Tóm tắt Rằm tháng riêng (Nguyên tiêu) hay, ngắn gọn (5 mẫu)

Với Tóm tắt Rằm tháng riêng (Nguyên tiêu) môn Ngữ văn lớp 7 gồm 5 mẫu tóm tắt hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh dễ dàng nẵm vững được nội dung chính, diễn biến tác phẩm Rằm tháng riêng (Nguyên tiêu) từ đó học tốt môn Văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 1,305 17/02/2022
Tải về


Tóm tắt Rằm tháng riêng (Nguyên tiêu) - Ngữ văn 7

Tóm tắt Rằm tháng riêng (Nguyên tiêu) (mẫu 1)

Ngày rằm tháng giêng - ngày chiến thắng lịch sử của dân tộc. Bác Hồ không chỉ vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp, thơ mộng mà còn gửi gắm vào đó niềm vui, cảm xúc của mình trong ngày vui trọng đại này. Ta thấy thêm kính yêu và trân trọng vị lãnh tụ của dân tộc!

Tóm tắt Rằm tháng riêng (Nguyên tiêu) (mẫu 2)

Bài thơ Rằm tháng giêng đã xây dựng nên một đêm trăng mùa xuân tươi đẹp, hấp dẫn. Cả bài thơ khắc họa nên bầu không gian rộng lớn, thoáng đãng, trong đó xuất hiện hình ảnh con người tuy nhỏ bé, nhưng khó để bỏ qua được. Từ đó, thể hiện được tài năng, tâm thế của tác giả. Đó là một trái tim tràn đầy tình yêu thiên nhiên, nhưng vẫn không quên nhiệm vụ đối với tổ quốc. 

 Tóm tắt Rằm tháng riêng (Nguyên tiêu) hay, ngắn gọn (5 mẫu) (ảnh 1)

Tóm tắt Rằm tháng riêng (Nguyên tiêu) (mẫu 3)

Trong niềm hân hoan chiến thắng sau chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông năm 1947, Hồ Chủ tịch đã viết nên bài thơ Nguyên tiêu, hay còn gọi là Rằm tháng giêng. Bài thơ thể hiện không khí tươi vui chiến thắng cùng niềm hạnh phúc khi sắc xuân đang ngập tràn trên đất nước ta. Đọc bài thơ, ta cảm nhận được tâm trạng phấn khởi của Người cũng như tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết khi mùa xuân đang tới.

Tóm tắt Rằm tháng riêng (Nguyên tiêu) (mẫu 4)

Bài thơ “Rằm tháng giêng” Bác đã vẽ ra bức tranh ngày xuân tuyệt đẹp và có nhiều điều trăn trở về vận mệnh ẩn sâu trong từng câu thơ. Bài thơ Rằm tháng giêng cũng cho thấy được phong thái ung dung, tinh thần lạc quan trong mọi hoàn cảnh của Bác, Bác phải có tâm hồn lạc quan, yêu thiên nhiên thì mới viết nên những vần thơ hay và lay động lòng người như vậy.

Tóm tắt Rằm tháng riêng (Nguyên tiêu) (mẫu 5)

Rằm tháng Giêng được sáng tác năm 1948, trên chiếc thuyền neo đậu giữa một dòng sông ở chiến khu Việt Bắc, Hồ Chủ tịch cùng Trung ương Đảng và Chính phủ mở cuộc họp tổng kết về tình hình quân sự thời kì đầu kháng chiến chống Pháp (1947 – 1948). Cuộc họp tan thì đêm đã khuya. Trăng rằm tỏa sáng khắp mặt đất bao la. Cảnh sông núi trong đêm càng trở nên đẹp đẽ và thơ mộng. Cảm hứng dâng cao, Bác đã ứng khẩu làm bài thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán, tựa là Nguyên tiêu. Đây là một bài thơ hay của Bác, bài thơ miêu tả không gian thiên nhiên tuyệt đẹp trong mùa xuân. Bác và chiến sĩ bàn bạc việc quân ngay trên thuyền. Đồng thời thể hiện sự lạc quan vào tương lai của cách mạng.

Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:

Tóm tắt Tiếng gà trưa

Tóm tắt Một thứ quà của lúa non: Cốm

Tóm tắt Sài Gòn tôi yêu

Tóm tắt Mùa xuân của tôi

Tóm tắt Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

1 1,305 17/02/2022
Tải về