Tóm tắt Một thứ quà của lúa non: Cốm hay, ngắn gọn (5 mẫu)

Với Tóm tắt Một thứ quà của lúa non: Cốm môn Ngữ văn lớp 7 gồm 5 mẫu tóm tắt hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh dễ dàng nẵm vững được nội dung chính, diễn biến tác phẩm Một thứ quà của lúa non: Cốm từ đó học tốt môn Văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 731 lượt xem
Tải về


Tóm tắt Một thứ quà của lúa non: Cốm - Ngữ văn 7

Tóm tắt Một thứ quà của lúa non: Cốm (mẫu 1)                                           

“Một thứ quà của lúa non: cốm” là một sáng tác tiêu biểu trong tập tùy bút ấy. Bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng trân trọng, tác giả đã phát hiện được nét đẹp văn hóa dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà sâu sắc.

Tóm tắt Một thứ quà của lúa non: Cốm (mẫu 2)      

Đến với tập tùy bút "Hà Nội băm sáu phố phường" của ông, ta như thấy hiển hiện trước mắt dáng hình của một Hà Nội xưa cũ thuở nào. Đó là những chuyện phố, chuyện phường, chuyện đời sống dân sinh, đặc biệt là những thức quà bình dị quen thuộc chỉ nơi đây mới có. "Một thứ quà của lúa non: cốm" là một sáng tác tiêu biểu trong tập tùy bút ấy.

Tóm tắt Một thứ quà của lúa non: Cốm hay, ngắn gọn (5 mẫu) (ảnh 1)

Tóm tắt Một thứ quà của lúa non: Cốm (mẫu 3)      

Tác phẩm xứng đáng được xem như một bài thơ trữ tình xuất sắc. Từ một món ăn dân giã là cốm, tác giả đã đề cập đến nhiều điều có ý nghĩa sâu xa trong cuôc sống. Có một cái gì đó thật gần gũi giữa hương vị thanh đạm của cốm với phẩm chất thuần hậu, chất phác của những người nông dân một nắng hai sương, gắn bó với mảnh đất của tổ tiên, ông cha để lại ; đổ bao mồ hôi, công sức để làm ra hạt lúa nuôi đời

Tóm tắt Một thứ quà của lúa non: Cốm (mẫu 4)      

Bài Một thứ quà của lúa non: Cốm, trích trong tập tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường, xuất bản năm 1943, viết về cảnh sắc và phong vị Hà Nội, đặc biệt là những thứ quà, những món ăn dân dã, bình dị mà đậm đà hương vị, thể hiện sự khéo léo trong bản sắc văn hóa lâu đời của người dân đất kinh kì. Nhà văn đưa ra nhận xét tinh tế về món cốm, một đặc sản lâu đời của Hà Nội : Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ... Bằng tình cảm trân trọng, tác giả đã phát hiện ra nét đẹp văn hóa dân tộc ẩn chứa trong thứ quà quen thuộc ấy.

Tóm tắt Một thứ quà của lúa non: Cốm (mẫu 5)      

Cốm không chỉ là một thứ quà đơn thuần mà qua những dòng bình luận của Thạch Lam ta còn thấy được những giá trị, ý nghĩa sâu sắc của cốm trong văn hóa dân tộc. Cốm làm quà sêu tết, làm đồ lễ trong các lễ cưới. Sự hài hòa màu sắc giữa cốm và màu đỏ của hồng còn gì đẹp đẽ và ý nghĩa hơn trong những ngày này: “màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già” “không bao giờ có hai màu lại hoài hợp hơn được nữa”. Cốm góp phần làm nên nhân duyên tốt đẹp cho con người. Cốm là một món quà thiêng liêng, một điểm rất khác biệt của quê hương, đất nước, mang giá trị văn hóa, tinh thần của dân tộc Việt Nam.

Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:

Tóm tắt Sài Gòn tôi yêu

Tóm tắt Mùa xuân của tôi

Tóm tắt Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Tóm tắt Tục ngữ về con người và xã hội

Tóm tắt Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

1 731 lượt xem
Tải về