Tình huống a) Chị H và bạn trai đều 25 tuổi. Hai người có ý định kết hôn nhưng bố mẹ

Trả lời Câu hỏi trang 14 Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 10.

1 150 lượt xem


Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều Bài 2: Hôn nhân

Câu hỏi trang 14 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy xử lí những tình huống sau:

Tình huống a) Chị H và bạn trai đều 25 tuổi. Hai người có ý định kết hôn nhưng bố mẹ bạn trai của H tìm mọi cách ngăn cản, chia rẽ hai người.

Theo em, nếu chị H và bạn trai tự ý kết hôn thì có vi phạm quy định của pháp luật không? Vì sao?

Tình huống b) Anh P và chị Q yêu nhau 5 năm, gia đình hai bên đều mong muốn anh chị tiến đến hôn nhân. Anh P và chị Q đều cho rằng không muốn sự ràng buộc của pháp luật nên sẽ không đăng kí kết hôn. Hai người thống nhất với nhau sẽ chỉ tổ chức đám cưới mới họ hàng, bạn bè rối về chung sống với nhau.

Nếu em là người thân của chị ạ, em sẽ góp ý với chị Q như thế nào? Vì sao?

Trả lời:

Tình huống a) Theo em, nếu chị H và bạn trai tự ý kết hôn thì không vi phạm quy định của pháp luật vì chị H và bạn trai có quyền tự mình quyết định việc kết hôn và thể hiện mong muốn trở thành vợ chồng của nhau. Mỗi bên không chịu sự tác động của bên kia hay của bất kì người nào khác khiến họ phải trái với nguyện vọng của mình. Hơn nữa cả hai đã đủ tuổi kết hôn, không vi phạm bất kì các trường hợp cấm kết hôn nào của pháp luật.

Tình huống b) Nếu em là người thân của chị Q em sẽ góp ý với chị rằng:

+ Việc đăng kí kết hôn không phải là sự ràng buộc của pháp luật mà là sự công nhận của pháp luật với giữa quan hệ vợ chồng. Hơn nữa đăng kí kết hôn sẽ được pháp luật bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cả hai trong quan hệ hôn nhân.

+ Vì quan hệ vợ chồng chỉ được pháp luật công nhận khi đã đi đăng kí kết hôn. Được pháp luật bảo vệ các quyền và lợi ích của vợ/chồng trong quan hệ hôn nhân.

1 150 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: