- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (181)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Tiền lương (135)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (72)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Mức lương theo nghề nghiệp (53)
- Đường bộ (51)
- Biển báo giao thông (49)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Phương tiện giao thông (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- VNeID (29)
- Nghỉ hưu (29)
- Lương cơ bản (28)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Mã định danh (26)
- Dân sự (26)
Hướng dẫn 06 cách tra cứu bảo hiểm xã hội phổ biến mới nhất 2025
1. Hướng dẫn 06 cách tra cứu bảo hiểm xã hội phổ biến mới nhất 2025
1.1. Cách 1. Tra cứu số bảo hiểm xã hội trên bìa sổ giấy
- Theo quy định Quyết định 595/QĐ-BHXH, mã số bảo hiểm xã hội được thể hiện ngay trên sổ bảo hiểm xã hội. Do đó nếu đang sở hữu sổ bảo hiểm xã hội trong tay, người lao động có thể nhìn thấy mã số được in ngay trên bìa sổ của mình.
1.2. Cách 2. Tra cứu số sổ BHXH trên thẻ bảo hiểm y tế
Nếu không có sổ bảo hiểm xã hội, người lao động cũng có thể tra cứu số bảo hiểm xã hội bằng cách xem các mã số được in trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT).
* Nếu đang dùng thẻ BHYT mẫu cũ:
- Mã số bảo hiểm xã hội chính là 10 số cuối của mã số thẻ BHYT. Mã số thẻ bảo hiểm y tế gồm 04 ô:
- Ô đầu tiên gồm 02 chữ cái, là mã đối tượng tham gia BHYT.
- Ô thứ 2 được ký hiệu bằng số (theo số thứ tự từ 1 - 5) là mức hưởng BHYT.
- Ô thứ 3 được ký hiệu bằng số (từ 01 đến 99) là mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi phát hành thẻ BHYT.
- Ô thứ 4 gồm 10 số tự nhiên, chính là mã số bảo hiểm xã hội của người tham gia.
* Nếu sử dụng mấu thẻ BHYT mới từ ngày 014/2021:
- Mã số bảo hiểm xã hội cũng chính là mã số BHYT trên thẻ.
1.3. Cách 3. Tra cứu số sổ BHXH trực tuyến tại Website của BHXH Việt Nam
- Bước 1: Truy cập: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-ho-gia-dinh.aspx
- Bước 2: Nhập thông tin cá nhân.
- Bắt buộc phải nhập họ tên, tỉnh thành phố theo hộ khẩu thường trú và nhập thêm ít nhất một trong các trường:
- Mã số BHXH.
- Ngày sinh.
- Số CMND.
- Bắt buộc phải nhập họ tên, tỉnh thành phố theo hộ khẩu thường trú và nhập thêm ít nhất một trong các trường:
- Bước 3: Bấm tra cứu.
- Hệ thống sẽ tự động trả kết quả là mã số bảo hiểm xã hội như sau:
- Hệ thống sẽ tự động trả kết quả là mã số bảo hiểm xã hội như sau:
1.4. Cách 4. Tra cứu số bảo hiểm xã hội trên ứng dụng VssID
Người lao động có thể sử dụng cách tra cứu mã số bảo hiểm xã hội của mình thông qua tài khoản VssID của bạn bè hoặc người thân với các thao tác đơn giản.
- Bước 1: Đăng nhập tài khoản VssID.
- Bước 2: Chọn Tra cứu.
- Bước 3: Chọn Tra cứu mã số BHXH.
- Bước 4: Nhập thông tin.
- Bước 5: Xem mã số bảo hiểm xã hội.
Sau khi đã biết được số bảo hiểm xã hội, người lao động có thể dễ dàng tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm của mình.
1.5. Cách 5. Cách tra cứu bảo hiểm xã hội qua Zalo
Tra cứu BHXH qua Zalo là một cách tiện lợi để kiểm tra thông tin BHXH của bạn. Dưới đây là các bước cơ bản để thực hiện:
- Bước 1: Đăng nhập Zalo và tìm kiếm "Bảo hiểm xã hội + [tên tỉnh/thành phố]". Ví dụ: "Bảo hiểm xã hội TP. Hà Nội".
- Bước 2: Tại mục dịch vụ => nhấn chọn "tiện ích" => chọn chức năng tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội tương ứng.
- Bước 3: Chọn mục "Tra cứu mã số BHXH" hoặc "Tra cứu quá trình đóng BHXH".
- Bước 4: Nhập đầy đủ thông tin theo yêu cầu như họ tên, số CMND/CCCD, mã số BHXH, và các thông tin khác.
- Ví dụ: Để "tra cứu mã số BHXH" của cá nhân, bạn thực hiện các bước như trên đến mục "Tiện ích" => Chọn "tra cứu mã số BHXH" => bạn điền đầy đủ thông tin, các mục đánh dấu (*) là bắt buộc => Xác nhận mã Capcha => Nhận kết quả.
- Sau khi hoàn tất, bạn sẽ nhận được thông tin chi tiết về quá trình tham gia BHXH của mình.
- Người tra cứu thông tin BHXH trên ứng dụng Zalo vẫn cần xác nhận bằng mã OTP và mã capcha trong một số tiện ích tra cứu để nhằm bảo mật thông tin tra cứu. Nếu bạn chưa cài đặt ứng dụng VssID thì đây là một sự lựa chọn thay thế khi thực hiện tra cứu trên điện thoại di động.
1.6. Cách 6. Tra cứu bằng cách gọi điện đến Tổng đài BHXH Việt Nam
Để tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội (BHXH) qua tổng đài, bạn có thể gọi đến Tổng đài BHXH Việt Nam số 1900 9068 và làm theo hướng dẫn. Đây là số điện thoại chăm sóc khách hàng của BHXH Việt Nam, hoạt động 24/7 với cước phí 1.000 đồng/phút.
Khi gọi đến tổng đài, bạn có thể yêu cầu hỗ trợ về các vấn đề như:
- Tra cứu mã số BHXH.
- Kiểm tra quá trình đóng BHXH.
- Hướng dẫn thủ tục hành chính liên quan đến BHXH.
- Giải đáp các thắc mắc về chế độ, chính sách BHXH.
Để thuận tiện cho việc cung cấp thông tin theo yêu cầu bạn cũng cần có một số thông tin cá nhân như số thẻ CCCD/mã số định danh, số điện thoại, quê quán... để xác thực thông tin tra cứu.
2. Tra cứu số bảo hiểm xã hội để làm gì?
Biết cách tra cứu mã số bảo hiểm xã hội thì khi lỡ quên, người lao động sẽ biết cách tìm lại để phục vụ cho việc thực hiện các thủ tục sau:
- Đăng ký tài khoản VssID - Bảo hiểm xã hội số để xác lập tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan BHXH, sau này tra cứu quá trình đóng, hưởng BHXH online.
- Tra cứu Bảo hiểm xã hội online tại Website của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Cung cấp thông tin để công ty làm thủ tục bao gồm:
- Đăng ký, thay đổi thông tin đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
- Báo tăng, báo giảm, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
- Truy đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đối với người lao động vi phạm quy định của pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN khi đã có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc vi phạm hoặc đề nghị truy đóng khi được tăng tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN các tháng trước...
3. Mã số bảo hiểm xã hội là gì? Mã số này có phải số sổ BHXH không?
- Căn cứ vào khoản 2.13 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì mỗi người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được cấp một mã số riêng biệt, mã số này gồm 10 chữ số, được ghi trên sổ bảo hiểm xã hội và thẻ bảo hiểm y tế.
- Mã số bảo hiểm xã hội cũng chính là số sổ bảo hiểm xã hội. Bởi theo Điều 4 Quyết định 1035/QĐ-BHXH năm 2015, phần số sổ bảo hiểm xã hội ghi số định danh của người tham gia.
- Mã số bảo hiểm xã hội hay còn gọi là số bảo hiểm xã hội được cấp có tác dụng định danh người lao động trên hệ thống bảo hiểm xã hội, gắn với quá trình đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
4. Các câu hỏi thường gặp
4.1. Chậm đóng BHXH bảo lâu thì bị tính lãi?
Như vậy, nếu chậm đóng BHXH từ 30 ngày trở lên thì công ty sẽ bị lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.
4.2. Truy thu BHYT bao nhiêu phần trăm?
Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, ngày 17/04/2017 thì cơ quan BHXH phải truy thu 4.5% tiền BHYT của tháng 12/2020.
4.3. Thời gian chậm đóng BHXH là gì?
Chậm đóng bảo hiểm xã hội được hiểu là việc người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không đúng thời hạn quy định nhưng vẫn thực hiện đóng bảo hiểm đầy đủ.
4.4. Khi nào bị truy thu BHXH?
Truy thu là việc cơ quan BHXH thu khoản tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của các trường hợp trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
4.5. Không đóng bảo hiểm bao lâu thì bị cắt?
Hiện nay, pháp luật về BHXH không có quy định về thời gian tối đa không đóng BHXH sẽ bị mất. Nếu trường hợp bạn không lựa chọn rút BHXH một lần thì được bảo lưu thời gian đóng BHXH, đến khi bạn đi làm lại và tiếp tục đóng BHXH thì sẽ được cộng nối thời gian đóng BHXH.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Hướng dẫn tra cứu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mới nhất 2025
- Hướng dẫn tra cứu quá trình đóng BHXH online mới nhất 2025
- Hướng dẫn cách tra cứu đóng BHXH trên VssID dễ dàng mới nhất 2025
- Lợi ích khi tra cứu đóng BHXH trên VssID mới nhất 2025
- Các khoản trích theo lương của người lao động mới nhất 2025