- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Bằng lái xe (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Hàng hóa (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Nộp thuế (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Giáo dục (16)
- Vốn (16)
Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân thông qua Hội đồng trọng tài như thế nào?
1. Thế nào là tranh chấp lao động cá nhân?
Cụ thể tại khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động 2019 quy định tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Các loại tranh chấp lao động bao gồm:
- Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.
2. Quá trình giải quyết tranh chấp lao động tại Hội đồng trọng tài
Về hồ sơ cần chuẩn bị:
1. Đơn khởi kiện (theo mẫu);
2. Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu);
3. Hợp đồng lao động (01 Bản chính; 01 bản sao);
4. Quyết định chấm dứt HĐ lao động hoặc quyết định sa thải, thông báo cho nghỉ việc (01 Bản chính; 01 bản sao);
5. Quyết định, biên bản hòa giải của hòa giải viên lao động của cơ quan lao động cấp quận, huyện của Hội đồng hòa giải cấp cơ sở việc (01 Bản chính; 01 bản sao);
6. Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp (nếu có);
7. Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện.
Lưu ý: Các tài liệu nêu trên là văn bản, tài liệu tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc. Các văn bản tài liệu khác nếu nộp bản sao thì phải được xác nhận sao y bản chính.
Về trình tự giải quyết tranh chấp bằng Hội đồng trọng tài:
Bước 1: Thụ lý việc tranh chấp
- Thư ký trọng tài là người tiếp nhận đơn và tiến hành các thủ tục cần thiết cho thụ lý đơn yêu cầu. Thư ký thực hiện một số công việc sau:
+ Xác định tranh chấp có thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài (“ HĐTT”) hay không.
+ Xác định các bên có đồng thuận yêu cầu HĐTT giải quyết hay không
+ Đề nghị các bên cung cấp tài liệu chứng cứ liên quan đến tranh chấp
+ Trình Chủ tịch HĐTT duyệt, thụ lý và ghi vào sổ thụ lý sau khi đã duyệt thụ lý
Bước 2: Chuẩn bị giải quyết tranh chấp
- Trong thời hạn 7 ngày để từ ngày nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp phải thành lập Ban trọng tài để giải quyết tranh chấp
- Ban trọng tài giải quyết những công việc sau:
+ Yêu cầu các bên tranh chấp chọn một trọng tài viên
+ Yêu cầu các trọng tài viên lựa chọn một trọng tài làm Trưởng Ban trọng tài
Bước 3: Tổ chức phiên họp của Ban trọng tài, giải quyết tranh chấp.
Phiên họp sẽ được tiến hành theo trình tự thủ tục và các hoạt động sau:
- Khai mạc phiên họp: Trưởng ban chủ trì phiên họp, giới thiệu thành phần, lý do của phiên họp.
- Tiến hành phiên họp: Diễn ra theo tuần tự như sau:
+ Tuần tự các bên trình bày về chứng cứ, nhân cứ. Ban trọng tài sẽ đặt câu hỏi cho hai bên nếu cần thiết
+ Trưởng ban trọng tài cho dừng phiên họp để thảo luận, biểu quyết thông qua phiếu kín.
Bước 4: Ban hành quy định về quy định tranh chấp.
Trong thời hạn 30 kể từ thời điểm Ban trọng tài được thành lập phải ra quyết định để giải quyết và gửi cho các bên
Về thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập, Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.
- Trường hợp hết thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đơn đề nghị mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập mà Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Về thời hiệu yêu cầu giải quyết:
Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
3. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định tại Điều 190 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
- Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
- Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
- Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
- Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định tại Điều 190 Bộ luật Lao động 2019 thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày nghỉ được hưởng lương như thế nào?
Người lao động bị tai nạn trên đường đi làm thì công ty có trách nhiệm như thế nào?