Chương IV: Thông tư 40/2015/TT-BYT Chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Số hiệu: | 40/2015/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thị Xuyên |
Ngày ban hành: | 16/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2016 |
Ngày công báo: | 31/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1269 đến số 1270 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Thể thao, Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế quy định cơ sở, đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu; chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được ban hành ngày 16/11/2015.
1. Chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Việc chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT thực hiện theo Thông tư 14/2014/TT-BYT, trừ một số trường hợp cụ thể khác được thực hiện theo Điều 11 Thông tư 40.
2. Các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT
- Người có thẻ BHYT đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở KCB tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh.
- Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở KCB tuyến xã chuyển tuyến đến bệnh viện huyện.
- Thông tư số 40/2015 quy định người có thẻ bảo hiểm y tế được bệnh viện tuyến huyện chuyển tuyến đến trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh hoặc BV đa khoa, BV chuyên khoa, viện chuyên khoa tuyến tỉnh cùng hạng hoặc hạng thấp hơn.
- Trường hợp cấp cứu:
+ Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở KCB nào.
+ Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở KCB khác để tiếp tục điều trị hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu sau khi đã điều trị ổn định.
- Trường hợp người bệnh được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh đã ghi trên giấy chuyển tuyến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh thực hiện việc KCB đối với các bệnh đó trong phạm vi chuyên môn.
- Theo Thông tư 40/2015/TT-BYT, trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế đi công tác, học tập, làm việc lưu động hoặc tạm trú dưới 12 tháng tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa phương đó tương đương với tuyến của cơ sở KCB ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp địa phương đó không có cơ sở y tế tương đương thì người tham gia bảo hiểm y tế được lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu.
Thông tư 40 còn quy định các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu. Thông tư số 40 năm 2015 của Bộ Y tế có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Việc chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được thực hiện theo Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ một số trường hợp cụ thể khác được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
1. Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh.
2. Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã chuyển tuyến đến bệnh viện huyện, bao gồm cả các bệnh viện huyện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện y học cổ truyền tỉnh (trong trường hợp bệnh viện huyện không có khoa y học cổ truyền).
3. Người có thẻ bảo hiểm y tế được bệnh viện tuyến huyện, bao gồm cả bệnh viện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa, trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh chuyển tuyến đến trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh hoặc bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa tuyến tỉnh cùng hạng hoặc hạng thấp hơn.
4. Trường hợp cấp cứu:
a) Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.
b) Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu sau khi đã điều trị ổn định.
5. Trường hợp người bệnh được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh đã ghi trên giấy chuyển tuyến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh đó trong phạm vi chuyên môn.
6. Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế đi công tác, học tập, làm việc lưu động hoặc tạm trú dưới 12 tháng tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa phương đó tương đương với tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp địa phương đó không có cơ sở y tế tương đương thì người tham gia bảo hiểm y tế được lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu.
1. Sử dụng Giấy chuyển tuyến đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế:
a) Trường hợp người bệnh được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;
b) Trường hợp người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và sau đó được chuyển tiếp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;
c) Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày ký;
d) Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế mắc các bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp được sử dụng Giấy chuyển tuyến quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch đó. Trường hợp đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó mà người bệnh vẫn đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết đợt điều trị nội trú đó.
2. Sử dụng Giấy hẹn khám lại: Mỗi Giấy hẹn khám lại chỉ sử dụng 01 (một) lần theo thời gian ghi trong Giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Mẫu Giấy hẹn khám lại đối với người bệnh bảo hiểm y tế quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Chapter IV
REFERRALS IN MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT COVERRED BY HEALTH INSURANCE
Article 10. Referrals in medical examination and treatment covered by health insurance
The referrals in medical services shall comply with Circular No. 14/2014/TT-BYT dated April 14, 2014 of the Ministry of Health on referrals between health facilities according to medical techniques, except for particular cases prescribed in Article 11 of this Circular.
Article 11. Appropriate referrals
1. Each holder of health insurance card who registered for initial medical services at health facilities of communes or polyclinics or hospital of districts may get medical services at health stations of communes, polyclinics or hospitals of districts in the same province.
2. Each holder of health insurance card who registered for initial medical services at a health facility of commune may take a referral to a hospital of district, including grade I, II hospitals of district and hospitals of traditional medicine of province (if the hospital of district has no department of traditional medicine).
3. Each holder of health insurance card may take a referral from a hospital of district, including grade I, grade II hospital and polyclinic hospital, specialized hospital, specialized institute, specialized center of province, to a specialized center of province or polyclinic hospital, specialized hospital, specialized institute of province at the same level or lower level.
4. Emergency cases:
a) A patient shall be given emergency treatment at any health facilities. The doctor or physician assistant receiving the patient shall assess the emergency conditions and record in medical record.
b) After emergency treatment, the patient shall be admitted as an inpatient to the receiving facility or referred to another health facility for continuing treatment at the specialist requirements or referred to the original facility upon his/her rehabilitation.
5. In case the referred patient has another disease already, or a disease that is diagnosed apart from the disease specified in the outward referral form, the receiving facility shall give treatment to those diseases within its capacity.
6. When a holder of medical insurance card goes on a business trip, studies, works or resides temporarily for a period of under 12 months in another administrative division, he/she is eligible for medical services at a health facility in the administrative division at the same level with the initiating facility specified in his/her health insurance card. If that administrative division has no equivalent heath facility, the holder of health insurance card may choose another heath facility providing initial medical services.
Article 12. Using outward referral forms and follow-up appointment forms in medical services
1. Outward referral forms for patients having health insurance cards:
a) If a patient is referred to another heath facility, he/she is only required an outward referral form made by the heath facility that directly makes the referral.
b) In case a patient arrives at a heath facility other than his/her initiating heath facility and he/she is referred to another health facility, he/she is only required an outward referral form of the heath facility that directly makes the referral.
c) Each outward referral form shall be valid within 10 working days, from the day on which it is signed;
d) With regard to patients having health insurance cards that suffer from diseases, groups of disease and those eligible for using the outward referral form prescribed in Appendix 1 issued herewith, their outward referral forms shall be valid until December 31 of such calendar year. In case where a patient mentioned above, at the end of December 31 of the year, still be an inpatient in the health facility, his/her outward referral form only be valid until the end of such impatient treatment.
2. Follow-up appointment forms: Each follow-up appointment form shall be used only one time according to the mentioned time. The follow-up appointment form for patients covered by medical insurance shall be prescribed in Appendix enclosed herewith.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực