- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (214)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (75)
- Phương tiện giao thông (69)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Mẫu đơn (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- Giáo dục (29)
- VNeID (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Quốc lộ 1A đi qua những tỉnh nào?
1. Hệ thống đường bộ Việt Nam được phân loại ra sao theo quy định pháp luật?
Hiện nay, theo quy định pháp luật, hệ thống giao thông nói chung và hệ thống đường bộ nói riêng đều phải được phân loại và quy định theo pháp luật. Trong đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 Luật Giao thông đường bộ 2008, mạng lưới đường bộ được chia thành sáu hệ thống, gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng, quy định như sau:
a) Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khu vực;
b) Đường tỉnh là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
c) Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện;
d) Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã;
đ) Đường đô thị là đường trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị;
e) Đường chuyên dùng là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Việc phân loại và điều chỉnh hệ thống đường bộ do Cơ quan nào thực hiện?
Bên cạnh việc phân loại và quy định phải đúng theo pháp luật, việc phân loại và điều chỉnh hệ thống đường bộ cũng phải được thực hiện bởi Cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền theo pháp luật quy định. Trong đó, theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật Giao thông đường bộ 2008, thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các hệ thống đường bộ quy định như sau:
a) Hệ thống quốc lộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định;
b) Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải (đối với đường tỉnh) và thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng (đối với đường đô thị);
c) Hệ thống đường huyện, đường xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý;
d) Hệ thống đường chuyên dùng do cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với đường chuyên dùng đấu nối vào quốc lộ; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường xã.
3. Quốc lộ 1A sẽ đi qua những tỉnh nào?
Quốc lộ 1A, từng được biết đến là quốc lộ 1, đường 1, đường cái quan, đường thiên lý hay đường xuyên Việt là tuyến đường giao thông xuyên suốt Việt Nam. Trên tuyến đường của mình, quốc lộ bắt đầu (km 0) tại cửa khẩu Hữu Nghị trên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, nằm tại thị trấn Đồng Đăng thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, và kết thúc tại thị trấn Năm Căn nằm trong địa phận huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau với tổng chiều dài 2360 km.
Trên tuyến đường của mình, Quốc lộ 1A sẽ đi qua 31 tỉnh thành, chiếm một nửa số tỉnh thành của Việt Nam, bao gồm:
Cửa khẩu Hữu Nghị (km 0)
Lạng Sơn (km 16)
Bắc Giang (km 119)
Bắc Ninh (km 139)
Hà Nội (km 170)
Phủ Lý (km 229, tỉnh Hà Nam)
Ninh Bình (km 263)
Tam Điệp (km 280)
Thanh Hóa (km 323)
Vinh (km 461, tỉnh Nghệ An)
Hà Tĩnh (km 510)
Đồng Hới (km 658, tỉnh Quảng Bình)
Đông Hà (km 750, tỉnh Quảng Trị)
Huế (km 824, tỉnh Thừa Thiên Huế)
Đà Nẵng (km 929)
Tam Kỳ (km 991, tỉnh Quảng Nam)
Quảng Ngãi (km 1054, tỉnh Quảng Ngãi)
Quy Nhơn (km 1232, tỉnh Bình Định)
Tuy Hòa (km 1329, tỉnh Phú Yên)
Nha Trang (km 1450, tỉnh Khánh Hoà)
Cam Ranh (km 1482, tỉnh Khánh Hòa)
Phan Rang – Tháp Chàm (km 1525, tỉnh Ninh Thuận)
Phan Thiết (km 1701, tỉnh Bình Thuận)
Long Khánh (km 1819, tỉnh Đồng Nai)
Biên Hòa (km 1867, tỉnh Đồng Nai)
Bình Dương (km 1879)
TP Hồ Chí Minh (km 1889)
Tân An (km 1924, tỉnh Long An)
Mỹ Tho (km 1954, tỉnh Tiền Giang)
Vĩnh Long (km 2029, tỉnh Vĩnh Long)
Cần Thơ (km 2068)
Ngã Bảy (km 2096, tỉnh Hậu Giang)
Sóc Trăng (km 2119, tỉnh Sóc Trăng)
Bạc Liêu (km 2176, tỉnh Bạc Liêu)
Cà Mau (km 2236, tỉnh Cà Mau)
Xem thêm các bài viết liên quan: