Đề cương ôn tập Kinh tế pháp luật 11 Giữa học kì 2 (Kết nối tri thức 2025)

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập KTPL 11 Giữa học kì 2 sách Kết nối tri thức giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi Kinh tế pháp luật 11 Giữa kì 2.

1 1,350 17/07/2024


Đề cương ôn tập Kinh tế pháp luật 11 Giữa học kì 2 (Kết nối tri thức 2025)

I. Lý thuyết ôn thi giữa kì 2

BÀI 11: KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT

1. Khái niệm, đặc điểm pháp luật.

+ Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bát buộc chung, do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

+ Pháp luật có các đặc điểm sau:

Tính quy phạm phổ biến: pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người. Đây là đặc điểm để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác.

Tính quyền lực, bắt buộc chung: pháp luật do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước. Mọi tổ chức, cá nhân không phân biệt địa vị, nghề nghiệp, chức vụ, quyền hạn đều phải thực hiện pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị cơ quan nhà nước có thầm quyền xử lí nghiêm minh tuỳ theo mức độ vi phạm

2. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:

+ Pháp luật phải được thể hiện bằng các văn bản có chứa quy phạm pháp luật.

+ Văn bản quy phạm pháp luật phải do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức luật định. Chỉ các cơ quan nhả nước có thầm quyền do Hiến pháp, luật quy định mới được ban hành văn bàn quy phạm pháp luật.

+ Tất cả văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp. không được trái với Hiến pháp. Văn bản quy phạm pháp luật do cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cấp trên ban hành.

2. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội

Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là công cụ không thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới.

Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội. Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động cá nhân, tổ chức. Nếu không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được.

Pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hê xã hội một cách thống nhất trong toàn quốc và được đảm bảo bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước nên hiêu lực thi hành cao. Pháp luật sẽ bảo đảm dân chủ, công bằng, phù hợp lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau.

Pháp luật là phương tiện để công dân thưc hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cùa mình

Bài 12: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT VIỆT NAM (2 tiết)

1. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

- Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được sắp xếp thành các ngành luật, các chế định pháp luật và được thể hiện trong các văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyển ban hành theo những hình thức, thủ tục nhất định để điếu chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam.

- Cấu trúc: hệ thống pháp luật Việt Nam gồm: ngành luật; chế định pháp luật; quy phạm pháp luật.

+ Quy phạm pháp luật: là quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện.

+ Chế định pháp luật là nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội có đặc điểm chung và có mối liên hệ mật thiết với nhau.

+ Ngành luật là tổng hợp các quy phạm pháp luật điếu chinh một loạt các quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.

- Về hình thức: hệ thống pháp luật được thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật.

2. VĂN BẢN PHÁP LUẬT VIỆT NAM

a) Văn bản quy phạm pháp luật.

- Văn bản quy phạm pháp luật là các văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyển, hình thức, trình tự, thù tục pháp luật quy định. Dựa vào sơ đổ Hệ thống pháp luật Việt Nam để kể tên văn bản và cơ quan ban hành các văn bản đó.

- Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật:

+ Có chứa các quy phạm pháp luật. Được áp dụng nhiều lần và trong phạm vi cả nước.

+ Do cơ quan nhà nước có thẩm quyến ban hành.

+ Hình thức, trình tự, thủ tục ban hành do luật quy định.

- Văn bản quy phạm pháp luật gốm văn bản luật và văn bản dưới luật.

+ Văn bản luật là văn bản do Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành, bao gốm: Hiến pháp, bộ luật, luật, nghị quyết.

+ Văn bản dưới luật gồm: pháp lệnh, nghị quyết liên tịch, lệnh, quyết định, thông tư, thông tư liên tịch.

b) Văn bản áp dụng pháp luật.

- Là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, mang tính quyền lực nhà nước do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định trên cơ sở áp dụng các quy phạm pháp luật đối với quan hệ cụ thể, cá biệt nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức nhất định hoặc xác định trách nhiệm pháp lí đối với chủ thể vi phạm pháp luật.

- Là văn bản có nội dung cụ thể đối với cá nhân, tổ chức xác định, được thực hiện một lần trong thực tiễn.

BÀI 13: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

1. Khái niệm thực hiện pháp luật

Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tồ chức

2. Các hình thức thực hiện pháp luật

Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật (tồ chức, cá nhân) kiềm chế không thực hiện các hành vi pháp luật cấm.

Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó việc các chủ thể pháp luật (tổ chức, cá nhân) chủ động thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm (bắt buộc phải làm). Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể (tổ chức, cá nhân) thực hiện các quyền và tự do pháp lí của mình theo quy định của pháp luật (làm những việc pháp luật cho phép làm).

Áp dụng pháp luật là việc các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền, căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cụ the của cá nhân, tổ chức

II. Trắc nghiệm ôn thi giữa kì 2

Câu 1: Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước là

A. pháp luật.
B. thỏa thuận.
C. hương ước.
D. quyết định.

Câu 2: Theo quy định, ở nước ta hiện nay pháp luật do tổ chức nào sau đây ban hành?

A. Tòa án.
B. Quốc hội.
C. Nhà nước.
D. Viện kiểm soát.

Câu 3: Việc nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính chặt chẽ về hình thức.
D. Tính kỉ luật và nghiêm minh.

Câu 4: Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cơ quan cấp trên ban hành là thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính xác định cụ thể về mặt nội dung.
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật.

Câu 5: Ở nước ta hiện nay, nhà nước sử dụng phương tiện nào sau đây để quản lí xã hội một cách dân chủ và hiệu quả nhất?

A. giáo dục.
B. đạo đức.
C. pháp luật.
D. kế hoạch.

Câu 6: Việc anh A bị xử phạt hành chính vì không nộp thuế khi kinh doanh là thể hiện đặc điểm nào sau đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực phổ biến chung.
B. Tính chặt chẽ về hình thức.
C. Tính xác định về nội dung.
D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 7: Trên đường phố tất cả mọi người nghiêm chỉnh chấp hành quy định của Luật giao thông đường bộ là phản ánh đặc điểm cơ bản nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm bắt buộc.
B. Tính xác định về mặt hình thức.
C. Tính quy phạm quyền lực chung.
D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 8: Dựa vào đặc điểm cơ bản nào của pháp luật để phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật với quy phạm đạo đức?

A. Tính quyền lực bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

Câu 9: Người tham gia giao thông luôn chấp hành tín hiệu vạch kẻ đường, tín hiệu đèn giao thông đã phản ánh đặc điểm cơ bản nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính áp chế bắt buộc chung.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

Câu 10: Theo quy định của pháp luật, hành vi bày bán hàng hóa dưới lề đường là vi phạm

A. đạo đức.
B. pháp luật.
C. quyền.
D. nề nếp.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vai trò của pháp luật?

A. Nhà nước quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật.
B. Pháp luật là phương tiện duy nhất để Nhà nước quản lí xã hội.
C. Quản lí xã hội bằng pháp luật đảm bảo tính công bằng, dân chủ.
D. Pháp luật được đảm bảo bằng sức mạnh quyền lực của Nhà nước.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng khi trả lời câu hỏi tại sao nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật?

A. Để đảm bảo quyền tự do cơ bản của công dân.
B. Đây là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả nhất.
C. Quản lí xã hội bằng pháp luật đảm bảo tính công bằng dân chủ.
D. Đây là phương pháp quản lí cố định và bất biến.

Câu 13: Công trình xây dựng K không tuân thủ các quy định về an toàn lao động nên đã xảy ra sự cố sập giàn giáo làm ba công nhân tử vong. Cơ quan Cảnh sát điều tra quận X, nơi xảy ra vụ tai nạn trên đã khởi tố hình sự đối với chủ đầu tư công trình K. Việc làm của Cảnh sát quận X đã thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Tính nghiêm khắc của pháp luật.
C. Tính đặc thù về mặt nội dung.
D. Tính giáo dục phổ biến pháp luật.

Câu 14: Cục thông tin và truyền thông đã ra quyết định xử phạt việc chị A có hành vi đăng tải lên trang cá nhân những thông tin không chính xác về dịch bệnh Covid 19, gây hoang mang cho nhân dân. Việc làm của cục thông tin và truyền thông thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính chặt chẽ về hình thức.
B. Tính kỉ luật và nghiêm minh.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính răn đe phổ biến của pháp luật.

Câu 15: Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố danh mục các bộ sách giáo khoa lớp 10, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh X đã ra các quyết định chỉ đạo các trường THPT trên địa bàn tỉnh triển khai công tác lựa chọn sách theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
B. Tính nghiêm khắc của pháp luật.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính phù hợp thực tiễn xã hội.

Câu 16: Để kỷ niệm năm cuối cùng của thời học sinh, Q và bạn bè chung tiền mua thuốc lắc để thử cảm giác mạnh. Trong lúc cả nhóm đang chơi thì bị công an kiểm tra và bắt tất cả về đồn. Sau đó Q và các bạn bị công an xử phạt rồi thông báo về gia đình và nhà trường. Việc xử phạt trên đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Tính răn đe giáo dục của pháp luật.
C. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức

Câu 17: Trong một thời gian dài, do tình hình dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến hết sức phức tạp, Chính phủ đã có công văn chỉ đạo các tỉnh trên cả nước xử lí nghiêm các hoạt động đưa đón người vượt biên trái phép vào Việt Nam. Việc làm này đã thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính giáo dục trực tiếp của pháp luật.
C. Tính đe dọa và bắt buộc chung.
D. Tính nghiêm minh của Chính phủ.

Câu 18: Do hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nên sau mỗi buổi học, em C đã cùng với anh trai lén lút phá rừng lấy gỗ để bán lấy tiền giúp đỡ gia đình. Em H là bạn của C đã quay clip cảnh vận chuyển gỗ lậu của C và đăng tải trên trang cá nhân nên cả hai anh em C bị cơ quan chức năng tạm giữ để điều tra. Thương bạn nên K đã phản đối gay gắt H vì đã gián tiếp khiến C bị bắt. Hành vi của những ai đã vi phạm pháp luật?

A. Hai anh em C.
B. Anh em C và H.
C. Anh em C, H và K.
D. Bạn H và K.

Câu 19: Bạn M không cho B nhìn bài trong lúc kiểm tra nên B rủ X chặn đường đe doạ M khiến M hoảng loạn tinh thần. Nghe M kể lại chuyện đó, H là bạn cùng lớp với M và B đã rủ thêm L đánh B và X. Hành vi của những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật?

A. Bạn B và X.
B. Bạn B, X và M.
C. Bạn B, X, H và L.
D. Bạn H và L.

Câu 20: Tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được sắp xếp thành các ngành luật, các chế định pháp luật và được thể hiện trong các văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo những hình thức, thủ tục nhất định để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam là đề cập đến khái niệm nào sau đây?

A. Quy phạm pháp luật Việt Nam.
B. Hệ thống pháp luật Việt Nam.
C. Hệ thống chính trị Việt Nam.
D. Thực hiện pháp luật Việt Nam.

Câu 21: Về cấu trúc, hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm các chế định pháp luật, các quy phạm pháp luật và

A. các ngành luật.
B. các giá trị xã hội.
C. các giá trị đạo đức
D. các quy tắc xử sự.

Câu 22: Các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định là nội dung khái niệm nào sau đây?

A. Quy phạm pháp luật.
B. Chế định pháp luật.
C. Hệ thống pháp luật.
D. Thực hiện pháp luật.

Câu 23: Việc tập hợp các quy phạm pháp luật có cùng tính chất điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội tương ứng trong một hoặc nhiều ngành luật là khái niệm nào sau đây?

A. Quy phạm pháp luật.
B. Chế định pháp luật.
C. Hệ thống pháp luật
D. Thực hiện pháp luật.

Câu 24: Loại văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định mà Nhà nước muốn xác lập là nói đến văn bản

A. quy phạm pháp luật.
B. thực hiện pháp luật.
C. chế định pháp luật.
D. ban hành pháp luật.

Câu 25: Trong các văn bản sau đây thì văn bản bản nào là văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta hiện nay?

A. Quyết định của Hiệu trưởng.
B. Nghị quyết của Đoàn thanh niên.
C. Nghị định của UBND cấp tỉnh.
D. Nội quy của khu dân cư.

Câu 26: Trong các văn bản sau đây thì văn bản bản nào không phải là văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta hiện nay?

A. Thông tư của Bộ trưởng
B. Quyết định của Chỉ tịch nước.
C. Quyết định của UBND cấp xã.
D. Quyết định của Hiệu trưởng.

Câu 27: Kết thúc buổi liên hoan gặp gỡ kỉ niệm 20 năm ngày ra trường, trên đường lái xe về nhà, anh H và anh B bị cảnh sát giao thông yêu cầu cả hai người dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn. Do trong buổi liên hoan, anh H và anh B đã uống rượu bia nên kết quả hơi thở của hai người đều có nồng độ cồn vượt quá 0.5 miligam/1 lít khí thở. Cảnh sát giao thông đã lập biên bản xử phạt mỗi người 6 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong vòng 24 tháng theo quy định của pháp luật. Vậy biên ản xử phạt của cảnh sát giao thông là văn bản

A. áp dụng pháp luật.
B. phổ biến pháp luật.
C. giải đáp pháp luật.
D. tuân thủ pháp luật.

Câu 28: Trong giờ học môn Kinh tế và pháp luật, giáo viên H yêu cầu học sinh lấy ví dụ về văn bản quy phạm pháp luật. Bạn A xung phong và trả lời rằng: Quyết định của Hiệu trường nhà trường là văn bản quy phạm pháp luật. Bạn B thì cho rằng: quy định của khu dân cư mới là văn bản quy phạm pháp luật. Bạn C thì nói: Các nội quy do làng xã đặt ra mới là văn bản quy phạm pháp luật. Còn bạn D thì cho rằng quyết định xử phạt hành chính của cảnh sát giao thông mới là văn bản quy phạm pháp luật. Theo em, trong các văn bản trên thì đâu là văn bản quy phạm pháp luật?

A. Quyết định của Hiệu trưởng.
B. Quy định của khu dân cư.
C. Nôi quy do làng xã đặt ra.
D. Quyết định xử phạt hành chính.

Câu 29: Khi thảo luận về hệ thống pháp luật Việt Nam thì bạn T có quan điểm: lệnh của Chủ tịch nước mới là một trong những văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý nhất định. Tuy nhiên bạn B thì cho rằng: Nghị quyết của Quốc hội mới là văn vản quy phạm pháp luật. Bạn C thì nói: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ mới là văn bản quy phạm pháp luật. Còn bạn D thì cho rằng Nghị quyết của HĐND cấp huyện mới là văn bản quy phạm pháp luật. Theo em, trong các văn bản trên thì đâu không phải là văn bản quy phạm pháp luật dưới luật?

A. Nghị quyết của Quốc hội.
B. Lệnh của Chủ tịch nước.
C. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
D. Nghị quyết của HĐND cấp huyện.

Câu 30: Tuân thủ pháp luật là việc các cá nhân, tổ chức kiềm chế không thực hiện các hành vi

A. xã hội kì vọng.
B. pháp luật cấm.
C. tập thể hạn chế.
D. đạo đức chi phối.

1 1,350 17/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: