TOP 10 đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án
Bộ đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Ngữ văn 8 Giữa Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Ngữ văn 8 Giữa học kì 1 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bộ đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học ...
Môn: Ngữ văn lớp 8
Thời gian làm bài: phút
Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - (Đề số 1)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ
Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn, khách tòng hà xứ lai?
Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú đường luật
B. Thất ngôn tứ tuyệt đường luật
C. Thất ngôn xen lục ngôn
D. Song thất lục bát
Câu 2. Dòng nào nêu lên tâm trạng của tác giả trong bài thơ?
A. Vui mừng, háo hức khi trở về quê
B. Buồn thương trước cảnh quê hương có nhiều thay đổi
C. Ngậm ngùi, hụt hẫng khi trở thành khách lạ giữa quê hương
D. Đau đớn, luyến tiếc khi phải rời xa chốn kinh thành
Câu 3. Biện pháp nghệ thuật nào không sử dụng trong bài thơ Hồi hương ngẫu thư?
A. Biểu cảm qua tự sự và miêu tả
B. Phép tương phản
C. Phép đối
D. Ẩn dụ
Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng với bài thơ?
A. Hai câu đầu có giọng điệu nhẹ nhàng, bình thản, khách quan song pha lẫn nỗi buồn ngậm ngùi
B. Thể hiện tình yêu quê hương thắm thiết của một người lữ khách nhớ về cố hương.
C. Hai câu sau là giọng điệu hóm hỉnh, bi hài chứa đựng một nỗi buồn ngậm ngùi, cô đơn của tác giả khi về đến quê nhà.
D. Bài thơ sử dụng phép tiểu đối thành công, góp phần thể hiện sâu sắc những tâm tư, tình cảm của tác giả.
Câu 5 (1,0 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ đầu.
Câu 6 (0,5 điểm) Nhà thơ đã thể hiện tâm trạng gì qua câu thơ “Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai”?
Câu 7 (1,0 điểm) Sự biểu hiện tình quê hương ở hai câu trên và hai câu dưới có gì khác nhau về giọng điệu?
Câu 8 (0,5 điểm) Em hãy kể tên một số bài thơ đường luật viết về quê hương mà mình biết.
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Em hãy viết một bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) mà mình nhớ nhất.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học ...
Môn: Ngữ văn lớp 8
Thời gian làm bài: phút
Đề thi Giữa Học kì 1 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - (Đề số 2)
Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG
Ông Phạm Ngũ Lão là chàng trai làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương. Ông có sức khỏe lạ thường, muôn người không địch nổi.
Phạm Ngũ Lão mặt mũi khôi ngô, văn võ đều giỏi. Nhà vốn chỉ có nghề làm ruộng, đến ông mới theo nghiệp bút nghiên. Mới hai mươi tuổi ông đã có tính khẳng khái. Trong làng có người tên là Bùi Công Tiến đỗ tiến sĩ làm lễ ăn mừng, cả làng kéo đến mừng rỡ, chỉ Ngũ Lão không đến.
Bà mẹ Ngũ Lão bảo rằng:
– Con làm thế nào cho bằng người ta thì làm. Nay người ta ăn mừng, cả làng mừng rỡ, sao con không đến mừng một chút?
Phạm Ngũ Lão thưa rằng:
– Thưa mẹ, con chưa làm nên gì để vui lòng mẹ mà con đi mừng người ta thì con lấy làm nhục lắm.
Nhà ở bên cạnh đường cái, có một hôm, Phạm Ngũ Lão ngồi vệ đường vót tre đan sọt. Chợt có Hưng Đạo Vương đi qua để vào kinh, quan quân kéo đi rất đông. Quân đi mở đường thấy Ngũ Lão ngồi xếp bằng tròn bên cạnh đường, quát lên bắt phải đứng dậy. Ngũ Lão cứ ngồi nghiễm nhiên như không nghe tiếng. Quân lính cầm ngọn giáo đâm vào đùi, Ngũ Lão cũng cứ ngồi vững không động mình. Đến lúc xe Hưng Đạo Vương đến nơi, trông thấy thế lấy làm lạ gọi đến hỏi, bấy giờ Ngũ Lão mới biết là có quan quân đi qua, và quân lính đã đâm vào đùi mình.
Hưng Đạo Vương hỏi rằng:
– Nhà thầy kia ở đâu, sao ta đi qua đây mà cứ ngồi chững chàng làm vậy?
Ngũ Lão thưa rằng:
– Tôi đang mải nghĩ một việc, cho nên không biết là ngài trẩy qua đây.
Hưng Đạo Vương lấy làm kì, hỏi đến việc học hành kinh sử thì hỏi đâu nói đấy, không sót chỗ nào, ứng đối nhanh như nước chảy.
Hưng Đạo Vương bèn sai quân lấy thuốc dấu dịt vào vết đâm, rồi cho Ngũ Lão ngồi xe đem về kinh, tiến cử lên vua Trần Thánh Tông.
Vua thấy người có sức khỏe, lại có học thức, cho sung chức quản vệ sĩ. Các vệ sĩ không chịu, xin đấu sức với Ngũ Lão. Ngũ Lão xin vâng, nhưng xin vua cho về nhà ba tháng để thu xếp việc nhà, rồi sẽ xin đấu sức và nhận chức luôn thể.
Vua cho về, Ngũ Lão về nhà, ra ngoài đồng, tìm chỗ gò cao tập nhảy, cứ cách mười trượng chạy đến nhảy vọt qua gò. Tập luyện xong xuôi rồi, vào kinh đấu sức.
Khi đấu quyền với các vệ sĩ thì không ai địch nổi. Sau Ngũ Lão thách tất cả các vệ sĩ cùng ra đấu. Các vệ sĩ xúm xít chung quanh hàng trăm người, Ngũ Lão tay đấm chân đá, nhảy nhót như bay, chạm phải ai kẻ ấy không ngũ đau thì què tay. Các vệ sĩ không tài gì mà đánh lại được, bấy giờ mới xin chịu phục.
Vua thấy người kiên dũng làm vậy, cho theo Hưng Đạo Vương đi đánh giặc Nguyên thì đánh trận nào cũng thắng, lập nên công trạng rất nhiều. Hưng Đạo Vương có lòng yêu mến, gả con gái nuôi là Nguyên quận chúa cho,
Về sau, vua nước Ai Lao đem hơn một vạn quân và voi sang cướp đất Thanh, Nghệ. Vua sai Ngũ Lão cầm quân đi đánh. Ngũ Lão sai dân chặt tre đực dài độ một trượng, chồng chất trên các vệ đường. Khi Ngũ Lão kéo quân vào đánh giặc, giặc thúc voi sấn lên, Ngũ Lão chỉ chân tay không mà sấn vào gặp đống tre nào thì vớ lấy đống tre chỗ ấy, đập vào chân voi. Voi bị đau, gầm rống lên chạy trở về, giày xéo lên cả quân Ai Lao. Ngũ Lão mới thúc quân đánh tràn sang, quan giặc tan vỡ, phải trốn về nước.
Vì có những công to ấy, Ngũ Lão được cất lên làm Điện tiền thượng tướng quân. Đến khi mất, được phong làm thượng đẳng phúc thần, và được dân làng Phù Ủng lập miếu thờ ngay ở chỗ nhà Ngũ Lão.
Câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng – Theo Phan Kế Bính
(Nam Hải dị nhân lược truyện)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của câu chuyện trên là:
A. Miêu tả
B. Biểu cảm
C. Tự sự
D. Nghị luận
Câu 2. Câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng kể về nhân vật nào?
A. Hưng Đạo Vương
B. Phạm Ngũ Lão
C. Bùi Công Tiến
D. Trần Thánh Tông
Câu 3. Tại sao Phạm Ngũ Lão không đến ăn mừng Bùi Công Tiến đỗ tiến sĩ
A. Vì Phạm Ngũ Lão cảm thấy chưa làm được gì để vui lòng mẹ, nếu đi mừng người ta thì sẽ lấy làm nhục.
B. Vì Phạm Ngũ Lão cảm thấy ganh tị khi Bùi Công Tiến đỗ tiến sĩ.
C. Vì Phạm Ngũ Lão nhà nghèo, không có tiền để đi ăn mừng Bùi Công Tiến đỗ tiến sĩ.
D. Vì Phạm Ngũ Lão bận rộn công việc, phấn đấu để làm vui lòng mẹ.
Câu 4. Chi tiết Ngũ Lão bị đâm vào đùi nhưng không hề nhúc nhích cho thấy ông là một người như thế nào?
A. Là một người không biết sợ, ra vẻ ta đây
B. Là một người chịu đau tốt
C. Là một người khảng khái, cương trực
D. Là một người thích gây ấn tượng, tạo sự chú ý
Câu 5 (1,0 điểm) Hãy tóm tắt nội dung của văn bản và cho biết câu chuyện dựa trên bối cảnh của sự kiện lịch sử nào?
Câu 6 (0,5 điểm) Chi tiết nào cho thấy Ngũ Lão là người có tài cầm quân đánh giặc?
Câu 7 (1,0 điểm) Những nét tính cách nào của Ngũ lão được thể hiện qua câu chuyện trên?
Câu 8 (0,5 điểm) Nêu suy nghĩ của em về chi tiết mà mình ấn tượng nhất đối với nhân vật trong truyện.
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) mà em ấn tượng nhất.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
Câu |
Nội dung cần đạt |
Điểm |
Câu 1 |
C. Tự sự |
0,5 điểm |
Câu 2 |
B. Phạm Ngũ Lão |
0,5 điểm |
Câu 3 |
A. Vì Phạm Ngũ Lão cảm thấy chưa làm được gì để vui lòng mẹ, nếu đi mừng người ta thì sẽ lấy làm nhục. |
0,5 điểm |
Câu 4 |
C. Là một người khảng khái, cương trực |
0,5 điểm |
Câu 5 |
- HS có thể tóm tắt theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo được nội dung câu chuyện. - Bối cảnh lịch sử: Thời nhà Trần đánh đuổi quân xâm lược nhà Nguyên ở phương Bắc và đẩy lùi sự xâm lấn của quân Ai Lao ở phía Nam. |
1,0 điểm |
Câu 6 |
Những chi tiết cho thấy Phạm Ngũ Lão có tài cầm quân của Phạm Ngũ Lão: - Theo Hưng Đạo Vương đi đánh giặc Nguyên thì đánh trận nào cũng thắng, lập nên công trạng rất nhiều. - Về sau, vua nước Ai Lao đem hơn một vạn quân và voi sang cướp đất Thanh, Nghệ. Vua sai Ngũ Lão cầm quân đi đánh. Ngũ Lão sai dân chặt tre đực dài độ một trượng, chồng chất trên các vệ đường…. |
0,5 điểm |
Câu 7 |
Những nét tính cách của Phạm Ngũ Lão: - Là một vị tướng tài giỏi xuất sắc đời nhà Trần, đã có công giúp Trần Hưng Đạo đánh đuổi quân xâm lược nhà Nguyên ở phương Bắc và đẩy lùi sự xâm lấn của quân Ai Lao ở phía Nam. - Là người tính tình khẳng khái, vừa có chí lớn vừa có tài cao, đã lập công lớn giết giặc cứu nước, nêu tấm gương sáng ngời về chí làm trai cho các thế hệ thanh niên đời sau học tập. |
1,0 điểm |
Câu 8 |
HS nêu chi tiết mình ấn tượng và nêu lí do thuyết phục. |
0,5 điểm |
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn kể lại một chuyến đi Mở bài giới thiệu được chuyến đi. Thân bài triển khai được chi tiết chuyến đi. Kết bài nêu được cảm nghĩ của bản thân về chuyến đi. |
0,25 điểm |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa). |
0,25 điểm |
|
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: 1. Mở bài - Giới thiệu được chuyến đi: Lí do, mục đích của chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa. 2. Thân bài - Kể diễn biến chuyến tham quan (trên đường đi, trình tự những điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi,…) - Nêu được ấn tượng về những đặc điểm nổi bật của di tích (phong cảnh, con người, công trình kiến trúc,…). 3. Kết bài Thể hiện được cảm xúc và suy nghĩ về chuyến đi. |
3,5 điểm |
|
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. |
0,5 điểm |
|
|
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. |
0,5 điểm |
Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. |
|
................................
................................
................................
Tài liệu gồm 10 đề thi có đáp án chi tiết, để xem trọn bộ và mua tài liệu vui lòng click Link tài liệu
Xem thêm các chương trình khác:
- TOP 100 Đề thi Toán 8 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Ngữ văn 8 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Giáo dục công dân 8 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Lịch sử và Địa lí 8 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Công nghệ 8 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Tin học 8 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Tiếng Anh 8 (cả năm) (i - learn Smart World) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Giáo dục công dân 8 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Lịch sử và Địa lí 8 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Tin học 8 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Công nghệ 8 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Tiếng Anh 8 (cả năm) (Friends plus) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Toán 8 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Ngữ văn 8 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án