- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Bằng lái xe (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Hàng hóa (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Nộp thuế (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Giáo dục (16)
- Vốn (16)
Bản án về tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và bồi thường thiệt hại
1. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Căn cứ vào Điều 39 Bộ luật lao động 2019 thì đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật lao động 2019.
Theo đó, người lao động và người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35, 36 và 37 của Bộ luật lao động 2020. Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật lao động và các văn bản pháp luật liên quan.
2. Một số bản án nổi bật về tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và bồi thường thiệt hại
2.1. Bản án về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bồi thường thiệt hại khi chấm dứt hợp đồng lao động số 01/2020/LĐ-PT
- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định
- Cấp xét xử: Phúc thẩm
- Tóm tắt nội dung vụ án: “Do giữa bà Phúc và bà L không có quan hệ tốt, nên bà L đã ban hành Quyết định số: 76/QĐ-MNAM ngày 17/12/2018 chấm dứt hợp đồng làm việc đối với bà Phúc. Trong khi bà L và bà Phúc không ký hợp đồng làm việc, trong quá trình công tác, bà Phúc luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, thế nhưng bà L đã quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc với bà Phúc là trái pháp luật, làm xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà Ph”
- Quyết định: Chấp nhận kháng cáo của bà Trần Nữ Ph. Hủy bản án sơ thẩm để giải quyết lại
2. Bản án về tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động số 01/2020/LĐ-PT
- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa
- Cấp xét xử: Phúc thẩm
- Tóm tắt nội dung vụ án: “Ngày 05/5/2018, Công ty B ra 02 Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với bà Hồng: Một quyết định do bà Trần Lê Q - Giám đốc cấp cao nhân sự ký và một quyết định do bà Bùi Thị T - Phó Tổng giám đốc nhân sự ký. Cả 02 quyết định trên đều cùng số 269706/2018GXN/Pru ngày 05/5/2018. Bà H cho rằng việc Công ty B ban hành các quyết định chấm dứt hợp đồng lạo động với bà là trái pháp luật vì thực tế, bà không làm bất cứ đơn xin nghỉ việc nào. Trong suốt 16 năm làm việc tại Công ty, bà luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được phân công, giao phó, không vi phạm hoặc bị kỷ luật, hàng năm kết quả làm việc của bà luôn được quản lý trực tiếp đánh giá là đạt hiệu quả, đồng thời bà còn được nhận giấy khen của Hiệp hội bảo hiểm.”
- Quyết định: Tuyên hủy Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động. Công ty B phải bồi thường thiệt hại cho bà H.
3. Bản án 02/2021/LĐ-ST ngày 25/01/2021 về tranh chấp yêu cầu bồi thường thiệt hại do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
- Cấp xét xử: Sơ thẩm
- Tóm tắt nội dung vụ án: “Vào cuối tháng 8/2020, bà Đ được bộ phận nhân sự thông báo miệng sẽ cho bà nghỉ việc vào ngày 31/8/2020 nhưng không rõ lý do. Đến ngày 31/8/2020 công ty S ban hành quyết định số 82/QĐCDHĐLĐ/2020 chấm dứt hợp đồng lao động đối với bà Đ. Nhận thấy việc công ty S đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với bà Đ là trái luật nên bà Đ khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.”
- Quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện. Buộc công ty TNHH S Việt Nam, Long An phải bồi thường cho bà Trần Thị Ngọc Đ
4. Bản án 02/2021/LĐ-PT ngày 09/09/2021 về tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trả trợ cấp thất nghiệp và bồi thường thiệt hại
- Cơ quan xét xử: Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh
- Cấp xét xử: Phúc thẩm
- Tóm tắt nội dung vụ án: “Ngày 15/8/2020, do mẹ ông H bị tai biến, bố già yếu không có người trông coi nên ông H viết đơn xin nghỉ việc bắt đầu từ ngày 01/10/2020 và đề nghị Công ty đóng tàu H chi trả trợ cấp thôi việc. Ngày 23/10/2020, Công ty đóng tàu H có công văn số 620/ĐTHL-TCCB-LĐ trả lời chưa đồng ý cho ông H thôi việc. Ông H không đồng ý, tiếp tục làm thông báo gửi đến công ty thông báo về việc sẽ chấm dứt hợp đồng lao động từ ngày 01/11/2020, nhưng công ty vẫn không giải quyết cho ông H nghỉ việc với lý do công ty đang gặp khó khăn, hơn nữa đến ngày 06/7/2021 ông H đủ tuổi nghỉ hưu, nếu công ty đồng ý sẽ tạo tiền lệ cho những người lao động gần đủ tuổi nghỉ hưu làm đơn xin thôi việc để được trả trợ cấp, việc này gây khó khăn về kinh tế và sắp xếp nhân sự của công ty. Do đó, ngày 01/11/2020, ông H chính thức nghỉ việc đồng thời khởi kiện buộc Công ty đóng tàu H: Ra Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động và chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp, bồi thường thiệt hại về tinh thần và trả các tháng lương hưu bị chậm”
- Quyết định: Buộc Công ty đóng tàu H ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động và trả tiền trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp cho ông H
Trên đây là một số bản án liên quan Bản án về tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và bồi thường thiệt hại mà bạn đọc có thể tham khảo và tìm hiểu.
Xem thêm bài viết có liên quan:
Hợp đồng lao động là gì? Các lưu ý khi ký kết hợp đồng lao động