Tóm tắt Quan Âm Thị Kính hay, ngắn gọn (5 mẫu)

Với Tóm tắt Quan Âm Thị Kính môn Ngữ văn lớp 7 gồm 5 mẫu tóm tắt hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh dễ dàng nẵm vững được nội dung chính, diễn biến tác phẩm Quan Âm Thị Kính từ đó học tốt môn Văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 2,879 17/02/2022
Tải về


Tóm tắt Quan Âm Thị Kính - Ngữ văn 7

Tóm tắt Quan Âm Thị Kính (mẫu 1)

Vở chèo “Quan âm Thị Kính” nói chung và trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” nói riêng là vở diễn và trích đoạn chèo rất tiêu biểu của sân khấu chèo truyền thống. Vở chèo và trích đoạn đã thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến. 

Tóm tắt Quan Âm Thị Kính (mẫu 2)

Trích đoạn Nỗi oan hại chồng thuộc phần đầu của vở chèo Quan Âm Thị Kính, kể lại nỗi oan giết chồng của Thị Kính. Một đêm, khi Thiên Sĩ mỏi mệt do học hành, thiu thiu ngủ. Thị Kính ngồi quạt cho chồng thấy dưới cằm chồng chiếc râu mọc ngược, bèn dùng dao xén đi. Thiện Sĩ giật mình choàng tỉnh, nghĩ rằng Thị Kính có ý đồ giết mình bèn hô hào lên. Cả gia đình nhà chồng vu cho Thị Kính tội giết chồng, gọi Mãng ông – cha đẻ nàng sang để nhận con mặc cho Thị Kính ra sức giải thích. Thị Kính trên đường trở về nhà cùng cha thì quyết định từ biệt cha mẹ, giả dạng nam nhi bước đi tu hành.

Tóm tắt Quan Âm Thị Kính hay, ngắn gọn (5 mẫu) (ảnh 1)

Tóm tắt Quan Âm Thị Kính (mẫu 3)

Thị Kính là con gái của Mãng ông. Đến tuổi lấy chồng, Thị Kính được gả cho Thiện Sĩ - con của Sùng ông, Sùng bà và là một người học trò dòng dõi kinh thi. Ở nhà, Thiện Sĩ chăm chỉ dùi mài kinh sử, Thị Kính đảm đang miệt mài khâu vá. Đêm khuya, Thiện Sĩ vì mệt quá mà thiu thiu ngủ. Thị Kính ngồi bên cạnh thấy chồng có sợi râu mọc ngược, cho là không tốt, sẵn con dao trong tay, liền dùng dao định xén đi. Ngờ đâu Thiện Sĩ tỉnh dậy, hiểu lầm vợ và la toáng lên. Sùng ông, Sùng bà vốn không ưa Thị Kính có xuất thân nghèo khó, bần hàn, liền vu oan cho Thị Kính có ý giết chồng. Mặc cho Thị Kính đã hết lời van xin, Sùng ông gọi Mãng ông sang để đuổi Thị Kính về. Sau khi làm cho hai bố con phải nhục nhã, khổ sở, hai vợ chồng bỏ vào trong nhà để mặc hai bố con ôm nhau khóc rồi đi về.

Tóm tắt Quan Âm Thị Kính (mẫu 4)

Thiện Sĩ, con Sùng ông, Sùng bà, kết duyên cùng Thị Kính, con gái Mãng ông, một nông dân nghèo. Một hôm, vợ ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh. Thấy chồng có sợi râu mọc ngược, Thị Kính cầm dao khâu toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình, bất giác hô hoán lên. Cha mẹ chồng đổ riệt cho Thị Kính có ý giết Thiện Sĩ, đuổi Thị Kính về nhà bố đẻ. Bị oan ức nhưng không biết kêu vào đâu, Thị Kính giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, lấy pháp hiệu là Kính Tâm. Thị Mầu, con gái phú ông, vốn tính lẳng lơ, say mê Kính Tâm. Ve vãn Kính Tâm không được, Thị Mầu về nhà đùa ghẹo, ăn nằm với anh Nô là người ở, rồi có thai. Làng bắt vạ. Bí thế, Thị Mầu khai cho Kính tâm. Kính Tâm chịu oan, bị đuổi ra tam quan (cổng chùa). Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm. Trải ba năm, Kính Tâm đi xin sữa từng ngày nuôi con của Thị Mầu. Rồi nàng "hóa", được lên tòa sen, trở thành Phật Bà Quan Âm. Trước khi "hóa", Kính Tâm viết thư để lại cho đứa trẻ. Bấy giờ mọi người mới rõ Kính Tâm là con gái và hiểu rõ được tấm lòng từ bi, nhẫn nhục của nàng.

Tóm tắt Quan Âm Thị Kính (mẫu 5)

Mãng Ông có con gái là Thị Kính đến tuổi lấy chồng, song chưa gả cho ai. Thiện Sĩ, học trò, dòng dõi thi thư, đến xin làm rể. Ông bằng lòng cho họ nên vợ nên chồng. Ở nhà Thiện Sĩ chăm chỉ học bài, Thị Kính bên cạnh miệt mài vá may. Đến đêm khuya chàng mệt, ngả lưng yên giấc. Nhìn cằm chồng có chiếc râu mọc ngược, sẵn có dao bén, nàng cầm lấy, định dùng để xén nó đi. Bất ngờ Thiện Sĩ choàng tỉnh thấy thế gạt tay vợ, đứng dậy hét toáng lên thất thần. Mẹ chồng chạy vào, nghe con trai kể, tưởng là con dâu định giết chồng, bèn mắng chửi và đuổi về nhà cha mẹ đẻ. Nàng nghĩ thương thân xót phận đành thay dạng nam nhi, xin vào chùa đi tu, được Sư Cụ nhận lời, đặt cho hiệu là Kính Tâm. Trong làng có Thị Mầu con của một vị trưởng giả giàu có ở vùng ấy, thấy Kính Tâm Tâm đẹp người tốt nết, liền tìm mọi cách dụ Kính Tâm nhưng bị cự tuyệt. Thị Mầu vốn lẳng lơ đã gian díu với anh Nô rồi có thai bị làng bắt vạ gọi ra tra hỏi, thị chối quanh nhưng về sau lại đổ cho Kính Tâm. Kính Tâm bị oan, bị đuổi ra tam quan (cổng chùa). Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm. Nuôi con ròng rã 3 năm, rồi nàng "hóa" được lên đài sen trở thành Phật Bà Quan Âm.

Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:

Tóm tắt Cổng trường mở ra

Tóm tắt Mẹ tôi

Tóm tắt Cuộc chia tay của những con búp bê

Tóm tắt Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

Tóm tắt Những câu hát than thân

1 2,879 17/02/2022
Tải về