TOP 10 đề thi Học kì 1 GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 có đáp án

Bộ đề thi Học kì 1 GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Giáo dục công dân 8 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 826 04/10/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Học kì 1 Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Học kì 1 GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học ...

Môn: GDCD lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. “Những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Lẽ phải.

B. Luân lí.

C. Lí tưởng.

D. Đạo đức.

Câu 2. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?

A. Điều chỉnh suy nghĩ, hành vi theo hướng tích cực.

B. Tôn trọng, ủng hộ, tuân theo những điều đúng đắn.

C. Phê phán những thái độ, hành vi đi ngược lại lẽ phải.

D. Chỉ bảo vệ lẽ phải khi nhận được lợi ích cho bản thân.

Câu 3. Người biết bảo vệ lẽ phải sẽ

A. được mọi người yêu mến, quý trọng.

B. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

C. nhận được nhiều lợi ích vật chất.

D. bị mọi người xung quanh lợi dụng.

Câu 4. Nhân vật nào dưới đây đã biết bảo vệ lẽ phải?

A. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình, anh H cũng làm cho bằng được.

B. Anh S cùng các bạn thu thập chứng cứ và tố cáo một việc làm sai trái.

C. Chị M kiên quyết bảo vệ ý kiến của mình dù ý kiến đó đúng hay sai.

D. Bạn B chê bai người khác nhưng che dấu khuyết điểm của bản thân.

Câu 5. Câu ca dao “Dù cho đất đổi trời thay/ Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời” đã phản ánh về vấn đề gì?

A. Thay đổi để thích nghi.

B. Bảo vệ lẽ phải.

C. Dũng cảm, kiên cường.

D. Uống nước nhớ nguồn.

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải?

A. Giúp mỗi người có cách ứng xử phù hợp.

B. Góp phần làm lành mạnh mối quan hệ xã hội.

C. Hạn chế sự phát triển của cá nhân và cộng đồng.

D. Củng cố niềm tin của con người vào cộng đồng.

Câu 7. Em đồng tình với việc làm của nhân vật nào dưới đây?

A. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình, anh H cũng làm cho bằng được.

B. Anh S cùng các bạn thu thập chứng cứ và tố cáo một việc làm sai trái.

C. Chị M kiên quyết bảo vệ ý kiến của mình dù ý kiến đó đúng hay sai.

D. Bạn B chê bai người khác nhưng che dấu khuyết điểm của bản thân.

Câu 8. Bà V là chủ một của hàng kinh doanh hoa quả nhập khẩu. Để thu được nhiều lợi nhuận, bà V đã lén lút nhập hoa quả không rõ nguồn gốc, xuất xứ về bán. Không những vậy, bà còn thường xuyên ngâm hoa quả trong các loại hóa chất để bảo quản được lâu hơn.

Nếu vô tình phát hiện hành vi của bà V, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Mặc kệ, không quan tâm vì việc đó không liên quan đến mình.

B. Không mua hàng nhưng cũng không tố cáo hành vi của bà V.

C. Mặc kệ người ngoài, chỉ cảnh báo người thân không mua hàng.

D. Bí mật thu thập chứng cứ và báo cáo với lực lượng chức năng.

Câu 9. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm công dân thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Tố cáo hành vi khai thác khoáng sản trái phép.

B. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng.

C. Khai thác rừng trồng theo quy hoạch của nhà nước.

D. Sử dụng tiết kiệm điện, nước và các loại khoáng sản.

Câu 10. Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống (mỏ khoáng sản, dầu khí, động vật,…)” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Tài nguyên du lịch.

B. Môi trường tự nhiên.

C. Môi trường sinh thái.

D. Tài nguyên thiên nhiên.

Câu 11. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của

A. các cơ sở giáo dục.

B. các cơ quan nhà nước.

C. cán bộ quản lí môi trường.

D. mọi công dân, cơ quan, tổ chức.

Câu 12. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện hành vi nào dưới đây?

A. Khai thác hợp lí nguồn lợi thủy - hải sản.

B. Đổ chất thải, chất độc hại ra môi trường.

C. Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

D. Sử dụng các nguồn năng lượng sạch.

Câu 13. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Tầm quan trọng đặc biệt với đời sống con người, sinh vật.

B. Là nguồn lực cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

C. Là yếu tố duy nhất thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.

D. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

Câu 14. Em đồng tình với quan điểm nào sau đây khi bàn về vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Để bảo vệ cây trồng thì phải phun nhiều thuốc trừ sâu hóa học.

B. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm riêng của nhà nước.

C. Muốn phát triển kinh tế thì phải chấp nhận môi trường bị ô nhiễm.

D. Bảo vệ môi trường, tài nguyên là vấn đề cấp bách của mỗi quốc gia.

Câu 15. Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã có ý thức trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

Tình huống. Gia đình ông P đã trang bị đầy đủ thiết bị cho việc đánh bắt thủy sản. Sau khi được cấp phép khai thác thủy sản trên vùng hoạt động ven bờ, anh K (con trai ông P) đã đề xuất dùng thuốc nổ để khai thác thủy sản. Tuy nhiên, ông P không đồng ý vì sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái môi trường nước nơi đây.

A. Ông P.

B. Anh K.

C. Ông P và anh K.

D. Không có nhân vật nào.

Câu 16. Để góp phần bảo vệ môi trường, em có thể thực hiện hành động nào sau đây?

A. Xả thật nhiều nước để tắm, giặt cho thỏa thích.

B. Không tắt đèn và các thiết bị điện khi ra khỏi nhà.

C. Sử dụng các loại túi vải, giấy,… thay cho túi ni-lông.

D. Phun thuốc trừ sâu để tiêu diệt hết các loại côn trùng.

Câu 17. “Những kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Mục tiêu cá nhân.

B. Kế hoạch cá nhân.

C. Mục tiêu phấn đấu.

D. Năng lực cá nhân.

Câu 18. Căn cứ vào tiêu chí nào để phân loại mục tiêu cá nhân thành: mục tiêu phát triển bản thân, gia đình, bạn bè, sức khỏe, học tập, tài chính,…?

A. Thời gian thực hiện.

B. Năng lực thực hiện.

C. Lĩnh vực thực hiện.

D. Khả năng thực hiện.

Câu 19. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc xác định mục tiêu cá nhân?

A. Giúp mỗi người có động lực hơn trong cuộc sống.

B. Giúp mỗi người thực hiện được ước mơ của mình.

C. Giúp mỗi cá nhân thu được nhiều lợi ích vật chất.

D. Giúp mỗi cá nhân có động lực hoàn thiện bản thân.

Câu 20. Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân bao gồm bao nhiêu bước?

A. 6 bước.

B. 7 bước.

C. 8 bước.

D. 9 bước.

Câu 21. Tiêu chí “thực tế” trong việc xác định mục tiêu cá nhân được hiểu như thế nào?

A. Mỗi mục tiêu cần có một kết quả cụ thể.

B. Mục tiêu có thể định lượng, đo lường được.

C. Mục tiêu phải đi kèm với thời hạn đạt được.

D. Mỗi mục tiêu phải hướng tới mục đích chung.

Câu 22. Học sinh cần phải lưu ý vấn đề gì khi xác định mục tiêu cá nhân?

A. Đặt mục tiêu vượt quá khả năng thực hiện.

B. Không cần xác định lộ trình thực hiện mục tiêu.

C. Mục tiêu cần cụ thể và phù hợp với khả năng.

D. Không cần lập kế hoạch thực hiện mục tiêu.

Câu 23. Đầu năm học, C quyết tâm đạt danh hiệu học sinh giỏi. C đã liệt kê các việc cần làm ở trên lớp và ở nhà. Hai tuần đầu, C thực hiện rất tốt, nhưng sau đó C chủ quan cho rằng mình có đủ khả năng để đạt được mục tiêu đề ra, không cần tính toán các công việc cụ thể mỗi ngày. C tự nhủ, cứ để tất cả bài tập vào cuối tuần làm một loáng là xong. Nhưng đến cuối tuần, khối lượng bài tập quá nhiều khiến C không thể hoàn thành. Nhiều tuần trôi qua như vậy và cũng sắp đến kì thi học kì, C có vẻ nản lòng với mục tiêu đặt ra từ đầu năm.

Nếu là bạn thân của C, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.

B. Khuyên C kiên trì, thiết lập lại kế hoạch học tập phù hợp.

C. Khuyên C từ bỏ mục tiêu vì cố gắng cũng không đạt được.

D. Trách móc, phê bình C gay gắt vì đã có thái độ chủ quan.

Câu 24. Vào kì nghỉ hè năm lớp 8, bạn Y có rất nhiều ý tưởng cho những ngày nảy. Y dự định sẽ đăng kí học đàn ghi-ta và tự học vẽ tranh trên mạng Internet. Nghĩ là làm, Y đăng kí tham gia học đàn và tự học vẽ. Nhưng học được một thời gian ngắn, Y cảm thấy chán nản và không biết mình học để làm gì.

Nếu là bạn thân của Y, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Khuyên Y kiên trì, thiết lập lại mục tiêu cá nhân phù hợp.

B. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.

C. Khuyên Y từ bỏ mục tiêu vì cố gắng cũng không đạt được.

D. Phê bình Y gay gắt vì bạn đã lãng phí thời gian và tiền bạc.

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Em sẽ xử lí như thế nào nếu ở trong các tình huống dưới đây?

Tình huống a) Khi tranh luận với các bạn, em biết chắc chắn rằng ý kiến của mình là đúng nhưng đa số các bạn khác lại khẳng định là sai.

Tình huống b) Em nghe thấy một bạn nói xấu bạn khác, trong khi em biết sự thật không phải như vậy.

Câu 2 (2,0 điểm): Em đồng tình hay không đồng tình với bạn nào dưới đây? Giải thích vì sao.

a) G không bao giờ lập mục tiêu vì cho rằng khi dự định làm một điều gì đó, nên im lặng mà làm chứ không nên nói ra, không nên viết mục tiêu bởi bạn sợ “nói trước bước không qua.

b) N cho rằng chỉ cần đặt ra mục tiêu rõ ràng, dán khẩu hiệu ở góc học tập là đủ, làm đến đâu hay đến đấy, không cần lập kế hoạch vì như vậy sẽ linh hoạt và chủ động hơn.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-D

3-A

4-B

5-B

6-C

7-B

8-D

9-B

10-D

11-D

12-B

13-C

14-D

15-A

16-C

17-A

18-C

19-C

20-A

21-D

22-C

23-B

24-A

.....................................

.....................................

.....................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

1 826 04/10/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: