Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Số hiệu: | 40/2015/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thị Xuyên |
Ngày ban hành: | 16/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2016 |
Ngày công báo: | 31/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1269 đến số 1270 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Thể thao, Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế quy định cơ sở, đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu; chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được ban hành ngày 16/11/2015.
1. Chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Việc chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT thực hiện theo Thông tư 14/2014/TT-BYT, trừ một số trường hợp cụ thể khác được thực hiện theo Điều 11 Thông tư 40.
2. Các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT
- Người có thẻ BHYT đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở KCB tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh.
- Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở KCB tuyến xã chuyển tuyến đến bệnh viện huyện.
- Thông tư số 40/2015 quy định người có thẻ bảo hiểm y tế được bệnh viện tuyến huyện chuyển tuyến đến trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh hoặc BV đa khoa, BV chuyên khoa, viện chuyên khoa tuyến tỉnh cùng hạng hoặc hạng thấp hơn.
- Trường hợp cấp cứu:
+ Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở KCB nào.
+ Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở KCB khác để tiếp tục điều trị hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu sau khi đã điều trị ổn định.
- Trường hợp người bệnh được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh đã ghi trên giấy chuyển tuyến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh thực hiện việc KCB đối với các bệnh đó trong phạm vi chuyên môn.
- Theo Thông tư 40/2015/TT-BYT, trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế đi công tác, học tập, làm việc lưu động hoặc tạm trú dưới 12 tháng tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa phương đó tương đương với tuyến của cơ sở KCB ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp địa phương đó không có cơ sở y tế tương đương thì người tham gia bảo hiểm y tế được lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu.
Thông tư 40 còn quy định các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu. Thông tư số 40 năm 2015 của Bộ Y tế có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/2015/TT-BYT |
Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2015 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ BAN ĐẦU VÀ CHUYỂN TUYẾN KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ
Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Thông tư này quy định việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
1. Cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu quy định tại Thông tư này được xác định theo các tuyến trong hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước và tương đương.
2. Người có thẻ bảo hiểm y tế được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và theo quy định tại Thông tư này.
1. Trạm y tế xã, phường, thị trấn;
2. Trạm xá, trạm y tế, phòng y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức;
3. Phòng khám bác sỹ gia đình tư nhân độc lập;
4. Trạm y tế quân - dân y, Phòng khám quân - dân y, Quân y đơn vị cấp tiểu đoàn và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
1. Bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
2. Trung tâm y tế huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh; Trung tâm y tế huyện có phòng khám đa khoa;
3. Phòng khám đa khoa; phòng khám đa khoa khu vực;
4. Bệnh viện đa khoa hạng III, hạng IV và chưa xếp hạng thuộc các Bộ, Ngành hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ, Ngành;
5. Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng III, tương đương hạng IV hoặc chưa được xếp hạng tương đương;
6. Bệnh viện y học cổ truyền tư nhân tương đương hạng III, tương đương hạng IV hoặc chưa được xếp hạng tương đương;
7. Phòng Y tế, Bệnh xá trực thuộc Bộ Công an, Bệnh xá Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
8. Trung tâm y tế quân - dân y, Bệnh xá quân y, Bệnh xá quân - dân y, Bệnh viện quân y hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp hạng, bệnh viện quân - dân y hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp hạng, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
1. Bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
2. Bệnh viện đa khoa hạng I, hạng II thuộc các Bộ, Ngành, hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ, Ngành;
3. Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa, Trung tâm chuyên khoa, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Phòng khám đa khoa;
4. Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
5. Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II;
6. Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ, Ngành;
7. Bệnh viện y học cổ truyền tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II;
8. Phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
9. Bệnh viện hạng II thuộc Bộ Quốc phòng, Bệnh viện quân - dân y hạng II, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
1. Bệnh viện đa khoa trực thuộc Bộ Y tế, trừ các bệnh viện quy định tại Khoản 3 Điều này;
2. Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế có Phòng khám đa khoa;
3. Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế;
4. Bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Quốc phòng, Viện Y học cổ truyền Quân đội, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
2. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 3 Thông tư này nếu chưa có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thì phải có đủ điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, bảo đảm đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh thông thường và xử trí cấp cứu ban đầu, cung ứng, cấp phát thuốc trong phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
4. Phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân độc lập: Có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế về điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân độc lập.
5. Riêng đối với Phòng khám đa khoa thì phải có ít nhất 02 (hai) chuyên khoa nội và ngoại; Đối với phòng khám đa khoa có khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em, ngoài 02 (hai) chuyên khoa trên, phải có chuyên khoa nhi.
Người tham gia bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu (sau đây gọi tắt là khám bệnh, chữa bệnh ban đầu) tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư này không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
1. Người tham gia bảo hiểm y tế được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 và Điều 6 Thông tư này trong các trường hợp sau đây:
a) Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không có cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư này hoặc các cơ sở đó không đáp ứng được việc khám bệnh, chữa bệnh ban đầu cho người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của Giám đốc Sở Y tế sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 và Điều 6 Thông tư này do Giám đốc Sở Y tế quy định sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Người tham gia bảo hiểm y tế được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 8, khoản 1 Điều 9 Thông tư này hoặc được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác trong các trường hợp sau đây:
a) Đối tượng thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khoẻ theo Hướng dẫn số 52 HD/BTCTW ngày 02 tháng 12 năm 2005 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về việc điều chỉnh bổ sung đối tượng khám, chữa bệnh tại một số cơ sở y tế của Trung ương được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác quy định tại Điều 5 (trừ Khoản 4) và các khoản 1,2 và 4 Điều 6 Thông tư này;
b) Đối tượng thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khỏe cán bộ của tỉnh, thành phố được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 Thông tư này;
c) Người có công với cách mạng, người từ đủ 80 tuổi trở lên được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7 và 9 Điều 5, các khoản 1, 2 và 4 Điều 6 Thông tư này;
d) Trẻ em dưới 6 tuổi được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 5 Thông tư này;
đ) Người công tác trong quân đội khi nghỉ hưu được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 9 Điều 5, Khoản 4 Điều 6 Thông tư này.
3. Người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuận lợi nhất trên đất liền nếu trên các xã đảo, huyện đảo không có cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các điều 3, 4, 5 và 6 Thông tư này.
Việc chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được thực hiện theo Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ một số trường hợp cụ thể khác được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
1. Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh.
2. Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã chuyển tuyến đến bệnh viện huyện, bao gồm cả các bệnh viện huyện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện y học cổ truyền tỉnh (trong trường hợp bệnh viện huyện không có khoa y học cổ truyền).
3. Người có thẻ bảo hiểm y tế được bệnh viện tuyến huyện, bao gồm cả bệnh viện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa, trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh chuyển tuyến đến trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh hoặc bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa tuyến tỉnh cùng hạng hoặc hạng thấp hơn.
4. Trường hợp cấp cứu:
a) Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.
b) Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu sau khi đã điều trị ổn định.
5. Trường hợp người bệnh được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh đã ghi trên giấy chuyển tuyến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh đó trong phạm vi chuyên môn.
6. Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế đi công tác, học tập, làm việc lưu động hoặc tạm trú dưới 12 tháng tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa phương đó tương đương với tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp địa phương đó không có cơ sở y tế tương đương thì người tham gia bảo hiểm y tế được lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu.
1. Sử dụng Giấy chuyển tuyến đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế:
a) Trường hợp người bệnh được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;
b) Trường hợp người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và sau đó được chuyển tiếp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;
c) Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày ký;
d) Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế mắc các bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp được sử dụng Giấy chuyển tuyến quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch đó. Trường hợp đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó mà người bệnh vẫn đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết đợt điều trị nội trú đó.
2. Sử dụng Giấy hẹn khám lại: Mỗi Giấy hẹn khám lại chỉ sử dụng 01 (một) lần theo thời gian ghi trong Giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Mẫu Giấy hẹn khám lại đối với người bệnh bảo hiểm y tế quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế và các Bộ, Ngành đóng trên địa bàn để thực hiện:
a) Xác định, lập và công bố danh sách các cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu theo các tuyến trên địa bàn tỉnh, thành phố;
b) Hướng dẫn việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu đối với đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư này;
c) Hướng dẫn việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu đối với trẻ em dưới 6 tuổi quy định tại Điểm d, Khoản 2 Điều 9 Thông tư này.
d) Hướng dẫn việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh tham gia bảo hiểm y tế theo quy định.
2. Chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế và các Bộ, Ngành, quy định đối tượng, cơ cấu nhóm đối tượng, số lượng người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu quy định tại Điều 8, Điều 9 Thông tư này phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn đối tượng, cơ cấu nhóm đối tượng và số lượng người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các viện, trung tâm, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện, viện Y học cổ truyền đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở và tổ chức hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại địa phương, phát huy hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phạm vi chuyên môn và chất lượng khám bệnh, chữa bệnh.
4. Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện các quy định tại Thông tư này đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi quản lý.
1. Tổ chức ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện tổ chức khám bệnh, chữa bệnh ban đầu theo danh sách Sở Y tế đã phê duyệt.
2. Phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký hoặc thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phù hợp với quy định tại Thông tư này.
3. Hướng dẫn việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với người có thẻ bảo hiểm y tế quy định tại Khoản 6 Điều 11 Thông tư này.
1. Cục Quân y - Bộ Quốc phòng, Cục Y tế - Bộ Công an:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đủ điều kiện tổ chức khám bệnh, chữa bệnh ban đầu đăng ký với Sở Y tế địa phương;
b) Hướng dẫn triển khai thực hiện đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
2. Y tế các Bộ, Ngành khác:
a) Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ, Ngành đủ điều kiện tổ chức khám bệnh, chữa bệnh ban đầu đăng ký với Sở Y tế địa phương;
b) Hướng dẫn triển khai thực hiện đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.
1. Thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh, chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và bảo đảm quyền lợi đối với người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định.
2. Căn cứ điều kiện tổ chức hoạt động của đơn vị, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân công người chịu trách nhiệm xác nhận việc tiếp nhận người bệnh được chuyển đến trong hoặc ngoài giờ hành chính kịp thời.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
2. Thông tư số 37/2014/TT-BYT ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Người tham gia bảo hiểm y tế đã đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở ghi trên thẻ bảo hiểm y tế trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở đó cho đến khi có sự thay đổi về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo văn bản đã được thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế để xem xét, giải quyết./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC SỐ 01
DANH MỤC CÁC BỆNH, NHÓM BỆNH VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC SỬ DỤNG GIẤY CHUYỂN TUYẾN TRONG NĂM DƯƠNG LỊCH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 40 /2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
STT |
Tên bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp |
1 |
Lao (các loại) |
2 |
Bệnh Phong |
3 |
HIV/AIDS |
4 |
Di chứng viêm não; Bại não; Liệt tứ chi ở trẻ em dưới 6 tuổi |
5 |
Xuất huyết trong não |
6 |
Dị tật não, não úng thủy |
7 |
Động kinh |
8 |
Ung thư * |
9 |
U nhú thanh quản |
10 |
Đa hồng cầu |
11 |
Thiếu máu bất sản tủy |
12 |
Thiếu máu tế bào hình liềm |
13 |
Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) |
14 |
Tan máu tự miễn |
15 |
Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch |
16 |
Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm |
17 |
Bệnh Hemophillia |
18 |
Các thiếu hụt yếu tố đông máu |
19 |
Các rối loạn đông máu |
20 |
Von Willebrand |
21 |
Bệnh lý chức năng tiểu cầu |
22 |
Hội chứng thực bào tế bào máu |
23 |
Hội chứng Anti – Phospholipid |
24 |
Hội chứng Tuner |
25 |
Hội chứng Prader Willi |
26 |
Suy tủy |
27 |
Tăng sinh tủy - suy giảm miễn dịch bẩm sinh do thiếu hụt gamaglobulin |
28 |
Tăng sinh tủy - suy giảm miễn dịch bẩm sinh do thiếu sắt |
29 |
Basedow |
30 |
Đái tháo đường |
31 |
Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh acid hữu cơ, acid amin, acid béo |
32 |
Rối loạn dự trữ thể tiêu bào |
33 |
Suy tuyến giáp |
34 |
Suy tuyến yên |
35 |
Bệnh tâm thần * |
36 |
Parkinson |
37 |
Nghe kém ở trẻ em dưới 6 tuổi |
38 |
Suy tim |
39 |
Tăng huyết áp có biến chứng |
40 |
Bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim |
41 |
Bệnh tim bẩm sinh; Bệnh tim (có can thiệp, sau phẫu thuật van tim, đặt máy tạo nhịp) |
42 |
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính |
43 |
Hen phế quản |
44 |
Pemphigus |
45 |
Pemphigoid (Bọng nước dạng Pemphigus) |
46 |
Duhring – Brocq |
47 |
Vảy nến |
48 |
Vảy phấn đỏ nang lông |
49 |
Á vảy nến |
50 |
Luput ban đỏ |
51 |
Viêm bì cơ (Viêm đa cơ và da) |
52 |
Xơ cứng bì hệ thống |
53 |
Bệnh tổ chức liên kết tự miễn hỗn hợp (Mixed connective tissue disease) |
54 |
Các trường hợp có chỉ định sử dụng thuốc chống thải ghép sau ghép mô, bộ phận cơ thể người |
55 |
Di chứng do vết thương chiến tranh |
56 |
Viêm gan mạn tính tiến triển; viêm gan tự miễn |
57 |
Hội chứng viêm thận mạn; suy thận mạn |
58 |
Tăng sản thượng thận bẩm sinh |
59 |
Thiểu sản thận |
60 |
Chạy thận nhân tạo chu kỳ, thẩm phân phúc mạc chu kỳ |
61 |
Viêm xương tự miễn |
62 |
Viêm cột sống dính khớp |
Ghi chú: (*) là tên bệnh, nhóm bệnh quy định tại Thông tư số 34/2013/TT-BYT ngày 28 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.
PHỤ LỤC SỐ 02
MẪU GIẤY HẸN KHÁM LẠI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN (BYT/SYT/….) Tên cơ sở khám chữa bệnh |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:………….. |
|
GIẤY HẸN KHÁM LẠI
Họ tên người bệnh:……………………………………………..Giới:…………
Sinh ngày: …./……/………
Địa chỉ:
Số thẻ BHYT:
|
|
|
|
|
|
Hạn sử dụng: Từ .…./…../………. Đến …../…../……….
Ngày khám bệnh:…../……./………
Ngày vào viện:……/……/………. Ngày ra viện: ……/……/……….
Chẩn đoán:………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………….
Bệnh kèm theo:……………………………………………………………………
Hẹn khám lại vào ngày ....tháng…. năm…..…, hoặc đến bất kỳ thời gian nào trước ngày được hẹn khám lại nếu có dấu hiệu (triệu chứng) bất thường.
Giấy hẹn khám lại chỉ có giá trị sử dụng 01 (một) lần trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được hẹn khám lại.
………, ngày.…tháng …. năm……
Bác sĩ, Y sĩ khám bệnh (ký tên) |
Đại diện Bệnh viện (ký tên, đóng dấu) |
THE MINISTRY OF HEALTH |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 40/2015/TT-BYT |
Hanoi, November 16, 2015 |
CIRCULAR
ON REGISTRATION OF INITIAL MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT AND REFERRALS BETWEEN HEALTH FACILITES COVERED BY HEALTH INSURANCE
Pursuant to the Law on Health insurance No. 25/2008/QH12 dated November 14th 2008 and Law on amendments to the Law on Health insurance No. 46/2014/QH13 dated June 13th 2014;
Pursuant to the Law on medical examination and treatment No. 40/2009/QH12 dated November 23rd 2009;
Pursuant to Decree No. 105/2014/ND-CP dated November 15th 2014 by the Government on guidelines for the Law on Health insurance;
Pursuant to the Decree No. 63/2012/ND-CP dated August 31st 2012 by the Government defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Health;
At the request of the Director of Department of medical insurance affiliated to the Ministry of Health;
The Minister of Health promulgates a Circular on registration of initial medical examination and treatment and referrals between health facilities covered by health insurance.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
This Circular deals with registration of initial medical examination and treatment (hereinafter referred to as medical services) and referrals between health facilities covered by health insurance.
Article 2. Rules
1. Facilities receiving registration of initial medical services covered by health insurance (hereinafter referred to as initiating facilities) prescribed in this Circular are specified in the referral system of State and equivalent.
2. Each person with health insurance card may take a referral in accordance with regulations on referrals between health facilities according to medical techniques and this Circular.
Chapter II
INITIATING FACILITIES
Article 3. Initiating facilities of communes and equivalent
1. Health facilities of communes, wards and towns (hereinafter referred to as communes);
2. Health facilities of agencies, units and organizations;
3. Private GP/family clinics;
4. Military-civilian health facilities; military- civilian clinics, military health facilities of battalions and other health facilities as prescribed by the Minister of National Defense.
Article 4. Initiating facilities of districts and equivalent
1. Polyclinics of districts, district-level towns and provincial-affiliated cities hereinafter referred to as districts);
2. Medical centers of districts provide medical services; medical centers of districts with polyclinic departments.
3. Polyclinics; local polyclinics;
4. Grade III, grade IV and ungraded polyclinic hospitals affiliated to ministries and agencies or affiliated to units of ministries and agencies;
5. Grade III-equivalent, grade IV-equivalent or ungraded private polyclinic hospitals;
6. Grade III-equivalent, grade IV-equivalent or ungraded private hospitals of traditional medicine;
7. Health facilities affiliated to the Ministry of Public Security and police infirmaries of provinces or central-affiliated cities (hereinafter referred to as provinces);
8. Military-civilian medical centers, military infirmaries, military-civilian infirmaries, grade III, grade IV and ungraded military hospitals, grade III, grade IV and ungraded military-civilian hospitals and other health facilities as prescribed by the Minister of National Defense.
Article 5. Initiating facilities of provinces and equivalent
1. Polyclinic hospitals of provinces;
2. Grade I and grade II polyclinic hospitals affiliated to ministries and agencies or affiliated to units of ministries and agencies;
3. Specialized hospitals, preventive health centers of provinces with polyclinic departments;
4. Hospitals of pediatrics, hospitals of obstetrics and pediatrics of provinces;
5. Grade I-equivalent and grade II-equivalent private polyclinic hospitals;
6. Hospitals of traditional medicine of provinces, ministries or agencies;
7. Grade I-equivalent and grade II-equivalent private hospitals of traditional medicine;
8. Clinics affiliated to Officials’ health care boards of provinces;
9. Grade II hospitals affiliated to the Ministry of National Defense, grade II military- civilian hospitals and other health facilities as prescribed by the Minister of National Defense.
Article 6. Central initiating facilities and equivalent
1. Polyclinic hospitals affiliated to the Ministry of Health, other than hospitals prescribed in Clause 3 of this Article;
2. Specialized hospitals, specialized institutes affiliated to the Ministry of Health with polyclinic departments;
3. Huu Nghi hospital, Da Nang C hospital and Thong Nhat hospital affiliated to the Ministry of Health;
4. Special grade or grade I hospitals affiliated to the Ministry of National Defense, Military Institute of Traditional Medicine and other health facilities as prescribed by the Minister of National Defense.
Article 7. Conditions for initiating facilities
1. Each facility must have an operation license in terms of medical services (hereinafter referred to as operation license).
2. Each medical practitioner must have a practice certificate in terms of medical services.
3. If a health facility specified in clauses 1, 2, 4 and 5 Article 3 of this Circular has no operation license, it must have sufficient personnel, facilities, equipment, ensuring to satisfy normal healthcare demands and provide first aid and emergency care, supply and dispense medicines within professional tasks as prescribed in laws on medical services.
4. Each private GP/family clinics: must satisfy conditions for issuance of licenses for operation applicable to private GP/family clinics prescribed by the Ministry of Health.
5. Each polyclinic must have at least two specialities for internal medicine and surgical medicine; each polyclinic providing pediatric healthcare must also have a pediatric speciality.
Chapter III
REGISTRATION FOR INITIAL MEDICAL SERVICES COVERRED BY HEALTH INSURANCE
Article 8. Registration of initial medical services covered by health insurance at initiating facilities of communes or districts
Each participant of health insurance may register for initial medical services covered by health insurance (hereinafter referred to as initial medical services) at any of the health facilities prescribed in Articles 3 and 4 of this Circular, regardless of administrative division, conformity with his/her work place, place of residence and capacity of the health facility.
Article 9. Registration of initial medical services at initiating facilities of provinces and central health facilities
1. Each participant of health insurance may register for initial medical services at any of health facilities prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 and 9 Article 5 and Article 6 of this Circular in any of the following cases:
a) He/she lives permanently/temporarily for definite time or works in a district that does not have health facilities specified in Articles 3 and 4 of this Circular or has medical facilities unconformable with conditions for initial medical services for participants of health insurance according to regulations of the Director of the Department of Health with consent in writing of the Director of Social Security of province;
b) He/she lives permanently/temporarily for definite time or works in a district may register for initial medical services at health facilities specified in clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 and 9 Article 5 and Article 6 of this Circular according to regulations of the Director of the Department of Health with the consent in writing of the Director of Social Security of province.
2. Each participant of health insurance may register for initial medical services at any of health facilities specified in Article 8, Clause 1 Article 9 of this Circular or register for initial medical services at another medical facility as follows:
a) Each person eligible for of health management and healthcare services according to the Guidance No. 52/HD/BTCTW dated 02/12/2005 by Central Organization Board of Communist Party on supplements of entities eligible for medical services at some health facilities may register for initial medical services at Huu Nghi Hospital, Da Nang C Hospital or Thong Nhat Hospital affiliated to the Ministry of Health or other health facilities specified in Article 5 (excluding Clause 4) and Clauses 1, 2 and 4 Article 6 of this Circular;
b) Each person eligible for health management and healthcare services for officials of provinces may register for initial medical services at clinics affiliated to Officials’ health care boards of provinces or health facilities specified in clauses 1, 2, 3, 5, 6, 7 and 9 Article 5 of this Circular;
c) Each person meritorious to the revolution, person aged 80 or older may register for initial medical services at health facilities specified in clauses 1, 2, 3, 5, 6, 7 and 9 Article 5, clauses 1, 2 and 4 Article 6 of this Circular;
d) Kids under 6 may register for initial medical services at health facilities specified in clauses 1, 2, 4 and 5 Article 5 of this Circular;
dd) Each member of military forces who retires may register for initial medical services at any of health facilities specified in Clause 9 Article 5 and Clause 4 Article 6 of this Circular.
3. Each participant of health insurance who is living in island commune/island district may register for initial medical services at the most convenient health facility in mainland, in case there are not any health facility specified in Articles 3, 4, 5 and 6 of this Circular on such island commune/island district.
Chapter IV
REFERRALS IN MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT COVERRED BY HEALTH INSURANCE
Article 10. Referrals in medical examination and treatment covered by health insurance
The referrals in medical services shall comply with Circular No. 14/2014/TT-BYT dated April 14, 2014 of the Ministry of Health on referrals between health facilities according to medical techniques, except for particular cases prescribed in Article 11 of this Circular.
Article 11. Appropriate referrals
1. Each holder of health insurance card who registered for initial medical services at health facilities of communes or polyclinics or hospital of districts may get medical services at health stations of communes, polyclinics or hospitals of districts in the same province.
2. Each holder of health insurance card who registered for initial medical services at a health facility of commune may take a referral to a hospital of district, including grade I, II hospitals of district and hospitals of traditional medicine of province (if the hospital of district has no department of traditional medicine).
3. Each holder of health insurance card may take a referral from a hospital of district, including grade I, grade II hospital and polyclinic hospital, specialized hospital, specialized institute, specialized center of province, to a specialized center of province or polyclinic hospital, specialized hospital, specialized institute of province at the same level or lower level.
4. Emergency cases:
a) A patient shall be given emergency treatment at any health facilities. The doctor or physician assistant receiving the patient shall assess the emergency conditions and record in medical record.
b) After emergency treatment, the patient shall be admitted as an inpatient to the receiving facility or referred to another health facility for continuing treatment at the specialist requirements or referred to the original facility upon his/her rehabilitation.
5. In case the referred patient has another disease already, or a disease that is diagnosed apart from the disease specified in the outward referral form, the receiving facility shall give treatment to those diseases within its capacity.
6. When a holder of medical insurance card goes on a business trip, studies, works or resides temporarily for a period of under 12 months in another administrative division, he/she is eligible for medical services at a health facility in the administrative division at the same level with the initiating facility specified in his/her health insurance card. If that administrative division has no equivalent heath facility, the holder of health insurance card may choose another heath facility providing initial medical services.
Article 12. Using outward referral forms and follow-up appointment forms in medical services
1. Outward referral forms for patients having health insurance cards:
a) If a patient is referred to another heath facility, he/she is only required an outward referral form made by the heath facility that directly makes the referral.
b) In case a patient arrives at a heath facility other than his/her initiating heath facility and he/she is referred to another health facility, he/she is only required an outward referral form of the heath facility that directly makes the referral.
c) Each outward referral form shall be valid within 10 working days, from the day on which it is signed;
d) With regard to patients having health insurance cards that suffer from diseases, groups of disease and those eligible for using the outward referral form prescribed in Appendix 1 issued herewith, their outward referral forms shall be valid until December 31 of such calendar year. In case where a patient mentioned above, at the end of December 31 of the year, still be an inpatient in the health facility, his/her outward referral form only be valid until the end of such impatient treatment.
2. Follow-up appointment forms: Each follow-up appointment form shall be used only one time according to the mentioned time. The follow-up appointment form for patients covered by medical insurance shall be prescribed in Appendix enclosed herewith.
Chapter V
IMPLEMENTATION
Article 13. Responsibilities of the Department of Health
1. Preside over, cooperate with social security of provinces, health facilities affiliated to the Ministry of Health and ministries and agencies having offices located in their provinces to:
a) Determine and make a list of medical facilities eligible for providing initial medical services in administrative divisions of the provinces;
b) Provide guidance on the registration for initial medical services for entities specified in Clause 3 Article 9 of this Circular;
b) Provide guidance on the registration for initial medical services for children aged under specified in Point d Clause 2 Article 9 of this Circular.
d) Provide guidance on the referrals between health facilities for participants of health insurance according to the law provisions.
2. Preside over, cooperate with social security of provinces, health facilities affiliated to the Ministry of Health and relevant ministries and agencies in imposing regulations on entities, proportion of groups of entities, number of participants in health insurance that register for initial medical services specified in Articles 8 and 9 of this Circular according to the actual conditions of their provinces and capability of health facilities.
3. Preside over, cooperate with social security of provinces in imposing regulations on entities, proportion of groups of entities, number of participants in health insurance that register for initial medical services at specialized institutes, centers and hospitals, hospitals and institutes of traditional medicine conformable with the actual conditions of health facilities and the system of health facilities in the administrative divisions, facilitate the use of personnel, facilities and equipment within and quality of care.
4. Direct the affiliated health facilities to implement the regulations in this Circular.
Article 14. Responsibilities of social security of provinces
1. Conclude contracts for medical services covered by health insurance with health facilities eligible for providing initial medical services according to the list approved by the Department of Health.
2. Cooperate with the Department of Health in providing guidelines for registration and change of initiating facilities in the provinces in accordance with this Circular.
3. Provide guidance on medical services for holders of health insurance card prescribed in Clause 6 Article 11 of this Circular.
Article 15. Responsibilities of health facilities affiliated to Ministries and agencies
1. Military Medical Department - the Ministry of National Defense, Health Department - the Ministry of Public Security:
a) Direct and guide health facilities affiliated to the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security eligible for providing initial medical services to register with the Department of Health of provinces;
b) Provide guidance on registration of initial medical services and provisions of medical services at health facilities affiliated to the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security.
2. Health facilities of other ministries and agencies:
a) Direct health facilities affiliated to the ministries and agencies eligible for providing initial medical services to register with the Department of Health of provinces;
b) Provide guidance on registration of initial medical services and provisions of medical services at health facilities as prescribed.
Article 16. Responsibilities of health facilities
1. Provide medical services, make referrals to other health facilities and ensure the interests of participants of health insurance as prescribed.
2. According to actual conditions of the facility, the head of the facility shall assign a person in charge of prompt receipt of referred patients in or out of office hours.
Chapter VI
IMPLEMENTATION
Article 17. Effect
1. This Circular comes into effect from January 1, 2016.
2. Circular No. 37/2014/TT-BYT dated November 17, 2014 of the Minister of Health on guidelines for registration of initial medical services and referrals shall be annulled from the effective date of this Circular.
Article 18. Transitional provision
Each participant in health insurance who has registered for initial medical services at the facility written on the health insurance card before the effective date of this Circular shall be continue receiving medical services at such facility until there is modification of the registered initial medical facility according to the guidance in this Circular.
Article 19. Terms of reference
In case the documents referred to in this Circular are replaced or amended, they shall prevail.
Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Health./.
|
PP. MINISTER |
APPENDIX 1
LIST OF DISEASES, GROUPS OF DISEASES AND CASES USING OUTWARD REFERRAL FORMS IN THE CALENDAR YEAR
(Issued together with Circular No. 40/2015/TT-BYT dated November 16, 2015 of the Minister of Health)
No. |
Names of diseases, groups of diseases and cases |
1 |
Tuberculosis (all kinds) |
2 |
Leprosy |
3 |
HIV/AIDS |
4 |
Sequelae of encephalitis; Cerebral palsy; Tetraplegia in children aged under 6 years |
5 |
Intracerebral hemorrhage |
6 |
Brain malformations, hydrocephalus |
7 |
Epilepsy |
8 |
Cancer * |
9 |
Papillome |
10 |
Polycythemia |
11 |
Aplastic anemia |
12 |
Sickle cell anemia |
13 |
Thalassemia |
14 |
Autoimmune Hemolytic Anemia |
15 |
Immune Thrombocytopenic Purpura - ITP |
16 |
Paraxysmal noctural hemoglobinuria - PNH |
17 |
Hemophillia |
18 |
Clotting factor deficiencies |
19 |
Hemophilia |
20 |
Von Willebrand |
21 |
Platelet function disorders |
22 |
Hemophagocytic syndromes |
23 |
Anti – Phospholipid syndromes |
24 |
Tuner syndrome |
25 |
Prader Willi syndrome |
26 |
Aplastic anemia |
27 |
Myeloproliferative - congenital immunodeficiency caused by gamaglobulin by deficiency |
28 |
Myeloproliferative - congenital immunodeficiency caused by iron deficiency |
29 |
Basedow |
30 |
Diabetes |
31 |
Disorders of organic acid, amino acid and fatty acid metabolisms |
32 |
Lysosomal storage disorders |
33 |
Hypothyroidism |
34 |
Hypopituitarism |
35 |
Mental illnesses * |
36 |
Parkinson |
37 |
Hearing loss in children aged under 6 years |
38 |
Heart failure |
39 |
Hypertension with complications |
40 |
Myocardial ischemia Disease |
41 |
Congenital heart disease; Heart disease (with intervention, after heart valve surgery, pacemaker implantation) |
42 |
Chronic obstructive pulmonary disease |
43 |
Asthma |
44 |
Pemphigus |
45 |
Pemphigoid |
46 |
Duhring - Brocq |
47 |
Psoriasis |
48 |
Pityriasis rubra pilaris - PRP |
49 |
Parapsoriasis |
50 |
Systemic lupus erythematosus |
51 |
Dermatomyositis (Polymyositis and Dermatomyositis) |
52 |
Systemic scleroderma |
53 |
Mixed connective tissue disease |
54 |
Cases indicated using immunosuppressive drugs after transplantation of tissues and human body parts |
55 |
Sequelae of war wounds |
56 |
Chronic Viral Hepatitis; Autoimmune Hepatitis - AIH |
57 |
Chronic nephritis syndrome; chronic renal failure |
58 |
Congenital adrenal hyperplasia |
59 |
Hypoplasie |
60 |
Cycle hemodialysis, Continuous cycling peritoneal dialysis |
61 |
Autoimmune arthritis |
62 |
Ankylosing Spondylitis |
Notes: (*) are names of diseases and groups of diseases prescribed in Circular No. 34/2013/TT-BYT dated October 28, 2013 of the Minister of Health on issuance of List of diseases requiring long-term treatment.