- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (214)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (75)
- Phương tiện giao thông (69)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Mẫu đơn (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- Giáo dục (29)
- VNeID (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Cách tính mức hưởng bảo hiểm thai sản mới nhất 2025
1. Cách tính mức hưởng bảo hiểm thai sản mới nhất 2025
1.1. Đối với lao động nữ
- Trợ cấp một lần khi sinh con
Theo quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức trợ cấp 01 lần khi sinh con được tính như sau:
Tiền trợ cấp một lần/con = 02 x Mức lương cơ sở |
Từ 01/07/2024, mức lương cơ sở tăng từ 1.800.000 VNĐ lên 2.340.000 VNĐ. Như vậy, mức trợ cấp 01 lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi như sau:
Trợ cấp 01 lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi |
|
Trước 01/07/2024 |
Từ 01/7/2024 |
3,6 triệu đồng/con |
4,68 triệu đồng/con |
- Tiền hưởng chế độ thai sản:
- Tiền trợ cấp thai sản khi lao động nữ sinh con, theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
Mức hưởng |
= |
100% |
x |
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ |
x |
6 tháng |
Trường hợp chưa đóng đủ 06 tháng thì mức hưởng được tính theo mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng.
Ví dụ: Chị A có mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ sinh là:
- Từ tháng thứ nhất đến tháng thứ ba: 5.000.000 VNĐ
- Từ tháng thứ tư đến tháng thứ sáu: 7.000.000 VNĐ
=> Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ việc của chị A là:
[5.000.000 x 3 (tháng) + 7.000.000 x 3 (tháng)] / 6 tháng = 6.000.000 VNĐ
=> Mức hưởng chế độ thai sản của chị A là:
100% x 6.000.000 x 6 tháng = 36.000.000 VNĐ
-
- Tiền trợ cấp trong các trường hợp khác:
Mức hưởng |
= |
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ |
: |
24 |
x |
Số ngày nghỉ |
Ví dụ: Lương bình quân tháng đóng BHXH của lao động nữ là 12.000.000 đồng/tháng. Nếu lao động nữ đó phải phẫu thuật để sinh thì theo quy định sẽ được nghỉ 07 ngày làm việc. Do đó, số tiền thai sản mà người lao động nữ đó được nhận là:
12.000.000 đồng : 24 x 7 = 3.500.000 đồng.
- Mức tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh
Căn cứ Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, công thức tính mức tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh như sau:
Tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh/01 ngày = 30% x Mức lương cơ sở |
Căn cứ vào mức lương cơ sở hiện nay (2,34 triệu đồng), mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh là:
Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh |
|
Trước 01/07/2024 |
Từ 01/7/2024 |
540.000 đồng/ngày |
702.000 đồng/ngày |
1.2. Đối với lao động nam
- Tiền chế độ thai sản của lao động nam
Căn cứ Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tiền thai sản của chồng được tính theo công thức:
Mức hưởng |
= |
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ |
: |
24 |
x |
Số ngày nghỉ |
Ví dụ: Anh B có mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi vợ sinh là 12.000.000 VNĐ. Vợ anh B sinh thường nên anh được hưởng chế độ thai sản 05 ngày.
=> Mức hưởng chế độ thai sản của anh B:
12.000.000 / 24 x 5 = 2.500.000
- Tiền trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con
Theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, nếu đủ điều kiện được hưởng, mức tiền trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con mà lao động nam sẽ được nhận được tính theo công thức:
Trợ cấp 1 lần/con = 2 x Mức lương cơ sở |
Với mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng, trợ cấp 01 lần/con của lao động nam hiện nay là 2 x 2,34 = 4,68 triệu đồng.
2. Thời gian hưởng chế độ thai sản khi mang thai và sinh con năm 2025
2.1. Thời gian hưởng chế độ thai sản khi khám thai
Tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi khám thai như sau:
- Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày;
- Trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
2.2. Thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con
Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con như sau:
- Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
- Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
- 05 ngày làm việc;
- 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
- Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
- Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
- Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con;
Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian nghỉ quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
- Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
- Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
- Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định tại Khoản 4 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
- Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
Lưu ý: Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các Khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
2.3. Thời gian hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sau sinh
Căn cứ Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, ngay sau khoảng thời gian hưởng chế độ thai sản, trong thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe của người mẹ chưa phục hồi thì người lao động sẽ được hưởng chế dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 - 10 ngày.
3. Thời gian nghỉ thai sản khi sinh con bắt đầu từ khi nào? Nghỉ sớm hơn thời gian quy định có được không?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
...
Theo quy định trên, thời gian nghỉ thai sản khi sinh con được bắt đầu sớm nhất là 02 tháng trước khi sinh. Tức là người lao động nữ sẽ nghỉ trước khi sinh tối đa là 02 tháng và sau sinh 04 tháng.
Đối với trường hợp người lao động nữ có nhu cầu muốn nghỉ sớm hơn khoảng thời gian quy định thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để được xem xét. Tuy nhiên, nếu người lao động nghỉ sớm hơn thời gian quy định nghỉ chế độ thai sản thì khoảng thời gian nghỉ sớm sẽ không được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
4. Không nghỉ dưỡng sức sau sinh có được tiền không?
Người lao động không nghỉ dưỡng sức sau sinh thì không được nhận tiền dưỡng sức.
Căn cứ Điều 13 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản như sau:
4. Trường hợp người lao động không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.”
Căn cứ quy định trên, người lao động không nghỉ dưỡng sức sau sinh thì sẽ không được hưởng chế độ, tức là sẽ không được nhận tiền.
5. Các câu hỏi thường gặp
5.1. Làm sao để biết hồ sơ thai sản đã được duyệt?
Để tra cứu về tình trạng tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cần truy cập Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam (https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn), hoặc đăng ký tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan BHXH qua ứng dụng VssID hoặc đăng ký trên trang web dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn.
5.2. Bao nhiêu tuần thì đi chế độ thai sản?
Thông thường thời gian dự sinh là khi thai 40 tuần. Như vậy từ tuần thai thứ 32, lao động nữ có thể xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
5.3. Hồ sơ thai sản đã duyệt báo lâu có tiền?
Trong khoảng 20 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, tiền thai sản sẽ được trả cho người lao động. Cụ thể, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động, chủ lao động phải lập hồ sơ và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Trong 10 ngày tiếp theo, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết và thanh toán bảo hiểm thai sản.
5.4. Tiền thai sản được chi trả như thế nào?
Người lao động có thể nhận tiền thai sản bằng nhiều hình thức, như nhận qua tài khoản ATM của người lao động; nhận thông qua đơn vị sử dụng lao động hoặc nhận trợ cấp trực tiếp tại cơ quan BHXH. Phương thức nhận tiền thai sản được đăng ký khi làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản.
5.5. Nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn được hưởng trợ cấp gì?
Người lao động nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn sẽ được lấy tiền thất nghiệp nếu đáp ứng đủ các điều kiện.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Bảo hiểm thai sản là gì? Quy định mới nhất 2025 về chế độ thai sản
- Hồ sơ, thủ tục xin trợ cấp thai sản mới nhất 2025
- Sinh con bao lâu thì được lãnh bảo hiểm thai sản?
- Điều kiện, mức hưởng bảo hiểm thai sản của chồng mới nhất 2025
- Có thai rồi mới đóng bảo hiểm thai sản thì có kịp hưởng không?
- Có thai trước khi vào công ty có được hưởng bảo hiểm thai sản không?