TOP 10 đề thi Học kì 2 KTPL 11 (Kết nối tri thức) năm 2025 có đáp án
Bộ đề thi Học kì 2 KTPL 11 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Kinh tế pháp luật 11 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:
Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Học kì 2 KTPL 11 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bộ đề thi Học kì 2 KTPL 11 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
(HÌNH THỨC: 100% TRẮC NGHIỆM – 40 CÂU)
STT |
Nội dung học tập |
Mức độ đánh giá |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||
1 |
Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật |
1 |
1 |
|
|
2 |
Bình đẳng giới trong các lĩnh vực |
2 |
1 |
1 |
1 |
3 |
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo |
1 |
1 |
|
|
4 |
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội |
1 |
1 |
|
|
5 |
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử |
1 |
1 |
|
|
6 |
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về khiếu nại, tố tụng |
1 |
1 |
|
|
7 |
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bảo vệ Tổ quốc |
1 |
1 |
1 |
1 |
8 |
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân |
2 |
1 |
2 |
1 |
9 |
Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân |
1 |
1 |
1 |
1 |
10 |
Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân |
1 |
1 |
1 |
|
11 |
Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin |
3 |
1 |
1 |
|
12 |
Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo |
1 |
1 |
1 |
|
Tổng số câu hỏi |
16 |
12 |
8 |
4 |
|
Tỉ lệ % |
40% |
30% |
20% |
10% |
|
Tỉ lệ chung |
70% |
30% |
ĐỀ BÀI
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Theo quy định của pháp luật, công dân bình đẳng trước Nhà nước và xã hội khi thực hiện nghĩa vụ
A. thành lập doanh nghiệp tư nhân.
B. đóng góp quỹ bảo trợ xã hội.
C. xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
D. đầu tư các dự án kinh tế.
Câu 2: Hành vi nào dưới đây không vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?
A. Nhà nước có chính sách miễn giảm học phí đối với học sinh là người dân tộc thiểu số.
B. Dù thuộc diện nhập ngũ, nhưng T được miễn gọi nhập ngũ vì là con của chủ tịch xã.
C. Dù vượt đèn đỏ, nhưng anh K không bị xử phạt vì anh là con chủ chủ tịch tỉnh B.
D. Trường tiểu học X từ chối nhận học sinh C vì lý do: em C là người khuyết tật.
Câu 3: Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là: nam, nữ bình đẳng trong việc
A. tiếp cận các cơ hội việc làm.
B. tham gia các hoạt động xã hội.
C. tiếp cận nguồn vốn đầu tư.
D. lựa chọn ngành nghề học tập.
Câu 4: Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế là: nam, nữ bình đẳng trong việc
A. tiếp cận nguồn vốn, thị trường.
B. tham gia các hoạt động xã hội.
C. lựa chọn ngành, nghề đào tạo.
D. ứng cử vào các cơ quan, tổ chức.
Câu 5: Đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới, chúng ta cần
A. học tập, noi gương.
B. khuyến khích, cổ vũ.
C. lên án, ngăn chặn.
D. thờ ơ, vô cảm.
Câu 6: Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động?
Tình huống. Chị H đang làm việc tại công ty xuất nhập khẩu X. Chị luôn hoàn thành tốt mọi công việc được giao, có chuyên môn tốt và được đồng nghiệp quý mến. Nhưng khi khuyết trưởng phòng nhân sự, ông T (giám đốc công ty) đã không bổ nhiệm chị làm trưởng phòng nhân sự mà lại bổ nhiệm anh Q với lí do chị là nữ, tuổi còn trẻ.
A. Anh Q.
B. Chị H.
C. Ông T.
D. Ông T và anh Q.
Câu 7: Chủ thể nào dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo?
Tình huống. Anh K và chị P là nhân viên của ông ty X. Hai người đều là những nhân viên có chuyên môn tốt, thái độ làm việc chăm chỉ và có tinh thần cầu tiến. Nhận thấy những phẩm chất tốt của anh K và chị P nên anh C (trưởng phòng nhân sự) đã đề cử hai nhân viên này tham gia khóa đào tạo về chuyển đổi số trong lĩnh vực khoa học môi trường tại nước ngoài. Biết được tin này, anh K và chị P rất vui và thể hiện nguyện vọng sẵn sàng tham gia khóa đào tạo. Tuy nhiên, khi danh sách đề cử được chuyển tới ông S (giám đốc công ty), ông S đã gạch tên chị P vì ông cho rằng: lĩnh vực này có nhiều thách thức, tính cạnh tranh cao nên không phù hợp với nữ giới.
A. Anh K.
B. Chị P.
C. Anh C.
D. Ông S.
Câu 8: Tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều có quyền làm chủ đất nước; tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước - đó là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện nào?
A. Chính trị.
B. Kinh tế.
C. Văn hóa.
D. Giáo dục.
Câu 9: Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
Trường hợp. Xã T cách xa trung tâm, gần biên giới, có đồng bào của nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống. Người dân trên địa bàn xã T tin và theo nhiều tôn giáo khác nhau. Các tôn giáo đều được quyền xuất bản kinh, sách tôn giáo, sản xuất đồ dùng tôn giáo để phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt tôn giáo của tôn giáo mình. Người dân xã T luôn đoàn kết một lòng, không phân biệt tôn giáo, dân tộc tích cực tham gia các hoạt động do chính quyền địa phương tổ chức, bảo vệ an ninh, giữ vững biên cương của Tổ quốc, nhờ đó mà tình nghĩa đồng bào được gắn bó, kinh tế - xã Tội phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, xã T ngày càng giàu đẹp, đi lên cùng đất nước.
Câu hỏi: Ở địa phương T, quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện như thế nào?
A. Chính quyền xã T phân biệt đối xử giữa các tôn giáo trên địa bàn.
B. Trên địa bàn xã T thường xuyên diễn ra các cuộc xung đột tôn giáo.
C. Các tôn giáo trên địa bàn xã T bình đẳng trong hoạt động tôn giáo.
D. Tại xã T, tín đồ theo các tôn giáo khác nhau thường có mâu thuẫn.
Câu 10: Hành động nào sau đây không phải là biểu hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?
A. Đóng góp ý kiến, sửa đổi Hiến pháp.
B. Tham gia các hoạt động thiện nguyện.
C. Bầu cử Đại biểu HĐND các cấp.
D. Tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật.
Câu 11: Mọi hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội, xâm hại đến các quan hệ quản lý nhà nước và xã hội đều
A. bị phạt cải tạo không giam giữ.
B. phải chịu trách nhiệm pháp lí.
C. phải bồi thường thiệt hại.
D. bị phạt tù chung thân.
Câu 12: Khi thực hiện quyền bầu cử, công dân được quyền
A. tiếp cận các thông tin về bầu cử theo quy định của pháp luật.
B. ghi tên vào danh sách cử tri ở nhiều địa phương trên cả nước.
A. sử dụng tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri.
D. lợi dụng bầu cử để tuyên truyền trái những thông tin với pháp luật.
Câu 13: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử?
A. Gây nên tình trạng mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
B. Không thể hiện được ý chí, nguyện vọng của bản thân công dân.
C. Làm sai lệch kết quả bầu cử và lãng phí ngân sách nhà nước.
D. Là nhân tố duy nhất gây nên tình trạng bất ổn trong xã hội.
Câu 14: Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại trong trường hợp nào sau đây?
A. Phát hiện tù nhân trốn trại.
B. Chứng kiến bắt cóc con tin.
C. Bị phần tử khủng bố đe dọa tính mạng.
D. Nhận quyết định kỉ luật chưa thỏa đáng.
Câu 15: Trong trường hợp dưới đây, ông P đã thực hiện quyền nào của công dân?
Trường hợp. Gia đình ông P ở gần xưởng sản xuất của một doanh nghiệp hoạt động suốt ngày đêm khiến cơ sở thường xuyên xả bụi, khói, phát tán mùi hôi thối, ô nhiễm rất nghiêm trọng ra khu dân cư làm cho nhiều người không chịu được và mắc bệnh. Ông P làm đơn gửi đến Uỷ ban nhân dân xã và cảnh sát môi trường để yêu cầu xử lí hành vi vi phạm của doanh nghiệp.
A. Tố cáo.
B. Truy tố.
C. Khiếu nại.
D. Khởi kiện.
Câu 16: Bảo vệ Tổ quốc không bao gồm hoạt động nào sau đây?
A. Bảo vệ trật tự, an ninh xã hội.
B. Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.
C. Khám phá nền văn hóa của các nước khác.
D. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.
Câu 17: Hành vi nào sau đây là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân?
A. Tham gia biểu tình, bãi công.
B. Tham gia các hoạt động thiện nguyện.
C. Thực hiện đóng thuế thu nhập cá nhân.
D. Tham gia phục vụ trong Quân đội nhân dân.
Câu 18: Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc gây nên nhiều hậu quả tiêu cực, ngoại trừ việc
A. có thể gây nguy hại đến chủ quyền quốc gia.
B. xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân.
C. gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
D. là nhân tố duy nhất gây mất trật tự an toàn xã hội.
Câu 19: Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào đã vi phạm nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc?
Tình huống. Ông Q, ông K và anh V thường trú ở một tỉnh miền núi giáp biên giới. Cả 3 người cùng là thành viên của đội tự quản địa phương. Một lần, ông, ông K và anh V vào rừng tuần tra thì tình cờ phát hiện một nhóm người khả nghị đang chôn giấu nhiều vũ khí nên đã bí mật quan sát, đánh dấu vị trí. Sau đó, ông Q đề nghị cả nhóm cùng lên đồn biên phòng trên địa bàn để trình báo lại sự việc; tuy nhiên, ông K và anh Vkhông đồng ý, đồng thời can ngăn ông Q vì lí do sợ bị trả thù. Bấp chấp sự can ngăn, ông Q vẫn tới đồn biên phòng để trình báo.
A. Ông Q và anh V.
B. Ông K và anh V.
C. Ông Q và ông K.
D. Ông Q, ông K và anh V.
Câu 20: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi
A. giám hộ trẻ em khuyết tật.
B. giam, giữ người trái pháp luật.
C. truy tìm đối tượng phản động
D. bảo trợ người già neo đơn.
Câu 21: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của người khác khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Theo dõi nghi can vụ án.
B. Khống chế tù nhân vượt ngục.
C. Đánh người khác gây thương tích.
D. Giam giữ người bị tinh nghi.
Câu 22: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
B. Là nhân tố duy nhất dẫn đến mất ổn định an ninh chính trị.
C. Gây tổn hại sức khỏe, tính mạng đối với người bị xâm phạm.
D. Gây tổn hại về uy tín, danh dự,… đối với người bị xâm phạm.
Câu 23: Hành vi của ông H trong tình huống dưới đây đã vi phạm quyền nào của công dân?
Tình huống. Do có mâu thuẫn từ việc thanh toán tiền thuê nhà giữa gia đình ông H và anh K, ông H đã khóa trái cửa phòng thuê và giam anh K trong suốt 4 giờ. Anh K gọi điện báo công an đến thì ông H mới mở khóa phòng. Khi công an xã yêu cầu ông H lên phường làm việc thì ông không đi, vì cho rằng mình không làm gì sai phạm.
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền bất tự do ngôn luận, tiếp cận thông tin.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Câu 24: Trong tình huống sau, chủ thể nào đã có hành vi vi phạm pháp luật?
Tình huống. Anh N là nhân viên bưu chính đã liên lạc với khách hàng là anh K để giao bưu phẩm. Vì đang đi vắng nên anh K nhờ anh N giao bưu phẩm cho chị Y là hàng xóm nhận hộ. Khi sang nhà chị Y để nhận lại bưu phẩm, anh K phát hiện chị Ý đã mở bưu phẩm của mình nên rất tức giận và vô ý đẩy chị Y ngã khiến chị bị thương.
