Quyền lợi BHXH khi về hưu mới nhất 2025
Quyền lợi BHXH khi về hưu mới nhất 2025

1. Quyền lợi BHXH khi về hưu mới nhất 2025

Đối với người tham gia BHXH bắt buộc thì quyền lợi BHXH khi về hưu là:

  • Người lao động đóng đủ tuổi và đủ số năm tối thiểu để hưởng lương hưu sẽ được giải quyết hưởng lương hưu hằng tháng.
  • Thay vì nhận lương hưu, người lao động có thể chọn rút bảo hiểm xã hội một lần khi có đủ điều kiện.

Đối với người tham gia BHXH tự nguyện thì quyền lợi BHXH khi về hưu là:

  • Người lao động đóng đủ tuổi và đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 20 năm trở lên sẽ được giải quyết hưởng lương hưu hằng tháng.
  • Thay vì nhận lương hưu, người lao động cũng có thể chọn rút bảo hiểm xã hội một lần khi có đủ điều kiện.

2. Những lợi ích khác khi tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Khi đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích. Tùy vào loại bảo hiểm xã hội tham gia là bắt buộc hay tự nguyện mà người lao động sẽ bị giới hạn một số quyền lợi.

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội, người đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được nhận các quyền lợi khi mang thai và sinh con như sau:

2.1. Hưởng chế độ khi ốm đau

Người lao động được nghỉ làm và nhận trợ cấp khi bản thân ốm đau hoặc con dưới 07 tuổi ốm đau.

2.2. Hưởng chế độ thai sản

Lao động nam và lao động nữ đóng bảo hiểm xã hội đều được hưởng chế độ thai sản khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, khi sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, thực hiện các biện pháp tránh thai.

2.3. Hưởng chế độ tai nạn lao động

Căn cứ vào Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả các quyền lợi sau:

  • Trợ cấp một lần hoặc hằng tháng.
  • Tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình.
  • Trợ cấp phục vụ.
  • Trợ cấp một lần khi chết.
  • Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị tai nạn, bệnh nghề nghiệp.
  • Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp khi trở lại làm việc.

2.4. Hưởng chế độ tử tuất

Người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc qua đời, thân nhân của người này sẽ được hưởng chế độ tử tuất với 02 khoản tiền: Trợ cấp mái táng và trợ cấp tuất một lần hoặc tuất hằng tháng.

3. Bảo hiểm xã hội là gì?

Hiện nay, các nội dung liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) được quy định trong Luật BHXH năm 2014 và các văn bản hướng dẫn. Tại khoản 1 Điều 3 Luật BHXH năm 2014, bảo hiểm xã hội được định nghĩa như sau:

“1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”

Các chế độ về bảo hiểm xã hội được Nhà nước tổ chức và đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định của hệ thống pháp luật về BHXH nhằm đảm đảm đời sống cho người tham gia.

Quyền lợi BHXH khi về hưu mới nhất 2025
Quyền lợi BHXH khi về hưu mới nhất 2025

4. Bảo hiểm xã hội gồm những loại hình nào?

Theo quy định tại Điều 3 Luật BHXH năm 2014, bảo hiểm xã hội gồm 02 loại: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Trong đó từng loại hình bảo hiểm được hiểu như sau:

“2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.”

Theo đó, người lao động và người sử dụng sẽ phải tham gia BHXH bắt buộc. Còn với BHXH tự nguyện, người lao động có thể chọn tham gia hoặc không tham gia.

5. Các câu hỏi thường gặp

5.1. Bảo hiểm xã hội có quyền lợi gì?

Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng quyền lợi theo các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất (người lao động thuộc lực lượng vũ trang có quy định riêng).

5.2. Số bảo hiểm xã hội có tác dụng gì?

Sổ BHXH ghi nhận quá trình tham gia BHXH và là căn cứ để giải quyết chế độ BHXH cho người tham gia theo quy định của pháp luật. Những thông tin trong sổ gồm nhân thân người tham gia, thời gian làm việc, quá trình đóng, mức đóng và hưởng BHXH.

5.3. Đóng bảo hiểm 5 năm liên tục được quyền lợi gì?

Căn cứ theo Điểm c, Khoản 1, Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014 thì người tham gia BHYT sẽ được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi đã đóng BHYT đủ 05 năm liên tục và có “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm”.

5.4. Số tiền cùng chi trả là gì?

Số tiền cùng chi trả/chi phí đồng chi trả là khoản tiền mà người bệnh có BHYT phải cùng chi trả với cơ quan BHXH theo tỷ lệ % được hưởng của loại thẻ BHYT. Ví dụ: Thẻ BHYT có mức hưởng 80% thì người bệnh phải đồng chi trả 20% trong tổng chi phí thuộc phạm vi thanh toán của BHYT.

5.5. Xin giấy chuyển tuyến một lần trong năm ở đâu?

Người bệnh có thể xin giấy chuyển tuyến một lần trong năm ở cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới, nơi người bệnh đã được khám và chẩn đoán bệnh. Người bệnh cần có thẻ BHYT và mắc một trong 62 loại bệnh được quy định tại Thông tư 40/2015/TT-BYT.