- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Bảo hiểm xã hội (128)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (70)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Biển báo giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Phương tiện giao thông (34)
- Xử phạt hành chính (33)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- VNeID (29)
- Lương cơ bản (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lý lịch (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Mã định danh (26)
- Dân sự (26)
Lái xe trên cao tốc và đường thường khác nhau như thế nào?
1. Lái xe trên cao tốc và đường thường khác nhau như thế nào?
Với sự khác biệt lớn cả về kết cấu, giới hạn phương tiện cũng như tốc độ tối đa cho phép lưu thông, việc lái ô tô trên cao tốc không giống với khi lái xe trên quốc lộ hay tỉnh lộ.
Dù không phải tránh những phương tiện như mô tô, xe gắn máy, xe đạp hay xe thô sơ lưu thông; cũng không phải bận tâm nhiều đến những khu vực giao lộ như quốc lộ hay tỉnh lộ nhưng tài xế khi lái xe trên cao tốc sẽ khá áp lực và căng thẳng vì tốc độ lưu thông của các xe rất cao, đòi hỏi nhiều về kỹ năng lái và kinh nghiệm xử lý tình huống, thậm chí kiến thức về luật giao thông (nhất là những quy định khi đi trên cao tốc, vốn khác biệt với những loại đường thông thường).
Vì vậy, để có thể lái xe lưu thông trên cao tốc một cách an toàn, ngoài những bước chuẩn bị, kiểm tra về chất lượng phương tiện, người lái cần trang bị những kiến thức, kỹ năng khi lái xe lên cao tốc.
- Nguyên tắc giao thông trên đường cao tốc:
Căn cứ Điều 25 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, giao thông trên đường cao tốc cần tuân thủ các quy tắc sau:
-
- Trước khi nhập vào làn đường của đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, quan sát xe phía sau bảo đảm khoảng cách an toàn mới cho xe nhập vào làn đường sát bên phải, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi nhập vào làn đường của đường cao tốc;
- Khi chuẩn bị ra khỏi đường cao tốc phải quan sát biển báo hiệu chỉ dẫn, thực hiện chuyển dần sang làn đường sát bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe di chuyển trên làn đường đó trước khi ra khỏi đường cao tốc;
- Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường;
- Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe thì được dừng xe, đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp cùng chiều xe chạy và phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp; trường hợp xe không thể di chuyển được vào làn dừng khẩn cấp, phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp và đặt biển hoặc đèn cảnh báo về phía sau xe khoảng cách tối thiểu 150 mét, nhanh chóng báo cho cơ quan Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên tuyến hoặc cơ quan quản lý đường cao tốc.
- Xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn tốc độ tối thiểu quy định đối với đường cao tốc, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ, người đi bộ không được đi trên đường cao tốc, trừ người, phương tiện giao thông đường bộ và thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
- Tốc độ trên đường cao tốc
Theo Điều 9 Thông tư 38/2024/TT-BGTVT, tốc độ khai thác tối đa, tốc độ khai thác tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc được quy định như sau:
-
- Đường cao tốc phải được đặt biển báo tốc độ khai thác tối đa, tốc độ khai thác tối thiểu.
- Tốc độ khai thác tối đa cho phép trên đường cao tốc là 120 km/h.
- Tốc độ khai thác tối thiểu cho phép trên đường cao tốc là 60 km/h. Trường hợp đường cao tốc có tốc độ thiết kế 60 km/h thì tốc độ khai thác tối thiểu thực hiện theo phương án tổ chức giao thông được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Trị số tốc độ khai thác tối đa, tối thiểu cho phép trên đường cao tốc, kể cả các đường nhánh ra, vào đường cao tốc được xác định trong phương án tổ chức giao thông được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Khoảng cách trên đường cao tốc
Căn cứ quy định tại Điều 11 Thông tư số 38/2024/TT-BGTVT quy định về khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ như sau:
-
- Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước cùng làn hoặc cùng phần đường, cùng chiều xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.
- Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường
- Trong điều kiện mặt đường khô ráo, không có sương mù, mặt đường không trơn trượt, địa hình bằng phẳng, đường thẳng, tầm nhìn bảo đảm, khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:
Tốc độ lưu hành (V km/h) |
Khoảng cách an toàn (m) |
V = 60 |
35 |
60 < V ≤ 80 |
55 |
80 < V ≤ 100 |
70 |
100 < V ≤ 120 |
100 |
-
-
- Trong điều kiện trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư số 38/2024/TT-BGTVT.
-
2. Quốc lộ và cao tốc khác nhau như thế nào?
Về cơ bản, quốc lộ và cao tốc đều là những loại đường chính với lưu lượng xe lớn và có vai trò quan trọng về giao thông. Sự khác biệt lớn nhất nằm ở kết cấu, tốc độ cho phép lưu thông cũng như quy định về kiểu loại phương tiện được phép lưu thông.
- Đường cao tốc được thiết kế có thêm các khu vực nút giao riêng, các làn đường dẫn nhập hay làn dừng khẩn cấp, trạm dừng nghỉ… Trong khi đó, xét về tốc độ cho phép lưu thông; trên cao tốc, các phương tiện được chạy với tốc độ tối đa cao hơn so với các loại đường khác như quốc lộ, tỉnh lộ,… Hiện nay, tốc độ tối đa ở hầu hết các cao tốc ở Việt Nam dao động từ 90 - 120 km/giờ; tùy đoạn đường và khu vực. Không những vậy, các phương tiện lưu thông trên cao tốc còn phải tuân thủ quy định về tốc độ tối thiểu, thường là 60 km/giờ. Đường cao tốc ở Việt Nam hiện nay không cho phép các phương tiện như mô tô, xe gắn máy, xe đạp hay xe thô sơ lưu thông.
- Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khu vực. Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc) không quá 40 km/h.
Quy định chung đối với vạch kẻ đường theo QCVN 41:2024/BGTVT
Theo Điều 48 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2024/BGTVT quy định chung đối với vạch kẻ đường như sau:
- Vạch kẻ đường để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe.
- Vạch kẻ đường được dùng độc lập và có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông.
- Vạch kẻ đường bao gồm các loại vạch, chữ viết, hình vẽ ở trên mặt đường xe chạy, trên thành vỉa hè, trên các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường để quy định trật tự giao thông, khổ giới hạn của các công trình giao thông, chỉ hướng đi quy định của làn đường xe chạy.
- Vạch kẻ đường phải bảo đảm cho xe chạy trên đường êm thuận, đảm bảo độ bám giữa lốp xe và mặt đường, không bị trơn trượt, không cao quá mặt đường 6 mm.
- Khi sử dụng, lựa chọn vạch kẻ đường phải đảm bảo phù hợp về tổ chức giao thông đối với từng tuyến đường và căn cứ vào chiều rộng mặt đường phần xe chạy, tốc độ xe chạy, lưu lượng, phương tiện và người đi bộ tham gia giao thông để quyết định.
- Đối với đường cao tốc, đường có tốc độ thiết kế ≥ 60 km/h và các đường có tốc độ V85 từ 80 km/h trở lên, vạch kẻ đường phải có vật liệu phản quang. Các loại đường khác, căn cứ theo khả năng tài chính và yêu cầu khác mà có thể sử dụng vật liệu phản quang.
3. Xe máy có được chạy trên đường cao tốc không? Mức phạt xe máy chạy trên cao tốc mới nhất 2025
3.1.Xe máy có được chạy trên đường cao tốc không?
Xe máy không được chạy trên đường cao tốc.
Căn cứ Khoản 3 Điều 25 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024:
Điều 25. Giao thông trên đường cao tốc
“................
3. Xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn tốc độ tối thiểu quy định đối với đường cao tốc, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ, người đi bộ không được đi trên đường cao tốc, trừ người, phương tiện giao thông đường bộ và thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.”
Như vậy, xe máy không được chạy trên đường cao tốc.
3.2. Xe máy đi vào cao tốc bị phạt bao nhiêu?
Xe máy đi vào cao tốc sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Tại khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định mức phạt lỗi xe máy đi vào cao tốc như sau:
Điều 6. Mức phạt lỗi xe máy đi vào cao tốc
"Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
b) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều này;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
...
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
....
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;
...."
Như vậy, xe máy đi vào cao tốc sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Bên cạnh đó, lỗi xe máy đi vào cao tốc còn bị tước bằng lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
4. Các câu hỏi thường gặp
4.1. Hiệu lực của biển báo hiệu đường bộ từ ngày 01/01/2025?
Theo Điều 15 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT quy định hiệu lực của biển báo hiệu đường bộ từ ngày 01/01/2025 như sau:
- Hiệu lực của các loại biển báo nguy hiểm và cảnh báo và biển chỉ dẫn có giá trị trên các làn đường của chiều xe chạy.
- Hiệu lực của các loại biển báo cấm và biển hiệu lệnh có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn đường theo biển báo trên đường.
- Biển báo khi sử dụng độc lập thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của biển báo. Biển báo khi sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả biển báo và đèn tín hiệu theo thứ tự quy định tại Điều 4 của Quy chuẩn này.
4.2. Vị trí đặt biển báo theo chiều dọc và ngang đường từ ngày 01/01/2025 như thế nào?
Theo Điều 16 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT quy định vị trí đặt biển báo theo chiều dọc và ngang đường từ ngày 01/01/2025 như sau:
- Biển báo hiệu đặt ở vị trí để người tham gia giao thông dễ nhìn thấy và có đủ thời gian để chuẩn bị đề phòng, thay đổi tốc độ hoặc thay đổi hướng nhưng không được làm cản trở tầm nhìn và sự đi lại của người tham gia giao thông.
- Biển phụ được sử dụng kết hợp để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn và đèn tín hiệu.
- Biển được đặt thẳng đứng, mặt biển quay về hướng đối diện chiều đi; Được đặt về phía bên phải hoặc phía trên phần đường xe chạy. Trong một số trường hợp cụ thể có thể đặt bổ sung biển báo ở bên trái theo chiều đi để chỉ dẫn, báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ.
- Trường hợp biển báo đặt trên cột (có thể đặt trên trụ chiếu sáng, trụ điện) thì khoảng cách mép ngoài của biển theo phương ngang đường cách mép phần đường xe chạy tối thiểu là 0,5 m và tối đa là 1,7 m. Trường hợp không có lề đường, hè đường, khuất tầm nhìn hoặc các trường hợp đặc biệt khác được phép điều chỉnh theo phương ngang nhưng mép biển phía phần xe chạy không được chờm lên mép phần đường xe chạy và cách mép phần đường xe chạy không quá 3,5 m.
4.3. Quy định về chuyển hướng xe trên đường cao tốc như thế nào?
Căn cứ Điều 15 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024
Điều 15. Chuyển hướng xe
"............
4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt,đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, trên đường cao tốc, trong hầm đường bộ, trên đường một chiều, trừ khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu tạm thời."
Như vậy, trên đường cao tốc không được quay đầu xe đột ngột, trừ khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu tạm thời.
4.4. Từ 1/1/2025 xe chở 3 thì trẻ em phải dưới bao nhiêu tuổi?
Căn cứ theo Điều 33 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định khi lái xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người (chở 3):
- Chở người bệnh đi cấp cứu;
- Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
- Trẻ em dưới 12 tuổi;
- Người già yếu hoặc người khuyết tật.
Như vậy, khi lái xe mô tô hai bánh, xe gắn máy được chở 3 trẻ em dưới 12 tuổi khi tham gia giao thông, tuy nhiên phải đội mũ bảo hiểm theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và cài quai đúng quy cách.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Đường cao tốc là gì? 05 quy định về đường cao tốc cần biết mới nhất 2025
- Đường cao tốc được phân làm bao nhiêu cấp?
- Quốc lộ và cao tốc khác nhau như thế nào?
- Các loại biển báo và vạch kẻ trên cao tốc cần nhớ mới nhất 2025
- Xe máy có được chạy trên đường cao tốc không? Mức phạt xe máy chạy trên cao tốc mới nhất 2025