A. Anh K.
B. Anh N và anh K.
C. Chị Y.
D. Chị Y và anh K.
Câu 25: Nhận định nào sau đây đúng?
A. Hành vi xâm phạm đến sức khoẻ của người khác thì luôn bị xử lí về hình sự.
B. Chia sẻ các thông tin không đúng sự thật chi phải chịu trách nhiệm hành chính.
C. Ai cũng có quyền bắt người nếu tình nghi người đó đã thực hiện hành vi phạm tội.
D. Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự của người khác đều phải chịu trách nhiệm pháp lí.
Câu 26: Chủ thể dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân?
A. Anh T phá cửa nhà anh K, kịp thời đưa bé V đang leo trèo ở lan can ban công xuống.
B. Bạn A tự ý mở cổng một nhà người dân ven đường để vào nhặt quả bóng mình làm rơi.
C. Ông T khoá cửa phòng trọ, ngăn cản không cho anh T vào vì chậm đóng tiền thuê nhà.
D. Nghi ngờ chị P lấy trộm đồ của mình, chị V đã vào phòng của chị P để lục lọi đồ đạc.
Câu 27: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
B. Ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công dân và gia đình.
C. Gây thiệt hại về tinh thần, sức khỏe, tính mạng, kinh tế… của công dân.
D. Người có hành vi vi phạm phải chịu hình phạt tù trong mọi trường hợp.
Câu 28: Hành vi của bà V và anh H trong tình huống sau đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?
Tình huống. Phát hiện anh H phá khóa vào nhà mình để trộm tài sản, anh M đã giữ anh H trong nhà kho của gia đình. Biết chuyện, bà V là mẹ anh H đến nhà anh M xin lỗi và thỏa thuận bồi thường. Do gia đình anh M đi vắng, thấy cửa không khóa nên bà V đã tự ý vào nhà tìm kiếm anh H.
A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.
C. Bất khả xâm phạm về tài sản.
D. Được pháp luật bảo hộ về thân thể.
Câu 29: T và bà nội đang chuẩn bị ăn cơm tối thì có hai người đàn ông mặc trang phục. công an đến bấm chuông và yêu cầu mở cửa để khám xét vì nghi ngờ trong nhà đang tàng trữ chất cấm. Bà nội T nghe vậy liền giải thích trong nhà không cắt giấu chất cấm và gọi C mang chìa khoá ra mở cửa.
Câu hỏi: nếu là bạn T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào để thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Mở cửa, dụ họ vào nhà rồi nhanh chóng khóa cửa lại, sau đó tới đồn công an trình báo.
B. Lập tức mở cửa cho họ vào khám nhà để tránh phạm tội “chống người thi hành công vụ”.
C. Từ chối mở cửa, yêu cầu hai người đàn ông xuất trình thẻ công an và quyết định khám nhà.
D. Từ chối mở cửa, mắng mỏ và lớn tiếng vạch trần thủ đoạn lừa đảo của hai người đàn ông.
Câu 30: Theo quy định của pháp luật, nhân viên bưu chính thực hiện đúng nội dung quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín của khách hàng khi
A. cố ý hủy thư của người khác.
B. giao thư đến tay người nhận.
C. vô ý làm thất lạc thư.
D. tự tiện bóc mở thư.
Câu 31: Hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân không dẫn tới hậu quả nào sau đây?
A. Xâm phạm tới đời sống riêng tư, an toàn và bí mật cá nhân của công dân.
B. Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm lí, danh dự, nhân phẩm… của công dân.
C. Ảnh hưởng xấu đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lý hành chính.
D. Người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ trong mọi trường hợp.
Câu 32: Mỗi cá nhân cần có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
A. Tôn trọng quyền của người khác; tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
B. Khuyến khích những hành vi xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
C. Tuyệt đối không cho người khác mượn các thiết bị như: điện thoại, máy tính.
D. Tuyệt đối không nhờ người khác nhận giúp thư, hàng hóa, bưu kiện, bưu phẩm.
Câu 33: Bà Q viết bài đăng báo bày tỏ lòng tri ân đối với các nhân viên y tế đã luôn tiên phong trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19. Bà Q đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?
A. Kiểm soát truyền thông.
B. Đối thoại trực tuyến.
C. Tự do ngôn luận.
D. Thông cáo báo chí.
Câu 34: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “…..là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí”.
A. Quyền tự do báo chí.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền tự do tín ngưỡng.
D. Quyền tiếp cận thông tin.
Câu 35: Công dân tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ – đó là nội dung của quyền nào sau đây?
A. Quyền tự do báo chí.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền tự do tín ngưỡng.
D. Quyền tiếp cận thông tin.
Câu 36: Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin không dẫn tới hậu quả nào sau đây?
A. Xâm phạm quyền tự do, quyền dân chủ của công dân.
B. Có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự… của công dân.
C. Làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
D. Người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tù trong mọi trường hợp.
Câu 37: Người dân xã H trong tình huống dưới đây đã thực hiện quyền nào của công dân?
Tình huống. Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, chính quyền xã H đã có nhiều việc làm tích cực; tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ có việc làm gây dư luận không tốt trong nhân dân. Trước tình hình đó, bà con xã H đã phản ánh với báo chí về tình trạng: cán bộ phụ trách công trình đã không minh bạch trong việc thu chi tiền làm đường của các hộ dân trong xã.
A. Tiếp cận thông tin.
B. Bảo hộ danh dự.
C. Tự do ngôn luận.
D. Tự do báo chí.
Câu 38: Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
B. Thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Ép buộc người khác theo một tôn giáo nào đó.
D. Học tập và thực hành giáo lí, giáo luật tôn giáo.
Câu 39: Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo không gây nên hậu quả nào sau đây?
A. Xâm phạm đến quyền tự do, dân chủ của công dân.
B. Có thể gây tổn hại về sức khỏe, danh dự… của công dân.
C. Ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
D. Người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tù trong mọi trường hợp.
Câu 40: Trong tình huống sau, chủ thể nào không vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?
Tình huống. Chị H và gia đình chị đều theo đạo Y. Đến khi lấy chồng, chị không muốn theo đạo Y để theo đạo P, cùng với đạo của chồng chị. Khi biết tin, bà K (mẹ chị H) không đồng ý, và ra sức ngăn cản. Bà K còn tuyên bố sẽ không gặp mặt chị H nữa nếu chị quyết tâm từ bỏ tôn giáo Y. Trong khi đó, ông M (bố chị H) không ngăn cản vì ông cho rằng, đây là quyền tự do của công dân, không ai có thể ngăn cản người khác theo hoặc không theo tôn giáo nào.
A. Chị H và ông M.
B. Bà K và chị H.
C. Ông M và bà K.
D. Bà K và chồng chị H.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-C |
2-A |
3-B |
4-A |
5-C |
6-C |
7-D |
8-A |
9-C |
10-B |
11-B |
12-A |
13-D |
14-D |
15-A |
16-C |
17-D |
18-D |
19-B |
20-B |
21-C |
22-B |
23-A |
24-D |
25-D |
26-A |
27-D |
28-A |
29-C |
30-B |
31-D |
32-A |
33-C |
34-A |
35-D |
36-D |
37-D |
38-C |
39-D |
40-A |
......................................
......................................
......................................
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Xem thêm các chương trình khác:
- TOP 100 Đề thi Kinh tế pháp luật 11 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án | KTPL
- TOP 100 Đề thi Tiếng Anh 11 (cả năm) (Friends Global) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Toán 11 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Ngữ văn 11 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Vật lí 11 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Hóa 11 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Sinh học 11 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Lịch sử 11 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Địa lí 11 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Kinh tế pháp luật 11 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án | KTPL
- TOP 100 Đề thi Tiếng Anh 11 (cả năm) (i-learn Smart World) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Toán 11 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Ngữ văn 11 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Vật lí 11 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Hóa 11 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Sinh học 11 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Lịch sử 11 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Địa lí 11 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Công nghệ 11 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Tin học 11 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án