Đề cương ôn tập Giáo dục công dân 8 Giữa học kì 2 (Chân trời sáng tạo 2025)

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Giáo dục công dân 8 Giữa học kì 2 sách Chân trời sáng tạo giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi Giáo dục công dân 8 Giữa kì 2.

1 160 04/10/2024


Đề cương ôn tập Giáo dục công dân 8 Giữa học kì 2 (Chân trời sáng tạo 2025)

I. LÝ THUYẾT ÔN THI GIỮA KÌ 2

Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

1. Thế nào là mục tiêu cá nhân? Các loại mục tiêu cá nhân?

a. Khái niệm:

Mục tiêu cá nhân là kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong một thời gian nhất định.

b. Phân loại:

– Phân loại theo thời gian, gồm:

+ Mục tiêu ngắn hạn.

+ Mục tiêu dài hạn.

– Phân loại theo lĩnh vực, gồm:

+ Mục tiêu về sức khỏe

+ Mục tiêu về học tập

+ Mục tiêu về gia đình

+ Mục tiêu về sự nghiệp.

+ Mục tiêu về tài chính,…

2. Ý nghĩa của việc xác định mục tiêu cá nhân

– Mục tiêu cá nhân có ý nghĩa quan trọng, đóng vai trò định hướng cho hoạt động của con người.

– Mục tiêu có tác dụng tạo động lực để cá nhân quyết tâm hành động.

Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

1. Thế nào là bạo lực gia đình

– Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

2. Các hình thức bạo lực gia đình phổ biến

– Bạo lực thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ.

– Bạo lực tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình

– Bạo lực kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động,…).

– Bạo lực tình dục: là bất kì hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.

Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

1. Thế nào là kế hoạch chi tiêu?

– Kế hoạch chi tiêu là tập hợp những hành động sử dụng tiền một cách phù hợp và hiệu quả.

2. Sự cần thiết của việc lập kế hoạch chi tiêu

– Lập kế hoạch chi tiêu sẽ giúp quản lý tiền một cách hiệu quả, phát hiện được những điểm chưa đúng trong việc sử dụng tài chính, chi tiêu không hợp lý.

– Kế hoạch chi tiêu còn giúp định hướng tương lai, phân bổ tiền phù hợp và đạt được các mục tiêu tài chính.

3. Các bước lập kế hoạch chi tiêu

– Để lập kế hoạch chi tiêu, cần thực hiện theo các bước sau:

+ Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có

+ Bước 2: Xác định các khoản cần chi.

+ Bước 3: Thiết lập nguyên tắc thu chi.

+ Bước 4: Thực hiện kế hoạch chi tiêu.

+ Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.

II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP

Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “…..là kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong một thời gian nhất định”.

A. Mục tiêu cá nhân.
B. Kế hoạch cá nhân.
C. Mục tiêu phấn đấu.
D. Năng lực cá nhân.

Đáp án đúng là: A

Mục tiêu cá nhân là kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định.

Câu 2. Xét theo tiêu chí thời gian, mục tiêu có cá nhân có thể chia thành 2 loại, gồm:

A. mục tiêu học tập và mục tiêu tài chính.
B. mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
C. mục tiêu sức khỏe và cống hiến xã hội.
D. mục tiêu trung hạn và mục tiêu dài hạn.

Đáp án đúng là: B

Mục tiêu cá nhân có thể được phân loại theo thời gian, gồm: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.

Câu 3. Chia mục tiêu cá nhân thành: mục tiêu sức khỏe, mục tiêu học tập, mục tiêu gia đình, mục tiêu sự nghiệp,… là cách phân loại dựa trên tiêu chí nào sau đây?

A. Thời gian thực hiện.
B. Năng lực thực hiện.
C. Lĩnh vực thực hiện.
D. Khả năng thực hiện.

Đáp án đúng là: C

Mục tiêu cá nhân có thể phân loại theo lĩnh vực thực hiện, thành: mục tiêu phát triển bản thân, gia đình, bạn bè, sức khỏe, học tập, tài chính, cống hiến xã hội…

Câu 4. Chia mục tiêu cá nhân thành: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn… là cách phân loại dựa trên tiêu chí nào sau đây?

A. Lĩnh vực thực hiện.
B. Khả năng thực hiện.
C. Năng lực thực hiện.
D. Thời gian thực hiện.

Đáp án đúng là: D

Mục tiêu cá nhân có thể phân loại theo thời gian thực hiện, thành: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.

Câu 5. Việc xác định mục tiêu cá nhân không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Định hướng cho hoạt động của con người.
B. Hạn chế sự phát triển bản thân của cá nhân.
C. Tạo động lực để cá nhân quyết tâm hành động.
D. Giúp mỗi người có động lực hoàn thiện bản thân.

Đáp án đúng là: C

– Mục tiêu cá nhân có ý nghĩa quan trọng:

+ Đóng vai trò định hướng cho hoạt động của con người.

+ Tạo động lực để cá nhân quyết tâm hành động nhằm đạt được ước mơ và hoàn thiện bản thân.

Câu 6. Khi xác định mục tiêu cá nhân cần đảm bảo yêu cầu nào sau đây?

A. Cụ thể.
B. Phi thực tế.
C. Thiếu tính khả thi.
D. Không đo lường được.

Đáp án đúng là: A

– Xác định mục tiêu cá nhân cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Cụ thể (rõ ràng, chi tiết)

+ Đo lường được (có thể lượng giả được).

+ Khả thi (có khả năng thực hiện).

+ Thực tế (có giá trị với bản thân).

+ Thời gian thực hiện (có lộ trình, thời điểm).

Câu 8. Bạo lực gia đình không gây ra hậu quả nào sau đây?

A. Để lại nỗi đau về thể chất và tinh thần cho người bị bạo lực.
B. Là nguyên nhân duy nhất khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ.
C. Ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn và văn minh của xã hội.
D. Là một trong những nguyên nhân khiến gia đình đổ vỡ.

Đáp án đúng là: B

– Hậu quả của bạo lực gia đình:

+ Để lại nỗi đau về thể chất và tinh thần cho người bị bạo lực cũng như người có hành vi bạo lực.

+ Làm cho cá nhân bị tổn thương về tâm lí, cơ thể và thậm chí là tính mạng;

+ Là một trong những nguyên nhân làm cho gia đình bị rạn nứt, đổ vỡ

+ Ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn và văn minh của xã hội.

– Nội dung đáp án B không phù hợp, vì: có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự tan vỡ hạnh phúc gia đình (ví dụ: bạo lực gia đình; bất đồng về quan điểm sống,…)

Câu 9. Trước khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta nên thực hiện hành động nào sau đây?

A. Nhận diện nguy cơ để tìm đến chỗ an toàn.
B. Dùng lời nói tiêu cực để thách thức đối phương.
C. Ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực gia
đình.
D. Tỏ thái độ tiêu cực để khiêu khích đối phương.

Đáp án đúng là: A

Trước khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta:

+ Nên: nhận diện nguy cơ để tìm đến chỗ an toàn; kiềm chế cảm xúc, lời nói và hành động tiêu cực,…

+ Không nên: dùng lời nói, thái độ tiêu cực để tỏ thái độ thách thức đối phương; ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực,…

Câu 10. Khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta nên thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Tỏ thái độ tiêu cực, thách thức.
B. Chủ động tìm người giúp đỡ.
C. Sử dụng bạo lực để đáp trả.
D. Im lặng để tránh bị cười chê.

Đáp án đúng là: B

– Khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta:

+ Nên: bình tĩnh, kiềm chế những cảm xúc, lời nói và hành động tiêu cực; tìm đường thoát; chủ động nhờ người giúp đỡ (người thân/ hàng xóm/ Tổng đài bảo vệ trẻ em,…)

+ Không nên: dùng lời nói, thái độ tiêu cực; sử dụng hành vi bạo lực để đáp trả hoặc im lặng, che dấu thông tin,…

1 160 04/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: