Tóm tắt Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) hay, ngắn gọn (5 mẫu)

Với Tóm tắt Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) môn Ngữ văn lớp 7 gồm 5 mẫu tóm tắt hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh dễ dàng nẵm vững được nội dung chính, diễn biến tác phẩm Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) từ đó học tốt môn Văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 1,380 17/02/2022
Tải về


Tóm tắt Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) - Ngữ văn 7

Tóm tắt Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) (mẫu 1)

Bài thơ Phò giá về kinh được làm lúc ông đi đón Thái thượng hoàng, Trần Thái Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long ngay sau chiến thắng vang dội ở Chương Dương, Hàm Tử, giải phóng kinh đô năm 1285. Được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.

Tóm tắt Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) (mẫu 2)

Bài thơ "Tụng giá hoàn kinh sư" (Phò giá về kinh) là một trong 11 bài thơ còn lại của ông và cũng là tác phẩm có vị trí đặc biệt trong lịch sử văn học Việt Nam. Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời Trần. Hình thức diễn đạt cô đúc, ngắn gọn súc tích, cô đúc dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng. Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc

Tóm tắt Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) hay, ngắn gọn (5 mẫu) (ảnh 1)

Tóm tắt Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) (mẫu 3)

"Tụng giá hoàn kinh sư" nghĩa là "Phò giá về kinh". Tựa đề nêu lên một sự kiện lịch sử, nhưng sâu xa còn là nguyên cớ gợi cảm hứng cho nhà thơ. Bởi lẽ, sự kiện đưa vua trở về kinh đô đánh dấu chiến thắng của quân ta, khẳng định đất nước ta sạch bóng quân thù, quê hương đã trở lại những ngày thanh bình. Mặt khác, tác giả còn là người góp một phần công sức vào niềm vui chiến thắng của toàn dân tộc. Vì thế, sự kiện lịch sử không là những con số vô cảm mà là một niềm thơ, niềm cảm xúc dạt dào.

Tóm tắt Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) (mẫu 4)

Bài thơ Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) được sáng tác trong hoàn cảnh thượng tướng cùng đoàn tùy tùng đi đón hai vua Trần (vua cha Trần Thánh Tông và vua con Trần Nhân Tông) về Thăng Long sau khi kinh đô được giải phóng. Hình thức bài thơ tuy ngắn gọn, cô đúc nhưng đã thể hiện được hào khí chiến thắng và khát vọng lớn lao của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần. Tác giả đã ghi lại hai chiến công vang dội của quân và dân Đại Việt vào xuân - hè năm Ất Dậu 1285. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên - Mông. Đồng thời nó nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước

Tóm tắt Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) (mẫu 5)

Bài thơ bày tỏ nỗi vui mừng, niềm hãnh diện tột độ của tác giả trước chiến thắng vẻ vang của dân tộc, đồng thời khẳng định quyết tâm xây dựng đất nước ngàn thu. Làm nên chất thơ chính là cảm xúc tự hào, vui mừng về chiến công hiển hách của dân tộc, là hào khí của thời đại nhà Trần và niềm tin vào một nền thái bình vững chắc. Những cảm xúc ấy được ẩn chứa trong cách nói chắc nịch, ngắn gọn của thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt, không hoa mĩ, cầu kì. Đây cũng là vẻ đẹp độc đáo của bài thơ mà tác giả là một vị tướng. Bài thơ bày tỏ nỗi vui mừng, niềm hãnh diện tột độ của tác giả trước chiến thắng vẻ vang của dân tộc, đồng thời khẳng định quyết tâm xây dựng đất nước ngàn thu.

Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:

Tóm tắt Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên trường vãn vọng)

Tóm tắt Bài ca Côn Sơn ( Côn Sơn ca - trích)

Tóm tắt Sau phút chia li ( trích Chinh phụ ngâm khúc)

Tóm tắt Bánh trôi nước

Tóm tắt Qua Đèo Ngang

1 1,380 17/02/2022
Tải về