TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Ngữ Văn lớp 7 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 có đáp án

Bộ đề thi Giữa Học kì 2 Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Văn 7 Giữa Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 8609 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi Giữa Học kì 2 Ngữ Văn lớp 7 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 có đáp án

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - ĐỀ SỐ 1

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Tục ngữ

Nhận biết:

- Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần.

- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của  tục ngữ; đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm, nói tránh.

Thông hiểu

- Hiểu được bài học, chủ đề của các câu tục ngữ.

Vận dụng:

- Rút ra bài học cuộc sống từ các câu tục ngữ.

- Biết trân trọng kho tàng tri thức của cha ông.

2TL

2TL

2TL

 

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

     

1TL*

Tổng

 

2TL

2TL

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

 

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

 

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Giữa học kì  2 Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 1)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của văn minh. Một triết gia cổ đại đã từng nói như vậy.

Nên trong cuộc đời mình, dù có bất đồng quan điểm, hoặc không còn yêu thương, hoặc họ không cho mình nữa, hoặc mình không đủ năng lực lấy cơ hội họ mang đến, thì cũng nên trắng đen mà dùng lí trí phân biệt, rằng họ đã từng cho mình. Dù là 1 xu hay một miếng bánh nhỏ, cũng phải biết ơn.

Luôn nghĩ về ngày xưa, để biết ơn người đó cho mình cơ hội. Nếu không có họ, thì mình hiện giờ sẽ ra sao. Tự tưởng tượng và xóa bỏ những ý nghĩ không hay, nếu có. Văn minh đơn giản là như vậy.

[….] Cám ơn là câu cửa miệng, nhưng với người mình thì ngày càng hiếm hoi. Chữ cảm ơn xuất phát từ lòng biết ơn chân thành, là một tiêu chí để đánh giá con nhà có giáo dục tốt từ cha từ mẹ.

(Trích Lòng biết ơn, Tony buổi sáng, 17/10/2017

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau:

…Nên trong cuộc đời mình, dù có bất đồng quan điểm, hoặc không còn yêu thương, hoặc họ không cho mình nữa, hoặc mình không đủ năng lực lấy cơ hội họ mang đến, thì cũng nên trắng đen mà dùng lí trí phân biệt, rằng họ đã từng cho mình. Dù là 1 xu hay một miếng bánh nhỏ, cũng phải biết ơn.

Câu 3 (1,0 điểm). Khái quát nội dung của đoạn trích trên bằng 1-2 câu văn.

Câu 4 (1,0 điểm). Từ đoạn trích trên, em rút ra bài học gì cho bản thân>

Câu 5 (2,0 điểm). Từ nội dung của đoạn trích phần Đọc hiểuem hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn.

Phần 2: Viết (5 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ “Một cây chẳng làm nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

0,5 điểm

Câu 2

Tác giả sử dụng biện pháp tu từ liệt kê.

0,5 điểm

Câu 3

Nội dung chính của đoạn văn: lòng biết ơn. Lời cảm ơn rất cần cho mỗi người để hành xử văn minh hơn, tốt đẹp hơn. Cảm ơn là câu cửa miệng và hãy nói bằng lòng chân thành.

1,0 điểm

Câu 4

Bài học về lòng biết ơn:

- Ghi nhớ công ơn, đền đáp công ơn mà người khác dành cho mình là điều nên làm.

- Cần có trách nhiệm giữ gìn, vun đắp, phát huy bằng những việc làm cụ thể.

- Sống có trách nhiệm, ân nghĩa, thủy chung với ông bà cha mẹ, với tổ quốc, với những người cho ta cuộc sống hạnh phúc, bình an.

1,0 điểm

Câu 5

HS trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung

Gợi ý:

*Giải thích: lòng biết ơn có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. “Biết ơn là hiểu và nhớ công ơn của người khác đối với mình”.

- Bàn luận:

+ Biết ơn những người đã giúp đỡ mình, những người có công với dân tộc, đất nước.

+ Biết ơn và bày tỏ lòng biết ơn đối với người giúp đỡ mình thể hiện lối sống có nghĩa có tình, cách ứng xử có văn hóa, văn minh, lịch sự của con người.

+ Bày tỏ lòng biết ơn đâu hẳn chỉ là những thứ vật chất cao sang, có khi chỉ là một câu cảm ơn, một lời hỏi thăm, động viên chân thành, ấm áp tình người.

+ Nếu không có lòng biết ơn, con người trở nên ích kỷ, bạc tình, bất nhân…. (D/C).

- Bài học: Lòng biết ơn thể hiện nhân cách của con người. Nhưng không phải tự nhiên mà có. Đó là kết quả của sự tu dưỡng, rèn luyện của mỗi người.

2,0 điểm

Phần 2: Viết (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

 

0,25 điểm



2,5 điểm




















































0,5 điểm

 

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: nghị luận bàn về câu tục ngữ “Một cây chẳng làm nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

+ Dẫn dắt nêu vấn đề cần CM

+ Trích dẫn câu ca dao:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”

 * Giải thích:

- Câu ca dao dùng hình ảnh ẩn dụ khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết. Đoàn kết là sự gắn bó mật thiết, cùng chung tay góp sức để làm việc lớn.

“một cây” thì không thể làm “nên non”

- “ba cây” gộp lại thì mới có thể làm nên núi cao

=>Thể hiện rằng một khi số lượng thay đổi thì chất lượng cũng thay đổi theo

- “chụm” từ được dùng để thể hiện sự đoàn kết

- “cây” đây là một biện pháp nhân hóa trở thành một biểu tượng sinh động thấm thía về tinh thần đoàn kết.

* Bàn luận:

Tại sao đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công?

- Đoàn kết tạo nên sức mạnh, giúp con người làm nên những công việc lớn lao. Đoàn kết tạo nên sức mạnh trong trong cuộc sống lao động, học tập, chiến đấu.

Biểu hiện của tinh thần đoàn kết:

- Trong lịch sử chống ngoại xâm: Nhân dân ta đoàn kết chiến đấu chiến thắng nhiều kẻ thù xâm lược: ( D/C)

+ Chống kẻ thù phương Bắc xâm lược: Nhà Tống, Nguyên, Minh, Thanh...

+ 3 lần ta chiến thắng Chống quân Nguyên –Mông nức tiếng hùng mạnh...

+ Chiến thắng TD Pháp và đế quốc Mĩ : kẻ thù giàu có, trình độ kĩ thuật hiện đại, vũ khí tối tân, lực lượng quân đội thiện chiến...

- Sức mạnh của đoàn kết trong đời sống hàng ngày

+Nhân dân ta đoàn kết trong lao động, trong sản xuất:

(D/C) Con đê Sông Hồng ngăn lũ cho cả vùng châu thổ Bắc Bộ...; Công trình thủy điện Sông Đà đưa ánh áng đến mọi nhà...

+ Đoàn kết trong công cuộc đấu tranh chống những âm mưu chia rẽ dân tộc, bôi nhọ chính quyền...

- Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch, là yếu tố quyết định nên thành công. Bác Hồ dã từng khẳng định:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.

Thành công, thành công, đại thành công.

*Bàn luận - mở rộng:

- Thực tiễn cũng như đã cho thấy được rằng, không phải ai cũng có ý thức đoàn kết, chung sức đồng lòng để tạo sức mạnh đi đến thành công.

- Những người có tư tưởng cá nhân chủ nghĩa trong cuộc sống sẽ bị sống đơn lẻ, bị tách mình ra khỏi cộng đồng xã hội, làm việc gì cũng khó thành công, cần phải lên án.

- Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao

+ Đoàn kết là cội nguồn của sức mạnh, là yếu tố quan trọng để thành công.

- Bài học - liên hệ: khuyên mọi người sống phải đoàn kết để tạo lên sức mạnh để thành công.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt mạch lạc

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - ĐỀ SỐ 2

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Tục ngữ

0

1

0

2

0

2

0

 

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

0

15

0

35

0

40

0

10

100

Tỉ lệ %

15%

35%

40%

10%

 

Tỉ lệ chung 

50%

50%

 

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Tục ngữ

Nhận biết:

- Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần.

- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của  tục ngữ; đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm, nói tránh.

Thông hiểu

- Hiểu được bài học, chủ đề của các câu tục ngữ.

Vận dụng:

- Rút ra bài học cuộc sống từ các câu tục ngữ.

- Biết trân trọng kho tàng tri thức của cha ông.

1TL

2TL

2TL

 

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

     

1TL*

Tổng

 

1TL

2TL

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

 

15%

35%

40%

10%

Tỉ lệ chung

 

50%

50%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 2)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

- Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

- Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông.

- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng 

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Câu 1 (1,0 điểm): Những câu tục ngữ trên viết về chủ đề gì? 

Câu 2 (1,0 điểm): Những câu trên có sử dụng cùng một phép tu từ, em hãy cho biết đó là phép tu từ nào? Tại sao trong tục ngữ, nhân dân ta thường sử dụng phép tu từ ấy? 

Câu 3 (1,0 điểm): Giải thích ý nghĩa câu: ‘Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối”. 

Câu 4 (1,0 điểm): Những kinh nghiệm nhân dân đúc rút trong các câu tục ngữ trên có thể áp dụng trong cuộc sống ngày nay không? Vì sao?

Câu 5 (1,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn (khoảng 4 – 5 câu) trình bày về câu tục ngữ mà em ấn tượng nhất.

Phần 2: Viết (5 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Chủ đề: Thiên nhiên và lao động sản xuất.

1,0 điểm

Câu 2

- Các câu trên cùng sử dụng biện pháp tu từ: điệp ngữ (điệp cấu trúc) 

- Trong tục ngữ, nhân dân ta thường sử dụng phép tu từ ấy bởi tục ngữ là những sáng tác dân gian nhằm thể hiện kinh nghiệm đời sống nên sử dụng phép tu từ này sẽ có tác dụng hiệu quả trong nhấn mạnh, tạo ấn tượng, liên tưởng, cảm xúc, tạo nhịp điệu dễ thuộc, dễ nhớ nên nhân dân (ngay cả người lao động) cũng có thể thuận lợi nhớ và áp dụng.

1,0 điểm

Câu 3

- Ý nghĩa câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối”: Dựa trên cơ sở quan sát và trải nghiệm thực tế, câu tục ngữ đưa đến một kinh nghiệm về thời gian: mùa hè ngày dài đêm ngắn hơn, mùa đông ngày ngắn đêm dài hơn giúp con người có ý thức chủ động để sử dụng thời gian hợp lí cho công việc, sức khỏe vào những thời điểm khác nhau trong năm.

1,0 điểm

Câu 4

HS trả lời đảm bảo các ý sau:

- Những kinh nghiệm trên còn áp dụng được trong cuộc sống ngày nay.

- Giải thích: những câu tục ngữ được đúc rút từ những kinh nghiệm sống thực tiễn, thiện hiện kinh nghiệm trong thiên nhiên, lao động sản xuất,…

1,0 điểm

Câu 5

- HS chọn câu tục ngữ bất kì.

- HS nêu được lí do chọn:

+ Ấn tượng về bài học qua câu tục ngữ

+ Ấn tượng về nghệ thuật: biện pháp tu từ, gieo vần, nhịp,…

1,0 điểm

 Phần 2: Viết (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài, thân bài và kết bài.

0,5 điểm

 

0,5 điểm



3,0 điểm






































0,5 điểm

 

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: nghị luận bàn về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai các ý theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các phương thức biểu đạt nghị luận, kết hợp với tự sự, biểu cảm.

Sau đây là một số gợi ý:

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn.

2. Thân bài

a. Giải thích

- Nguồn: nghĩa đen là thượng nguồn, nơi bắt đầu của dòng sông, nghĩa bóng ở đây là cội nguồn, là tổ tiên, thế hệ đi trước của con người.

- Câu tục ngữ khuyên nhủ con người sống trong thời buổi hiện nay được hưởng nền độc lập, thành tựu thì phải luôn nhớ về và biết ơn thế hệ đi trước đồng thời có những hành động đền ơn đáp nghĩa, xây dựng xã hội phát triển hơn để thế hệ mai sau có điều kiện phát triển.

b. Phân tích

- Không có đất nước nào tự nhiên giàu đẹp, có sẵn những giá trị cốt lõi, tất cả là công sức lao động, sáng tạo của bao thế hệ đi trước, chúng ta phải biết ơn, trân trọng những thành tựu đó bằng những tình cảm tốt đẹp nhất và cố gắng học tập, lao động để xây dựng đất nước phát triển văn minh hơn.

- Tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” khơi gợi lòng biết ơn trong mỗi con người và lan tỏa tình cảm đó ra cộng đồng; tạo nên những thông điệp tích cực và truyền thống biết ơn giúp cho con người trong đất nước thêm đoàn kết, gắn bó với nhau hơn.

- Một đất nước mà con người hiểu, biết ơn những giá trị mà bản thân mình được hưởng sẽ là một đất nước phát triển bền vững trên cơ sở của lòng biết ơn, tinh thần đoàn kết.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về tấm gương "Uống nước nhớ nguồn" để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người sống vô ơn, người chạy theo lối sống phương Tây mà bỏ quên đi những truyền thống văn hóa dân tộc. Lại có những người coi những gì đất nước mình đang có là những điều có sẵn không cần phải cố gắng gây dựng, bảo vệ,… đây là những suy nghĩ lệch lạc mà chúng ta cần bài trừ.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”, đồng thời rút ra bài học, liên hệ đến bản thân mình.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - ĐỀ SỐ 3

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Tục ngữ

0

2

0

2

0

1

0

 

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

0

25

0

35

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

 

Tỉ lệ chung 

60%

40%

 

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

Nhận biết:

- Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần.

- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của  tục ngữ; đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm, nói tránh.

Thông hiểu

- Hiểu được bài học, chủ đề của các câu tục ngữ.

Vận dụng:

- Rút ra bài học cuộc sống từ các câu tục ngữ.

- Biết trân trọng kho tàng tri thức của cha ông.

2TL

2TL

1TL

 

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng

chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

     

1TL*

Tổng

 

2TL

2TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

 

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

 

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 3)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

- Chết trong còn hơn sống đục 

- Đói cho sạch, rách cho thơm 

- Thương người như thể thương thân. 

- Học ăn, học nói, học gói, học mở.

Câu 1 (1 điểm). Phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó là gì? 

Câu 2 (1 điểm). Xác định các cặp từ trái nghĩa trong câu (1). Nêu tác dụng. 

Câu 3 (1 điểm). Liệt kê những phép tu từ được sử dụng trong mỗi câu tục ngữ trên. 

Câu 4 (1 điểm). Giải thích nghĩa câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” 

Câu 5 (1 điểm). Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ vừa được giải thích ở trên. 

Phần 2: Viết (4 điểm)

Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vấn đề bạo lực học đường hiện nay.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Phương thức biểu đạt: nghị luận.

1,0 điểm

Câu 2

Các cặp từ trái nghĩa trong câu (1):

- Chết – sống

- Trong – đục

Tác dụng: nhấn mạnh rằng làm người phải sống ngay thẳng,

chính trực, không được vì sợ chết, sợ cuộc sống khổ sở mà làm trái với đạo đức, chuẩn mực xã hội.

1,0 điểm

Câu 3

(1) Tương phản đối lập 

(2) Tương phản đối lập

(3) So sánh, điệp từ

(4) Liệt kê, điệp từ 

1,0 điểm

Câu 4

Ý nghĩa câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”: đức tính liêm khiết, sống trong sạch, câu tục ngữ nói lên rằng dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch.

1,0 điểm

Câu 5

HS nêu câu tục ngữ tương tự với câu tục ngữ vừa được giải thích và giải thích ý nghĩa.

Ví dụ: Chết vinh còn hơn sống nhục

=> Ý nghĩa: chết trong sự trọn vẹn về tinh thần,nhân phẩm,địa vị vẫn còn hơn việc cứ sống dai,sống bám,... cái nhục chết còn tránh đi được những sự mất mát về danh dự.

1,0 điểm

Phần 2: Viết (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài, thân bài và kết bài.

0,5 điểm

 

0,5 điểm



3,0 điểm


























































0,5 điểm

 

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: trình bày suy nghĩ của em về vấn đề bạo lực học đường hiện nay.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai các ý theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các phương thức biểu đạt nghị luận kết hợp phân tích, giải thích.

Sau đây là một số gợi ý:

a) Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận:

- Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta.

- Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ, thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường.

- Tình trạng bạo lực học đường diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên Internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.

b) Thân bài

* Thế nào là bạo lực học đường?

- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.

- Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.

- Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

* Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay

- Hình thức:

+ Xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.

+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.

- Thực tế chứng minh:

+ Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên Google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: nữ sinh Hưng Yên bị bạo hành, thêm một vụ bạo lực học đường vừa xảy ra ở Quảng Ninh...

+ Học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm bạn bè, thầy cô…

+ Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.

+ Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…
* Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường

- Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.

- Chưa có sự quan tâm từ gia đình.

- Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.

- Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.

- Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.

* Hậu quả của bạo lực học đường

- Với người bị bạo lực:

+ Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.

+ Làm cho gia đình họ bị đau thương.

+ Làm cho xã hội nghị luận, tranh cãi.

- Với người gây ra bạo lực:

+ Phát triển không toàn diện.

+ Mọi người, xã hội chê trách.

+ Ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hiện tại và tương lai, sự nghiệp bị mất.

* Giải pháp khắc phục nạn bạo lực học đường

- Nhà trường cần nâng cao tầm quan trọng trong việc dạy bảo học sinh hiệu quả nhất, luôn quan sát, quan tâm về cả bên ngoài lẫn nhận thức của các em trong các vấn đề.

- Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái nhiều hơn.

- Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng này.

c) Kết bài

Nêu cảm nghĩ của em về nạn bạo lực học đường.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh thơ giàu sắc thái biểu cảm.

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - ĐỀ SỐ 4

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Tục ngữ

0

2

0

2

0

2

0

 

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

0

25

0

35

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

 

Tỉ lệ chung 

60%

40%

 

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Tục ngữ 

Nhận biết:

- Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần.

- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của  tục ngữ; đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm, nói tránh.

Thông hiểu

- Hiểu được bài học, chủ đề của các câu tục ngữ.

Vận dụng:

- Rút ra bài học cuộc sống từ các câu tục ngữ.

- Biết trân trọng kho tàng tri thức của cha ông.

2TL

2TL

2TL

 

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng

chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

     

1TL*

Tổng

 

2TL

2TL

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

 

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

 

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 4)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

- Không thầy đố mày làm nên.

- Học thầy không tày học bạn.

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Câu 1 (1 điểm): Các câu trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề gì?

Câu 2 (1 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của những câu đó.

Câu 3 (1 điểm): Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” được rút gọn thành phần nào? Việc rút gọn câu như vậy nhằm mục đích gì?

Câu 4 (1 điểm): Ý nghĩa khuyên răn trong hai câu tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn mâu thuẫn hay bổ sung cho nhau? Vì sao?

Câu 5 (1 điểm): Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Câu 6 (1 điểm): Câu tục ngữ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo khuyên nhủ chúng ta điều gì? Bài học em rút ra được từ câu tục ngữ ấy. Hãy trình bày thành một đoạn văn (khoảng 4 – 5 câu).

Phần 2: Viết (4 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về việc sử dụng mạng xã hội trong giới trẻ hiện nay.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Thể loại: tục ngữ- Thể loại: tục ngữ

- Chủ đề: tục ngữ về con người và xã hội

1,0 điểm

Câu 2

- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

1,0 điểm

Câu 3

- Câu tục ngữ được rút gọn thành phần chủ ngữ

- Tác dụng:

+ Làm trở nên ngắn gọn, thông tin nhanh, dễ thuộc dễ nhớ

+ Ngụ ý kinh nghiệm trong câu tục ngữ muốn nói đến là chung cho tất cả mọi người

1,0 điểm

Câu 4

- Ý nghĩa khuyên răn trong hai câu tục ngữ bổ sung cho nhau.

- Lí giải:

+ Câu tục ngữ thứ nhất đề cao vai trò của người thầy, đề cao việc học tập và tiếp thu kiến thức từ thầy – những người có kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm.

+ Câu tục ngữ thứ hai đề cao việc học tập từ bạn bè xung quanh 

=> Việc đề cao vai trò, ý nghĩa của việc học bạn không hạ thấp việc học thầy mà muốn nhấn mạnh tới một đối tượng khác, phạm vi khác con người cần học hỏi. Chính bởi vậy, hai câu tục ngữ bổ sung, hoàn chỉnh ý nghĩa cho nhau: con người cần biết học hỏi từ nhiều nơi khác nhau: từ thầy cô, bạn bè,…để nâng cao khả năng của mình.

1,0 điểm

Câu 5

HS tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự

Ví dụ: uống nước nhớ nguồn

1,0 điểm

Câu 6

- Giải thích câu tục ngữ:

+ Nghĩa đen: trong việc chèo thuyền, chớ thấy sóng to, gió lớn mà buông tay chèo

+ Nghĩa bóng: con người chớ thấy khó khăn mà vội vàng buông xuôi

- Câu tục ngữ khuyên nhủ con người: trong cuộc sống, con người chắc chắn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách, khi ấy con người nhất định phải có sự tự tin, lòng dũng cảm, kiên trì không khuất phục, buông xuôi.

- Bài học rút ra: cần dũng cảm, kiên trì đối măt và vượt qua khó khăn

+ Trong học tập, khi em gặp một bài toán, bài văn khó, em sẽ cố gắng tìm cách giải, không dễ dàng buông xuôi

+ Trên con đường thực hiện ước mơ của bản thân,  em chắc chắn sẽ gặp nhiều trắc trở, nhưng em sẽ cố gắng để giữ vững ước mơ và thực hiện nó, không khuất phục trước khó khăn.

1,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

 

0,25 điểm



2,5 điểm



































0,5 điểm

 

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: suy nghĩ của em về việc sử dụng mạng xã hội trong giới trẻ hiện nay.

c. Triển khai vấn đề:

HS có thể phân tích theo nhiều cách khác nhau, đảm bảo được các yêu cầu sau:

1. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề nghị luận: sử dụng mạng xã hội trong giới trẻ ngày nay.

2. Thân bài:

a. Giải thích

Mạng xã hội là nền tảng trực tuyến giúp mọi người chia sẻ, cập nhật tin tức, dễ dàng kết nối với nhau.

b. Thực trạng sử dụng mạng xã hội trong giới trẻ ngày nay

- Mạng xã hội được mọi người sử dụng rộng rãi, phổ biến, đặt biệt là giới trẻ.
- Thời gian sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng.

c. Mặt lợi và mặt hại của việc sử dụng mạng xã hội

- Lợi ích của mạng xã hội:

+ Trên mạng xã hội, người trẻ được tự do bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề đời sống, xã hội.
+ Mạng xã hội có tính giải trí cao với nhiều lĩnh vực giải trí khác nhau được cập nhật liên tục.
+ Mạng xã hội có nhiều thông tin hữu ích, lí thú.

- Mặt hại của mạng xã hội:

+ Dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội, ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập, công việc.
+ Thiếu sự kết nối với mọi người xung quanh trong cuộc sống đời thực.
+ Bên cạnh những thông tin hữu ích, mạng xã hội còn có những thông tin không lành mạnh, tiêu cực.

d. Cách sử dụng mạng xã hội hữu ích

- Sử dụng mạng xã hội như là một công cụ hữu ích.
- Hạn chế khoảng thời gian sử dụng mạng xã hội.
- Biết chắt lọc thông tin khi sử dụng mạng xã hội.

e. Liên hệ bản thân

- Cần ý thức được mặt lợi, mặt hại của mạng xã hội để không mất thời gian vào những vấn đề vô bổ trên mạng xã hội.
- Tập trung vào cuộc sống đời thực.

3. Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt mạch lạc

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - ĐỀ SỐ 5

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

0

2

0

2

0

1

0

 

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

0

20

0

40

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

 

Tỉ lệ chung 

60%

40%

 

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

Nhận biết:

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng.

Thông hiểu

- Xác định được phép liên kết câu. 

- Hiểu được chủ đề của văn bản.

- Hiểu được bài học được thể hiện qua văn bản.

Vận dụng:

- Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản.

- Vận dụng bài học trong văn bản vào cuộc sống.

2TL

2TL

1TL

 

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

     

1TL*

Tổng

 

2TL

2TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

 

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

 

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 5)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Em tên là Phương, du học sinh đang trầy trật để thi đậu mấy môn cuối và tìm việc.

Còn nửa kia của em là ngữ văn.

Bọn em đã bên nhau được 12 năm, mà tạm xa rời vì bây giờ em đã có nhiều bạn khác thú vị hơn. Nguyên nhân khiến cho em viết lách, giao tiếp và phản biện vô cùng kém so với những đứa bạn đến từ các nước khác. Bởi:

Thứ nhất: Tính gia trưởng

Đề bài yêu cầu học sinh nêu cảm nghĩ của mình về một vấn đề/tác phẩm, nhưng nếu cảm nghĩ của học sinh mà không giống với bảng điểm là “không có ý để chấm”. Điều này dẫn đến 1.000 học sinh sản xuất ra 1.000 phiên bản khác nhau vài cái chấm phẩy. Như vậy, từ trong trường lớp học sinh đã bị hạn chế chuyện nêu ra ý kiến của mình!

Thứ hai: Hay mơ mộng

Mình cảm thấy chuyện học văn rất hữu ích, vì trong cuộc sống mình sử dụng văn nhiều hơn toán. Ví dụ nhé! Mình bị lạc mất con mèo và muốn nhờ mọi người giúp, thế thì phải biết sử dụng văn miêu tả làm sao cho người ta tưởng tượng ra con mèo nhà mình. Thế nhưng mèo ở Việt Nam, 100 con thì tới 99 con có đôi mắt như hai hòn bi ve! (…)

Kết: Hãy trở thành một nửa lý tưởng của mọi bạn đời, chứ đừng là kẻ lúc nào cũng bị ly dị sau 12 năm gắn bó.

(Lược trích bài viết của Lê Uyên Phương,

https://thanhnien.vn/giao-duc/)

Câu 1 (0,5 điểm). Đặt một nhan đề phù hợp cho văn bản.

Câu 2 (1,0 điểm). Vì sao bạn Phương tạm xa rời môn Văn?

Câu 3 (1,5 điểm). Vì sao bạn Phương cho rằng học văn rất hữu ích?. Em hiểu như thế nào về câu nói: “Thế nhưng mèo ở Việt Nam, 100 con thì tới 99 con có đôi mắt như hai hòn bi ve!”

Câu 4 (1,0 điểm). Em có đồng tình với ý kiến môn Văn hay mơ mộng không? Vì sao?

Câu 5 (2,0 điểm). Từ nội dung văn bản trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ về vai trò, ý nghĩa của việc học Ngữ văn ở bậc phổ thông ngày nay.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vai trò của việc tự học.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

HS đặt nhan đề phù hợp với văn bản.

0,5 điểm

Câu 2

Bạn Phương tạm xa rời môn Văn, vì

- Thứ nhất: tính gia trưởng.

- Thứ hai: hay mơ mộng.

1,0 điểm

Câu 3

- Bạn Phương cho rằng học văn rất hữu ích, vì trong cuộc sống mình sử dụng văn nhiều hơn toán.

- Câu nói, Thế nhưng mèo ở Việt Nam, 100 con thì tới 99 con có đôi mắt như hai hòn bi ve! chỉ học sinh học theo văn mẫu/thụ động/…

1,5 điểm

Câu 4

- HS có thể đồng tình hoặc không đồng tình, nhưng cần đưa ra lí giải hợp lí.

1,0 điểm

Câu 5

HS nêu suy nghĩ về việc học Ngữ văn ở bậc phổ thông ngày nay.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý:

- Trong trường, Ngữ Văn là môn học rất quan trọng vì nó góp phần giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng hoàn thiện nhân cách học sinh. 

+ Mỗi bài thơ, bài văn, mỗi tác phẩm văn học trong chương trình học phổ thông là một bài học đạo đức dành cho chúng ta. 

+ Nếu không học môn văn thì làm sao thế hệ trẻ ngày nay hiểu được những tấm gương chiến đấu ngoan cường của những chiến sĩ cách mạng, những người đã hy sinh xương máu nhằm giành lại độc lập, tự do để bao thế hệ ngày sau được sống yên vui, hạnh phúc?...

+ Học tốt môn văn, tâm hồn học sinh như được nuôi dưỡng bởi một liều thuốc bổ để hoàn thiện nhân cách của mình.

2,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

 

0,25 điểm



2,5 điểm




































0,5 điểm

 

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: vai trò của việc tự học.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào tinh thần tự học.

2. Thân bài

a. Giải thích

Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện, trau dồi bản thân, thu nhận kiến thức và hình thành kỹ sống. Tự học là một ý thức tự giác vô cùng tích cực mà mỗi người cần rèn luyện.

b. Phân tích

- Biểu hiện của người có tinh thần tự học:

+ Luôn cố gắng, nỗ lực học tập, tìm tòi những cái hay, cái mới, không ngừng học hỏi ở mọi lúc mọi nơi.

+ Có ý thức tự giác, không để người khác phải nhắc nhở về việc học tập của mình.

+ Học đến nơi đến chốn, không bỏ dở giữa chừng, có hệ thống lại bài học, rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân từ lí thuyết, sách vở.

- Vai trò, ý nghĩa của việc tự học:

+ Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.

+ Tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác.

+ Người biết tự học là người có ý thức cao, chủ động trong cuộc sống của chính mình, những người này sẽ đi nhanh đến thành công hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người ham học, có tinh thần tự học và thành công để minh họa cho bài văn của mình.

d. Phản đề

Bên cạnh những tấm gương tốt về tinh thần tự học, chúng ta cần phê phán những tư tưởng sai lệch. Đó là những người không thấy được tầm quan trọng của việc học dẫn đến không có tinh thần chủ động học tập. Luôn ỷ lại, lười nhác, không có ý chí, nghị lực, học tới đâu hay tới đó.

3. Kết bài

Đánh giá chung về tinh thần tự học và nêu cảm nghĩ, liên hệ bản thân.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt mạch lạc

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - ĐỀ SỐ 6

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

0

2

0

2

0

1

0

 

40

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

60

Tổng

0

25

0

35

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

 

Tỉ lệ chung 

60%

40%

 

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

Nhận biết:

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng.

Thông hiểu

- Xác định được phép liên kết câu. 

- Hiểu được chủ đề của văn bản.

- Hiểu được bài học được thể hiện qua văn bản.

Vận dụng:

- Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản.

- Vận dụng bài học trong văn bản vào cuộc sống.

2TL

2TL

1TL

 

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

     

1TL*

Tổng

 

2TL

2TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

 

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

 

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 6)

Phần 1: Đọc hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“(...) Đã từng nghe ai đó nói: “đọc sách là khoản đầu tư có lãi nhất cuộc đời”. Vậy thì phải chăng là người Việt đang có sự “đầu tư” chệch hướng. Khi mà trong khoảng thời gian hữu hạn của một ngày, một tháng, một năm... mỗi chúng ta vẫn đang say mê với những “like, share, bình luận” thì khoảng thời gian ta dành cho việc đọc sách sẽ là bao nhiêu? Đã bao giờ mỗi chúng ta tự hỏi chính mình về sự đầu tư cho văn hóa đọc”. Đó không đơn giản chỉ là sự đầu tư 100, 200 nghìn cho việc sở hữu cuốn sách nào đấy. Ở đó còn là thời gian, công sức, sự chiêm nghiệm, suy tư... và sau cùng, thu về được? Đó chắc chắn là những giá trị đích thực mà chỉ khi tác giả, nhà xuất bản, độc giả cùng nghiêm túc. (...)”.

(Dân theo công nghệ số thay đổi văn hóa đọc"; http://vanhoadoisong.vn)

Câu 1 (1,0 điểm): Văn bản trên bàn về vấn đề gì?

Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra phép liên kết câu trong 2 câu sau:

“Đã bao giờ mỗi chúng ta tự hỏi chính mình về sự đầu tư cho “văn hóa đọc”. Đó không đơn giản chỉ là sự đầu tư 100, 200 nghìn cho việc sở hữu cuốn sách nào đấy.".

Câu 3 (1,0 điểm): Tác giả bài báo đưa ra lý do nào để giải thích người Việt ít dành thờigian cho việc đọc sách?

Câu 4 (1,0 điểm): Để đọc-hiểu một cuốn sách mang lại hiệu quả, em phải đọc như thế nào?

Câu 5 (2,0 điểm): Em hãy viết đoạn văn ngắn bàn về lợi ích của việc đọc sách.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận về tầm quan trọng của việc tuổi trẻ cần sống có ước mơ.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Văn bản bàn về vấn đề: văn hóa đọc.

1,0 điểm

Câu 2

Phép liên kết câu trong 2 câu:

- Phép thế: đó (văn hóa đọc)

- Phép lặp: đầu tư

1,0 điểm

Câu 3

Tác giả bài báo đưa ra lý do để giải thích người Việt ít dành thời gian cho việc đọc sách: mỗi chúng ta vẫn đang say mê với những “like, share, bình luận”

1,0 điểm

Câu 4

Để đọc - hiểu một cuốn sách mang lại hiệu quả, em phải đọc như sau:

- Xác định mục đích của việc đọc sách đó.

- Phải đọc kỹ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm suy nghĩ, ghi chép những điều bổ ích.

- Thực hành, vận dụng những điều học được từ sách vào cuộc sống hàng

1,0 điểm

Câu 5

HS trình bày lợi ích của việc đọc sách.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý:

- Ý nghĩa tác dụng của sách: Sách là tài sản vô giá, là người bạn tốt. Bởi sách là nơi lưu trữ toàn bộ sản phẩm tri thức của con người, giúp ích cho con người về mọi mặt trong đời sống xã hội. - Chứng minh tác dụng của việc đọc sách: 

+ Đọc sách giúp ta có thêm tri thức, mở rộng hiểu biết, thu thập thông tin một cách nhanh nhất (nêu dẫn chứng). 

+ Sách bồi dưỡng tinh thần, tình cảm cho chúng ta, để chúng ta trở thành người tốt (dẫn chứng) 

+ Sách là người bạn động viên,chia sẻ làm vơi đi nỗi buồn (dẫn chứng) 

- Tác hại khi không đọc sách: Hạn hẹp về tầm hiểu biết, tâm hồn cằn cỗi. 

- Phương pháp đọc sách: 

+ Phải chọn sách tốt, có giá trị để đọc 

+ Phải đọc kỹ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm suy nghĩ, ghi chép những điều bổ ích. 

+ Thực hành, vận dụng những điều học được từ sách vào cuộc sống hàng ngày.

2,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

 

0,25 điểm



2,5 điểm































0,5 điểm

 

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: tầm quan trọng của việc tuổi trẻ cần sống có ước mơ.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Nghị luận về ước mơ

2. Thân bài

a. Giải thích

- Ước mơ: khao khát, ý muốn của con người muốn đạt được một điều gì đó, được làm nghề gì đó hoặc trở thành người như nào đó. Khi mỗi người có ước mơ họ trở nên tốt đẹp hơn, đề cao tầm quan trọng của ước mơ trong cuộc sống con người.

b. Phân tích

- Biểu hiện của người sống có ước mơ:

+ Chăm chỉ làm việc, khi gặp khó khăn không nản, luôn kiên trì, bền bỉ với việc mình đang làm.

+ Nỗ lực học tập, không bỏ qua bắt cứ cơ hội học tập nào, trau dồi, rèn luyện để hoàn thiện bản thân mình.

+ Biết đặt ra mục tiêu phấn đấu vì mục tiêu đó.

- Ý nghĩa của việc sống có ước mơ:

+ Người có ước mơ là người có lí tưởng sống, có ý chí vươn lên, sẽ học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải để hoàn thiện bản thân.

+ Khi ta vấp ngã, biết đứng lên tiếp tục theo đuổi ước mơ, ta sẽ có thêm nhiều bài học quý giá mà không phải ai cũng có được.

+ Việc xây dựng ước mơ không chỉ khiến cho bản thân tốt đẹp hơn mà còn đóng góp cho xã hôi, cho đất nước phát triển.

c. Chứng minh: Học sinh lấy dẫn chứng về những con người sống có ước mơ nổi bật, tiêu biểu mà được nhiều người biết đến.

d. Phản đề: Trong xã hội vẫn còn nhiều người sống không có ước mơ, hoài bão, vô cảm, phó mặc cho cuộc đời. Lại có người sống có ước mơ nhưng không cố gắng thực hiện mà chỉ hão huyền, viển vông về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

3. Kết bài

Khái quát lại tầm quan trọng của ước mơ và rút ra bài học cho bản thân.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - ĐỀ SỐ 7

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

0

2

0

2

0

1

0

 

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

0

20

0

35

0

35

0

10

100

Tỉ lệ %

20%

35%

35%

10%

 

Tỉ lệ chung 

55%

45%

 

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

Nhận biết:

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng.

Thông hiểu

- Xác định được phép liên kết câu. 

- Hiểu được chủ đề của văn bản.

- Hiểu được bài học được thể hiện qua văn bản.

Vận dụng:

- Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản.

- Vận dụng bài học trong văn bản vào cuộc sống.

  2TL

2TL

1TL

 

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

     

1TL*

Tổng

 

2TL

2TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

 

20%

35%

35%

10%

Tỉ lệ chung

 

55%

45%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 7)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

          Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn có nhu cầu đó nữa thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi và cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc, mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong một năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy, nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công việc lớn.

(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, 

Tạp chí điện tử tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)

Câu 1 (0,5 điểm) : Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2 (1,0 điểm): Vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa”?

Câu 3 (1,0 điểm): Theo em, việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là gì?

Câu 4 (1,0 điểm): Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn trích?

Câu 5 (1,5 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ”.

Phần 2: Viết (5 điểm)

Em hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

0,5 điểm

Câu 2

"Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa"
Vì:
- Không đọc sách ta sẽ không phát triển tư duy, nhận thức đúng đắn và từ đó đời sống tinh thần cũng trở nên nghèo nàn đi.
- Không đọc sách ta sẽ không nhìn thấy được cuộc sống đa chiều.
- Không đọc sách ta không nhận ra những chân giá trị trong cuộc sống mang lại.

- Không đọc sách ta sẽ không có đủ kiến thức, năng lực hiểu biết, tầm nhìn xa trông rộng.

- Không đọc sách ta sẽ không nhận biết được những điều tốt đẹp, ý nghĩa mà cuộc sống mang lại.

- Không đọc sách ta sẽ không thể rèn luyện, mài giũa, thay đổi để bản thân ngày càng hoàn thiện trong nhận thức lẫn hành động.

1,0 điểm

Câu 3

- Việc nhỏ trong đoạn văn là mỗi người cần xây dựng tủ sách mỗi ngày đọc 20 dòng sách, một năm đọc một cuốn sách. Việc nhỏ đó sẽ hình thành thói quen đọc sách để nâng cao sự hiểu biết biết, nhận thức đúng đắn hơn.

- Công cuộc lớn mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là từ việc nhỏ góp nhặt mỗi ngày sẽ trở thành công cuộc lớn để mỗi người trau dòi trí tuệ, nhận thức được bổn phận, trách nhiệm góp phần giúp ích cho gia đình, xây dựng cộng đồng và xã hội phát triển vững mạnh.

1,0 điểm

Câu 4

Thông điệp tác giả gửi gắm thông qua đoạn trích:

- Hãy đọc sách mỗi ngày để lĩnh hội được chân giá trị mà mỗi quyển sách mang lại cho người đọc.

- Không ngừng học hỏi, tiếp thu kiến thức để mở rộng tầm nhìn về thế giới quan.

- Đọc sách mang lại nhiều bổ ích, giúp người đọc nâng cao đời sống tinh thần, phát huy trí tuệ.

- Khi đọc sách con người có năng lực suy nghĩ, tư duy, phân tích, tổng hợp và vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống.

- Đọc sách là văn hóa tốt đẹp hoài thiện chính mình hơn mỗi ngày
- Nếu không đọc sách thì sẽ khiến trí tuệ, đạo đức, đời sống tinh thần của con người trở nên nghèo nàn.

1,0 điểm

Câu 5

HS trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích.

+Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý:

- Giải thích: Nhu cầu trí tuệ thường trực là nhu cầu thường xuyên, cần thiết để mở rộng tri thức và tầm hiểu biết…

- Bàn luận những tác dụng to lớn của việc đọc sách:

+ Văn hóa đọc gắn liền vứi chữ viết, qua quá trình đọc con người sẽ suy nghĩ, phân tích, tổng hợp, tư duy, biến tri thức thành của mình và trở thành vốn kiến thức để vận dụng vào cuộc sống.

+ Đọc sách giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết về đời sống, xã

hội, con người và nhận thức thức chính mình.” Sách mở rộng ra

trước mắt ta những chân trời mới”.

+ Việc đọc sách tác động mạnh mẽ tới tư tưởng, tình cảm và thái độ, góp phần hoàn thiện nhân cách và làm giàu đời sống tinh thần của con người. “ Mỗi cuốn sách nhỏ là một bậc thang đưa ta tách khỏi phần con để đến với thế giới Người”…
• Phê phán thực trạng xuống cấp của văn hóa đọc trong thời đại ngày nay đặc biệt là đối với giới trẻ: Văn hóa đọc dần mai một không chỉ gây tổn thất cho việc truyền bá tri thức mà còn làm mất dần đi một nét đẹp có tính biểu hiện cao của văn hóa.
• Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến, rút ra bài học nhận thức, hành động: Những việc làm thiết thực của cá nhân và cộng đồng trong việc nâng cao, phổ biến văn hóa đọc. 

1,5 điểm

Phần 2: Viết (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn phân tích: mở bài, thân bài và kết bài.

0,5 điểm

 

0,5 điểm



3,0 điểm












0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận. Nêu được ý kiến tán thành hay phản đối vấn đề cần bàn luận.

Thân bài:

- Giải thích được từ ngữ quan trọng và ý nghĩa của câu danh ngôn, tục ngữ cần bàn luận.

- Nêu được ít nhất hai lí lẽ thuyết phục, chặt chẽ để làm rõ ý kiến hơn.

- Nêu được bằng chứng đa dạng, thuyết phục để củng cố cho lí lẽ.

- Sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo một trình tự hợp lí.

- Lật lại vấn đề, bổ sung ý kiến để cách nhìn nhận vấn đề thêm toàn diện.

- Sử dụng các từ ngữ có chức năng chuyển ý.

Kết bài: Khẳng định lại ý kiến của mình. Đề xuất giải pháp, bài học nhận thức và phương hướng hành động

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt mạch lạc

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - ĐỀ SỐ 8

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

0

2

0

2

0

1

0

 

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

0

25

0

35

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

 

Tỉ lệ chung 

60%

40%

 

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

Nhận biết:

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng.

Thông hiểu

- Xác định được phép liên kết câu. 

- Hiểu được chủ đề của văn bản.

- Hiểu được bài học được thể hiện qua văn bản.

Vận dụng:

- Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản.

- Vận dụng bài học trong văn bản vào cuộc sống.

2TL

2TL

1TL

 

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

     

1TL*

Tổng

 

2TL

2TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

 

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

 

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 8)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Mới đây các giáo sư tâm lí học ở Trường Đại học York  và Toronto đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn.

           Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc. Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ được đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành những đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn.

           Đọc một nội dung sâu sắc khác với cách đọc “mì ăn liền của chúng ta” khi lướt qua các trang mạng. Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là việc ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại.

          Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá. Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng”.

                                  (Trích Đọc sách văn học giúp chúng ta thông minh hơn?

                                               Theo http://www.dantri.com.vn, ngày 12/08/2015)

Câu 1 (1 điểm). Ghi lại câu nêu ý khái quát của đoạn trích trên.

Câu 2 (1 điểm). Em hiểu ý kiến sau như thế nào?

Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá.

Câu 3 (1 điểm). Dựa vào đoạn trích giải thích vì sao: Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng”.

Câu 4 (1 điểm). Từ đoạn trích trên, em hãy rút ra 2 bài học cho bản thân.

Câu 5 (2 điểm). Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn ngắn về việc hình thành thói quen đọc sách văn học để trở thành người có khả năng thấu cảm tốt.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Hãy viết một bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ “Có chí thì nên”.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Câu nêu ý khái quát của đoạn trích: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn.

1,0 điểm

Câu 2

Tham khảo cách trả lời sau: Ý kiến đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chú tâm “đọc một nội dung sâu sắc” giống như “người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá” vì: những tác phẩm và công trình ấy cần công phu, cẩn trọng, tỉ mỉ,… Việc “chú tâm đọc một nội dung sâu sắc” cũng phải như vậy: giúp người ta có khả năng thấu hiểu, cảm thông, và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ.

1,0 điểm

Câu 3

Có thể nói Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng” vì: không đọc nghiêm túc người ta sẽ không có khả năng thấu hiểu, cảm thông, nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Việc đọc “mì ăn liền” của chúng ta khi lướt qua các trang mạng hiện nay đang gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của chúng ta

1,0 điểm

Câu 4

HS nêu bài học rút ra từ đoạn trích.

Tham khảo 2 bài học:

- Cần hình thành thói quen thường xuyên đọc sách văn học và cổ vũ mọi người đọc sách văn học để trở nên thông minh và tốt tính hơn. Mặt khác góp phần làm cho những lối sống đẹp, những giá trị nhân văn được nhân rộng lên.

- Cần rèn luyện thói quen chú tâm “đọc một nội dung sâu sắc” để trở thành người có khả năng thấu cảm tốt, không nên đọc theo kiểu “mì ăn liền”.

1,0 điểm

Câu 5

HS trình bày về việc hình thành thói quen đọc sách văn học để trở thành người có khả năng thấu cảm tốt.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý: 

- Thói quen đọc sách, nhất là sách văn học đang bị mai một bởi một sự phát triển như vũ bão của các phương tiện nghe nhìn có kết nối mạng internét, thay vì cầm sách người ta thường đọc trên máy tính, máy tính bảng. Nhịp sống hiện đại người ta có xu hướng đọc những tác phẩm ngắn, lướt ý…kiểu “mì ăn liền” nên không giúp người ta có khả năng thấu hiểu, cảm thông…

- Thực tế những tác phẩm văn học có giá trị vẫn có sức hấp dẫn lớn đối với nhiều người vì: đem lại những giá trị nhận thức, thẫm mĩ, giáo dục…

- Cần hình thành thói quen thường xuyên đọc sách văn học và cổ vũ mọi người đọc sách văn học để trở nên thông minh và tốt tính, trở thành người có khả năng thấu cảm tốt và làm cho văn học thịnh hành hơn.

2,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

 

0,25 điểm



2,5 điểm























0,5 điểm

 

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: nghị luận bàn về câu tục ngữ “Có chí thì nên”.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: "Có chí thì nên" khẳng định vai trò, ý nghĩa của ý chí trong cuộc sống của con người.

2. Thân bài

a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ "Có chí thì nên"

- Giải thích: "chí" là gì, "nên" là gì.

- Giải thích nội dung cả câu: Thể hiện bài học về sức mạnh của ý chí: khi có quyết tâm, con người ta sẽ đạt đến thành công.

b. Bình luận nội dung câu tục ngữ

- Ý chí kiên cường cùng sự quyết tâm cao độ là yếu tố cần và đủ để đưa con người đặt chân đến với thành công.

- Khi có ý chí và bản lĩnh vững vàng, con người sẽ có động lực và sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

- Nếu không có ý chí kiên định, con người sẽ dễ dàng bỏ cuộc và đầu hàng trước những gian khó, hiểm nguy và dễ dàng thất bại trong bất cứ mọi việc.

c. Bài học nhận thức và hành động

- Rèn luyện sự kiên trì, nhẫn nại trong tất cả mọi việc.

- Xác lập những mục tiêu, đích đến cụ thể để có được bản lĩnh thực hiện.

3. Kết bài

- Khẳng định lại vai trò ý nghĩa của ý chí đối với con người. Liên hệ bản thân.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - ĐỀ SỐ 9

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản thông tin

0

3

0

2

0

1

0

 

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

0

25

0

35

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

 

Tỉ lệ chung 

60%

40%

 

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản thông tin

Nhận biết:

- Nhận biết được cấu trúc và đặc điểm văn bản thông tin giới thiệu về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.

- Nhận biết được số từ.

Thông hiểu

- Biết cách triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản thông tin.

Vận dụng:

- Vận dụng thông tin trong văn bản vào cuộc sống.

3TL

2TL

1TL

 

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

     

1TL*

Tổng

 

3TL

2TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

 

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

 

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 9)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Tại thế vận hội đặc biệt Seatte (dành cho người tàn tật) có chín vận động viên vừa bị tổn thương về vật chất và tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để chuẩn bị cho cuộc đua 100km. Khi súng hiệu nổ tất cả đều lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ bị vấp té liên tục trên đường đua và cậu bật khóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả, không trừ một ai! Một cô gái bị hội chứng down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé:

- Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích.

Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy.

Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền.

Mãi về sau những người chứng kiến vẫn truyền tai nhau về câu chuyện cảm động này.

(Nguồn Internet)

Câu 1 (0,5 điểm): Đặt nhan đề cho văn bản.

Câu 2 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản.

Câu 3 (1,0 điểm): Tại sao khán giả trong sân khi chứng kiến câu chuyện lại vỗ tay vang dội nhiều phút liền và truyền tai nhau về câu chuyện cảm động này?

Câu 4 (1,0 điểm): Chỉ ra câu đặc biệt được sử dụng trong văn bản trên? Nêu tác dụng.

Câu 5 (1,0 điểm): Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua đoạn trích trên là gì? Lí giải sự lựa chọn thông điệp đó. 

Câu 6 (2,0 điểm): Từ nội dung của đoạn văn trên, em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương con người.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Hãy viết một bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

HS đặt nhan đề phù hợp với văn bản.

Ví dụ: Chiến thắng/ Sự chiến thắng/ Tinh thần chiến thắng.

0,5 điểm

Câu 2

Phương thức biểu đạt chính: thuyết minh.

0,5 điểm

Câu 3

Tất cả khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tay hoan hô không dứt vì cách hành xử cao đẹp, sự đồng cảm, lòng vị tha, tinh thần thi đấu cao đẹp của các vận động viên khuyết tật.

1,0 điểm

Câu 4

Câu đặc biệt được sử dụng trong văn bản trên:

- Trừ một cậu bé.

- Tất cả, không trừ một ai!

=> Tác dụng: 

- Trừ một câu bé: tạo sự chú ý về sự khác biệt của một vận động viên trên đường đua

- Tất cả, không trừ một ai: nhấn mạnh gây sự chú ý về sự đồng lòng thực hiện một hành động cao cả.

1,0 điểm

Câu 5

HS đưa ra thông điệp em tâm đắc nhất và lí giải lí do lựa chọn.

Ví dụ:

Văn bản đề cao sự yêu thương , nâng đỡ trong cuộc sống và tình cảm thiêng liêng giữa những con người có cùng hoàn cảnh.

1,0 điểm

Câu 6

HS trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương con người.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý:

- Lòng yêu thương chính là sự rung động, thấu cảm trước hoàn cảnh, con người. Người có lòng yêu thương là người sống chan hòa với người khác, sẵn sàng giúp đỡ, cho đi mà không mong nhận lại.

- Yêu thương vô cùng quan trọng trong cuộc sống, mỗi chúng ta hãy sống, yêu thương người khác cũng như yêu thương chính bản thân mình,…

2,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

 

0,25 điểm



2,5 điểm





























0,5 điểm

 

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: 

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

1. Mở bài

Giới thiệu về câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”.

2. Thân bài

a. Giải thích

- “Thất bại” là những lần vấp ngã, khó khăn trong công việc và cuộc sống.

- “Thành công” là đạt được những kết quả đạt được theo ý ta muốn, và công việc đó được hoàn thành tốt đẹp, xuất sắc.

- “Mẹ” là người phụ nữ có ơn sinh thành, dưỡng dục mỗi người.

=> “Thất bại” và “thành công” là khái niệm đối lập, nhưng được đặt trong mối quan hệ qua từ “mẹ”. Câu tục ngữ khuyên nhủ mỗi người cần biết chấp nhận thất bại, rút ra bài học và kinh nghiệm để có thành công.

b. Mở rộng vấn đề

- Thất bại giúp con người:

+ Có thêm những bài học, kinh nghiệm.

+ Mạnh mẽ, bản lĩnh hơn khi đối mặt với khó khăn, thử thách.

+ Vững bước cho chặng đường sau đó để đạt được thành công.

- Dẫn chứng: Thế giới ( Thomas Edison, Abraham Lincoln…); Việt Nam (Cao Bá Quát, Chủ tịch Hồ Chí Minh…)

- Bài học và liên hệ bản thân:

+ Không nên nản chí, cần rèn luyện bản lĩnh và mạnh mẽ vươn lên để chinh phục những mục tiêu.

+ Thất bại chỉ là một bước đệm để chúng ta bật nhảy tới vạch đích của thành công.

+ Học sinh cần cố gắng trau dồi kiến thức và kĩ năng, không ngại khó khăn…

3. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ đối với mỗi người trong cuộc sống.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - ĐỀ SỐ 10

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

0

1

0

3

0

1

0

 

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

0

10

0

40

0

40

0

10

100

Tỉ lệ %

10%

40%

40%

10%

 

Tỉ lệ chung 

50%

50%

 

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

Nhận biết:

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng.

Thông hiểu

- Xác định được phép liên kết câu. 

- Hiểu được chủ đề của văn bản.

- Hiểu được bài học được thể hiện qua văn bản.

Vận dụng:

- Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản.

- Vận dụng bài học trong văn bản vào cuộc sống.

1TL

3TL

1TL

 

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

     

1TL*

Tổng

 

1TL

3TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

 

10%

40%

40%

10%

Tỉ lệ chung

 

50%

50%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 10)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của văn minh. Một triết gia cổ đại đã từng nói như vậy.

Nên trong cuộc đời mình, dù có bất đồng quan điểm, hoặc không còn yêu thương, hoặc họ không cho mình nữa, hoặc mình không đủ năng lực lấy cơ hội họ mang đến, thì cũng nên trắng đen mà dùng lí trí phân biệt, rằng họ đã từng cho mình. Dù là 1 xu hay một miếng bánh nhỏ, cũng phải biết ơn.

Luôn nghĩ về ngày xưa, để biết ơn người đó cho mình cơ hội. Nếu không có họ, thì mình hiện giờ sẽ ra sao. Tự tưởng tượng và xóa bỏ những ý nghĩ không hay, nếu có. Văn minh đơn giản là như vậy.

[….] Cám ơn là câu cửa miệng, nhưng với người mình thì ngày càng hiếm hoi. Chữ cảm ơn xuất phát từ lòng biết ơn chân thành, là một tiêu chí để đánh giá con nhà có giáo dục tốt từ cha từ mẹ.

(Trích Lòng biết ơn, Tony buổi sáng, 17/10/2017

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau:

…Nên trong cuộc đời mình, dù có bất đồng quan điểm, hoặc không còn yêu thương, hoặc họ không cho mình nữa, hoặc mình không đủ năng lực lấy cơ hội họ mang đến, thì cũng nên trắng đen mà dùng lí trí phân biệt, rằng họ đã từng cho mình. Dù là 1 xu hay một miếng bánh nhỏ, cũng phải biết ơn.

Câu 3 (1,0 điểm). Khái quát nội dung của đoạn trích trên bằng 1-2 câu văn.

Câu 4 (1,0 điểm). Từ đoạn trích trên, em rút ra bài học gì cho bản thân>

Câu 5 (2,0 điểm). Từ nội dung của đoạn trích phần Đọc hiểuem hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn.

Phần 2: Viết (5 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ “Một cây chẳng làm nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

0,5 điểm

Câu 2

Tác giả sử dụng biện pháp tu từ liệt kê.

0,5 điểm

Câu 3

Nội dung chính của đoạn văn: lòng biết ơn. Lời cảm ơn rất cần cho mỗi người để hành xử văn minh hơn, tốt đẹp hơn. Cảm ơn là câu cửa miệng và hãy nói bằng lòng chân thành.

1,0 điểm

Câu 4

Bài học về lòng biết ơn:

- Ghi nhớ công ơn, đền đáp công ơn mà người khác dành cho mình là điều nên làm.

- Cần có trách nhiệm giữ gìn, vun đắp, phát huy bằng những việc làm cụ thể.

- Sống có trách nhiệm, ân nghĩa, thủy chung với ông bà cha mẹ, với tổ quốc, với những người cho ta cuộc sống hạnh phúc, bình an.

1,0 điểm

Câu 5

HS trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung

Gợi ý:

*Giải thích: lòng biết ơn có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. “Biết ơn là hiểu và nhớ công ơn của người khác đối với mình”.

- Bàn luận:

+ Biết ơn những người đã giúp đỡ mình, những người có công với dân tộc, đất nước.

+ Biết ơn và bày tỏ lòng biết ơn đối với người giúp đỡ mình thể hiện lối sống có nghĩa có tình, cách ứng xử có văn hóa, văn minh, lịch sự của con người.

+ Bày tỏ lòng biết ơn đâu hẳn chỉ là những thứ vật chất cao sang, có khi chỉ là một câu cảm ơn, một lời hỏi thăm, động viên chân thành, ấm áp tình người.

+ Nếu không có lòng biết ơn, con người trở nên ích kỷ, bạc tình, bất nhân…. (D/C).

- Bài học: Lòng biết ơn thể hiện nhân cách của con người. Nhưng không phải tự nhiên mà có. Đó là kết quả của sự tu dưỡng, rèn luyện của mỗi người.

2,0 điểm

Phần 2: Viết (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

 

0,25 điểm



2,5 điểm




















































0,5 điểm

 

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: nghị luận bàn về câu tục ngữ “Một cây chẳng làm nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

+ Dẫn dắt nêu vấn đề cần CM

+ Trích dẫn câu ca dao:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”

 * Giải thích:

- Câu ca dao dùng hình ảnh ẩn dụ khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết. Đoàn kết là sự gắn bó mật thiết, cùng chung tay góp sức để làm việc lớn.

“một cây” thì không thể làm “nên non”

- “ba cây” gộp lại thì mới có thể làm nên núi cao

=>Thể hiện rằng một khi số lượng thay đổi thì chất lượng cũng thay đổi theo

- “chụm” từ được dùng để thể hiện sự đoàn kết

- “cây” đây là một biện pháp nhân hóa trở thành một biểu tượng sinh động thấm thía về tinh thần đoàn kết.

* Bàn luận:

Tại sao đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công?

- Đoàn kết tạo nên sức mạnh, giúp con người làm nên những công việc lớn lao. Đoàn kết tạo nên sức mạnh trong trong cuộc sống lao động, học tập, chiến đấu.

Biểu hiện của tinh thần đoàn kết:

- Trong lịch sử chống ngoại xâm: Nhân dân ta đoàn kết chiến đấu chiến thắng nhiều kẻ thù xâm lược: ( D/C)

+ Chống kẻ thù phương Bắc xâm lược: Nhà Tống, Nguyên, Minh, Thanh...

+ 3 lần ta chiến thắng Chống quân Nguyên –Mông nức tiếng hùng mạnh...

+ Chiến thắng TD Pháp và đế quốc Mĩ : kẻ thù giàu có, trình độ kĩ thuật hiện đại, vũ khí tối tân, lực lượng quân đội thiện chiến...

- Sức mạnh của đoàn kết trong đời sống hàng ngày

+Nhân dân ta đoàn kết trong lao động, trong sản xuất:

(D/C) Con đê Sông Hồng ngăn lũ cho cả vùng châu thổ Bắc Bộ...; Công trình thủy điện Sông Đà đưa ánh áng đến mọi nhà...

+ Đoàn kết trong công cuộc đấu tranh chống những âm mưu chia rẽ dân tộc, bôi nhọ chính quyền...

- Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch, là yếu tố quyết định nên thành công. Bác Hồ dã từng khẳng định:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.

Thành công, thành công, đại thành công.

*Bàn luận - mở rộng:

- Thực tiễn cũng như đã cho thấy được rằng, không phải ai cũng có ý thức đoàn kết, chung sức đồng lòng để tạo sức mạnh đi đến thành công.

- Những người có tư tưởng cá nhân chủ nghĩa trong cuộc sống sẽ bị sống đơn lẻ, bị tách mình ra khỏi cộng đồng xã hội, làm việc gì cũng khó thành công, cần phải lên án.

- Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao

+ Đoàn kết là cội nguồn của sức mạnh, là yếu tố quan trọng để thành công.

- Bài học - liên hệ: khuyên mọi người sống phải đoàn kết để tạo lên sức mạnh để thành công.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt mạch lạc

 

Để xem trọn bộ Đề thi Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!

Xem thêm đề thi các môn lớp 7 bộ sách Chân trời sáng tạo hay, có đáp án chi tiết:

Đề thi Giữa Học kì 2 Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Giữa Học kì 2 Tin học lớp 7 Chân trời sáng tạo (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Anh lớp 7 Friends plus (10 đề có đáp án + ma trận) | Chân trời sáng tạo

Đề thi Giữa Học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Giữa Học kì 2 Lịch sử và Địa lí lớp 7 Chân trời sáng tạo (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Giữa Học kì 2 Giáo dục công dân lớp 7 Chân trời sáng tạo (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Giữa Học kì 2 Công nghệ lớp 7 Chân trời sáng tạo (10 đề có đáp án + ma trận)

1 8609 lượt xem
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: