TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức) năm 2025 có đáp án

Bộ đề thi Giữa Học kì 2 Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức) năm 2025 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Ngữ văn 8 Giữa Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 8,446 02/10/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Giữa Học kì 2 Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

2

1

2

1

0

2

0

0

50

2

Viết

Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện

0

1*

0

1*

0

1*

0

2*

50

Tổng

20

10

20

10

0

20

0

20

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

Nhận biết:

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (cốt truyện, nhân vật, chi tiết, ngôi kể, ngôn ngữ,…) và nội dung (đề tài, chủ đề; ý nghĩa của văn bản; tư tưởng, tình cảm, thái độ của người kể chuyện;…) của truyện ngắn.

- Nhận biết và sử dụng được trợ từ, thán từ trong hoạt động đọc, viết, nói và nghe.

Thông hiểu:

- Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu, các nét đặc sắc nghệ thuật của truyện;

- Hiểu được tính cách/ phẩm chất nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại,…

- Hiểu được thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

Vận dụng:

- Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống con người, tác giả trong văn bản.

- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc văn bản.

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

2

Viết

Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện

Nhận biết:

- Bài viết đảm bảo bố cục 3 phần; đúng dạng bài nghị luận về tác phẩm truyện.

Thông hiểu:

- Bài viết nêu được chủ đề và biết phân tích các biểu hiện để làm rõ chủ đề của tác phẩm. Biết sử dụng lí lẽ, dẫn chứng từ tác phẩm để làm rõ luận điểm.

Vận dụng:

- Bài viết nêu được chủ đề và phân tích được từng biểu hiện để làm rõ chủ đề của tác phẩm; xây dựng được lí lẽ, dẫn chứng có hệ thống, phù hợp; bước đầu thể hiện kĩ năng lập luận mạch lạc, rõ ràng.

Vận dụng cao:

- Bài viết nêu rõ chủ đề và phân tích tốt từng biểu hiện để làm sáng tỏ chủ đề của tác phẩm; sử dụng hệ thống ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng đa dạng, phong phú; có kĩ năng lập luận tốt, thuyết phục.

1TL*

Tổng số câu

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

Năm học: ..............

Môn: Ngữ văn – Lớp 8

(Thời gian làm bài: 90 phút)

ĐỀ SỐ 1

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

ANH HAI

- Ăn thêm cái nữa đi con!

- Ngán quá, con không ăn đâu!

- Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng!

- Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi!

Thằng bé lắc đầu nguầy nguậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường sát mép cổng. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đì.

Hai đứa trẻ đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. Thấy bánh lấm láp, đứa con gái nuốt nước miếng bảo thằng con trai:

- Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn. Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho. Đứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn.

- Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh – Con bé nói rồi thút thít.

- Ừa. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!

(Theo Lý Thanh Thảo)

Câu 1. Câu chuyện trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Câu 2. Ngôi kể của câu chuyện trên là gì?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Có sự chuyển đổi ngôi kể

Câu 3. Dòng nào chỉ ra một từ tượng hình, một từ tượng thanh trong văn bản?

A. Chỏng chơ, lấm láp

B. Nguầy nguậy, lấm láp

C. Hôi hám, chỏng chơ

D. Thút thít, chỏng chơ

Câu 4. Xét về cấu tạo và mục đích nói, câu “Vứt nó đi!” thuộc kiểu câu gì?

A. Câu đơn – trần thuật

B. Câu ghép – trần thuật

C. Câu đơn – cầu khiến

D. Câu đơn – biểu cảm

Câu 5 (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của văn bản trên.

Câu 6 (1,0 điểm) Sự việc nào làm nổi bật ý nghĩa nhan đề? Đó là ý nghĩa gì?

Câu 7 (1,0 điểm) Câu nói của người anh “Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!” chứng tỏ điều gì? Tìm câu tục ngữ, ca dao có cùng ý nghĩa.

Câu 8 (0,5 điểm) Qua văn bản, em hiểu tác giả muốn gửi gắm thông điệp nào?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Em hãy viết bài văn phân tích văn bản Lặng lẽ Sa pa của Nguyễn Thành Long

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

Câu 1

A. Tự sự

0,5 điểm

Câu 2

C. Ngôi thứ ba

0,5 điểm

Câu 3

D. Thút thít, chỏng chơ

0,5 điểm

Câu 4

C. Câu đơn – cầu khiến

0,5 điểm

Câu 5

Câu chuyện kể về cách cư xử của thằng bé con nhà giàu và hai đứa trẻ, tác giả ca ngợi tình anh em ruột thịt yêu thương, đùm bọc dù cuộc sống nghèo khổ.

0,5 điểm

Câu 6

- Sự việc: Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thô.

- Ý nghĩa: Ca ngợi tình cảm anh em ruột thịt yêu thương, đùm bọc, nhường nhịn, sẻ chia, gắn bó khăng khít.

1,0 điểm

Câu 7

- Chứng tỏ sự hồn nhiên, trong sáng của 2 anh em.

- Anh luôn yêu thương, nhường nhịn, quan tâm, chăm sóc em.

- Tình cảm anh em là vô cùng thiêng liêng cao đẹp. Dù cuộc sống có nghèo đói, khốn khổ nhưng anh vẫn luôn yêu thương, đùm bọc, nhường nhịn em.

- Câu tục ngữ:

Anh em như thể tay chân

Rách làm đùm bọc dở hay đỡ đần.

1,0 điểm

Câu 8

Tác giả muốn cho mọi người thấy tình cảm anh em sâu sắc trong hoàn cảnh khó khăn và đồng thời phê phán những người không biết trân trọng tình cảm đó

0,5 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về tác phẩm truyện

Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm. Thân bài phân tích tác phẩm truyện. Kết bài nêu được cảm nghĩ của bản thân về tác phẩm truyện.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích tác phẩm Lặng lẽ Sa pa – Nguyễn Thành Long

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

A. Mở bài:

Giới thiệu tác giả tác phẩm Nguyễn Thành Long là một cây bút truyện ngắn và giới thiệu tác phẩm mang âm hưởng nhẹ nhàng đậm chất thơ. Lặng lẽ Sapa là một trong những tác phẩm mang đầy chất thơ của Nguyễn Thành Long.

B. Thân bài

- Thiên nhiên Sapa với những hình ảnh mây Sapa được tóc giả miêu tả rất đẹp và kỳ lạ. Sa Pa được tô điểm thêm những màu sắc tươi sáng của các loại cây lạ và các loại hoa. Bức tranh thiên nhiên Sa Pa hiện lên với vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ, thơ mộng, hữu tình như một bức tranh mà thiên nhiên ban tặng.

- Vẻ đẹp con người Sapa được thể hiện qua nhân vật Anh thanh niên:

+ Trong hoàn cảnh sống và làm việc đặc biệt mới 27 tuổi

+ Một mình sống trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600 m.

+ Công việc làm công tác khí tượng kiêm Vật lý địa cầu đo nắng, đo gió, đo mưa. Đó là một công việc gian khổ, đòi sự tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao.

+ Những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên sống có lý tưởng. Sống giữa những năm tháng chống Mỹ, anh luôn khát khao được cầm súng ra mặt trận.

+ Ý thức được ý nghĩa thiêng liêng của công việc, anh sẵn sàng vượt qua thử thách gian khổ. Đặc biệt là nỗi cô đơn để hoàn thành nhiệm vụ.

+ Anh đặc biệt yêu nghề và say mê với công việc của mình. Lòng yêu nghề say mê với công việc có tinh thần trách nhiệm cao.

+ Anh một mình làm việc trên đỉnh núi cao, chấp nhận cuộc sống cô đơn, xa cách với cộng đồng, với điều kiện thời tiết khắc nghiệt

+ Nhưng thái độ của anh luôn vui vẻ, trẻ trung, yêu đời, yêu cuộc sống

+ Căn phòng, nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp

+ Anh trồng hoa tô Điểm thêm cho cuộc sống của mình, anh nuôi gà tự sản xuất phục vụ cuộc sống

+ Anh thanh niên có một tinh thần lạc quan yêu đời, sống khoa học, chiến Thắng nỗi cô đơn

+ Tạo ra cho mình một cuộc sống đẹp đẽ và đầy ý nghĩa

+ Tính tình anh thanh niên niềm nở, vui vẻ, hiền hậu, sự ham học hỏi, khiêm tốn và tế nhị

- Cô kỹ sư với tính cách dễ gần, hồn nhiên, trẻ trung, lãng mạn. Quyết tâm bỏ thành phố về nơi núi rừng yêu mến ông họa sĩ và anh thanh niên

- Ông họa sĩ là một người đam mê nghệ thuật, thân thiện và quý người. Đây là biểu tượng cho những con người từng trải, kinh nghiệm sống và am hiểu nghệ thuật

- Bác lái xe gắn bó với con đường lên Sapa đã 30 năm, tính tình nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ người khác

- Với ngôn ngữ nghệ thuật và chất tạo hình thức thơ, xây dựng tình huống truyện bất ngờ và hợp lý, nghệ thuật miêu tả thiên nhiên gợi tả, nghệ thuật xây dựng nhân vật.

C. Kết bài:

Cảm nhận khái quát về tác phẩm truyện ngắn

4,0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,25 điểm

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

Năm học: ...

Môn: Ngữ văn – Lớp 8

(Thời gian làm bài: 90 phút)

ĐỀ SỐ 2

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

ĐỨA CON NGƯỜI VỢ LẼ

Tư nằm dán mình trên giường. Đầu anh nặng trĩu trên chiếc gối bông cáu ghét. Mắt nhìn trân trân lên sàn nhà; lúc ấy anh không nghĩ ngợi gì. Hai tay nặng nề rời rạc, thỉnh thoảng lại cố gượng đập nhẹ xuống phản, để xua đuổi những nỗi tê tê buồn buồn chạy trong các ống xương. Anh xoay mình lại cho đỡ mỏi. Mắt se sẽ nhắm lại, và lắng nghe những cảm giác chạy trong người. Ruột anh xót như cào. Bụng hóp lại. Mặt phờ phạc. Anh thấy cáu kỉnh vẩn vơ, những muốn càu nhàu mấy tiếng. Tư đói quá, đói lả người đi. Đã hai hôm nay rồi, anh chưa có hột cơm nào vào trong bụng. [..]
Tư là con vợ ba. Thầy mẹ anh lấy nhau không phải là đôi bên bác mẹ gả bán, không phải nhà hiếm hoi, không phải tình yêu. Cha anh hơn mẹ anh đến ba mươi tuổi. Mẹ già anh lấy mẹ anh về để có người cáng đáng việc đồng. Vốn là người quê mùa, nên việc đồng mẹ anh rất thạo. Mẹ già anh rất chiều quý, họ chiều vậy chẳng qua là muốn chạy việc. Thầy anh mất năm trước, mẹ già anh mất năm sau. Nhà không làm ruộng nữa. Các anh Tư đều đi chợ trên, Tư phải thôi học ở nhà. Hai mẹ con lâm vào cảnh thất nghiệp. Ruộng không có mà làm; đi buôn – buôn xùng buôn xằng thôi cũng không có vốn. Anh em họ mạc thì thờ ơ lạnh nhạt, họ coi hình như không có mẹ con Tư trong gia đình nữa. Vả lại dẫu rằng nghèo, nhưng mẹ anh rất khái, không muốn chịu tiếng nhờ ai. Bà đi khâu thuê vá mướn kiếm gạo về nuôi con. Nhiều khi không có việc làm, mẹ con đành chịu đói. Những hôm ấy, bà thường trốn tránh, bà rất sợ phải nhìn cảnh mẹ con đói khát. Muốn cho mẹ cất gánh nặng, đã nhiều lần Tư xin làm phó nhỏ mấy hiệu thợ may và sơn guốc, nhưng họ đều từ chối vì dạo này hàng ế. Họ hứa đến tháng tám này sẽ gọi anh làm. Bất đắc dĩ anh phải đóng vai ăn bám.
Tư nghĩ liên miên: Anh thấy một niềm oán trách ngấm ngầm trong thâm tâm. Anh oán cha anh, người đã sinh ra anh mà săn sóc không chu đáo. Anh oán một cái gì không tên đã đẩy anh vào cảnh khốn quẫn. Tư nhếch một nụ cười thảm hại. Một ý tưởng chua chát hiện ra trong trí: Là một thằng con vợ lẽ, không phải vì hương khói, chỉ là thằng thừa trong gia đình. Tư thấy bứt rứt khó chịu. Những ý tưởng hỗn loạn ở trong óc. Anh thong thả nằm xuống. Mắt nhắm lại, muốn ngủ đi, để những tư tưởng hắc ám khỏi đến quấy nhiễu. Nhưng không sao ngủ được với cái dạ dày. [..]
Trên nhà, ông Cả vùng thức dậy. Ông vươn vai, bẻ khục, vặn mình kêu răng rắc. Ông vừa ngáp vừa gọi:

- Tư ơi?

- Dạ.

- Thoáng cái là lỉnh. Thoáng cái là lỉnh thôi.

Tư gượng gạo đứng lên, lệt xệt bước lên trên nhà. Ông Cả vứt một hào ra bàn, dịu giọng:

- Đi mua một hào phở?

- Vâng.

- Đem bát mà đi.

- Vâng.

Tư thất thểu lê bước. Tay bưng có bát phở mà mỏi rã rời. Khói bốc lên nghi ngút. Anh thèm quá. Trông những bánh tráng trắng phau mềm dẻo, ẩn hiện trong nước dùng váng sao, những miếng thịt bò mỏng tang xếp gọn ghẽ, những hành, mùi, hồ tiêu rắc lên trên, thơm ngào ngạt phả mãi vào mũi anh. Con tỳ, con vị như thức dậy, bụng sôi sùng sục, vần lên chuyển xuống. Nước bọt cứ ứa mãi ra, anh ao ước được một bát.

Tư đặt bát phở lên bàn cho anh, rồi lặng lẽ ra ngoài thềm. Ông Cả vừa ăn vừa cắm cáu gắt:

- Gớm! Phở! Ăn rẳng như đấm vào họng!

Tư se sẽ nuốt nước bọt. Thật là mỉa mai. Ăn xong, buông đũa buông bát, ông Cả vội vã cắp cặp ra đi. Ông còn cay mấy hội bạch cược hôm qua.

Ông Cả đi rồi. Tư cũng chẳng buồn ra đóng cửa. Anh định đem bát ra chậu ngâm, nhưng lại thôi, là vì anh thấy còn đến lưng bát nước dùng ăn thừa. Lúc khác ai còn giữ lại làm gì? Nhưng lúc này.. Tư đưa bát phở lên mũi ngửi, mùi thơm ngào ngạt bốc lên. Anh nếm một ngụm chèm chẹp miệng. Trời ơi sao mà ngon thế! Anh ước ao giá mà được một bát cơm nguội trộn ăn thì phải biết! Nghĩ đến cơm nguội, anh lại nhớ đến một hôm, cũng đói như hôm nay. Thân, bạn chí thiết của anh, đến chơi nèo mãi anh về nhà. Rồi mời anh:

- Nhà đi vắng cả, chỗ anh em với nhau, tôi nói thật: Anh ở đây ăn cơm nguội - cơm nguội thôi - với tôi cho vui nhé.

Cái bữa cơm nguội với cà ấy sao mà ngon thế! Tư còn nhớ mãi, có lẽ suốt đời: Tư so sánh ông Cả với Thân. Nỗi căm hờn nổi dậy trong lòng. Hai mắt anh quắc lên một cách dữ dội. Anh nghiến răng ném mạnh "bát phở" ra sân. Tiếng bát vỡ làm cho lòng anh dịu. Anh bật cười thấy mình vô lý và thấy tiêng tiếc. Tư thấy mỏi rã rời. Toàn thân run lên. Anh nằm lả xuống.

Chiều tàn đã lâu. Cảnh vật thẫm lại. Gió khua lá lao xao. Những lùm cây đen thẫm lắc lư trên nền trời sẫm đục. Thân, một tay ôm gói bọc giấy báo, một tay đẩy mạnh cánh cửa. Một tiếng rít rền trong yên lặng. Anh xăm xăm bước, nhớn nhác nhìn vào mấy gian nhà tối om. Miệng lẩm bẩm:

- Quái sao nhà cửa để tối thế này!

Thân im bặt vì biết mình nhỡ lời. Anh thong thả bước lên nhà. Đặt gói lên bàn, Tư vẫn nằm rũ trên tràng kỷ không biết bạn đến. Thân lay bạn:

- Tư! Tư!

Tư thều thào:

- Thân đấy à?

- Ừ, Tư ngủ à?

Giọng Tư nhỏ đầy mệt nhọc:

- Không.. Thân vào tôi cũng biết, nhưng mệt.. quá..

Thân ái ngại nhìn bạn trong bóng tối. Đoạn anh nói rất nhẹ nhàng:

- Tôi đem cho Tư ít hạt mít đây. Tư ăn đi.

Tư cảm động quá. Nước mắt chảy ròng ròng, anh nghẹn ngào:

- Thân tốt với tôi quá.

- Ồ! Anh.

Đôi bạn ngồi âm thầm trong bóng tối. Tiếng Tư nhai hạt mít trong im lặng. Tư chợt nghĩ đến mẹ, anh ngóc đầu bảo bạn:

- Thân cất đi cho tôi một nửa nhé.

Anh định tâm để dành cho mẹ, Thân ôn tồn:

- Ừ, còn nhiều anh ạ.

Tư lại nghĩ đến mình, đến tương lai. Một tương lai mờ mịt của đứa con vợ lẽ. Anh thở dài não ruột.

- Gì thế anh?

- Không.

Hai người im lặng.

(Đứa con người vợ lẽ, Kim Lân, Tổng tập văn học Việt Nam, Tập 33,

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr. 475 - 479)​

* Kim Lân: Nhà văn Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh ngày 1 tháng 8 năm 1921, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn (sau thuộc phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Ông mất ngày 20 tháng 7 năm 2007 tại Hà Nội. Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941, tác phẩm của ông được đăng trên các báo Tiểu thuyết thứ bảyTrung Bắc chủ nhật . Năm 1942, Kim Lân trình làng truyện Đứa con người vợ lẽ trên tuần báo Trung Bắc Chủ nhật và từ đó hàng loạt tác phẩm Đứa con người cô đầu, Người kép già, Nên vợ nên chồng, Con mã mái.. xuất hiện đều đặn trên báo Tiểu thuyết thứ BảyTrung Bắc Chủ nhật, tạo được sự chú ý của độc giả. Kim Lân là nhà văn tài hoa của làng quê. Ông viết không nhiều, nhưng những tác phẩm đều để lại dấu ấn trong lòng người đọc. Văn nghiệp Kim Lân không thể tính đếm, đong đo bằng lượng, mà phải cảm nhận bằng chất, bằng tinh hoa văn hóa Kinh Bắc được chưng cất, chắt lọc nên những tác phẩm có giá trị bền bỉ, độc đáo, đặc sắc trên hai phương diện văn học và nghệ thuật. Kim Lân là người chỉn chu, ý tứ, tinh tế, trau chuốt kỹ lưỡng. Ông rất kỹ tính trong nghề văn, không cho phép sự cẩu thả với nghề. Một chữ viết ra ông đều trân trọng, nâng niu.

Câu 1. Truyện ngắn trên được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Có sự thay đổi ngôi kể

Câu 2. Đề tài của truyện ngắn trên là?

A. Thân phận tủi nhục, khó khăn của người vợ lẽ và đứa con riêng

B. Số phận những con người bất hạnh trong xã hội cũ

C. Cuộc sống êm ấm của đứa con người vợ cả

D. Tình bạn đáng quý

Câu 3. Trong truyện ngắn Đứa con người vợ lẽ, thầy Tư lấy mẹ Tư vì điều gò>

A. Vì tình cảm sâu nặng dành cho mẹ Tư

B. Vì mẹ Tư là người phụ nữ có nhan sắc nổi bật

C. Vì bị cha mẹ ép lấy

D. Vì để cáng đáng việc đồng

Câu 4. Nhân vật chính của truyện ngắn là ai?

A. Ông cả

B. Tư

C. Thân

D. Mẹ Tư

Câu 5 (0,5 điểm) Nêu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể trong văn bản?

Câu 6 (0,5 điểm) Nhận xét sự kết nối giữa lời người kể chuyện, lời nhân vật trong đoạn sau: "Tư đưa bát phở lên mũi ngửi, mùi thơm ngào ngạt bốc lên. Anh nếm một ngụm chèm chẹp miệng. Trời ơi sao mà ngon thế! Anh ước ao giá mà được một bát cơm nguội trộn ăn thì phải biết"?

Câu 7 (1,0 điểm) Chi tiết "Anh oán một cái gì không tên đã đẩy anh vào cảnh khốn quẫn. Tư nhếch một nụ cười thảm hại. Một ý tưởng chua chát hiện ra trong trí: Là một thằng con vợ lẽ, không phải vì hương khói, chỉ là thằng thừa trong gia đình" cho ta hiểu gì về nỗi lòng của nhân vật Tư?

Câu 8 (1,0 điểm) Từ nhân vật Tư trong văn bản, anh/chị suy nghĩ gì về tác động của hoàn cảnh sống đối với con người?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết bài văn phân tích nhân vật Tư trong văn bản Đứa con người vợ lẽ của Kim Lân.

.................................................

.................................................

.................................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

1 8,446 02/10/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: