TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 KTPL 11 (Kết nối tri thức) năm 2025 có đáp án

Bộ đề thi Giữa Học kì 2 KTPL 11 (Kết nối tri thức) năm 2025 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Kinh tế pháp luật 11 Giữa Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 1,667 17/07/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 KTPL 11 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Giữa Học kì 2 KTPL 11 (Kết nối tri thức) năm 2025 có đáp án

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

(HÌNH THỨC: 70% TRẮC NGHIỆM + 30% TỰ LUẬN)

STT

Nội dung kiến thức

Mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

3

2

1 câu (2đ)

1 câu (1đ)

2

Bình đẳng giới trong đời sống xã hội

5

2

3

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

2

2

4

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

2

2

5

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử

2

2

6

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về khiếu nại, tố tụng

2

2

Tổng số câu hỏi

16

12

1

1

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

Tỉ lệ chung

70%

30%

ĐỀ BÀI

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1:Quyền nào của công dân được đề cập đến trong khái niệm sau đây: “Mọi công dân, không phân biệt nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật”?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

C. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

D. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

Câu 2: Theo quy định của pháp luật, mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc - điều này thể hiện công dân bình đẳng về

A. danh dự cá nhân.

B. phân chia quyền lợi.

C. địa vị chính trị.

D. nghĩa vụ pháp lí.

Câu 3: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều

A. được quyền phủ nhận lời khai nhân chứng.

B. bị xử lí theo quy định của pháp luật.

C. phải từ bỏ sở hữu mọi tài sản.

D. phải tham gia lao động công ích.

Câu 4: Các chủ thể trong trường hợp dưới đây đã được hưởng quyền gì?

Trường hợp. Anh K và chị H cùng nộp hồ sơ đăng kí thành lập công ty tư nhân. Sau khi xem xét hồ sơ đăng kí kinh doanh, xét thấy hồ sơ của hai cá nhân này đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho anh Kiên và chị Hạnh trong thời hạn quy định.

A. Quyền bầu cử và ứng cử.

B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền tự do kinh doanh.

D. Quyền sở hữu tài sản.

Câu 5: Năm nay M, N và K đều đủ 17 tuổi, đều thuộc diện đăng kí nghĩa vụ quân sự, theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự. M và N đã thực hiện xong việc đăng kí, còn K thì không tới đăng kí cho rằng: bố của K là nhà kinh doanh thành đạt, đã nộp nhiều tiền thuế cho Nhà nước, nên K được miễn đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự.

Trong tình huống trên, bạn học sinh nào trong tình huống dưới đây đã thực hiện đúng quy định công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật?

A. Bạn M và K.

B. Bạn K và N.

C. Bạn M và N.

D. Cả 3 bạn M, N, K.

Câu 6: Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lí, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Hôn nhân và gia đình.

D. Văn hóa và giáo dục.

Câu 7: Nam, nữ bình đẳng trong việc quản lý doanh nghiệp - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Văn hóa.

D. Giáo dục.

Câu 8: Một trong những nội dung của quyền bình đẳng giới trong lao động là mọi công dân đều được thực hiện quyền lao động thông qua

A. nội dung thông cáo báo chí.

B. lựa chọn việc làm phù hợp.

C. kế hoạch điều tra nhân lực.

D. chiến lược phân bố dân cư.

Câu 9: Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?

A. Chính trị và xã hội.

B. Khoa học và công nghệ.

C. Hôn nhân và gia đình.

D. Giáo dục và đào tạo.

Câu 10: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình không thể hiện ở việc vợ chồng cùng

A. định đoạt khối tài sản chung.

B. thống nhất địa điểm cư trú.

C. tôn trọng nhân phẩm của nhau.

D. bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.

Câu 11: Thực hiện quy định về bình đẳng giới

A. là nhiệm vụ lớn nhất của nhà nước.

B. là trách nhiệm của mỗi cá nhân.

C. là trách nhiệm riêng của cơ quan công an.

D. là trách nhiệm riêng của cơ quan tư pháp.

Câu 12: Hành vi của chị K trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào?

Tình huống. Được biết Hội phụ nữ xã X thành lập đội công tác nhằm tuyên truyền, tư vấn cho cộng đồng về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, anh M và chị V đã đăng kí tham gia. Tuy nhiên, chị K (Hội trưởng Hội phụ nữ xã X) đã gạch tên anh M ra khỏi danh sách ứng viên vì chị cho rằng: công việc này không phù hợp với nam giới.

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Lao động.

D. Văn hóa.

Câu 13: Các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển - đó là nội dung của quyền nào dưới đây?

A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

B. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

C. Quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo.

D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 14: Sự bình đẳng về quyền giữa các tôn giáo được thể hiện như thế nào?

A. Có sự phân biệt đối xử về quyền giữa người có tôn giáo hoặc không tôn giáo.

B. Những nơi thờ tự của các tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm xâm phạm.

C. Các tổ chức tôn giáo không được phép sở hữu tài sản và tổ chức sinh hoạt tôn giáo.

D. Mỗi công dân bắt buộc phải theo một tôn giáo nào đó để nhà nước dễ dàng quản lí.

Câu 15: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc đối với đời sống con người và xã hội?

A. Tạo điều kiện để mỗi dân tộc đều có cơ hội phát triển.

B. Góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

C. Gia tăng sự chênh lệch trình độ phát triển giữa các dân tộc.

D. Phát huy nguồn lực của các dân tộc trong xây dựng đất nước.

Câu 16: Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã có hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

Tình huống. Q là người theo tôn giáo X, sống và sinh hoạt cùng các bạn trong kí túc xá của Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú của tỉnh B. Cùng phòng với Q còn có T và N, hai bạn này đều theo tôn giáo P. Đến giờ ăn cơm, Q thường làm dấu và thành tâm cầu nguyện trước khi ăn, thấy vậy, T và N tỏ vẻ khó chịu, họ yêu cầu Q lần sau khi ăn cơm cùng thì không được làm dấu và cầu nguyện nữa.

A. Bạn Q và N.

B. Bạn T và N.

C. Bạn Q và T.

D. Cả 3 bạn: Q, T, N.

Câu 17: Hành động nào sau đây không phải là biểu hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?

A. Đăng kí tham gia hiến máu nhân đạo.

B. Biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý.

C. Giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước.

D. Góp ý xây dựng các văn bản pháp luật.

Câu 18:Trong trường hợp dưới đây, Đoàn Thanh niên Trường Trung học phổ thông B đã thực hiện nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào?

Trường hợp. Đoạn đường đi qua cổng trường Trung học phổ thông B thường xuyên xảy ra ách tắc, gây khó khăn cho người tham gia giao thông. Trước tình trạng đó, Đoàn Thanh niên trường đã thảo luận, đề xuất một số phương án giải quyết, khắc phục sự việc gửi tới Ban Giám hiệu nhà trường và chính quyền địa phương. Những phương án này đã được chính quyền địa phương cùng nhà trường xem xét, phân tích, đánh giá, triển khai trên thực tế để đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật, nội quy của trường học, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của những cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.

A. Tuân thủ quy định pháp luật.

B. Góp ý sửa đội các dự thảo Luật.

C. Tố cáo sai phạm của cán bộ nhà nước.

D. Tham gia các hoạt động thiện nguyện.

Câu 19: Mọi hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội, xâm hại đến các quan hệ quản lý nhà nước và xã hội đều

A. bị phạt cải tạo không giam giữ.

B. phải chịu trách nhiệm pháp lí.

C. phải bồi thường thiệt hại.

D. bị phạt tù chung thân.

Câu 20: Hành vi của bạn C trong trường hợp dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về quyền nào của công dân?

Trường hợp. Là Bí thư Chi đoàn lớp 12A1, bạn C được Bí thư Đoàn trường giao nhiệm vụ phổ biến thông tin và thu thập ý kiến đóng góp của các đoàn viên trong lớp đối với dự thảo Văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc và dự thảo Văn kiện Đại hội Đoàn tỉnh. Vì thời gian hơi gấp nên C đã tự đọc dự thảo các văn kiện và gửi ý kiến đóng góp cho cấp trên. Khi biết chuyện, thầy giáo V (Bí thư Đoàn trường) đã nghiêm khắc phê bình C và giải thích cho C hiểu việc làm đó đã vi phạm quyền bày tỏ ý kiến của các đoàn viên khác trong lớp. Các bạn sẽ không có cơ hội được nói lên nguyện vọng, ý kiến của cá nhân đối với hoạt động của Đoàn. C cảm thấy hối hận nên đã chủ động chia sẻ lại sự việc và xin lỗi cả lớp.

A. Tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin.

B. Được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín.

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.

D. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 21: Khi tham gia bầu cử, công dân được thực hiện hành vi nào dưới đây?

A. Khiếu nại, khởi kiện những hành vi sai sót về bầu cử.

B. Ghi tên vào danh sách cử tri ở nhiều địa phương trên cả nước.

A. Sử dụng tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri.

D. Lợi dụng bầu cử để tuyên truyền trái những thông tin với pháp luật.

Câu 22: Theo quy định của pháp luật, trừ những trường hợp bị cấm, công dân từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân?

A. 16 tuổi.

B. 20 tuổi.

C. 21 tuổi

D. 18 tuổi.

Câu 23: Những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử không dẫn đến hậu quả nào sau đây?

A. Là nhân tố duy nhất gây nên tình trạng bất ổn trong xã hội.

B. Làm sai lệch kết quả bầu cử và lãng phí ngân sách nhà nước.

C. Gây nên tình trạng mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

D. Không thể hiện được ý chí, nguyện vọng của bản thân công dân.

Câu 24: Trong trường hợp sau, những chủ thể nào không vi phạm quy định pháp luật về quyền bầu cử của công dân?

Trường hợp. Là thành viên của Tổ bầu cử, ông V được phân công nhiệm vụ phát thẻ cử tri cho nhân dân. Khi đến nhà anh T, ông V chỉ phát thẻ cử tri cho anh và chị D (vợ anh T) mà không phát cho bà M (mẹ anh T). Sau khi nhận được thắc mắc ông V giải thích: Bà M không biết chữ nên ông V không ghi tên bà M vào danh sách cử tri của xã.

A. Anh T, chị D và bà M.

B. Chị D, anh T và ông V.

C. Ông V, bà M và chị D.

D. Anh T, bà M và ông V.

Câu 25: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyền của công dân về khiếu nại?

A. Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án.

B. Nhận văn bản trả lời về việc thụ lí hoặc quyết định giải quyết khiếu nại.

C. Nhận thông tin về quá trình giải quyết khiếu nại bao gồm cả bí mật nhà nước.

D. Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại.

Câu 26: Công dân báo cho cơ quan có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ tổ chức nào là thực hiện quyền

A. khiếu nại.

B. tố cáo.

C. truy xuất.

D. phán quyết.

Câu 27: Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo sẽ gây nên nhiều hậu quả tiêu cực, ngoại trừ việc

A. ảnh hưởng đến tinh tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lý nhà nước.

B. có thể gây tình trạng mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

C. có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, danh dự… của công dân.

D. là nguyên nhân duy nhất làm nảy sinh các tệ nạn, gây mất an toàn xã hội.

Câu 28: Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo không dẫn đến hậu quả nào sau đây?

A. Ảnh hưởng đến tinh tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lý nhà nước.

B. Có thể gây tình trạng mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

C. Có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, danh dự… của công dân.

D. Mọi chủ thể có hành vi vi phạm đều phải bồi thường và bị kết án tù.

II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Ý kiến dưới đây đúng hay sai khi nói về quyền bình đẳng Vì sao? đẳng giữa các tôn giáo?

a. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều có quyền hoạt động tôn giáo theo Viện quy định của pháp luật.

b. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động theo ý muốn của mình.

c. Các tôn giáo hợp pháp đều được pháp luật bảo hộ

d. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Câu 2 (1,0 điểm): Em hãy tư vấn để giúp các chủ thể dưới đây thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ bầu cử:

Tình huống a. Gần đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, anh K cảm thấy rất lo lắng. Anh không biết chữ nên không biết phải làm sao để có thể tham gia bỏ phiếu bầu cử như mọi người.

Tình huống b. Chị P (20 tuổi) không may bị khuyết tật vận động bẩm sinh nên luôn phải nhờ người thân giúp đỡ trong sinh hoạt hằng ngày. Gần đây, chị P nghe nhiều người bàn luận về việc tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì mới nên rất băn khoăn. Chị không biết mình có được tham gia bỏ phiếu hay không và nếu được tham gia thì phải làm gì để thực hiện đúng quy định của pháp luật.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-C

2-D

3-B

4-C

5-C

6-A

7-B

8-B

9-D

10-D

11-B

12-A

13-A

14-B

15-C

16-B

17-A

18-A

19-B

20-D

21-A

22-C

23-A

24-A

25-C

26-B

27-D

28-D

II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

Ý kiến a. Đúng, vì theo quy định của pháp luật thì các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật (khoản 1 Điều 24 Hiến pháp năm 2013).

Ý kiến b. Sai,vì theo quy định của pháp luật thì các tôn giáo phải hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

Ý kiến c. Đúng, vì theo quy định của pháp luật thì các tôn giáo hợp pháp đều được pháp luật bảo hộ (khoản 2 Điều 24 Hiến pháp năm 2013).

Ý kiến d. Đúng, vì thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo thể hiện chính sách đại đoàn kết tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam, tạo điều kiện để các tôn giáo, tín đồ tôn giáo nêu cao ý thức, trách nhiệm của mình đối với việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết giữa các tôn giáo, làm tròn trách nhiệm với Tổ quốc, sống “tốt đời, đẹp đạo”.

Câu 2 (1,0 điểm):

Tình huống a. Em tư vấn cho anh K hiều rằng anh có thể nhờ người khác đọc thông tin người ứng cử để tự lựa chọn ứng cử viên phù hợp, sau đó nhờ người viết phiếu bầu hộ theo sự lựa chọn của mình rồi tự mình bỏ phiếu bầu vào hòm phiếu.

Tình huống a. Em tư vấn cho chị P hiểu rằng theo quy định của pháp luật chị có quyền tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Chị có thể nhờ người thân hỗ trợ di chuyển đến địa điểm bầu cử, viết phiếu bầu cử, bỏ phiếu hộ nếu không thể tự thực hiện. Hoặc trong trường hợp chị không thể di chuyển đến nơi bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử sẽ mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu cử đến chỗ ở của chị để chị nhận phiếu bầu và thực hiện quyền bầu cử theo đúng quy định của pháp luật.

Lưu ý: HS trình bày quan điểm cá nhân. GV linh hoạt trong quá trình chấm

......................................

......................................

......................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

1 1,667 17/07/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: