Hướng dẫn thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên dịch vụ công mới nhất 2025
Hướng dẫn thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên dịch vụ công mới nhất 2025

1. Hướng dẫn thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên dịch vụ công mới nhất 2025

Trình tự đăng ký biến động đất đai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia khi chuyển nhượng được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Công văn 7706/BTNMT-TCQLĐĐ năm 2022. Cụ thể các bước đăng ký như sau:

  • Bước 1: Người sử dụng đất đăng ký tài khoản, đăng nhập trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và thực hiện
    • Tìm kiếm và lựa chọn nộp hồ sơ dịch vụ công: Đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân.
    • Nhập thông tin Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (Đơn đăng ký theo Mẫu 11/ĐK) và kiểm tra thông tin công dân qua Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư.
      • Trường hợp 01: Nếu xác thực thành công thì lưu thông tin Đơn đăng ký;
      • Trường hợp 02: Nếu xác thực không thành công thì Hệ thống thông báo cho người sử dụng đất để cập nhật lại thông tin trên Đơn đăng ký.

Đối với trường hợp nhận chuyển nhượng , thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất nông nghiệp thì phải thể hiện tổng diện tích đã nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho tại Mục lý do biến động.

    • Đính kèm hồ sơ là bản chụp hoặc bản quét (scan) các tài liệu, giấy tờ còn lại trong hồ sơ. Nội dung thông tin phải đầy đủ, rõ ràng, chính xác như bản gốc
    • Chọn phương thức gửi bản gốc Giấy chứng nhận, bản chính các giấy tờ kèm theo và nhận kết quả thực hiện thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc trực tiếp tại Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính;
    • Chọn xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
    • Chọn gửi hồ sơ: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai/Văn phòng đăng ký đất đai (Đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện) để tiếp nhận, giải quyết hồ sơ.
  • Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký, cán bộ thuộc Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thông báo qua tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, hoặc hòm thư điện tử, hoặc tin nhắn SMS cho người sử dụng đất, cụ thể như sau:

    • Trường hợp 01: Hồ sơ không đạt yêu cầu, cán bộ thông báo rõ lý do từ chối hồ sơ.
    • Trường hợp 02: Hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, cán bộ gửi thông báo bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
    • Trường hợp 03: Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ và gửi Phiếu tiếp nhận và trả kết quả.

Đối với trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính gửi hồ sơ đầy đủ, hợp lệ đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai/Văn phòng đăng ký đất đai để giải quyết.

  • Bước 3: Giải quyết hồ sơ
    • Lãnh đạo Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai/Văn phòng đăng ký đất đai truy cập vào Cổng Dịch vụ công của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Cổng Dịch vụ công của tỉnh thực hiện việc phân công xử lý thủ tục (Phòng/Ban/Cán bộ).
    • Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai/Văn phòng đăng ký đất đai trả kết quả đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
  • Bước 4: Trả kết quả

Cán bộ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính theo hình thức mà người sử dụng đất đã lựa chọn (qua đường dịch vụ bưu chính công ích hoặc trực tiếp tại Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính).

Hướng dẫn thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên dịch vụ công mới nhất 2025
Hướng dẫn thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên dịch vụ công mới nhất 2025

2. Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gồm những gì?

Để tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các bên chuyển nhượng cần tiền hành chuẩn bị hồ sơ với các tài liệu sau:

  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
  • Phiếu yêu cầu công chứng.
  • Giấy tờ tùy thân hai bên: Chứng minh nhân dân (CMND)/Căn cước công dân (CCCD)/hộ chiếu còn thời hạn (bản sao), đăng ký kết hôn/xác nhận tình trạng hôn nhân…
  • Giấy xác nhận nơi cư trú.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ, Sổ hồng…).
  • Giấy ủy quyền (nếu có)
  • Giấy Đăng ký biến động đất đai

3. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất mất bao lâu?

Thời gian thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất (hay sang tên sổ đỏ) là không quá 10 ngày làm việc.

Cụ thể, theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Luật Đất đai 2024, thời gian thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất (hay sang tên sổ đỏ) được quy định như sau:

Điều 22. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất

2. Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì thời gian thực hiện như sau:

a) Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không theo phương án dồn điền, đổi thửa hoặc trường hợp chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 10 ngày làm việc;

Căn cứ quy định trên, thời gian thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất (hay sang tên sổ đỏ) là không quá 10 ngày làm việc.

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất mất bao lâu?
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất mất bao lâu?

4. Các câu hỏi thường gặp

4.1. Có thể nộp hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng hình thức nào?

Có thể nộp hồ sơ theo các phương thức sau:

  • Trực tiếp: Đến Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
  • Trực tuyến: Một số địa phương đã hỗ trợ nộp hồ sơ online qua cổng dịch vụ công quốc gia hoặc cổng dịch vụ công của địa phương.
  • Nộp qua đường bưu điện.

4.2. Làm thủ tục tại UBND xã/phường có được không?

Trong một số trường hợp, UBND xã/phường sẽ tiếp nhận hồ sơ và chuyển đến Văn phòng đăng ký đất đai. Tuy nhiên, hình thức này thường áp dụng với khu vực nông thôn hoặc khi người dân gặp khó khăn trong việc nộp hồ sơ trực tiếp.

4.3. Có cần nộp hồ sơ tại nơi đất tọa lạc không?

Bắt buộc phải nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền ở địa phương nơi mảnh đất tọa lạc. Điều này đảm bảo việc xử lý và xác minh thông tin đất đai diễn ra đúng quy định.

4.4. Nộp hồ sơ chuyển nhượng ngoài giờ hành chính có được không?

Hiện nay, một số địa phương đã triển khai dịch vụ tiếp nhận hồ sơ ngoài giờ hành chính, đặc biệt là tại bộ phận "một cửa" của UBND cấp huyện. Tuy nhiên, bạn cần kiểm tra lịch làm việc cụ thể của cơ quan nơi bạn nộp hồ sơ. Ngoài ra, nếu nộp hồ sơ trực tuyến thì có thể nộp bất cứ thời gian nào.

4.5. Khi nộp hồ sơ trực tuyến, có cần đến nộp bản cứng không?

Vấn đề này hiện nay không được pháp luật quy định mà tùy thuộc vào tình hình xử lý của các địa phương. Hiện nay, nhiều địa phương vẫn yêu cầu người nộp hồ sơ mang hồ sơ bản cứng đến để đối chiếu thông tin.