảm xúc về thầy/ cô giáo mà em yêu quý.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Thể thơ: tự do.

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

1,0 điểm

Câu 2

- Biện pháp nhân hóa: thời gian…chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già mua.

- Tác dụng:

+ Thể hiện sự chạy trôi nhanh của thời gian.

+ Làm nổi bật tâm trạng hốt hoảng của nhà thơ.

1,0 điểm

Câu 3

Điều nhà thơ nhận ra trong những câu thơ: khi ta thất bại, vấp ngã trên đường đời, trong khi nhiều người xung quanh thờ ơ, dửng dưng thì mẹ dẫu ở cách xa vẫn dõi theo lo lắng.

1,0 điểm

Câu 4

- Nêu được một tình cẩm suy tư của nhà thơ trong văn bản mà mình đồng cảm.

- Lí giải vì sao tình cảm suy tư đó lại khiến bản thân đồng cảm sâu sắc.

1,0 điểm

Câu 5

HS trình bày suy nghĩ về lối sống thờ ơ, vô cảm với những người thân xung quanh của giới trẻ hiện nay.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý:

- Vô cảm là không có cảm giác, không có tình cảm, không xúc động trước một sự vật, hiện tượng, một vấn đề gì đó trong cuộc sống. Bệnh vô cảm là căn bệnh của những người không có tình yêu thương, sống dửng dưng trước nỗi đau của con người, nhân loại,…

- Hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình của thế hệ trẻ hiện nay là biểu hiện tiêu cực trong đời sống của giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. Hiện tượng này thu hút mối quan tâm và gây ra nhiều bức xúc xã hội.

- Thực trạng của lối sống thờ ơ: thể hiện ở lối sống ích kỉ, ham chơi, biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội. Thậm chí có học sinh nghĩ đến cái chết chỉ vì ba mẹ không đáp ứng các yêu cầu của mình...

- Con người trở thành ích kỉ, vô trách nhiệm, vô lương tâm, chỉ biết sống cho mình, không quan tâm đến người thân và những người xung quanh.

- Không biết cảm thông, chia sẻ, yêu thương với những cảnh ngộ bất hạnh trong cuộc đời.

2,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

0,25 điểm



2,5 điểm












0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: bày tỏ cảm xúc về thầy/ cô giáo mà em yêu quý.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về người thầy, cô giáo kính yêu.

2. Thân bài

a. Miêu tả đôi nét về thầy cô

- Vóc dáng, ngoại hình: xinh đẹp…

- Khuôn mặt: thanh tú, nghiêm nghị…

- Đặc điểm nổi bật: giọng nói, nụ cười…

b. Kỉ niệm và tình cảm dành cho thầy cô

- Yêu mến, tự hào…

- Kính trọng, cảm phục…

3. Kết bài

Khẳng định lại tình cảm dành cho thầy, cô giáo.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - ĐỀ SỐ 9

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ

0

2

0

2

0

1

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

0

25

0

35

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ

Nhận biết:

- Nhận biết được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.

- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Nhận biết được ngữ cảnh, xác định được nghĩa của từ trong ngữ cảnh.

Thông hiểu:

- Tác dụng của các biện pháp tu từ, hình ảnh,… trong bài thơ.

- Hiểu được nội dung bài thơ.

- Hiểu được thông điệp bài thơ.

Vận dụng:

- Cảm nhận về chủ thể trữ tình trong bài thơ.

- Rút ra thái độ và cách ứng xử của bản thân sau khi đọc bài thơ.

2TL

2TL

1TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng

2TL

2TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)

Câu 1 (1,0 điểm). Hãy chỉ ra thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

Câu 2 (1,0 điểm). Xác định 2 biện pháp tu từ chính được tác giả sử dụng trong đoạn thơ và phân tích hiệu quả nghệ thuật của chúng?

Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn thơ?

Câu 4 (1,0 điểm). Nhan đề "Mùa xuân nho nhỏ" được cấu tạo bởi những từ loại nào? Việc kết hợp như vậy thể hiện nguyện vọng nào của tác giả?

Câu 5 (2,0 điểm). Đoạn thơ gợi cho em những tình cảm gì về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người? Hãy trình bày thành đoạn văn.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Hãy viết một bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Thể loại: thơ năm chữ

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

1,0 điểm

Câu 2

- Biện pháp điệp ngữ: “ta làm” diễn tả khát vọng muốn được làm những việc hữu ích dâng hiến cho cuộc đời được bày tỏ qua những hình ảnh tự nhiên, giản dị: chim, nhành hoa, nốt trầm.

+ Điệp từ “ta” như một lời khẳng định, đó không chỉ là ước nguyện của nhà thơ mà còn là ước nguyện chung của rất nhiều người.

+ Biện pháp đảo ngữ trong câu thơ “lặng lẽ dâng cho đời”: nhấn mạnh vào trạng thái thầm lặng khi cống hiến, khát vọng được hóa thân một cách lặng lẽ, khiêm nhường.

+ Điệp ngữ “dù là” nhấn mạnh vào sự tha thiết cũng như sức cống hiến không ngừng nghỉ, có thể nói đây là sự tận hiến của người khát khao sống có ích cho đời dù là khi trẻ hay già.

+ Mùa xuân nho nhỏ: biện pháp ẩn dụ đầy sáng tạo thể hiện thiết tha và cảm động ước mong được cống hiến, sống đẹp và có ích với cuộc đời chung.

1,0 điểm

Câu 3

Nội dung chính của đoạn thơ: khát vọng mãnh liệt của nhà thơ khi muốn hóa thân mình thành một mùa xuân nho nhỏ lặng lẽ tỏa hương cho đời để cống hiến cho đất nước, nhân dân những điều cao đẹp.

1,0 điểm

Câu 4

- Cấu tạo nhan đề: một danh từ ("mùa xuân") kết hợp với một tính từ ("nho nhỏ").

- Tác dụng: Làm cho hình ảnh mùa xuân trở nên hiện hữu, có hình khối qua đó giúp tạo sự hấp dẫn, thu hút hơn với bài thơ.

Giải thích thêm:

- “Mùa xuân” mang ý nghĩa tả thực – đó là mùa khởi đầu của một năm, là mùa của lộc non lá biếc, của vạn vật sinh sôi nảy nở.

- “Mùa xuân” còn mang ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người. Mùa xuân hay chính là sức trẻ trong tâm hồn và trí tuệ, là nhiệt huyết và năng lực cống hiến của mỗi người vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, của đất nước.

- Từ láy “nho nhỏ” làm rõ hơn đặc điểm của mùa xuân rất giản dị, rất khiêm nhường.

1,0 điểm

Câu 5

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.

- Nội dung nêu được những ý cơ bản: Sống ở trên đời phải biết sống vì cái chung, phải biết cống hiến cho đời. Cuộc sống vì vậy mới trở nên thật sự có ý nghĩa.

2,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

0,25 điểm



2,5 điểm
































0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: bàn về câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

1. Mở bài

- Quan niệm sống của nhân dân lao động trong việc đánh giá con người, đồ vật được thể hiện qua câu tục ngữ: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn".

2. Thân bài

* Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:

- Một vật dụng được làm bằng gỗ, thì chất lượng gỗ quan trọng hơn nước sơn. Gỗ: chất lượng (của đồ vật) hoặc chỉ bản chất bên trong (của con người); Nước sơn: hình thức bên ngoài.

- Khẳng định nội dung bên trong quan trọng hơn hình thức bên ngoài và nội dung quyết định hình thức.

* Bình luận:

- Ý nghĩa câu tục ngữ là hoàn toàn đúng vì: Đồ vật làm bằng gỗ tốt sẽ dùng được lâu. Đồ vật làm bằng gỗ xấu thì mau hư mục, cho dù được sơn phết đẹp đẽ.

- Đánh giá con người nên coi trọng nội dung bên trong (bản chất) hơn là hình thức bên ngoài vì:

+ Con người có đạo đức tốt, có năng lực cao sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình, xã hội. Nếu có hình thức tốt nữa (dáng vẻ, quần áo, đầu tóc, ngôn ngữ, tác phong...) thì giá trị càng tăng.

+ Con người dù có hình thức bên ngoài đẹp đẽ (tốt mã) mà trình độ, năng lực kém cỏi, tư cách không tốt thì cũng chỉ là loại người vô dụng.

- Quan điểm về việc đánh giá con người:

+ Đánh giá qua phẩm chất đạo đức, năng lực

+ Khách quan và sáng suốt khi nhận định mối tương quan giữa nội dung và hình thức.

3. Kết thúc vấn đề:

- Khẳng định cách đánh giá trên là đúng.

- Câu tục ngữ là một lời khuyên sáng suốt và thiết thực trong việc đánh giá sự vật và con người.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - ĐỀ SỐ 10

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

0

1

0

3

0

1

0

50

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

0

10

0

40

0

40

0

10

100

Tỉ lệ %

10%

40%

40%

10%

Tỉ lệ chung

50%

50%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

Nhận biết:

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng.

Thông hiểu:

- Xác định được phép liên kết câu.

- Hiểu được chủ đề của văn bản.

- Hiểu được bài học được thể hiện qua văn bản.

Vận dụng:

- Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản.

- Vận dụng bài học trong văn bản vào cuộc sống.

1TL

3TL

1TL

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài biểu cảm.

- Xác định được bố cục bài văn, người được biểu cảm.

Thông hiểu:

- Giới thiệu được nhân vật cần bộc lộ cảm xúc: người thân, bạn bè, thầy cô,…

- Nêu những kỉ niệm, cảm xúc của bản thân với người đó.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn bộc lộ cảm xúc của bản thân với người mà em yêu quý.

- Khẳng định tình cảm, cảm xúc của bản thân dành cho nhân vật, rút ra điều đáng nhớ

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự để làm nổi bật tình cảm của bản thân đối với nhân vật đó.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng

1TL

3TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

10%

40%

40%

10%

Tỉ lệ chung

50%

50%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 10)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Hi vọng là một thứ rất tuyệt diệu. Hi vọng cong, xoắn, thỉnh thoảng nó khuất đi, nhưng hiếm khi nó tan vỡ… Hi vọng duy trì cuộc sống của chúng ta mà không có gì có thể thay thế được… Hi vọng cho chúng ta có thể thể tiếp tục, cho chúng ta can đảm để tiến lên phía trước, khi chúng ta tự nhủ là mình sắp bỏ cuộc…

Hi vọng đặt nụ cười lên gương mặt chúng ta khi mà trái tim không chủ động được điều đó…

Hi vọng đặt đôi chân chúng ta lên con đường mà mắt chúng ta không nhìn thấy được …

Hi vọng thúc giục chúng ta hành động khi tinh thần chúng ta không nhận biết được phương hướng nữa… Hi vọng là điều kỳ diệu, một điều cần được nuôi dưỡng và ấp ủ và đổi lại nó sẽ làm cho chúng ta luôn sống động… Và hi vọng có thể tìm thấy trong mỗi chúng ta, và nó thể mang ánh sáng vào những nơi tăm tối nhất…

Đừng bao giờ mất hi vọng!

(Trích, Luôn mỉm cười với cuộc sống - NXB Trẻ)

Câu 1(0,5 điểm). Hình ảnh hi vọng được tác giả miêu tả qua những từ ngữ nào?

Câu 2 (0,5 điểm). Việc lặp lại hai từ hi vọng có tác dụng gì?

Câu 3 (1,0 điểm). Em có cho rằng: Hi vọng duy trì cuộc sống của chúng ta mà không có gì có thể thay thế được không ? Vì sao?

Câu 4 (1,0 điểm). Thông điệp mà em tâm đắc nhất trong văn bản là gì?

Câu 5 (2,0 điểm). Dựa trên thông tin trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn bàn về ý nghĩa của hi vọng trong cuộc sống.

Phần 2: Viết (5 điểm)

Hãy viết bài văn bày tỏ cảm xúc của em về một người mà em yêu quý.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Hình ảnh hi vọng được tác giả miêu tả qua những từ ngữ: tuyệt diệu cong, xoắn, nó khuất đi, nó tan vỡ…

0,5 điểm

Câu 2

Việc lặp lại hai từ hi vọng có tác dụng: Làm cho văn bản thêm tính hài hoà, cân đối, nhịp nhàng, sinh động, hấp dẫn; Tăng tính liên kết giữa các câu trong văn bản; Nhấn mạnh vai trò quan trọng của hi vọng trong cuộc sống của mỗi con người. Hi vọng là điều kỳ diệu, là điểm tựa để đưa con người vượt qua những khó khăn thử thách hướng đến những điều tốt đẹp ở phía trước.

0,5 điểm

Câu 3

- Đồng ý với ý kiến: Hi vọng duy trì cuộc sống của chúng ta mà không có gì có thể thay thế được.

- Vì cuộc sống nhiều khó khăn và thử thách, nhờ hi vọng mà ta có được năng lượng để duy trì cuộc sống. Hi vọng tạo ra niềm tin, ý chí, động lực, lòng can đảm; Hi vọng sẽ giúp con người sống lạc quan, yêu đời, chiến thắng nghịch cảnh.

1,0 điểm

Câu 4

- Thông điệp tâm đắc nhất: Đừng bao giờ mất hy vọng!. Vì mất hi vọng chúng ta sẽ mất năng lượng và động lực sống. Hãy nuôi hi vọng mỗi ngày, tạo động lực và hành động mỗi ngày để sống lạc quan.

1,0 điểm

Câu 5

HS trình bày y nghĩa của “hi vọng” trong cuộc sống.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý:

- Hi vọng là chìa khóa thành công của mỗi người.

- Hi vọng mang đến cho cuộc sống này nhiều ý nghĩa.

- Hi vọng tạo cho con người động lực để sống, để tồn tại. Nó cũng tạo cho con người niềm tin, sự lạc quan hướng đến thế giới của tương lai.

2,0 điểm

Phần 2: Viết (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

0,25 điểm



2,5 điểm








0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: bày tỏ cảm xúc về một người mà em yêu quý

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

- Mở bài: Giới thiệu nhân vật và biểu lộ cảm xúc sâu sắc dành cho nhân vật.

- Thân bài: Lần lượt biểu lộ những tình cảm, cảm xúc sâu sắc, chân thực của người viết thông qua việc kể, tả lại các kỉ niệm cảm động, đáng nhớ về nhân vật. Với mỗi cảm xúc cần lí giải nguyên nhân khiến HS có những tình cảm, cảm xúc đó.

- Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật, rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo

Để xem trọn bộ Đề thi Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!

Xem thêm đề thi các môn lớp 7 bộ sách Chân trời sáng tạo hay, có đáp án chi tiết:

Đề thi Học kì 2 Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Tin học lớp 7 Chân trời sáng tạo (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Tiếng Anh lớp 7 Friends plus (10 đề có đáp án + ma trận) | Chân trời sáng tạo

Đề thi Học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Lịch sử và Địa lí lớp 7 Chân trời sáng tạo (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Giáo dục công dân lớp 7 Chân trời sáng tạo (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Công nghệ lớp 7 Chân trời sáng tạo (10 đề có đáp án + ma trận)

1 11,530 04/10/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: