- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (214)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (75)
- Phương tiện giao thông (69)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Mẫu đơn (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- Giáo dục (29)
- VNeID (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế mới nhất hiện nay như thế nào? Khi thực hiện công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản phải tuân thủ quy định gì mới nhất 2025?
1. Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế mới nhất hiện nay như thế nào?
Hiện nay, pháp luật chưa quy định về Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế. Dưới đây là Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế (chỉ mang tính tham khảo):
Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế có 01 người thừa kế:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
VĂN BẢN NHẬN TÀI SẢN THỪA KẾ
Tôi là: …………………………………
Sinh ngày: ……/……/……
CMND/CCCD số: ………………………… Cấp ngày: ……/……./…….
Nơi cấp: …………………………………………………………………..
Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………
……………………………………………………………………..
Tôi là người thừa kế duy nhất theo pháp luật của ông/bà ………………………….
chết ngày ……/……/…… theo Giấy chứng tử ………………………………………
do Uỷ ban nhân dân …………………………… cấp ngày ……/……/……
Tôi xin nhận tài sản thừa kế của ông/bà …………………………………….. để lại như sau:
…………………………………………………..
…………………………………………………..
…………………………………………………..
…………………………………………………..
Tôi xin cam đoan:
- Những thông tin đã ghi trong Văn bản nhận tài sản thừa kế này là đúng sự thật;
- Ngoài tôi ra, ông/bà …………………………… không còn người thừa kế nào khác.
|
Người nhận tài sản thừa kế |
Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế có nhiều người thừa kế:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–
VĂN BẢN KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ
Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại Văn phòng công chứng …………………… chúng tôi gồm:
1. Ông (bà) ………………………... sinh năm …… …………
CMND/hộ chiếu số: …………. Do ……………….. cấp ngày …………
Đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ………………………………………………
2. Ông (bà) …………………………. sinh năm …… …………
CMND/hộ chiếu số: …………. Do ……………….. cấp ngày ………………
Đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ………………………………………………
3. Ông (bà)…………………..…………. sinh năm …… …………
CMND/hộ chiếu số: …………. Do ……………….. cấp ngày ………………
Đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ………………………………………………
Bằng mẫu khai nhận di sản thừa kế này, chúng tôi xin được khai đúng sự thật rằng:
1. Ông (bà) ………………….. và vợ (chồng) ………………….. là đồng sở hữu của:
Nhà ở:
- Tổng diện tích : ………………………………….
- Kết cấu nhà : …………………………………
- Số tầng : ………………………………….
Đất ở:
- Diện tích đất sử dụng chung: …………………
2. Ông (bà)……………………. đã chết ngày ………………. theo bản sao “Giấy chứng tử” số …. , quyển số …. do UBND phường …………. cấp ngày ……………
Khi chết ông (bà)……………………… không để lại di chúc, không để lại một nghĩa vụ tài sản nào mà những người thừa kế phải thực hiện.
3. Bố đẻ và mẹ đẻ của ông (bà) ……………………… đều đã chết trước ông (bà) …………………..
Ông (bà) không có bố, mẹ nuôi.
4. Bà (ông) …………………… là vợ (chồng) của ông (bà) ………………….. đã chết ngày …………….. theo “Giấy chứng tử” số ……, quyển số ………… do UBND phường …………………………. cấp ngày ……………
Khi chết bà (ông) …………… không để lại di chúc, không để lại một nghĩa vụ tài sản nào mà những người thừa kế phải thực hiện.
5. Bố và mẹ đẻ của bà (ông)……………………. đều đã chết trước bà (ông) ……….
Bà (ông) ………………….. không có bố, mẹ nuôi.
6. Ông……………………… và bà …………………… là vợ chồng duy nhất của nhau.
7. Ông (bà) ………………… và bà (ông) ………………. chỉ có … người con đẻ là: ……………………….,
……………………….,
………………………..
Ngoài … người con trên ông (bà)……………… và bà (ông) …………………. không có người con đẻ, con nuôi nào khác.
8. Không người nào trong số chúng tôi không được quyền hưởng di sản thừa kế của ông (bà) ………………. và bà (ông) ………………… theo quy định của Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015.
9. Trước khi lập mẫu khai nhận di sản thừa kế này, chúng tôi không có ai làm văn bản từ chối nhận di sản thừa kế.
10. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì di sản của ông (bà) ……………….. và bà (ông) ……………………. là:………………………..
Và những người được hưởng di sản đó gồm:
……………………..…………
………………….………………
…….…………………………….
11. Chúng tôi xin cam đoan những điều chúng tôi khai trong Văn bản này là hoàn toàn đúng sự thật. Chúng tôi không khai thiếu thừa kế, không giấu thừa kế. Nếu sai hoặc sau này còn có ai khác khiếu nại và chứng minh được họ là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản được nêu tại điểm 01 hoặc là người thừa kế hợp pháp của ông (bà)………………….. và bà (ông) …………… thì chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và xin đem tài sản của mình ra để đảm bảo cho lời khai này.
12. Nay, bằng văn bản này chúng tôi đồng ý nhận di sản thừa kế của ông (bà) ……………………. và bà (ông) …………………….. để lại là toàn bộ tài sản được nêu tại điểm 01 trên đây.
13. Sau khi đọc lại nguyên văn văn bản khai nhận di sản thừa kế này, chúng tôi công nhận đã hiểu rõ, chấp nhận hoàn toàn nội dung của văn bản và nhận thức được rõ trách nhiệm của mình trước pháp luật khi lập và ký văn bản khai nhận di sản thừa kế này. Chúng tôi ký tên, điểm chỉ ngón trỏ bàn tay phải dưới đây làm bằng chứng.
NHỮNG NGƯỜI KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ
(Ký và ghi rõ họ tên)
2. Khi thực hiện công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản phải tuân thủ quy định gì mới nhất?
Căn cứ tại Điều 59 Luật Công Chứng 2024 quy định thực hiện công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản phải tuân thủ quy định sau:
- Người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc có quyền yêu cầu công chứng văn bản phân chia di sản.
- Công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra, bảo đảm việc phân chia di sản được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 42 hoặc khoản 1 Điều 43 của Luật này, hồ sơ yêu cầu công chứng văn bản phân chia di sản còn phải có các giấy tờ sau đây:
- Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật chứng minh người để lại di sản đã chết
- Di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc; giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản trong trường hợp thừa kế theo pháp luật và trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự;
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản trong trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu.
- Công chứng viên kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ thì công chứng viên yêu cầu làm rõ hoặc tiến hành xác minh, yêu cầu giám định theo quy định tại khoản 4 Điều 42 của Luật này.
- Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc tiếp nhận công chứng văn bản phân chia di sản. Công chứng viên chỉ được công chứng văn bản phân chia di sản sau khi có xác nhận về việc đã hoàn thành việc niêm yết và không nhận được khiếu nại, tố cáo nào liên quan đến việc phân chia đó.
- Chính phủ quy định chi tiết thủ tục niêm yết việc tiếp nhận công chứng văn bản phân chia di sản quy định tại khoản này.
- Thủ tục công chứng văn bản phân chia di sản theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này cũng áp dụng đối với trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật mà chỉ có 01 người thừa kế.
- Văn bản phân chia di sản đã được công chứng là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.
3. Niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản được quy định như thế nào mới nhất?
Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định về niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản:
“Điều 18. Niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản
1. Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.
Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.
Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.
2. Nội dung niêm yết phải nêu rõ họ, tên của người để lại di sản; họ, tên của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế; quan hệ của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế; danh mục di sản thừa kế. Bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót người thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn niêm yết.”
Như vậy niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản được quy định như sau:
- Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản.
- Trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.
- Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.
- Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.
- Nội dung niêm yết phải nêu rõ:
- Họ, tên của người để lại di sản.
- Họ, tên của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế.
- Quan hệ của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế.
- Danh mục di sản thừa kế.
- Bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót người thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết.
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn niêm yết.
4. Khai nhận di sản thừa kế là gì mới nhất?
Khai nhận di sản thừa kế là quy trình để thiết lập quyền sở hữu tài sản đối với di sản thừa kế của người kế thừa trong trường hợp có di chúc hoặc theo quy định pháp luật tại thời điểm người để lại qua đời.
Sau khi thừa kế được mở, việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ người đã qua đời sang người thừa kế được thực hiện thông qua hai quy trình: khai nhận di sản và thỏa thuận phân chia di sản.
Hiện Luật Công Chứng 2014 chưa có quy định về khái niệm khai nhận di sản nhưng Điều 58 Luật Công Chứng 2014 có quy định cụ thể:
“Điều 58. Công chứng văn bản khai nhận di sản
1. Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.”
Theo đó, việc công chứng và xác nhận việc thực hiện khai nhận di sản áp dụng đối với người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản.
Khai nhận di sản thừa kế là quy trình để thiết lập quyền sở hữu tài sản đối với di sản thừa kế của người kế thừa trong trường hợp có di chúc hoặc theo quy định pháp luật tại thời điểm người để lại qua đời.
Sau khi thừa kế được mở, việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ người đã qua đời sang người thừa kế được thực hiện thông qua hai quy trình: khai nhận di sản và thỏa thuận phân chia di sản.
5. Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế cần giấy tờ gì mới nhất?
Cũng tại Điều 58 Luật Công chứng năm 2014, những người thừa kế đủ điều kiện để thực hiện khai nhận thừa kế có quyền yêu cầu công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế.
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị khai nhận di sản thừa kế
- Giấy tờ chứng minh quyền thừa kế:
- Đối với thừa kế theo pháp luật: Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân/căn cước công dân...
- Đối với thừa kế theo di chúc: Di chúc hợp lệ;
- Giấy tờ chứng minh tài sản thừa kế: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm...;
- Bản kê khai di sản thừa kế: Liệt kê tất cả tài sản của người để lại di sản, giá trị và tình trạng tài sản;
- Giấy tờ khác: Theo yêu cầu của công chứng viên.
6. Hướng dẫn khai nhận di sản thừa kế chuẩn pháp lý mới nhất?
Luật Công Chứng 2024 chưa quy định về vấn đề khai nhận di sản thừa kế nhưng Luật Công Chứng 2014 lại quy định rõ về vấn đề này:
Căn cứ khoản 2 Điều 58 Luật Công Chứng 2014 quy định công chứng văn bản khai nhận di sản:
“Điều 58: Công chứng văn bản khai nhận di sản
...
2. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật này.
...”
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 57 Luật Công Chứng 2014 quy định công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản:
“Điều 57: Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản
...
2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.
Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.
3. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.
...”
Theo đó, thủ tục khai nhận di sản thừa kế được thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người khai nhận di sản thừa kế nộp hồ sơ tại văn phòng công chứng;
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị khai nhận di sản thừa kế
- Giấy tờ chứng minh quyền thừa kế:
- Đối với thừa kế theo pháp luật: Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân/căn cước công dân...
- Đối với thừa kế theo di chúc: Di chúc hợp lệ;
- Giấy tờ chứng minh tài sản thừa kế: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm...;
- Bản kê khai di sản thừa kế: Liệt kê tất cả tài sản của người để lại di sản, giá trị và tình trạng tài sản;
- Giấy tờ khác: Theo yêu cầu của công chứng viên.
Bước 2: Công chứng viên sẽ thẩm định hồ sơ.
Bước 3: Niêm yết thụ lý công chứng
Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.
Bước 4: Công chứng viên lập Văn bản khai nhận di sản thừa kế;
Bước 5: Công chứng viên sẽ thông báo cho các bên liên quan về việc đã hoàn tất thủ tục khai nhận di sản thừa kế.
Bước 6: Nộp lệ phí công chứng
7. Những câu hỏi thường gặp.
7.1. Những trường hợp nào thừa kế theo pháp luật?
Căn cứ vào Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
7.2. Di sản thừa kế là gì?
Căn cứ Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di sản:
“Điều 612: Di sản
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”
7.3. Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bao lâu?
Căn cứ Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hiệu thừa kế:
“Điều 623: Thời hiệu thừa kế
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”
7.4. Những đối tượng nào không được quyền hưởng di sản thừa kế?
Căn cứ Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.”
7.5. Trường hợp nào con không được hưởng thừa kế nhà đất từ cha, mẹ?
Tại Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
“Điều 609. Quyền thừa kế
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.”
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Thời hiệu để người thừa kế khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là bao lâu? Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được quy định như thế nào mới nhất 2025?
- Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được quy định như thế nào mới nhất 2025?
- Trong trường hợp nào di sản thừa kế sẽ bị hạn chế phân chia mới nhất 2025?
- Hết thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế mới nhất 2025?
- 03 loại thời hiệu thừa kế mới nhất 2025?